Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

SÁNG MẮT SÁNG LÒNG CHƯA, CÁC BẠN NHÀ BÁO?

Posted by adminbasam on 30/09/2016
Đôi lời: Anh Như Phong nói quá đúng: ‘Nghề phóng viên là phải như con chó ấy’. Hoặc là cam phận làm chó giống như anh Như Phong, hoặc không chịu làm chó thì bị chúng đánh như đánh… chó. Chó đánh còn được kêu la, trong khi nhà báo bị đánh mà chẳng dám “ẳng” lên một tiếng, bị thương mà cũng phải từ chối yêu cầu trưng cầu giám định sức khỏe, chẳng dám kiện tụng, lại còn bị phạt hơn 14 triệu đồng nữa. Đúng là chó má! Làm nhà báo thế này, thà làm chó sướng hơn!
_____
30-9-2016
Nhà báo Quang Thế (áo trắng) bị hành hung khi đang tác nghiệp trên cầu Nhật Tân - Ảnh: M.C./ báo TT
Nhà báo Quang Thế (áo trắng) bị hành hung khi đang tác nghiệp trên cầu Nhật Tân – Ảnh: M.C./ báo TT
Thời mình còn tư duy như một nhà báo lề phải, tức là trước năm 2012, có lần mình nói với bác Phạm Toàn (nhà giáo Phạm Toàn, sáng lập nhóm làm sách Cánh Buồm, sáng lập trang mạng Bauxite Việt Nam) như thế này:
– Bác ạ, có nhiều việc các bác làm thì được, bọn cháu thì không. Vì các bác là trí thức mà lại cao tuổi, bọn nó chẳng bắt làm gì, cũng khó chửi các bác. Chứ như bọn trẻ chúng cháu mà làm thì bọn nó chửi chết.
Bác Phạm Toàn cười: “Đừng bao giờ nghĩ là “người già” thì bọn nó nể, ngốc ạ”.
Sau đó chỉ một thời gian rất ngắn, mình đọc được trên mạng các câu chửi rủa của dư luận viên và an ninh nhằm vào các bác trí thức cao tuổi mà thất kinh. Chúng chửi sạch cả “Sàm, Bô, Diện”, tức là mấy trang blog của trí thức lập ra như Anh Ba Sàm, Bauxite Việt Nam, Nguyễn Xuân Diện. Người già thì chúng cũng chửi, gần đây các dư luận viên còn chửi cả GS. Mạc Văn Trang, GS. Nguyễn Đình Cống là “thằng già”.
Thế là mình sáng mắt.
* * *
“DÂN SINH À, PHI CHÍNH TRỊ À? DÂN SINH THÌ CŨNG CHỬI CŨNG ĐÁNH”

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Vẫn đang có những luồng tư tưởng muốn đất nước này tiếp tục phụ thuộc TQ

Posted by adminbasam on 27/09/2016

27-9-2016
Có vài bạn FB vừa gửi cho tôi tấm hình chụp lại một status dưới đây, kèm theo các câu hỏi, đại loại chung một ý là: Chị (cô) nghĩ sao khi người nổi tiếng và có trình độ mà cũng phát biểu thế này? Chúng em (cháu) thật tình hoang mang, khó hiểu quá!!!

Vì đây chỉ là ý kiến riêng trên trang cá nhân chứ không phải là phát biểu chính thức của chủ status trước công luận, nên tôi không dám bình luận gì! Tuy nhiên, do các bạn nói “hoang mang” và “khó hiểu”, nên tôi xin được chia sẻ một vài suy nghĩ thế này.
Một là, thật buồn cười và ngây ngô khi cho rằng người VN bây giờ muốn học tiếng Anh như ngoại ngữ thứ nhất chỉ vì đó là tiếng của nước Mỹ – một quốc gia giàu nhất thế giới!
Xin thưa, nước giàu nhất thế giới nếu tính theo GDP bình quân đầu người hiện nay không phải là Mỹ đâu, GS ạ! Tất nhiên, hiện nay tiếng Anh đang được sử dụng rộng rãi trên 101 quốc gia cũng là do ảnh hưởng của Anh và Mỹ về các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội đối với một phần không nhỏ của thế giới, kể cả từ lý do là các cuộc xâm lăng ở những vùng thuộc địa cũ của các đế quốc này trong lịch sử. Nhưng nguyên nhân khiến cho 1,5 tỷ người trên toàn cầu hiện nay đang phải học và sử dụng tiếng Anh chắc chắn không phải đến từ sự giàu có của nước Mỹ! Điều này các nhà văn hoá, ngôn ngữ học, kinh tế học cũng như cả các chính trị gia đã lý giải một cách khoa học và thuyết phục hơn rất nhiều so với nhận định phiến diện nêu trên của một ông GS Toán học như NBC. Muốn biết những lý giải đó thế nào, chỉ cần vào Google tìm kiếm từ khoá “tiếng Anh” hay “English” là có thể ra vô số các bài viết cũng như những công trình nghiên cứu về nhu cầu học và sử dụng tiếng Anh trên thế giới ngày nay.

Thảm họa môi trường: Những kẻ chăn thuê và mục tử tốt lành

JB Nguyễn Hữu Vinh
29-9-2016
Đến với Biển chết Miền Trung
Thảm họa môi trường biển Miền Trung là một đại họa, một nỗi đau nhức nhối, lúc quặn thắt và có lúc âm ỉ trong lòng người dân Việt mấy tháng qua. Đặc biệt những ngư dân miền Trung, nơi mảnh đất nắng cháy và khắc nghiệt vốn đã đem lại đời sống khó khăn cực nhọc cho họ.
Tôi đã đến với ngư dân nơi đây nhiều lần và chứng kiến sự chết chóc do thảm họa Formosa gây ra.
Từ ngày biển chết, họ điêu đứng với cuộc sống của mình, nào là công việc làm ăn hàng ngày từ bữa cơm, từ chút thức ăn, từ tấm áo của mẹ đến chiếc quần cho con, từ đồng tiền con ở trọ đi học cho đến cuốn vở cho con đến trường, rồi ốm đau, tiền đi bệnh viện, tiền điều trị… tất cả đều trông chờ vào biển.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

