Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Vừa nhậm chức, đã nói năng không cẩn trọng!

Thiện Tùng

 “Bảo vệ hòa bình không phải hô hào cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu. Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả, chỉ có nói, kích động các phần tử để làm rối tình hình” – Đây là câu nói sau khi nhậm chức Chủ tịch Quốc hội Khóa 14 của bà Nguyễn Thị Kim Ngân với giới báo chí hôm 23/7/2016. Khi tự thấy mình như mẫu nghi thiên hạ, từ phong thái đến lời nói, Kim Ngân thể hiện khá sắc nét tự kiêu, tự mãn, tự cao..., chẳng khác đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân nói khi Thích Quảng Đức tự thiêu phản đối chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm trong những ngày tàn của Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa.
Tôi sinh năm 1939, Ngân sinh năm 1954. Tôi lớn hơn Ngân 15 tuổi – chú thì quá đáng, anh thì hơi già. Dẫu sao tôi cũng là chiến hữu với cha mẹ Ngân.

TẢN MẠN BUỒN: TÀU CHÌM THÌ CHUỘT CHẠY

25-7-2016
Liên Hợp Quốc cho biết,
Trong hăm lăm năm qua
Hai triệu sáu người Việt
Đã rời bỏ quê cha
Sang nước khác sinh sống.
Hầu hết là người giàu.
Chưa kể cũng không ít
Phụ nữ đi làm dâu

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

KHI “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” CHÍNH THỨC BỊ CẮT


12-7-2016

Lưỡi bò đã bị cắt. Nguồn: internet
Lưỡi bò đã bị cắt. Nguồn: internet
Đây là cú đấm trực tiếp vào tuyên xưng có cơ sở nhất của Trung Quốc tại biển Đông” – Thời Ân Hoàng, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân Dân (Bắc Kinh) – thốt lên với sự chua chát khi nói về phán quyết của Tòa trọng tài (The Hague) về việc lần đầu tiên một tòa án quốc tế được thiết lập và đưa ra một phán quyết tiền lệ có giá trị pháp lý trong việc phủ nhận sự tồn tại cái gọi là “đường lưỡi bò”.
Trong thực tế, luận điểm “đường lưỡi bò” hoàn toàn không có giá trị pháp lý quốc tế. Lori F. Damrosch, giáo sư Công pháp quốc tế thuộc Đại học Columbia, đã chỉ ra rằng những đảo nhỏ mà Trung Quốc đưa ra như là một phần của biên giới thực chất chỉ là “những cụm đá nhỏ lốm đốm”, và chúng không đủ lớn để có hải phận riêng.
Một trong những chuyên gia luật hàng hải hàng đầu châu Âu, giáo sư Erik Franckx thuộc Vrie Universiteit Brussel (Bỉ), kết luận (trong một cuộc hội thảo biển Đông tại Sài Gòn cách đây vài năm) rằng, tấm bản đồ “đường lưỡi bò” hoàn toàn “thiếu cơ sở thuyết phục” và do đó nó sẽ “gây ra nhiều phiền toái nếu tiếp tục được xem như là một phần trong chính sách của Trung Quốc lẫn của Đài Loan”.
Sử gia tên tuổi Stein Tønnesson (giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình Oslo từ 2001-2009) thậm chí nhận định: “Trung Quốc lâu nay luôn đề cập đến việc các nước láng giềng nên “gạt bỏ những bất đồng và cùng hợp tác khai thác nguồn tài nguyên” nhưng điều thật sự cần gạt bỏ chính là cái bản đồ hình chữ U của Tưởng Giới Thạch; và những tranh cãi chủ quyền quanh quần đảo Trường Sa có lẽ cũng cần nên gạt quách đi”.
Thực tế lịch sử cho thấy cương giới Trung Quốc từ xưa đến nay đều chưa bao giờ được chính sử của họ ghi nhận có đường biên vượt quá Hải Nam. “Lý lịch” “đường lưỡi bò” là một sản phẩm ngụy tạo dựa trên những luận điểm mơ hồ. Ngay cả người Trung Quốc chắc chắn cũng không biết rằng “đường lưỡi bò” đã được “ông cha mình” vẽ như thế nào, bằng kỹ thuật đo đạc ra sao, căn cứ vào cái gì và ai chịu trách nhiệm đo đạc ghi chép…

