Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

‘Biết ơn Gorbachev vì có công khiến Liên Xô sụp đổ’

Trần Quốc Quân
Gửi tới BBC Tiếng Việt từ Warsaw, Ba Lan
26-12-2016
Cựu lãnh đạo Liên bang Xô viết Mikhail Gorbachev trong một buổi lễ kỷ niệm tại Điện Kremlin hôm 12/6/2016. Nguồn: Mikhail Svetlov/Getty Images
Cựu lãnh đạo Liên bang Xô viết Mikhail Gorbachev trong một buổi lễ kỷ niệm tại Điện Kremlin hôm 12/6/2016. Nguồn: Mikhail Svetlov/Getty Images
Ngày này 25 năm trước (25/12/1991), tôi ngẫu nhiên trở thành nhân chứng lịch sử chứng kiến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.
Tôi quan tâm chính trị từ rất sớm. Tôi còn nhớ như in năm 1968 khi còn là cậu bé 10 tuổi, tôi với ba người bạn cùng trại trẻ quân đội C12 đã xé tờ họa báo Trung Quốc, bôi phân gà lên ảnh Mao Trạch Đông để phản đối Cách mạng Văn hóa và ủng hộ Lưu Thiếu Kỳ.
Hành động này của chúng tôi đã bị cô giáo phạt úp mặt vào tường.
Tất nhiên nhận thức của lũ trẻ chúng tôi lúc đó chỉ là do nghe lỏm chuyện người lớn, những người bố, sĩ quan chỉ huy của Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chuyện với nhau.
Lý tưởng
Năm 1973, khi mới 15 tuổi, tôi suýt rơi nước mắt khi được nghe kể về Tổng thống Chile Salvador Allende với khẩu súng AK47 (quà tặng của Phidel Castro) trong tay chống lại cuộc tấn công đảo chính vào dinh tổng thống của quân đội tướng Pinochet và đã hi sinh anh dũng.

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Top ten phát ngôn ấn tượng 2016

Trương Duy Nhất


Bộ top ten phát ngôn ấn tượng của quan chức Việt, 2016.
1- TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhìn tổng quát, đất nước ta có bao giờ được thế này không?” – Phát biểu tại ngày hội đại đoàn kết thôn Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh), 13/11/2016.
2- Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ : “Chúng ta hoàn toàn tin tưởng, 5 năm tới đất nước sẽ phát triển thịnh vượng, nhân dân được ấm no” – 21/6/2016.
3- Nguyễn Tấn Dũng: “Chúc các đồng chí kỳ này nghỉ chính sách, và chúc cho cả tôi nữa, làm sao ráng làm người tử tế, sống tử tế” – Phát biểu chia tay Chính phủ trong phiên điều hành cuối cùng trên cương vị Thủ tướng, 26/3/2016.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Không tự chuyển hóa là phản bội dân tộc

Ngô Nhân Dụng

Cái Đảng Cộng sản chắc phải “đốn” lắm rồi. Hết hội nghị này tới hội nghị khác hô hào chỉnh đốn Đảng, rồi lại hô to hơn, phải tăng cường chỉnh đốn Đảng. Ông Nguyễn Phú Trọng lại mới họp một hội nghị cán bộ toàn quốc dạy dỗ cán bộ về tăng cường chỉnh đốn Đảng!
Đốn là đứa nào mà phải chỉnh đi chỉnh lại hoài như vậy? Tự điển Hán Việt của Thiều Chửu, giải thích chữ chỉnh đốn: “sự gì, cái gì đã tán loạn lâu rồi mà lại sửa sang lại cho được như cũ gọi là chỉnh đốn”. Nguyễn Phú Trọng đang lo chỉnh đốn Đảng bởi vì cái Đảng của ông ta “đã tán loạn lâu rồi!” Và ông muốn sửa sang nó “cho được như cũ”.
Cảnh tán loạn trong Đảng Cộng sản Việt Nam đã diễn ra từ mấy chục năm nay rồi nhưng đến đời Nguyễn Phú Trọng đã bùng nổ mạnh. Nguyễn An Dân đã mô tả cảnh tán loạn qua mấy chữ: Đảng bắn nhau; Đảng bắn dân; dân bắn lại Đảng!