TỰU CHUNG CÓ 5 ĐIỀU…

Posted by adminbasam on 27/09/2016

DAO QUỲNH LY
26-9-2016
Người viết bài này không phải nhà nghiên cứu chính trị. Chẳng qua có một vài cảm nhận.
Vài năm trở lại đây, người dân thường hỏi nhau: Bao lâu nữa thì xã hội này… chuyển đổi? Mọi người hầu như nhất trí sẽ chuyển đổi nhưng lâu mau thì có rất nhiều đáp án. Mình cũng chẳng có đáp án cụ thể, nhưng nhìn thấy mấy vấn đề:
VỀ 5 ĐIỀU KHIẾN XÃ HỘI THAY ĐỔI:
1. Dù bị đàn áp nhưng phong trào dân chủ mỗi ngày một lớn mạnh. Điều này có thể thấy qua các cuộc biểu tình và gần đây nhất là hàng trăm người khởi kiện Formosa.
2. Mạng xã hội phát triển như vũ bão. Thông tin được cập nhật và nhờ thế người dân ngày càng Ngộ.

VÌ SAO CÔNG AN KHOÁI ĐÁNH NGƯỜI?


“Chính quyền bao che cho kẻ ác, sao các nhà báo không đồng loạt ký tên vào tuyên bố, đòi công lý? Sao các nhà báo đâu không kéo nhau xuống đường lên án hành động xâm hại nhà báo, cản trở tác nghiệp… như các nhà báo ở nhiều nước đã làm. Cứ hèn mãi, thì nó còn đánh cho mãi! Kỳ này các nhà báo nên làm gương cho dân ta, quyết đòi kẻ thủ ác phải ra trước vành móng ngựa, giữa thanh thiên bạch nhật! Tội ác phải bị trừng phạt nghiệm minh mới ngăn chặn không cho nó lây lan. Tội ác được bao che, dung dưỡng sẽ càng nảy nở, sinh sôi trong xã hội”.
____

Các nhà báo bị công an hành hung. Nguồn: FB Hồ Bất Khuất/ internet
Vấn đề này cần có những công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Hiện nay ngành CA có đến 2 -3 Học viện, trong đó nhiều GS, TS lắm. Rất cần nghiên cứu vấn đề này, đồng thời cũng cần những nghiên cứu độc lập. Tôi xin có vài chia sẻ sau đây để cùng suy nghĩ:
1. Con người vốn có bản năng hung tính, luôn muốn bắt nạt đồng loại, muốn thống trị muôn loài bằng bạo lực. Từ thời nguyên thủy tới nay, nhờ loài người không ngừng phát triển, con người được giáo hóa nên những hành vi được giáo dục thay dần cho hành vi bản năng hung hãn. Nhưng trong một môi trường thuận lợi, bản năng hung tính lại xuất hiện, như những vụ tàn sát dã man trong các cuộc chiến tranh; những cảnh đấu tố, hành hạ đồng loại trong cách mạng văn hóa, cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, ở Việt Nam, diệt chủng ở Campuchia, bọn khủng bố IS …

VỤ KIỆN LỊCH SỬ



Người dân tập trung trước Tòa án TX Kỳ Anh tham gia khởi kiện. Nguồn: FB Luân Lê
Khởi kiện là một hành vi pháp lý văn minh, đề cao luật pháp và cũng là hành xử phải được tôn trọng đầu tiên từ tất cả các bên đối với người có quyền lợi bị xâm hại. Và vì vậy, toàn bộ các ngư dân, người dân kinh doanh dịch vụ biển, hải sản ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nên tập trung lại để trực tiếp tham gia vụ kiện này.
Theo Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân không được từ chối thụ lý giải quyết vụ án dù với bất kỳ lý do gì (nguyên tắc bất khẳng thụ lý). Mà đây là một vụ kiện mang tính lịch sử về quy mô, về hậu quả và về số người tham gia, với yêu cầu khởi kiện là đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như yêu cầu thực thi các biện pháp khắc phục đối với môi trường, môi sinh vùng biển cho ngư dân.

MỘT SỐ NGỤY BIỆN VỀ QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC

Nguyễn Đình Cống

27-9-2016
Vừa qua Câu lạc bộ đọc sách báo của chúng tôi mời được một diễn giả nói chuyện về tình hình thời sự. Ông MĐ là Tổng biên tập một tờ báo lớn, đại biểu HĐND thành phố, ứng cử và được bầu tại Phường chúng tôi. Việc ông dành thời gian gần 2 giờ để nói chuyện, đối với CLB là một vinh dự ít có. Ông nói về một số vấn đề thời sự trong nước và thế giới, trong đó điều làm tôi quan tâm nhất là quan hệ của VN với TQ. Theo ông MĐ, tuy rằng có một vài sự kiện ở biển Đông, nhưng quan hệ VN và TQ đang rất tốt đẹp, đặc biệt sau chuyến thăm TQ của Thủ tướng Phúc.
Ông cho rằng đường lối hòa bình mềm dẻo và tôn trọng Luật pháp quốc tế của Đảng ta là sáng suốt, phù hợp với tình hình quốc tế và truyền thống dân tộc. Ông viện dẫn các sự kiện lịch sử các đời vua của VN vẫn thần phục và triều cống Hoàng đế Tàu, mà sự kiện đáng chú ý là Quang Trung, sau khi đánh tan 20 vạn quân Thanh phải sang Bắc kinh xin thần phục vua Khang Hy (!) nhà Thanh, cho đó là tấm gương cần noi theo.

Để Việt Nam đừng mỗi ngày là một quốc tang

Nhà văn Võ Thị Hảo

Vì sao ta phải cảm ơn những đồng bào đã không quản thiệt thòi hy sinh để đưa sự thật đến cho công chúng và đấu tranh để bảo vệ công lý?