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

Quả bom Formosa: Cái giá của vô cảm & vô minh

Nguyễn Quang Dy

Sau những tai họa giáng xuống đầu người dân mấy tỉnh miền Trung, xã hội Việt Nam lại càng phân hóa. Thay vì trên dưới một lòng để chung sức đối phó với thảm họa môi trường và đe dọa chủ quyền, để chống tham nhũng và cải cách thể chế, thì khủng hoảng lòng tin vẫn là vấn đề nhức nhối. Tuy quả bom nổ chậm Formosa đã được tháo ngòi, nhưng khối thuốc nổ vẫn còn đó. Người dân trong vùng bị nạn vẫn “sống trong sợ hãi”. Chủ quyền quốc gia vẫn đang bị đe dọa. Người ta vẫn hành xử vô cảm và vô minh, như vô can và vô tội.

Hệ lụy của tai họa môi trường

Trong khi thực phẩm, hoa quả bị nhiễm độc, thì nước đóng chai cũng bị nhiễm chì (như vụ URC và C2). Nay không ai còn dám ăn hải sản và tắm biển miền Trung (trừ quan chức địa phương muốn diễn trò hề). Nhiều người dân còn lo xa dự trữ cả nước mắm và muối, trong khi nước biển, nước sông và không khí đều bị ô nhiễm. Không phải chỉ có “người Trung quốc xấu xí” đầu độc thế giới, mà người Việt Nam tham lam cũng đang đầu độc lẫn nhau một cách hồn nhiên. Không biết từ bao giờ người ta đã trở thành tham lam, vô cảm đến tàn nhẫn. Đồng tiền mất giá không đáng lo ngại bằng mất nhân cách và nhân quyền.

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

BÀI BÁO ĐÃ BỊ GỠ BỎ !

Formosa Hà Tĩnh: phát thải “siêu độc”, quản lý “chưa tiên liệu”?

Đăng Nguyễn
Thứ Năm, 7/7/2016, 07:41 (GMT+7)
(TBKTSG) – Trả lời báo chí tại cuộc họp báo ngày 30-6-2016, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Trần Hồng Hà nói rằng: “Về quy chuẩn môi trường, trước đây vì nhiều lý do nên một số ngành ô nhiễm được ưu tiên. Ví dụ trong ngành luyện kim, luyện thép… nếu để tiêu chuẩn cao sẽ khó khả thi nên phải hạ thấp hơn chuẩn bình thường để ngành đó tồn tại, phát triển” (VnExpress). Vậy “trước đây”, hay nói đúng hơn là cho đến thời điểm này, các vấn đề môi trường của ngành thép được quản lý như thế nào để bây giờ Formosa Hà Tĩnh gây ra thảm họa môi trường ven biển miền Trung, đến nỗi Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà phải thừa nhận: “Có thể nói ta chưa tiên liệu được các chất thải của Formosa” (Tuổi Trẻ)?
Phát thải “siêu độc” của Formosa
Thật ra, từ năm 2009, Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT) đã cho xuất bản tài liệu “Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án luyện gang thép” (Hướng dẫn ĐTM). Hướng dẫn ĐTM này gồm lời nói đầu và 8 chương, đưa ra các phân tích chi tiết về công nghệ luyện gang thép, các tác động môi trường, các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi trường, tham vấn ý kiến cộng đồng và cuối cùng là khung hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng nhà máy luyện gang thép.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

EM !!!