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

Cờ đỏ sao vàng, ảnh ông Hồ và những cỗ quan tài

Truongduynhat.org

Nơi tôi sinh ra: Hà Nội làng. Làng tôi xưa, nhà nào cũng cắm nơi cổng ngõ một lá cờ đỏ sao vàng. Trong nhà, gian chính giữa là ảnh ông Hồ (Hồ Chí Minh). Thậm chí ảnh ông Hồ có khi còn được đặt cao hơn bàn thờ gia tiên.
Giờ không vậy nữa. Tự lâu rồi, chả còn nhà nào treo ảnh ông Hồ. Có chăng chỉ thấy nơi trụ sở uỷ ban và trong mấy cái nhà văn hoá thôn xóm.
Cờ cũng vậy. Thi thoảng, lễ tết hay đại hội gì mới nghe cán bộ xóm thôn nhắc treo cờ. Một hai hôm lại tháo, chun vứt xó nhà.
Hôm rồi về quê, thấy ngang đồng làng rực một bãi cờ. Tưởng hội hè chi, hoá không phải. Là dân làng cắm cờ giữ đất.
Mấy hôm rồi, cách làng tôi không xa, hàng nghìn học sinh Ninh Hiệp, Gia Lâm đồng loạt bãi khoá phất cờ cùng ông bà cha mẹ. “Chiến luỹ” giữ đất Ninh Hiệp giờ không chỉ có bom xăng, bùi nhùi, gậy thuổng, mà còn rực màu cờ đỏ sao vàng, ảnh ông Hồ cùng những cỗ quan tài…
Hải Phòng: Trên 800 hộ dân làng Kinh Triều (Thủy Triều, Thủy Nguyên) cũng đã căng lều, cắm cờ, trương ảnh ông Hồ, lập “chiến luỹ” giữ đất từ hơn nửa tháng nay.
Hết Tiên Lãng đến Dương Nội, Văn Giang, Vụ Bản. Giờ là Ninh Hiệp, Kinh Triều… Và không chỉ dừng lại đấy.
Hình như nghe đâu đó câu này: Giờ thấy ở đâu dân cắm cờ đỏ sao vàng, bưng ảnh ông Hồ và những cỗ quan tài, thì ở đó ắt có dân oan mất đất.
Cứ tưởng đùa, hoá thật.
________________
–  Hình ảnh cờ đỏ sao vàng, ảnh ông Hồ cùng những cỗ quan tài ở Ninh Hiệp:

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Chế Độ Cộng Sản

( ST )


Tôi căm ghét cái chế độ Cộng Sản
Hèn với giặc nhưng lại ác với dân
Chúng đến nhà cướp chủ quyền biển đảo
Cúi lặng nhìn như đứa trẻ lên ba .
Tôi căm hận cái chế độ cường quyền
Đàn áp dân như kẻ thù truyền kiếp
Yêu quê hương chúng cho là Phản Động
Khi xuống đường bảo vệ biển miền Trung .

SỰ IM LẶNG CỦA BỌN NHÀ VĂN VIỆT NAM TA


Nhà văn Phạm Ngọc Tiến. Ảnh: FB PNT.


Thấy không ít nhà văn quan tâm đến chuyện anh Đàm khóc mẹ rồi chị Trinh cặp bồ già. Bảo thật nhé, thối lắm. Đất nước bao chuyện đại sự thì ngậm hột thị. Biển thì giặc ngoài thù trong. Sau Formosa giết chết biển 4 tỉnh miền Trung đến Cà Ná rút tên chủ đầu tư Tôn Hoa Sen nhưng vẫn nằm trong quy hoạch. Thậm chí còn rút ngắn tiến độ. Lụt miền Trung giời người cùng kết hợp khi mưa cộng với 15 thủy điện xả lũ hành hạ dân nghèo. Hà Nội tiền nuốt Triển lãm Giảng Võ để xây nhà nhà cao 50 tầng tính nhốt dân cả một khu vực Giảng Võ, La Thành vì tắc đường khi cộng thêm ông kễnh xe buýt nhanh vào hoạt động nuốt hẳn 1/3 đường dành riêng. Nhiều nhiều lắm. Nhà văn không đụng được đến nỗi thống khổ đồng loại thì thôi nhơn nhơn đi đào bới mấy chuyện thị phi kia thì vứt mẹ bút đi cho xong. Bốt lại cái bài SỰ IM LẶNG CỦA NHÀ VĂN để gây sự với các vị đây.