* Một bàn tay không che nổi thân mạng:

Bạn có đủ nước mắt để khóc cho tất cả những đồng bào Việt Nam đang đã và phải chịu vô vàn đau khổ do nhà cầm quyền mang tới và nạn mất nước?
Không chỉ mất nước, mà là dân ta đang phải chịu nạn diệt chủng. Bàn tay mỗi người quá nhỏ bé, chẳng che nổi cho thân mạng chính mình. Vì vậy, muôn triệu bàn tay người Việt Nam phải cùng nắm chặt để cùng nhau sống sót. Công lý quốc tế cũng luôn bắt nhịp cùng muôn triệu bàn tay ta.
Man rợ, lạc hậu, bệnh tật, ngác ngơ què quặt, tuyệt vọng và quay ra giết nhau, cướp của nhau, trước hết là lừa đảo và giết người thân... Còn thảm họa nào hơn thế nữa không?
Chúng ta thấy khắp Việt Nam nơi nơi cá chết, từ sinh vật đại dương đại dương tới ao hồ sông suối! Bạn có thấy nơi đâu trên thế giới này như Việt Nam, nơi cả nước nơi nơi là những siêu thị ung thư do độc hại đủ mặt, đủ kiểu - mà độc hại này từ nước láng giềng Trung Quốc mang tới, trên con tàu khổng lồ mà người cầm lái đưa tới để giết đồng bào mình là nhà cầm quyền?!
Chúng ta thấy Việt Nam mỗi ngày cần phải đưa đám hàng chục, thậm chí cả trăm người đã chết, cả trăm người dự bị chết vào hôm sau. Mỗi ngày và mọi ngày.
Chết! Còn hơn cả một nước đang có chiến tranh. Không kịp đưa đám đâu người chết. Lẽ ra ngày nào cũng phải mở mấy quốc tang vì số lượng người Việt Nam chết oan quá nhiều.

* Xác dân bó bao tải vì ai?

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

THANH hay THĂNG


26-9-2016

Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh. Ảnh cắt từ internet
Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh. Ảnh cắt từ internet
Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh. Ảnh cắt từ internet
Cho đến trước khi bị C46 triệu ra Hà Nội, Vũ Đức Thuận vẫn nương náu trong biệt thự Trần Quốc Thảo. Rất lạ là báo chí chỉ đặt câu hỏi, ai đã “làm công tác cán bộ” cho Trịnh Xuân Thanh mà không nói gì về “quy trình” Đinh La Thăng dàn xếp cho đồng phạm của Thanh, Vũ Đức Thuận. Vì sao Thuận, một kẻ mà dấu hiệu phạm tội đã rõ từ năm 2013, vẫn được Đinh La Thăng đưa về làm Chánh văn phòng Bộ Giao thông, rồi kéo vào Sài Gòn làm trợ lý.
Đàn Em
Xây lắp là ngành mà Đinh La Thăng nắm gần như ngay lập tức sau khi về làm Chủ tịch tập đoàn Dầu khí (PVN), 10-2006, và biến nó trở thành một thứ công ty xây dựng như thời Sông Đà.
Thoạt đầu, người được Đinh La Thăng đưa về làm Tổng giám đốc công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) là “Diệu Đen” – đồng hương Nam Định, từng làm ở Sông Đà – thay thế “Hưng Địa Chủ”, một người được đào tạo và có kinh nghiệm trong ngành.

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Phương thức tổ chức, giá trị cốt lõi và khẩu hiệu của Diễn đàn Xã hội Dân sự

Diễn đàn Xã hội Dân sự

Nhân dịp kỷ niệm ba năm thành lập Diễn đàn Xã hội Dân sự (23-9-2013), xin nhắc lại 9 nguyên tắc (giá trị cốt lõi), phương thức tổ chức và khẩu hiệu của Diễn đàn Xã hội Dân sự (CSF) đã được thống nhất và công bố khi thành lập.
Mục tiêu duy nhất của Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, là để nâng cao dân trí, tạo cơ hội học tập, tranh luận lành mạnh và tiến hành nhiều loại hoạt động nhằm “góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”.
Diễn đàn có một Nhóm Cố vấn và chỉ định một Nhóm Trị sự để giúp Diễn đàn hoạt động hiệu quả hơn. Các nhóm này thường xuyên được bổ sung bởi những người nhiệt tình, có điều kiện tham gia. Dưới đây là những nguyên tắc hoạt động của Diễn Đàn và các giá trị mà Diễn Đàn coi trọng và mong muốn được nhiều người, nhiều tổ chức cũng coi là của mình.
1. Những nguyên tắc hoạt động (giá trị cốt lõi) của Diễn đàn.
Diễn đàn và các thành viên hoặc tổ chức thành viên của Diễn đàn tuân thủ 9 nguyên tắc chính sau đây trong hoạt động của mình bên trong Diễn đàn:

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

"Nhiều việc bị lấy cớ là 'nhạy cảm' để không minh bạch thông tin" (*)

Vũ Ngọc Hoàng

"Ở Việt Nam còn rất nhiều việc chưa được minh bạch, kể cả việc nhỏ và việc lớn, kể cả những chủ trương, quyết định và những vụ việc tiêu cực, tham nhũng, sai lầm. Nhiều việc được cho là “nhạy cảm” để lấy cớ đó  không minh bạch thông tin”.
“Nhân dân có quyền chất vấn, yêu cầu cơ quan nhà nước phải giải trình; có quyền phản đối những việc làm mà nhân dân cho là sai trái; có quyền yêu cầu cán bộ từ chức hoặc bị cách chức… Các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm lắng nghe, điều tra xác minh, tiếp thu, trả lời, giải trình, không được ngăn cản cấm đoán nhân dân thể hiện chính kiến một cách ôn hòa”.
“Phải khuyến khích công luận lên tiếng phê phán, phản đối những việc sai trái (kể cả của lãnh đạo) để tăng sức đề kháng của cơ thể xã hội. Ở đâu và khi nào mà công luận bị hạn chế, ngăn cản thì ở đó và lúc ấy cơ thể xã hội đang giảm sức đề kháng (đến một lúc bệnh nặng dần, trở thành liệt kháng – đó chính là căn bệnh HIV chết người)”.
“Nhà nước rất cần nghiên cứu chỉnh sửa các điều luật về tội “Tuyên truyền chống nhà nước” để cho nhân dân với tư cách là “ông chủ” được tự do phê bình đối với bộ máy và cán bộ phục vụ nhân dân, không để cho “đầy tớ” lợi dụng những quy định chưa chặt chẽ mà quy chụp, tống giam “ông chủ”, làm thay đổi bản chất của nhà nước nhân dân”.
Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu Phần 2 bài viết mới nhất của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, xung quanh một vấn đề mà ông luôn trăn trở - quyền lực và kiểm soát quyền lực.
Trong phần 1, tôi đã nói về lý do phải kiểm soát quyền lực. Trong phần 2 này, tôi xin góp bàn về quyền lực cần được kiểm soát như thế nào, bằng cách nào?
Trước tiên phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Lời ấy không phải là hô khẩu hiệu, mà phải được thấm sâu trong hệ thống chính trị và trong cộng đồng nhân dân. Mọi người phải ý thức rõ ràng và đầy đủ về quan điểm ấy, thường xuyên thể hiện bằng hành động thực tế.