Trần Hồng Quân
Ông Trần Hồng Quân ở uỷ ban Kỳ Anh vừa làm bài thơ tình “EM”. Sau khi ra thơ, nghe nói, ông bị cấp trên họp bàn kỷ luật. Bài thơ thế này:


Em đã chết rồi, buông bỏ cả sau lưng
Để lại cho anh những cánh buồm rũ nát
Đám tang em trắng bồng bềnh những xác
Anh cũng chẳng buồn, buông lưỡi bẻ cần chơi.
Em đã chết rồi, em đã xa xôi!
Ừ mới đó một trăm ngày đấy nhỉ?
Em ra đi con cháu buồn đổ lệ
Cúng mâm này, anh mới rõ nguồn cơn.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Tuyên bố của các Tổ chức xã hội dân sự và chính trị Việt Nam về thái độ của nhà cầm quyền trước thảm họa ô nhiễm môi trường biển

04-07-2016


Kính thưa
– Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước
– Các chính phủ dân chủ năm châu, các cơ quan nhân quyền quốc tế.
Cho tới hôm nay, đã gần ba tháng kể từ vụ cá chết ở Vũng Áng rồi khắp bờ biển 4 tỉnh miền Trung. Đất nước Việt Nam lần đầu tiên gánh chịu một thảm họa nghiêm trọng bất ngờ ập xuống, tàn phá môi trường, gây ảnh hưởng lên hàng triệu đồng bào làm những nghề liên quan tới biển, cũng như đang từ từ giáng xuống toàn thể Dân tộc với những di hại khôn lường trên bao thế hệ. Thảm họa này cũng kéo theo những mối nguy cho chủ quyền đất nước trên lãnh hải và lãnh thổ, trong tình hình Trung Quốc đang tìm mọi cách thôn tính Biển Đông.

HẬU FORMOSA-SUY NGHĨ RỘNG DÀI VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ THỂ CHẾ CAI TRỊ.

Cuộc đời của hầu hết người dân ở châu Phi đã, đang và sẽ bị tàn sát vì môi trường và các thể chế chính trị. Là cái nôi của loài người, ắt hẳn trước đây Châu phi không thể như bây giờ. Như bây giờ, với những sa mạc, hoang mạc không cây xanh, không nước, rất nhiều tia hồng ngoại và không khí nóng bức, đầy bụi cát... làm sao có điều kiện thiên nhiên cho một loài vượn nào đó phát triển thành người vượn đông đúc và thông minh để bành trướng ra khắp thế giới trở thành con người văn minh như ngày nay! Dăm bảy vạn năm trước đây, Châu phi cũng có sông suối, rừng cây nhiệt đới, đồng cỏ xanh tươi... tạo ra môi trường sống không đến nỗi nào dù nằm trọn hai bên đường xích đạo... Trong quá trình sinh tồn, tự mỗi cá thể và những người dẫn dắt cộng đồng như các già làng, tộc trưởng, thủ lĩnh và chính phủ đã tự tàn phá môi trường sống của họ, cộng hưởng vào quy luật biến đổi khí hậu của quả đất để bây giờ châu phi thành ra một lục địa đói và khát và đau ốm và hỗn loạn và tham nhũng mà phần văn minh, giàu có của loài người không có cách nào nào cứu giúp hiệu quả. Qua kinh nghiệm châu Phi ta thấy: không phải cứ giành được độc lập là có được ấm no, hạnh phúc... Càng thoát khỏi chủ nghĩa thực dân càng dài thời gian, châu Phi càng nghèo đói, lạc hậu và hủy hoại nhiều hơn môi trường sống.
Việt nam đang dẫm vào vết chân của các nước Phi châu. Tự chúng ta đang tàn phá môi trường sống của mình. Dân sống cạnh rừng thì đốn cây làm củi, làm nhà, lấy đất canh tác, người sống cạnh nguồn nước thì xả thải rác rưởi và hóa chất độc hại, đánh bắt sinh vật nước bằng nổ mìn tận diệt, lại thêm xây đập, dựng kè để biến nước thành các sản phẩm khác vô tội vạ, người sống ở thành thị thì ngoài xả thải bừa bãi, còn sử dụng những công cụ sản sinh không khí độc hại, bụi đất, nhiệt lượng và tiếng ồn...Nhưng tác nhân hủy diệt môi trường sống "hiệu quả nhất" vẫn là những kẻ cầm quyền với thể chế chính trị của nó.