SỰ IM LẶNG CỦA NHÀ VĂN
 
Phạm Ngọc Tiến

Kính gửi các nhà văn yêu quý.

Không hiểu sao cứ những lúc cuộc sống có biến cố xảy ra, bao giờ tôi cũng nghĩ đến các nhà văn trước tiên. Chẳng hạn một đám cháy lớn. Một đám cháy, lẽ ra cần phải huy động cứu hỏa và họ chính là người tất cả cần nhất trong tình huống đó. Nhưng không, cứu hỏa đến với đám cháy là việc tất nhiên. Họ sẽ sử dụng chuyên môn của họ dập tắt đám cháy. Một việc quá đỗi bình thường. Còn các nhà văn thì tôi nghĩ nếu họ gặp đám cháy ấy họ sẽ làm gì? 

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

NGHỊCH LÝ trong LỰC LƯỢNG VŨ TRANG

Nguyễn Đăng Quang


       Hôm nay, 22/12/2016, Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) kỷ niệm 72 năm ngày thành lập. Trong 72 năm qua, đội quân anh hùng của chúng ta đã lập được nhiều chiến công hiển hách, xứng đáng là quân đội “của dân, do dân, vì dân”! Nhìn lại lịch sử chiến đấu và trưởng thành của QĐNDVN, chúng ta rất tự hào về những thành tích và chiến công mà quân đội ta đã đạt được trong 72 năm qua. Song, công bằng mà nói, QĐNDVN trong giai đoạn gần đây, đặc biệt là từ khi ông Đại tướng Phùng Quang Thanh nắm Bộ Quốc phòng trong gần 10 năm (2006-2016), đã xuất hiện nhiều vấn đề nghiêm trọng. Xin nêu 2 trong số các vấn đề nổi cộm mà tôi gọi là nghịch lý, cụ thể như sau:
    1). Nghịch lý thứ nhất: Quân đội là lực lượng chủ yếu cấu thành Lực lượng Vũ trang. QĐNDVN hiện có biên chế vừa phải. Theo số liệu năm 2014, quân đội có khoảng 412.000 binh sỹ tại ngũ. Đến nay (2016) tăng lên khoảng 450.000. Nhưng số sỹ quan cấp tướng (từ Thiếu tướng trở lên) thì quân đội ta lại quá nhiều! Theo số liệu của Ủy ban Quốc phòng-An ninh của Quốc Hội, tính đến thời điểm 2014, QĐNDVN có tất cả 489 sỹ quan cấp tướng tại ngũ! Với số lượng này, QĐNDVN đứng đầu thế giới về số sỹ quan cấp tướng, vượt hơn cả số tướng của quân đội Trung Quốc và cả của Mỹ nữa! Hãy làm phép so sánh nhanh là mang con số 489 tướng lĩnh ngày nay so với số tướng lĩnh của QĐNDVN trong 2 cuộc kháng chiến trước đây để thấy rõ hơn nghịch lý này:

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

SAY ĐI EM

VŨ HOÀNG CHƯƠNG

Khúc nhạc hồng êm ái
Điệu kèn biếc quay cuồng
Một trời phấn hương
Đôi người gió sương
Đầu xanh lận đận, cùng xót thương càng nhớ thương
Hoa xưa tươi, trăng xưa ngọt, gối xưa kề, tình nay sao héo
Hồn ngả lâu rồi nhưng chân còn dẻo,
Lòng trót nghiêng mà bước vẫn du dương,
Lòng nghiêng tràn hết yêu đương
Bước chân còn nhịp.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt

Tượng Thừa tướng Nam Việt Lữ Gia ở Linh Tiên Đạo Quán, Hoài Đức, HN.
Trần Gia Ninh
Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây?(1), nhiều người nghĩ chắc là ý kiến của những anh chàng người Việt nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Nhưng thật bất ngờ, những câu hỏi này và tương tự như vậy hiện là những chủ đề nóng của các diễn đàn tranh luận trên mạng Internet của người Trung Hoa, bằng tiếng Trung chứ không phải của người Việt.
Họ đã chất vấn nhau, đại loại thế này: Hơn một nghìn năm, trước khi nhà Tống lên ngôi, Giao Châu là thuộc Trung Hoa, dù chị em họ Trưng có nổi dậy cũng chỉ mấy năm là dẹp yên. Thế mà vì sao từ đời Tống trở đi các triều đại Trung Hoa không thể thu phục nổi Việt Nam. Hơn nữa, dân tộc Việt Nam, người Kinh ấy, từ đâu mà ra, hình thành từ lúc nào? Người Hán chúng ta từ cổ xưa đã có sức đồng hóa cực mạnh. Số dân tộc đã bị Hán tộc đồng hóa không đếm xuể. Tại sao chừng ấy năm đô hộ vậy mà không đồng hóa nổi Việt Nam… Nếu An Nam là thuộc Trung Quốc từ thời đó, liệu bây giờ quần đảo Nam Sa (VN gọi là Trường Sa) có thành vấn đề không? Việt Nam có còn chiếm được nhiều đảo ở Nam Sa như bây giờ không?

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA !

(LƯỢM TRÊN MẠNG )

GẶP BA NHÀ VĂN BỊ VÙI DẬP

( Trích Hồi Ký Tống Văn Công)
Tống Văn Công
Ảnh bìa Hồi ký Tống Văn Công. Nguồn: Người Việt Books
Ảnh bìa Hồi ký Tống Văn Công. Nguồn: Người Việt Books
Tôi gặp nhà văn Hà Minh Tuân ngay sau khi ông bị lâm nạn năm 1962. Bạn tôi, anh Trần Dũng Tiến nguyên là cảm tử quân Hà Nội năm 1946, phụ trách công tác Tuyên truyền – Thi đua của Nhà máy gỗ Hà Nội ở Bến Chương Dương, gần bãi sông Hồng. Tôi đến nhà máy gặp anh Tiến tìm tài liệu viết báo và nhân đó xin mua gỗ vụn làm củi đun bếp. Anh Tiến cho biết, ông Hà Minh Tuân vừa bị cách chức giám đốc Nhà xuất bản Văn học, đang lao động cải tạo ở đây. Công việc của ông là khuân gỗ dưới bến sông Hồng xếp lên xe hai bánh, kéo xe về, xếp gỗ vào kho nhà máy. Lúc giải lao giữa ca, anh Tiến mời ông vào văn phòng uống nước, trò chuyện với chúng tôi.

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

BÀN VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

Posted by adminbasam on 10/12/2016

Nguyễn Đình Cống
10-12-2016
Về sự xuống cấp của nền giáo dục Việt Nam (GDVN), một số người cho nguyên nhân chủ yếu là thiếu một Triết lý giáo dục (TLGD). Trong cuộc họp Quốc hội có đại biểu đã chất vấn: “ VN có hay không một TLGD “. Trong bài “Từ tình trạng bệ rạc trong hệ thống giáo dục VN, tới nội dung lá thư của một học sinh gửi thầy giáo cũ”(AnhBaSam 10865) tác giả Trần Phong Vũ nhận xét: “ Tệ trạng GDVN đã tới đáy” và nguyên nhân là: “ Do lỗ hổng to lớn về sự thiếu vắng một TLGD “.
Tôi không tán thành đánh giá trên về nguyên nhân xuống cấp của GD mà cho rằng không phải chúng ta không có TLGD, chỉ là đang theo một TLGD lạc hậu và sai lầm. Nếu nói thiếu thì đó là thiếu một TLGD khoa học, tiến bộ.
Trong thế kỷ 20 hình như chưa ai nói đến TLGD mà chỉ nói Phương châm, Nguyên lý ,Quan điểm về GD. Khái niệm TLGD mới được dùng rộng rãi những năm gần đây (từ 2010). Phải chăng đó là những cơ sở lý luận được dựa vào để vạch ra mục tiêu của GD, nội dung chương trình, phương pháp và tổ chức dạy học. Nếu hiểu như vậy thì Việt Nam chưa bao giờ thiếu TLGD, chẳng qua là trong các văn bản chính thức không dùng thuật ngữ TLGD mà dùng các thuật ngữ khác tương đương như Phương châm hoặc Nguyên lý GD. Vấn đề là xem triết lý đó, về bản chất và cách vận dụng đúng sai ở đâu, như thế nào.