Những đứa con của Mẹ Việt Nam

Vũ Đông Hà


Đêm nay. Con của Mẹ 18. 
Ngồi bán mực nướng ở quán bia Xiêm Rệp. 
Lẻo đẽo trước tiệm uốn tóc làng Việt Nam - Svay Pak 
       mời khách mua dâm. 
Mặc váy ngắn đứng bán trầu 
       trong những lồng kính đèn màu đêm Taoyuan. 
Co mình nằm dưới người đàn ông không răng ở con hẻm 
       Chung Li. 

*

Thuở ấy. Mẹ thiếu nữ 18. 

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Lập hội cho dân hay cho đảng?

Phạm Trần
          Quốc hội Cộng sản Việt Nam đã có kế hoạch thảo luận Dự luật về Hội trong phiên họp kỳ 2 khóa 14, tháng 10-2016, nhưng ích cho dân thì ít mà lợi cho nhà nước thì nhiều, kể cả khả năng ngăn chặn việc thành lập Công đoàn độc lập của công nhân.
          Dự thảo có 8 Chương, 37 Điều “quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về hội”.
          Ngay trong mục 2 của Điều 1 đã quy định rằng: “Luật này không áp dụng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng”.
Ngoài các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng thuộc lĩnh vực tâm linh, các Tổ chức khác đều là của đảng thành lập từ lâu. Chúng được hưởng các quyền lợi vật chất và hoạt động bằng ngân sách nhà nước. Nhân sự điều hành và nhiều đoàn viên là những cán bộ, công nhân viên và đảng viên ăn lương của dân để phục vụ đảng cầm quyền.
          “Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là thành phần con ông cháu cha hay thuộc dòng tộc “có công với cách mạng” hoặc được chọn từ hàng ngũ “con cháu các gia đình liệt sỹ”. Đoàn viên là những đảng viên kế thừa cho đảng trong tương lai. Họ được đảng nâng đỡ từ việc học đến việc làm và hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi của nhà nước vượt xa con dân thường.

Kiểm soát quyền lực: “Có những người bán rẻ Tổ quốc vì quyền lợi cá nhân”