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

THƯ NGỎ KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM TRẦN HUỲNH DUY THỨC

Hà Nội, ngày 03  tháng  07  năm 2016
Kính gửi:
– Ông Trần Đại Quang, Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam.
– Trưởng Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
– Bộ trưởng Ngoại giao các nước: Hoa Kỳ, Đức, Na Uy, Thụy Điển, Autralia, Canada.
– Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam.
– Các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền.
Thưa quý vị!
Chúng tôi gồm các tổ chức, cá nhân ký thư dưới đây, qua thư ngỏ này, trân trọng đề nghị quý vị quan tâm thích đáng và kịp thời tác động hữu hiệu để tù nhân lương tâm tiêu biểu người Việt Nam hiện nay là ông Trần Huỳnh Duy Thức (50 tuổi) sớm được trả tự do.
Thưa quý vị! Trước khi bị bắt giam (24-5-2009) rồi bị cáo buộc “hoạt động chính trị” và kết án oan trái (20-1-2010) 16 năm tù về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, kỹ sư tin học Trần Huỳnh Duy Thức là doanh nhân Việt Nam tiên phong và thành đạt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trong vai trò sáng lập Công ty One Connection, đã đưa thành công thương hiệu doanh nghiệp ra nhiều thị trường quốc tế: Singapore, Hoa Kỳ, Úc, Canada, Nga…

Việt Nam bắt giữ con tin, buộc Formosa nộp phạt


 Vào tuần trước Tổng Giám đốc Formosa là Vương Văn Uyên (William Wang, Wang Wenyuan) và Phó Giám đốc Vương Thụy Hoa (Wang Ruihua, Suan Wang,  王瑞華) bay tới Việt Nam để giải quyết đám cháy đã âm ỉ bấy lâu nay của nhà máy thép Formosa ở đây.
Mặc dù trước khi khởi hành đã dự liệu rằng đây là một hành trình khó khăn, nhưng họ lại không thể ngờ được rằng chính quyền Việt Nam lại cấm họ xuất cảnh rời khỏi đất nước này. Thay vì tập trung điều tra phân tích tư liệu để chứng minh sự liên quan giữa vụ việc cá chết và nhà máy thép Formosa, chính quyền Việt Nam đã gây áp lực buộc tập đoàn Formosa phải chịu trách nhiệm cho sự kiện cá chết dọc bờ biển duyên hải miền Trung Việt Nam vào tháng 4 vừa rồi.
Để việc khởi hành nhà máy thép, có vốn đầu tư 10 tỉ USD, thuận lợi, tập đoàn Formosa và nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh bị phía chính quyền ép buộc phải chấp nhận kết quả điều tra do chính quyền Việt Nam đưa ra. Đối với Vương Văn Uyên, Vương Thụy Hoa và tập đoànformosa mà nói, đây là một ngày nhục nhã.
Thứ Bảy tuần trước đúng ra ra là ngày mà tập đoàn Formosa tổ chức lễ ăn mừng, theo kế hoạch thì đây là ngày mà lò cao thứ nhất của nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh đi vào hoạt động, thực hiện thành công giấc mơ xây dựng một nhà máy thép của người sáng lập tập đoàn Formosa Vương Vĩnh Khánh (Wang Yung-ching, 王永慶, bố của Vương Thuỵ Hoa).

CHÚNG TÔI KHÔNG ĐỒNG Ý

Hà Thanh Thủy


Dân chúng tôi hiền thật
Rất sẵn lòng bao dung
Nhưng dải biển miền Trung
Lấy gì đền cho nổi?
Dân chúng tôi muốn đuổi
Giặc núp bóng doanh nhân
Lũ quan tham hại dân
Vì tiền mà nối giáo.