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Bản Lên Tiếng Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2016 (song ngữ Việt - Anh)





Ngày 10 tháng 12 năm 2016, thế gii đánh du 68 năm ngày công b Bn Tuyên Ngôn Ph Quát v Nhân Quyn, đnh ra mt khuôn mu chung v quyn con người mà mi quc gia và mi dân tc đu phi tôn trng. Là mt nước thành viên ca Hi Đng Nhân Quyn Liên Hip Quc, Vit Nam chng nhng không tôn trng các quyn con người được quy đnh trong Bn Tuyên Ngôn Ph Quát v Nhân Quyn, mà còn tăng cường đàn áp nhân quyn trong thi gian gn đây khiến tình hình tr nên ti t hơn bao gi hết:

- Bt b và giam cm tùy tin không ngng gia tăng, đin hình là các trường hp lut sư Nguyn Văn Đài, cô Lê Th Thu Hà, dân oan Cn Th Thêu, blogger Nguyn Ngc Như Quỳnh, bác sĩ H Hi, ông Lưu Văn Vnh, ông Nguyn Văn Đc Đ, Hoàng Văn Giang, v.v.

- Đi x ngày càng khc nghit và phi nhân bn đi vi các tù nhân lương tâm, như các trường hp H Đc Hòa, Trn Th Thúy, Đng Xuân Diu, Trn Huỳnh Duy Thc, Đinh Nguyên Kha, Nguyn Hoàng Quc Hùng, v.v.

- Áp dng chính sách qun chế mt cách tùy tin, nhm gii hn quyn t do đi li, quyn được tr li cuc sng bình thường ca các cu tù nhân lương tâm, khiến cho nhiu người lâm vào hoàn cnh khó khăn.

- Đàn áp tôn giáo ngày càng khc lit, qua hành đng phá hy chùa Liên Trì và Đan Vin Thiên An, Thánh Tht Tuy An - tnh Phú Yên ca Đo Cao Đài b nhà cm quyn csvn trit h, ngăn cn nhng hot đng tín ngưỡng và quyn đi li ca nhiu tu sĩ và tín đ Cao Đài, Hòa Ho, Tin Lành, Công Giáo, Pht Giáo, v.v.

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Tản mạn đôi điều nhân sự kiện Fidel (Mênh mông thế sự 55)