Vũ Ngọc Hoàng
22-9-2016
TS Vũ Ngọc Hoàng. Ảnh: Lê Anh Dũng.
“Có những người lúc đầu khi chưa có quyền lực thì tốt, nhưng sau đó, khi đã có quyền lực trong tay thì dần dần trở nên hư hỏng, thành người xấu; thậm chí đến mức có thể phản bội nhân dân, bán rẻ Tổ quốc vì ngai vàng của cá nhân”.
LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết mới nhất của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, xung quanh một vấn đề mà ông luôn trăn trở – quyền lực và kiểm soát quyền lực.
Quyền lực như “con ngựa” bất kham, người không đủ nhân cách mà giao cho họ cầm cương thì nó sẽ tung phá, gây đổ ngã và làm chết cả người ngồi trên yên ngựa. Quyền lực là “con dao” hai lưỡi, có thể phục vụ cho đời và cũng có thể làm hại đất nước nếu rơi vào tay những kẻ bất tài, tham lam.
Năm 2011, Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập, dù là mới thoáng qua, việc kiểm soát quyền lực. Rất tiếc là chủ trương đó chưa được triển khai thực hiện cụ thể. Trước và trong Đại hội XII, Tổng Bí thư của Đảng ít nhất đã hai lần nhấn mạnh phải kiểm soát quyền lực.
Gần hai năm trước, trong bài “Tham vọng quyền lực và sự tha hóa”, tôi có viết ý kiến về kiểm soát quyền lực và trả lời phỏng vấn của báo chí về việc này. Thời gian gần đây một số tờ báo có đặt vấn đề phỏng vấn tôi yêu cầu nói tiếp ý kiến về kiểm soát quyền lực. Đó là lý do khiến tôi viết tiếp bài này trao đổi thêm để bạn đọc tham khảo.
Câu hỏi trước tiên cần nói thêm là vì sao phải kiểm soát quyền lực? nếu không kiểm soát quyền lực thì sẽ thế nào?
Mặt tiêu cực của quyền lực
Quyền lực vốn là của cộng đồng nhân dân, khởi đầu là thế, và mãi mãi cũng là thế, không phải của thần linh, không phải của bất kỳ cá nhân ai, của một gia đình trị hoặc một tộc họ nào; cũng không phải của bất kỳ một tổ chức nào khác.
Từ lâu Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được và đã nhiều lần khẳng định trong các Nghị quyết rằng quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân không trực tiếp nắm giữ tất cả, mà chỉ nắm giữ một số vấn đề then chốt (sẽ nói sau), còn lại là ủy quyền cho nhà nước quản lý và sử dụng quyền lực để bảo vệ và phục vụ nhân dân, kiến tạo một quốc gia phát triển.
Tuy nhiên, trong lịch sử, đã từng có không ít trường hợp những người (hoặc nhóm người) bằng các thủ đoạn chính trị đã cướp đoạt quyền lực của nhân dân, biến nhân dân thành đối tượng bị cai trị. Nhân dân sau khi ủy quyền thì mất quyền, còn người được ủy quyền thì dần dần bị quyền lực làm tha hóa. Họ sử dụng quyền lực không phải để bảo vệ và phục vụ nhân dân như mục đích ban đầu, mà để phục vụ lợi ích của cá nhân, gia đình, dòng họ, cho một nhóm người, họ quay lại ức hiếp nhân dân, biến nhân dân từ chủ nhân của quyền lực thành đối tượng bị chèn ép, bị ức hiếp, bị tước đoạt.
Ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, quyền lực cũng luôn có hai mặt. Mặt tích cực, nó là công cụ hữu hiệu bậc nhất để tập hợp lực lượng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng một xã hội tốt đẹp, nếu như quyền lực ấy được trao cho những con người có nhân cách tốt.
Mặt tiêu cực, nó luôn làm tha hóa những con người và bộ máy sử dụng quyền lực nhưng lại yếu kém về nhân cách và không có cơ chế tốt để kiểm soát quyền lực. Sự tha hóa như vậy có từ trong bản chất tự nhiên của con người và quyền lực. Có những người lúc đầu (khi chưa có quyền lực) thì tốt, nhưng sau đó, khi đã có quyền lực trong tay thì dần dần trở nên hư hỏng, thành người xấu; thậm chí đến mức có thể phản bội nhân dân, bán rẻ Tổ quốc vì ngai vàng của cá nhân.
Cá biệt có những người thay đổi bản chất rất nhanh, chỉ sau một lần bỏ phiếu, họ gần như trở thành một người khác hẳn, từ dáng đi, cách nói, cách bắt tay. Họ khệnh khạng hơn, có vẻ “oai vệ” hơn, “bề trên” hơn. Khi người ta đến được đỉnh cao của “chiến thắng” trong quyền lực thì đấy là lúc người ta bắt đầu thua, mà trước tiên là thua chính mình.
Trên đỉnh cao của quyền lực ít ai nhìn thấy tai họa ẩn chứa vốn có từ bên trong quyền lực ấy, nếu không phải là người lãnh đạo có nhân cách lớn, minh triết uyên thâm, có khả năng vượt qua chính mình và ma lực cám dỗ của quyền lực, để tịnh tâm nhìn xa trông rộng. Khi đã có trong tay tất cả thì đấy cũng là lúc tự mình bắt đầu đánh mất dần.
Tha hóa quyền lực dẫn đến sụp đổ chế độ  
Việc kiểm soát quyền lực trước tiên là để bảo đảm cho quyền lực luôn thuộc về đúng chủ nhân của nó, tức là thuộc về nhân dân, được sử dụng đúng mục đích, không bị lợi dụng, lạm quyền. Khi quyền lực bị lạm dụng thì tất yếu sẽ tha hóa bộ máy cầm quyền, và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tha hóa đạo đức xã hội.
Sự tha hóa quyền lực tất yếu sẽ dẫn đến sụp đổ chế độ chính trị. Nếu sự tha hóa ấy không dừng lại và lành mạnh hóa thì sụp đổ là không thể khác, chỉ còn là vấn đề thời gian. Sự sụp đổ ấy chính là tự đổ, không phải do ai phá và cũng không ai cản nổi.
Có những suy nghĩ rất ấu trĩ sai lầm khi cho rằng nắm cho chắc lực lượng vũ trang là có thể đẩy lùi sự sụp đổ. Không đâu! Liên Xô ngày trước cả quân đội và lực lượng an ninh KGB còn rất mạnh, bậc nhất thế giới, vậy mà đến một lúc, khi sự tha hóa đã đến ngưỡng, thì cả một chế độ được cho là thành trì ấy bỗng chốc đổ ào, đến mức không tưởng tượng được, không hiểu nổi.
Nhiều người đã giải thích rằng do địch phá bằng “diễn biến hòa bình”… Không phải như thế đâu! Đấy là cách giải thích miễn cưỡng, không có cơ sở khoa học, tự trấn an mình. Địch thì lúc nào mà chả phá ta? Do phá ta nên nó mới là địch. Địch mà không phá ta mới là chuyện lạ.
Phá là việc của địch, còn ngã đổ là chuyện của ta. Nếu cử đổ lỗi cho địch thì rồi chẳng biết cách nào mà sửa. Địch phá Liên Xô ư? Phá sao bằng thời kỳ trước đó, khi 14 nước đế quốc tập trung bao vây nhà nước nhân dân còn non trẻ, rồi nội chiến, rồi chủ nghĩa phát-xít đã tập trung cao độ lực lượng với nửa nghìn sư đoàn thiện chiến trong đại chiến thế giới lần thứ 2 để tiêu diệt Liên Xô, nhưng không tiêu diệt được.
Ngược lại, Liên Xô đã lớn mạnh thành một cường quốc hàng đầu thế giới. Sao bây giờ địch giỏi vậy, tài tình vậy, chẳng tốn một viên đạn mà Liên Xô vẫn đổ ào không cứu vãn được, cứ như một cơn đột quỵ dữ dội và bất ngờ. Địch mà giỏi như vậy thì thật đáng kính phục?
Những nhà tuyên truyền “ngây thơ” đã vô tình tâng bốc địch, vậy mà cứ tưởng thế mới là có lập trường địch – ta. Bản chất của vấn đề Liên Xô đổ là tự đổ, do tha hóa quyền lực mà đổ, do không thể tự đứng được nữa mà đổ, do thối nát mà đổ, chứ chẳng phải ai xô ngã được.
Tham nhũng, lợi ích nhóm lan cả vào chốn thiêng liêng
Đặc điểm chính trị quan trọng nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN) chân chính là quyền lực thật  sự và luôn luôn thuộc về nhân dân. Chỉ khi ấy mới có một nền chính trị thật sự tốt đẹp và bền vững.
Thực tế lịch sử nhân loại đã cho thấy: nhà nước của chủ nô, của vua và các tập đoàn phong kiến, nhà nước của quan lại tha hóa (như Liên Xô giai đoạn sau chẳng hạn) và nhà nước của tài phiệt (tư bản hoang dã thời kỳ đầu) cuối cùng đều phải ngã đổ và kết thúc. Chỉ có nhà nước của dân, thật sự của dân, thì mới bền vững lâu dài, vì dân là vạn đại.
Vì vậy, việc kiểm soát quyền lực vừa là giá trị nhân văn của một xã hội tiến bộ, phòng chống sự tha hóa của Nhà nước và xã hội, đồng thời là để thực hiện mục tiêu XHCN chân chính, để có được một nhà nước bền vững lâu dài phục vụ nhân dân.
Khi quyền lực không được kiểm soát thì mặt trái của nó chính là tác nhân quan trọng nhất làm tha hóa cán bộ, tha hóa những con người được trao quyền lực, rồi tha hóa cả bộ máy, làm cho bộ máy bị biến chất, không còn là nhà nước của dân, mà dần dần thành nhà nước phản bội nhân dân.
Trong bất kỳ điều kiện nào, sự tha hóa quyền lực ở cán bộ và các cơ quan lãnh đạo quản lý, đều là nguyên nhân lớn nhất làm cho đạo đức xã hội xuống cấp, văn hóa suy đồi, dân tộc bị mất dần sức mạnh nội sinh, xã hội trì trệ và quốc gia không thể hưng thịnh, không có đủ sức mạnh để bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu XHCN tốt đẹp mà nhiều người đã từng mong ước cũng trở nên xa vời và mơ hồ.
Lịch sử nước ta đã từng có nhiều lần do tha hóa quyền lực mà dẫn đến mất nước. Hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam đã từng bị sụp đổ vì tha hóa quyền lực. Triều đại sau được dân chúng ủng hộ lên thay, rồi cũng tha hóa tương tự, lặp lại như cũ. Ngay cả những triều đại đã một thời rất huy hoàng, có công lao to lớn bậc nhất với lịch sử dân tộc nhưng sau đó cũng tha hóa và sụp đổ (như nhà Lý, nhà Trần, Hậu Lê và Tây Sơn chẳng hạn).
Nhiều năm qua lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã rất nhiều lần đề ra chủ trương và kêu gọi phải chống tham nhũng, chống “lợi ích nhóm” tiêu cực, cũng đã mất nhiều công sức cho công việc khó khăn và vất vả này, nhưng kết quả vẫn còn rất hạn chế. Tình hình tham nhũng, “lợi ích nhóm” chẳng những không dừng lại, mà đang còn khá phổ biến và phức tạp, gây nhức nhối xã hội, đau đầu các cơ quan lãnh đạo đất nước. 
Nó cứ lan rộng dần vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, của công việc quản lý và quản trị quốc gia, vào ngay trong các lĩnh vực mà trước đến nay thường được cho là trong sạch, thiêng liêng (như lĩnh vực dạy người, cứu người, an ninh quốc gia, nắm cán cân công lý để bảo vệ sự nghiêm minh, kể cả cơ quan ở cấp cao, cả nhà thờ, chùa chiền, cả lĩnh vực làm từ thiện, nhân đạo, chính sách đền ơn đáp nghĩa…).
Điều đó có nguyên nhân trực tiếp quan trọng nhất là chưa làm tốt việc kiểm soát quyền lực, nói thẳng và mạnh hơn là quyền lực về cơ bản chưa được kiểm soát, từ đó dẫn đến tha hóa cán bộ và các tổ chức trong bộ máy lãnh đạo quản lý.


Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Phát biểu tại diễn đàn Liên Hợp Quốc, ngày 19-9-2016

TS Nguyễn Quang A


Thưa Quý Ngài, Quý Bà và Quý Ông,
Tôi là Nguyễn Quang A, từ Diễn đàn XHDS, một trong khoảng hai mươi lăm tổ chức xã hội dân sự không thể đăng ký ở Việt Nam và bị chính phủ tìm cách ngăn cản hoạt động. Chúng tôi và các thành viên gia đình chúng tôi đối mặt với sự trả đũa vì hoạt động nhân quyền của mình. Tôi đã tham gia phiên UPR ở Geneve tháng Sáu 2014. Cảnh sát đã thử dùng các chiến thuật quấy nhiễu để làm gián đoạn công việc của chúng tôi. Khi quay lại Việt Nam chúng tôi đã tổ chức hai cuộc tọa đàm và cả hai đã bị công an ngăn cản bằng cách thúc khách sạn hủy hợp đồng thuê phòng. Tôi đã bị cản trở sử dụng bất cứ phương tiện giao thông nào để đến một tọa đàm như vậy, cho nên tôi đã phải đi bộ gần 10 km để đến nơi tôi có thể trình bày bài phát biểu của mình. Những người khác đã tham dự UPR thì bị đe dọa nghiêm trọng kể cả câu lưu, dọa dẫm và bị tịch thu hộ chiếu sau khi họ quay về Việt Nam và đến nay vẫn không thể đi du hành.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

10 ĐIỂM ĐÁNG LƯU Ý TRONG VỤ ÁN ANH BA SÀM


20-9-2016

Bà Brittis Edman (trái), Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Civil Rights Defenders cầm bức ảnh phiên tòa sơ thẩm ông Nguyễn Hữu Vinh và cô Nguyễn Thị Minh Thúy. Nguồn: Ngọc Thu
Bà Brittis Edman (trái), Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Civil Rights Defenders cầm bức ảnh phiên tòa sơ thẩm ông Nguyễn Hữu Vinh và cô Nguyễn Thị Minh Thúy. Ảnh chụp tháng 4/2016. Nguồn: Ngọc Thu
1. Công an khống chế và tự tiện sử dụng máy tính cá nhân lúc bắt giữ
Ngày 5/5/2014, Cơ quan An ninh điều tra BCA bắt khẩn cấp Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy tại nhà riêng. Tuy nhiên lúc bắt giữ, điều tra viên Nguyễn Tuấn Hưng- A92 đã làm một việc sai nguyên tắc khi tự tiện dùng máy tính cá nhân của ông Vinh trong suốt 8 giờ đồng hồ. Việc này trái với quy định của pháp luật một cách khá ngớ ngẩn trong lúc khám xét, Công an đã có hành vi tác động vào những tài liệu, dữ liệu, hồ sơ có thể trở thành chứng cứ.
2. Thời gian tạm giam và thời gian phúc thẩm quá hạn
Ông Vinh và bà Thúy bị bắt vào 5/2014. Gần 2 năm sau khi bị bắt, ngày 23/3/2016, phiên xử sơ thẩm mới diễn ra. Theo thông báo của Tòa án nhân dân cấp cao, ngày 22/09/2016, phiên xử phúc thẩm mới diễn ra. Như vậy, thời gian tạm giam đã quá mọi quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự.
3. Trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại đến 5 lần, lần cuối cùng với lý do “xác minh đảng tịch”