Những câu hỏi xung quanh mối quan hệ Việt – Trung hiện nay

Nguyễn Trọng Bình
3-7-2016

1. “Nhất trí” và “đánh giá cao” cướp biển – kẻ thù của ngư dân?
Ngày 23/6/2016, báo Tuổi Trẻ – tờ báo có số lượng phát hành cao nhất cả nước hiện nay – cho đăng những bài viết thuật lại việc tàu Trung Quốc uy hiếp và đâm vỡ tàu kiểm ngư của Việt Nam. Tuổi Trẻ đã không ngần ngại lên án và gọi đích danh Trung Quốc chính là bọn “cướp biển”[1]
Ngày 27/6/2016, cũng chính Tuổi trẻ đã đưa tin về sự kiện Dương Khiết Trì một lần nữa được Tập Cận Bình phái sang đàm phán với các lãnh đạo Việt Nam trong vấn đề “hợp tác song phương”. Tuy có hơi dài dòng một chút nhưng xin mọi người cùng đọc lại bản tin này:
“Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, trên cơ sở kết quả Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện ba văn kiện về quản lý biên giới trên đất liền Việt – Trung, hai bên nhất trí tăng cường công tác quản lý, giữ gìn trật tự trị an, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh tại khu vực biên giới hai nước, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế ở khu vực biên giới phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững.

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

VÌ SAO BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỚI BỊ HOÃN THI HÀNH?

Lê Công Định

Hôm qua lúc nghiên cứu vấn đề hoãn thi hành Bộ Luật Hình Sự gần đây, tôi đã phát hiện ra nguyên cớ chính của hành động vội vã triệu tập các Đại biểu Quốc hội, theo một trình tự vi hiến (về điều này tôi sẽ sớm đưa ra phân tích), nhằm biểu quyết dừng áp dụng bộ luật này ngay lập tức.
Như chúng ta đều biết, ngày hôm nay 1/7/2016 là thời điểm lẽ ra Bộ Luật Hình Sự ban hành năm 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành. Gần 100 lỗi trong bộ luật này thật ra mà nói đã được giới chuyên môn phát hiện và công bố từ lâu, nhưng không được nhà cầm quyền quan tâm và nhất là chưa thấy cần thiết phải hoãn thi hành để sửa đổi.
Vậy vì sao còn vài ngày trước 1/7/2016 bỗng dưng nhà cầm quyền cuống cuồng quyết định hoãn cấp tốc việc áp dụng Bộ Luật Hình Sự mới? Câu trả lời nằm ở sự kiện Formosa buộc phải thừa nhận lỗi gây ô nhiễm môi trường vào ngày được lựa chọn cẩn thận là 30/6/2016.
Theo Điều 2 của Bộ Luật Hình Sự mới, lần đầu tiên pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo luật hiện hành thì chỉ cá nhân mới bị truy tố và trừng phạt do phạm một tội hình sự, còn pháp nhân thì không.

Số tiền 500 triệu Formosa bồi thường là kết quả của cuộc tình tay ba!

1-7-2016
Hôm 29-4 tôi có viết một status nhằm “trả lời” hai bài báo trên BBC, có tựa đề là hai câu hỏi như sau: “một là Việt Nam có tìm ra lý do cá chết hàng loạt? Và hai là Mỹ sẽ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam?”
Tôi có “trả lời” rằng: Hai bài báo, hai câu hỏi hoàn toàn “trớt quớt” với nhau, dầu vậy nó có chung một câu trả lời. Đó là chính trị (và ngoại giao).
Về câu hỏi một, VN có tìm thấy thủ phạm làm cá (chim, rừng và người) chết hay không, là tùy ở Bắc Kinh (hay Đài Bắc).
Câu hỏi hai, Mỹ có bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thuơng cho VN hay không. Câu trả lời cũng sẽ thấy ở Bắc Kinh.
Đúng vậy, Bắc Kinh chớ không phải ở Hà Nội hay do nhân quyền.
Bây giờ kiểm chứng lại thấy là đúng, cả hai câu.

TÔI YÊU CẦU TRUY TỐ FORMOSA!

Nguyễn Hữu Thao.
Từ nỗi lòng với những thằng bạn chăn trâu
Đã bỏ mạng trong những cánh rừng thốt nốt
Đã hy sinh trên quả "đồi xay thịt"
Vùng Vị Xuyên, Hà Giang, Cao Bằng...
Với các con tôi thơ ngây, mẹ tôi già tuổi lưng còng
Với hàng triệu ngư dân đang sống trong thảm hoạ
Với nhân dân tôi hôm nay đang đày đoạ
Tôi yêu cầu truy tố Formosa!