Tương Lai

Những gì ta yêu phải cứu thoát ra,
Tự mình ta, tự mình ta
Il faut libérer ce qu’on aime
Soi même soi même soi même
Louis Aragon
Cái “đôi điều tản mạn” này đã nung nấu từ lâu, và sự kiện Fidel chỉ là cú hích đáng kể để đủ biến những mông lung suy ngẫm thành từ ngữ, câu chữ. Tuy nhiên, gộp những tản mạn trong mông lung suy ngẫm ấy thành hình hài thì lại đòi hỏi không chỉ một cú hích!
Vì, cũng đã khá lâu, dễ có đến gần 20 năm rồi trong câu chuyện tào lao nhân rủ nhau đi Phú Thọ thăm một người bạn học cũ nghe đâu đang ngồi viết sớ ở Đền Hùng, Hồ Ngọc Đại nói với tôi: “Phải trút bỏ thần tượng đang ngự trị trong đầu thì may ra mới dám tìm tòi suy nghĩ được một cái gì mới cậu ạ”. Ý nghĩ ấy dội vào tâm trạng đúng lúc tôi đang cân nhắc việc từ chức Viện trưởng Viện Xã hội học vì cảm thấy ngột ngạt và vô nghĩa quá nếu vẫn tự trói mình trong cái mớ bùng nhùng dở ông dở thằng của cái cơ chế tệ hại này.
Đây không phải là lần đầu Đại đề cập đến chuyện này. Trong nhiều bài viết Đại đưa cho tôi trước đó nhiều năm, hắn đã bộc lộ khá rõ cái ý ấy. Mặc dầu hắn trích dẫn rất nhiều câu và ý của Marx trong các bài viết, nhưng điều tôi lưu tâm là trong “Phạm trù người” đưa cho tôi, hắn viết một lèo ba tiểu mục với nhan đề: 74. “Nhân một thiếu sót của Marx và F. Engels”; 75. “Nhân một sai lầm thứ hai của Marx”; 76. “Nhân một sai lầm nữa của Marx” để rồi tô đậm hai câu của chính Marx “Le mort saisit le vif, người chết níu lấy người sống” và rằng “truyền thống của các thế hệ đã qua đè rất nặng lên đầu óc những người đang sống”.

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

PHÁP QUYỀN VÀ PHÁP TRỊ :





“Chế độ độc đảng độc tài mà đảng cộng sản đang áp đặt trên xã hội Việt Nam hiện nay, là một thể chế pháp trị chuyên chế lạc hậu, một thứ rác rưởi của lịch sử nhân loại còn sót lại hiếm hoi trên mặt địa cầu, là nỗi ô nhục đối với một dân tộc có trên HAI NGÀN NĂM VĂN HIẾN như dân tộc Việt Nam.
Bùi Quang Vơm.

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

Tướng lĩnh cao cấp yêu cầu làm rõ và xử lý nghiêm đối với 2 cha con Phùng Quang Thanh




Thư gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước về việc xử lý theo đúng pháp luật đối với cựu Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và con trai là Đại tá Phùng Quang Hải
1.    Kính gửi ông Trần Đại Quang – Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Việt Nam
2.    Kính gửi ông Nguyễn Phú Trọng – Bí thư Quân ủy Trung ương Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Căn cứ theo các thông tin và những chứng cứ cụ thể đã và đang báo chí đã đăng tải về các sai phạm trầm trọng của cựu Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và con trai là Đại tá Phùng Quang Hải, trong việc họ đã biến Tổng công ty 319 thành nơi danh chính ngôn thuận chuyển hóa tài sản của quân đội, của nhân dân thành tài sản riêng của dòng họ Phùng.
Với tư cách là một các bộ cao cấp, tôi đề nghị các ông ra huấn lệnh cho Tổng thanh tra Chính phủ và Tổng thanh tra Quân đội dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao và Viện Trưởng Viện Kiểm sát Trung ương Quân đội tiến hành kiểm tra, thanh tra toàn diện đối với các tập thể (Tổng công ty 319 Bộ quốc phòng và Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Thành phố – Cityland) và các cá nhân có tên được nêu cụ thể (ông Đại tướng Phùng Quang Thanh, ông Đại tá Phùng Quang Hải và ông Bùi Mạnh Hưng – Tổng Giám đốc Cityland) theo những nội dung đã được nêu rõ trong kết luận Thanh tra và Kiểm tra tài sản của gia đình ông Phùng Quang Thanh và con trai là Phùng Quang Hải trên các phương tiện thông tin đại chúng như đã từng công bố kết luận điều tra của cơ quan điều tra Tổng Cục 2 có ý kiến của Tổng Cục tình báo. Tất cả các tài liệu nói trên, phải được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cán bộ, chiến sĩ cũng như toàn thể nhân dân biết rõ sự thật.– Trên cơ sở kết luận điều tra toàn diện này mà có hướng xử lý nghiêm minh theo pháp luật:
Khởi tố và truy tố theo đúng quy định của pháp luật những kẻ phạm pháp đối với ông Đại tướng Phùng Quang Thanh hoặc Đại tá Phùng Quang Hải, hay cả hai, và những kẻ đồng lõa hay bao che.