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Cả dân tộc Việt Nam sẽ bị chết khô vì khát tình người


- "Rồi đây, cả dân tộc Việt Nam sẽ bị chết khô vì khát tình người" (*) - Tôi tin chắc rằng, điều đó sớm xảy ra trên mảnh đất Việt Nam thân yêu của chúng ta, nếu mỗi người chúng ta vẫn im lặng, vô cảm trước những nỗi đau, tội ác, sự bất công của xã hội.

Qua nay, cư dân mạng đều lên tiếng xót xa trước vụ một thi thể quấn chiếu nằm vắt ngang đằng sau xe máy ở tỉnh Sơn La. Nhưng câu hỏi đặt ra, họ xót xa xong rồi họ sẽ có hành động như thế nào? họ đánh giá như thế nào về vụ việc này? Họ sẽ kêu gọi giúp đỡ gia đình chị P kia và mọi chuyện kết thúc? Hay họ chỉ im lặng, im lặng và im lặng - một sự im lặng đáng sợ đến ghê người?

Tôi sợ, sợ thật sự, cả đêm qua tôi không tài nào ngủ được, tôi bị ám ảnh bởi hình ảnh người đàn ông và thi thể người chết nằm vắt ngang, bó gọn trong chiếc chiếu nhỏ bé đơn sơ, 2 chân rủ xuống sau xe máy... cả 2 cô đơn lạc lõng giữa đường.

Tôi sợ thái độ vô cảm của các vị y bác sĩ tại bệnh viện, sự vô cảm của tất cả những người dân trên đường... tôi tự hỏi, họ không hề biết, không thấy có một người chết đang nằm sau xe, 2 chân buông sõng hay sao? Hay vì họ cũng quá nghèo nên không thể giúp được gì?

Tôi ghê tởm thái độ vô lương tâm của các vị y bác sĩ, thà họ cứ im lặng, thà họ cứ làm thinh giả câm giả điếc, đằng này họ lại đi bao biện cho bản thân mình và tìm mọi cách để chứng minh rằng họ vẫn là những "lương y như từ mẫu", thậm chí, họ còn mua chuộc cả gia đình, để gia đình nhận lãnh hoàn toàn mọi trách nhiệm. Họ không biết rằng, những lý luận của họ đến trẻ con như tôi cũng thấy rõ sự láo toét và khinh bỉ hay sao?

Tôi sợ khi tôi hình dung ra viễn cảnh tương lai, chỉ riêng Sơn La sẽ có đến 36.000 cái xác nữa cũng không đủ tiền để thuê xe ô tô. Họ quá nghèo đói, tiền ăn không có, lấy đâu thuê?? (Tính tới năm 2015, toàn tỉnh Sơn La có tới 36.000 người thiếu đói)

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Trịnh Xuân Thanh và cú vồ hụt của Nguyễn Phú Trọng

JB Nguyễn Hữu Vinh

Như một vở hài kịch được sắp sẵn, nhưng vừa đưa ra diễn bị cháy, vụ việc Trịnh Xuân Thanh đang là tâm điểm dư luận mấy ngày qua tại Việt Nam. Nhiều báo chí và mạng xã hội tập trung vào chủ đề này, thậm chí đến mức quên đi cả điều hết sức lớn lao đang từng ngày gây nhức nhối xã hội như Thảm họa Biển Miền Trung – cho đến nay đã gần nửa năm, người dân vẫn không được đền bù thiệt hại.
Trịnh Xuân Thanh – Một cán bộ là con cựu cán bộ cao cấp, được trung ương chăm bẵm, nâng niu ưu tiên đủ thứ, công danh leo vòn vọt từ chức nọ đến chức kia, con đường quan lộ ít ai so bì được, may ra chỉ có con của Thủ tướng.
Bỗng dưng báo chí lôi ra vụ dùng biển xanh lắp vào xe biển trắng rằng là vi phạm luật, là nọ, là kia… cứ như những việc đó ở Việt Nam là lạ lắm không bằng. Gì chứ việc quan chức lạm quyền và làm những điều ngang ngược, coi pháp luật không bằng cái quần lót ở Việt Nam thì chỉ là chuyện bụi bám áo quần. Tưởng rồi  chuyện cũng qua đi như bao chuyện tương tự hoặc hơn thế nhiều.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Tiến trình Bắc thuộc lần thứ 5 của Trung Cộng

Mai Thanh Truyết

1. Cuộc di dân Tàu vào Việt Nam

Trước năm 2008, người Tàu khi vào Việt Nam được miễn nhiễm visa (hộ chiếu) và có thể di chuyển tự do trong phạm vi miền Bắc mà thôi. Cuối năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại miễn chiếu khán và nới rộng vùng di chuyển của người Tàu đến tận Cà Mau. Quyết định nầy chính là điểm mấu chốt và là điểm khởi đầu thực sự trong âm mưu Hán hóa Việt Nam của TC.

Có thể nói hiện nay, sự hiện diện của người Tàu trên khắp hang cùng ngõ hẹp của đất nước. Trong hơn 65 Khu chế xuất, Khu công nghiệp tập trung, không đâu là không thấy công nhân, quản đốc và chủ nhân người Tàu, trong lúc người lao động Việt Nam khắp nơi phải chịu cảnh thất nghiệp! Trong các nhà máy sản xuất có tính cách quốc phòng như nhà máy phát điện nhà máy gang thép, sản xuất hóa chất công nghiệp... đầu đâu cũng có chủ nhân và công nhân người Tàu.