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

VIỆT NAM TỨ BỀ THỌ ĐỊCH – NẾU KHÔNG LIÊN MINH VỚI MỸ SẼ MẤT NƯỚC VỀ TAY TRUNG QUỐC TRONG NAY MAI





Trần Mạnh Hảo

Nước Nga của “đại đế” Putin đã chính thức ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, như một mũi dao đâm sau lưng “bạn vàng Việt Nam” một thuở.

Chưa hết, hai “ông em ruột” của Việt Nam là Lào và Cămphuchia cũng đứng hẳn về phía Trung Quốc, gián tiếp ( ngầm) ủng hộ đường lưỡi bò của bọn giặc Trung cộng…

Than ôi, Việt Nam từng moi ông Hunsen từ trong túi quần của bè lũ Pôn Pốt để dựng ông này lên thành “lãnh tụ” hôm nay, hi sinh cả mấy vạn sinh mạng “bộ đội tình nguyện” và tiêu tốn hàng tỉ đô la cho chế độ bạn vàng Hunsen để hôm nay ông này thọc lưỡi dao Trung Quốc vào sườn tây nam đất nước.

Việt Nam cũng đã hi sinh nhiều vạn “bộ đội tình nguyện” và hàng tỉ đô la từ kháng chiến chống Pháp đến hôm nay cho nước Lào đỏ. Nay Lào miệng thì vẫn hô Việt Nam là ruột thịt số một, nhưng đứng hẳn về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, gián tiếp thọc lưỡi dao vào sườn Tây tổ quốc.

Nếu Trung Quốc phát động chiến tranh đánh cướp đảo và đất liền Việt Nam, chắc chắn hai “ông em ruột” Miên – Lào sẽ cho Trung Quốc mượn đất và hợp tác với giặc Tầu bao vây toàn diện nước ta, hòng cho Việt Nam vào rọ thép không đường thoát.

Như vậy , chiến lược ngoại giao của nhà nước Việt Nam : “ làm bạn với tất cả các nước, không liên minh với nước này để chống lại nước khác” đã hoàn toàn thất bại.

Chưa bao giờ Việt Nam bị cô lập như bây giờ, hoàn toàn không có “bạn vàng” hoặc ông lớn nào giúp đỡ bảo vệ khi Trung Quốc tiến đánh.

Cũng chưa bao giờ vận mệnh dân tộc, tổ quốc nguy nan, nghìn cân treo sợi tóc như hôm nay. Buộc người dân yêu nước phải lo lắng và lên tiếng.

Rằng đúng như lời ông Lê Duẩn ( kẻ chống Trung Quốc triệt để nhất) đã nói đại ý : Trung Quốc không chỉ là kẻ thù truyền kiếp của cha ông ta trong quá khứ mà còn là kẻ thù nguy hiểm nhất mãi mãi về sau vì nó không bao giờ bỏ mộng chiếm Việt Nam và toàn bộ Đông Nam Á…

Nhìn vào những diễn biến gần đây trên Biển Đông và trong nước, không cần nhậy cảm cũng có thể biết Trung Quốc sẽ tiến đánh Việt Nam trong nay mai, hòng chiếm tất cả các đảo Trường Sa của Việt Nam, cấm Việt Nam và thế giới bay vào vùng trời lưỡi bò của chúng vẽ ra, trong thời cơ thuận lợi Mỹ đang bận bầu cử tổng thống.

Ngày 17-2-1979 Trung Quốc đã mang hàng chục vạn quân bất ngờ đánh vào dọc tuyến biên giới phía Bắc nước ta nhưng bạn vàng Liên Xô ( ngầm ký kết liên minh quân sự với Việt Nam) vẫn bình chân như vại, không hề làm động tác giả động binh trên biên giới Xô – Trung.