Thái độ hãnh tiến, tự tin của du khách Tàu & những trăn trở của nhạc sĩ Tuấn Khanh




Posted by adminbasam on 03/12/2016
Trần Phong Vũ
3-12-2016

Nhạc sĩ Tuấn Khanh. Ảnh: internet
Trong thời gian gần đây, tiếp theo đại hội đảng CSVN thứ 12 với những chuyến đi về nhịp nhàng giữa trục Bắc Kinh/ Hà Nội của Tập Cận Bình, Nguyễn Phú Trọng… và những lời đồn đại quanh điều gọi là màn kết của việc ‘thi hành mật ước Thành Đô đã cận kề’, người ta nhắc tới thời điểm 1990. Từ đấy liên tưởng tới hạn kỳ 30 năm khi ngôi sao vàng nhỏ thứ 5 chính thức xuất hiện quanh ngôi sao vàng lớn trên quốc kỳ Tàu cộng!
Tính nhẩm chỉ còn hai năm với bảy trăm ba mươi ngày phù du!
Kẻ âu lo. Người dửng dưng như chuyện hàng xóm. Cũng có hạng người che giấu nụ cười nửa miệng trên môi, không ồn ào lộ liễu, nhưng âm thầm “múa tay trong bị”.
Giữa bối cảnh bi hài ấy, người viết mời độc giả cùng theo chân nhạc sĩ Tuấn Khanh bắt đầu một cuộc du hành bằng ngôn ngữ, văn tự qua những chặng đường quê hương hôm nay. Ở đấy, những Chú Chệt ngày nào dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa Miền Nam còn bị cấm hành nghề trong 11 lãnh vực làm ăn, hôm nay xênh xang mũ áo, ăn to nói lớn trên khắp ba miền đất nước chúng ta như chính quê hương của họ!!!

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

ÔNG ĐINH LA THĂNG: HÃY BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI HƠN 4.700 TỶ ĐỒNG – TỨC HƠN 200 TRIỆU ĐÔ LA MỸ – CHO NGƯỜI DÂN!



2-12-2016
Ông Đinh La Thăng. Nguồn: internet
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (thuộc Bộ Tư pháp) vừa có kết luận việc kiểm tra Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải là “không có cơ sở pháp lý”. Thông tư này quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, buộc người dân chuyển đổi giấy phép lái xe (không thời hạn hoặc còn thời hạn sử dụng) từ mẫu giấy bìa đang lưu hành nhiều năm qua sang mẫu mới dùng vật liệu PET.
Ta cần đặt câu hỏi: Thông tư 58 sai ở đâu? Xin thưa: Thông tư này bắt buộc người dân phải đổi giấy phép lái xe sang vật liệu PET trong thời hạn nhất định, nếu không sẽ phải thi lại phần lý thuyết. Quan trọng hơn: có thu phí 135.000 đồng/giấy phép lái xe.
Thám tử Sherlock Holmes huấn luyện tôi truy tìm dấu vết để nhận ra Thông tư này gây thiệt hại kinh khủng cho người dân Việt Nam đến độ nào. Xin hãy theo dõi chi tiết:
A) CẦN BIẾT SỐ XE MÁY, SỐ Ô TÔ, SỐ GIẤY PHÉP LÁI XE MỖI LOẠI ĐÃ CẤP, MỨC LỆ PHÍ:
– Số lượng xe máy (motorbike) đang lưu hành (đã đăng ký biển số): trên 32 triệu xe gắn máy.
– Số lượng ô tô (auto) đang lưu hành: khoảng 1.25 triệu ô tô đang lưu hành.
– Lệ phí cấp đổi Giấp phép lái xe (GPLX): Theo Thông tư số 73 năm 2012 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì mức lệ phí cấp GPLX bằng vật liệu PET là 135 nghìn đồng/GPLX.