Ngoài 9 tỉnh địa đầu hầu như chịu ảnh hưởng của người Tàu, đường sá mang tên Tàu, hàng quán, chợ búa mang tên Tàu, thậm chí cung cách trang hoàng những ngày Tết cũng đậm nét Tàu như treo lồng đèn đỏ dọc theo các đường phố chính, chưng bày hàng hóa thực phẩm Tàu...

Trên 306.000 hecta đất cho Tàu thuê mướn trong 50 năm với giá rẻ mạt, chiếm toàn những vị trí chiến lược trọng yếu ở miền Bắc, như căn cứ Tam Điệp là nơi Bộ Chính trị đảng csVN ẩn náu trong giai đoạn chiến tranh năm 1979!

2. Đồng hóa tiệm tiến các dân tộc thiểu số miền Cao nguyên Trung phần 

Hội giáo chức Chu Văn An họp mặt bàn về tình hình nền giáo dục nước nhà

(Kiều Phong- Việt Nam Thời Báo )


(VNTB) - Chiều chủ nhật ngày 11/09/2016, Hội giáo chức Chu Văn An đã họp mặt lần thứ hai tại Văn phòng Công lý và Hòa bình, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Các nhà giáo đã bàn bạc nhiều vấn đề về tình hình giáo dục của Việt Nam.
Chủ trì cuộc gặp mặt là giảng viên toán học Phạm Minh Hoàng- một trong các thành viên sáng lập, các nhà giáo thuộc Hội giáo chức Chu Văn An. Ngoài ra còn có các thân hữu của Hội giáo chức Chu Văn An như bác sỹ Đinh Đức Long và các phóng viên báo chí độc lập.
Dạy hay không dạy chữ Hán- ném đá hỏi đường
Chủ đề đầu tiên được đưa ra thảo luận trong cuộc họp của Hội giáo chức là dạy hay không dạy chữ Hán trong trường phổ thông. Theo nhà giáo Phạm Minh Hoàng tóm tắt trên mạng xã hội thì tuyệt đại đa số người dân chống đối đề xuất đó.

Hán văn là một bộ phận cấu thành của tiếng Việt

Hà Sĩ Phu

Đang lúc cần chống âm mưu Hán hóa của giặc bành trướng Đại Hán mà nói chuyện dạy chữ Hán cho học sinh phổ thông thì thật không phải lúc, vì tính “nhạy cảm” của thời sự. Tuy nhiên, xin hãy tạm chế ngự xúc cảm nhất thời (tuy rất đáng quý) để bàn một việc về lâu về dài, đáng lẽ phải đặt ra từ rất lâu rồi.
Trong đề tài này hai phái tán thành và phản đối dường như đã bộc lộ khá đầy đủ những luận cứ chính của mình.
Để góp thêm, mở đầu, tôi xin lấy vài ví dụ vui để thấy chữ Hán đã dính chặt vào dân tộc Việt Nam như thế nào, người mù chữ Nho tuyệt đối cũng đang dùng chữ Nho một cách tự nhiên, vô thức. Không phải là chuyện vay mượn vài chữ như vay mượn tiếng Anh, tiếng Pháp, mà người Việt dùng chữ Nho tự nhiên, tuôn chảy như viết, như nói tiếng mẹ đẻ của mình.
- Có thể đâu đó đã xuất hiện những tấm biển quảng cáo thế này:
Kinh doanh quần áo các loại - hoa quả thời vụ - tạp hóa tổng hợp”.
Phục vụ học sinh: sách giáo khoa, bút mực, dụng cụ thủ công, truyện cổ tích thế giới”.
Chẳng mấy ai bảo các tấm biển kia đã dùng chữ Hán. Nhưng xin thưa đó là ngôn ngữ Hán học hay Nho học trăm phần trăm, thuần Nho, không lẫn một chữ thuần Việt nào hết. Bạn có thể nghĩ “quần áo” hay “hoa quả” là tiếng thuần Việt chứ gì, không đâu, quần áo là hai chữ Nho 裙襖, đúng cả về phát âm và ngữ nghĩa. Quần là cái quần, áo là cái áo, cứ tra từ điển Hán Việt Đào Duy Anh thì biết. Hoa quả 花果 cũng vậy, vốn là chữ Nho. Cũng hai ký tự ấy nhưng người Tàu Bắc Kinh phát âm hơi khác, người Tàu Quảng Đông phát âm hơi khác mà thôi (nên mặc dù là tử ngữ nhưng bằng chữ Hán người Việt và người Tàu có thể bút đàm).

Kháng thư của các tổ chức xã hội dân sự độc lập về việc nhà cầm quyền cưỡng chế và phá hủy chùa Liên Trì

11-9-2016


Vào lúc 7 giờ sáng ngày 08-09-2016, nhà cầm quyền Quận 2, thành phố Sài Gòn đã huy động xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe phá sóng và 50 xe ô-tô chở khoảng 500 nhân viên thuộc nhiều ban ngành (công an đa phần mặc thường phục), trang bị súng ống, dùi cui, roi điện, bình hơi cay, phá cổng xông vào chùa Liên Trì ở khu đô thị mới Thủ Thiêm. Họ dùng loa phóng thanh đọc cái gọi là “lệnh cưỡng chế” rồi lục soát mọi căn phòng, đồng thời cấm người trong chùa điện thoại, quay phim, chụp ảnh. Đang khi đó, với không ít lực lượng hung dữ, họ phong tỏa mọi con đường đến chùa (thậm chí canh giữ từ xa và từ cả mấy hôm trước) để ngăn chận mọi hành động hiệp thông và phản đối (cụ thể của Hội đồng Liên tôn Việt Nam sáng ngày 08-09)
Theo ghi nhận tức thời, Hòa thượng Viện chủ Thích Không Tánh đã dứt khoát từ chối đề nghị “bồi thường” và “hoán đổi” đưa ra trước đó nhiều lần của nhà cầm quyền, cũng như không ký vào bất cứ giấy tờ nào của lực lượng cưỡng chế. Các vị sư khác trong chùa thì tọa kháng để phản đối cách bất bạo động.