Trong thời gian cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược ấy, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bài báo chống Trung Quốc, vạch ra cơ man tội ác của bọn xâm lược phương Bắc với nước ta được in trên các báo : Nhân Dân, Quân Đội nhân dân, Công an nhân dân, Tiền Phong, Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng…

Rằng chính Trung Quốc đã phá hỏng cuộc kháng chiến chống Pháp của ta. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp gần như phải hàng thì Trung Quốc ép ta ký hiệp định đình chiến Geneve, đến nỗi ngoại trưởng Phạm Văn Đồng phải vừa khóc vừa ký…Như vậy Việt Nam đâu phải quốc gia độc lập ? Độc lập sao được khi ta đã thắng giặc Pháp sau Điện Biên Phủ, Pháp sắp đầu hàng, lại phải khóc nghe lệnh Trung Quốc ký hiệp định Geneve chia đôi đất nước ?

Rằng trước ngày 30-4-1975, khi Sài Gòn bị Cộng quân bao vây tứ phía, Trung Quốc vẫn nhờ sứ quán Pháp móc nối với ông Dương Văn Minh, hứa nếu ông Minh lên tiếng yêu cầu, Trung Quốc sẽ cho triệu quân đổ bộ vào Sài Gòn cứu Việt Nam cộng hòa, đánh tan năm cánh quân Việt cộng đang bao vây đô thành…

Ngày Phán quyết & Khủng hoảng Lòng tin

Nguyễn Quang Dy
1-7-2016
 “Sự kiện, các bạn, sự kiện!” (Harold Macmillan)
Có những sự kiện làm thay đổi dòng chảy lịch sử và số phận các chính khách, dẫn đến hệ quả khôn lường. Có những ngày phán quyết (day of reckoning) làm khủng hoảng lòng tin hay khôi phục lòng tin. Hãy lấy vài ví dụ để minh họa.
Brexit & tương lai nước Anh 
Cuộc trưng cầu dân ý về “Brexit” tại nước Anh (23/6/2016) là một ví dụ điển hình. Xã luận báo Observer (26/6/2016) đã gọi sự kiện này là một “siêu bão” (mega storm / super typhoon) làm thay đổi đột ngột bức tranh chính trị, kinh tế, xã hội của nước Anh. Nó làm bộc lộ một đất nước đang bị chia rẽ sâu sắc, do những khác biệt của dân chúng về thu nhập, giáo dục, dân tộc và địa lý… Phe ly khai của Ukip (UK Independence Party) đã tạo ra một cơn sốc chính trị lớn nhất Châu Âu, kể từ sau sự kiện Bức tường Berlin bị sụp đổ.
Sau siêu bão này là một đất nước được mô tả với đặc điểm nổi bật là “bấp bênh và bất ổn định”. Trước mắt nước Anh là một con đường đầy bất ổn cho người dân, với một sự dẫn dắt không đáng tin cậy. Bức tranh nước Anh đã bị thay đổi triệt để về gam màu chính trị, mang nhiều thương tích do hệ quả khôn lường của cơn bão Brexit.
Hoảng hốt vì sợ phe Ukip trỗi dậy và bị đảng Lao động (đối lập) chèn ép, nên năm 2013 thủ tướng Cameron đã hứa sẽ trưng cầu dân ý, mà không nghĩ đến hậu quả. Có thể Cameron sẽ đi vào lịch sử như là người đã gây ra sự đổ vỡ của nước Anh. Cameron kêu gọi trưng cầu dân ý để gạt bỏ sự chống đối của Ukip, nhưng khi dân Anh đổ xô đi bầu với tỷ lệ cao nhất trong 20 năm qua, thì chính Cameron lại bị Ukip gạt bỏ (buộc phải từ chức). 

AI NÊN XIN LỖI?

Cuối cùng thì Formosa cũng phải cúi đầu nhận tội, xin lỗi và cam kết bồi thường thiệt hại trong vụ xả thải gây ô nhiễm môi trường và làm chết trước mắt khoảng 100 tấn cá (lâu dài chưa biết sẽ còn bao nhiêu tấn cá sẽ chết nữa!).
Về cơ bản, Chính phủ mà đặc biệt là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà đã chứng tỏ năng lực và lời hứa của mình trước nhân dân!
Không thể không ghi điểm 10/10 cho 2 vị "nô bộc" này.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chính trong thời điểm này, người nên xin lỗi nhân dân nhất chính là... Chính phủ! Vì sao?
Thứ nhất, Chính phủ đã để cho công chức bộ máy của mình tắc trách trong cấp phép, kiểm tra, giám sát hoạt động của Formosa, để chúng nó xả thải trực tiếp như vậy ra biển.
Thứ hai, Chính phủ đã không kịp thời chỉ đạo khẩn cấp thu nhặt ngay mẫu cá chết, nước biển trong vòng 24 giờ khi sự cố này xảy ra nên từ đó làm dư luận cả nước xôn xao, suy đoán đủ điều, mất niềm tin vào Chính phủ.
Thứ ba, Chính phủ đã để cho bộ máy của mình khống chế, nếu không muốn nói là đánh đập, đàn áp một số người trong một số cuộc biểu tình đòi làm rõ nguyên nhân cá chết!
Ngạn ngữ phương Tây có câu:"Muốn nổi tiếng thì đốt đền". Tôi chưa biết cái "tổ chức khủng bố Việt Tân" hình thù nó cỡ nào nhưng rõ ràng một số ổ bánh mì, chai nước suối,vài triệu đồng mà nó "tài trợ" cho ít người đi biểu tình không thể giúp nó nổi tiếng được! Chính bộ máy chính quyền của mình đã giúp nó nổi tiếng và tự chính quyền mình làm giảm uy tín hình ảnh môi trường đầu tư của mình khi chúng ta tự lu loa khắp thế giới là "tổ chức khủng bố Việt Tân" đã kích động nảy sinh ra các đám biểu tình trên.
Nếu chính quyền bình tĩnh thông minh hơn thì thế giới sẽ thấy chính các đám biểu tình này là biểu hiện của mong muốn làm sạch môi trường sống, môi trường đầu tư để môi trường Việt Nam nói chung ổn định, phát triển bền vững hơn.

5 TAI HỌA TỪ FORMOSA VŨNG ÁNG

Nguyen Ngoc Chu 

Tai họa của Formosa Vũng Áng không chỉ kéo dài 70 năm khi dự án kết thúc. Độc hại từ ô nhiễm môi trường là sự hủy diệt dần mòn vô cùng nguy hiểm, mang tính di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Riêng hiểm họa từ đạo quân thứ 5 mà Formosa Vũng Áng để lại, thì sẽ truyền đời truyền kiếp.

Phối cảnh tổ hợp cảng biển và luyện thép Formosa tại Hà Tĩnh
Mong muốn có nhiều nhà đầu tư để đưa kinh tế địa phương phát triển của lãnh đạo các tỉnh thành là chính đáng và cần được trân trọng.
Nhưng hạn chế thời gian nhiệm kỳ, cộng với áp lực thay đổi chỉ tiêu kinh tế, cũng như khát khao để lại “dấu ấn” trong thời hạn 5 năm kể từ khi lên cầm quyền, khiến lãnh đạo nhiều tỉnh thành không nghĩ đến chiến lược phát triển lâu dài, mà chỉ chăm chú vào những nhân tố ngắn hạn “ăn liền".
Bởi vậy, vùng đất nào ngon để phát triển bất động sản, nguồn khoáng sản nào bán được, nơi nào có thể cho nguồn thu nhanh, là họ tận dụng “rải thảm đỏ” để mời các nhà đầu tư.
Nguồn thu ngân sách nhanh như nhà máy bia, thì cố gắng xin phát triển bằng được. Bởi vậy nhà máy bia mọc lên như nấm, đưa Việt Nam trở thành nước có lượng tiêu thụ bia theo đầu người cao bậc nhất, bất chấp những hệ lụy nguy hiểm lâu dài về trí tuệ, sức khỏe, và mạng sống, do hậu quả rượu bia để lại.
Thậm chí cả những nguồn thu ăn ngay nhờ du lịch “tâm linh” cũng được khuyến khích xây dựng tức thì, bất chấp hiểm họa mê tin dị đoan kìm hãm sự phát triển trí tuệ của nhiều thế hệ.