Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

Việt Nam: 7 sự kiện nổi bật năm 2017

(BBC bình chọn)

Một số sự kiện nổi bật năm 2017
1. Đoàn Thị Hương và vụ ám sát ông Kim Jong-nam
Ông Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, tử vong ở sân bay Kuala Lumpur hôm 13/2/2017, do bị đầu độc bằng chất độc thần kinh VX.
Siti Aisyah, 25 tuổi người Indonesia, và Đoàn Thị Hương, 28 tuổi người Việt, bị buộc tội giết hại ông Kim Jong-nam bằng cách bôi chất độc thần kinh VX vào mặt nạn nhân.
Cuộc điều tra và vụ xử trong năm 2017 chưa xong và Đoàn Thị Hương nói cô vô tội.
BBC Tiếng Việt có nhiều bài vở về sự kiện này, các bạn có thể xem lại:

Ông Đinh La Thăng. GETTY IMAGES
2. Ông Đinh La Thăng bị truy tố
Hôm 7/5, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng nhận kỷ luật của Đảng với mức cảnh cáo và không còn trong Bộ Chính trị.

Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

Khi an ninh, tình báo được mang đi … bán lẻ



Chưa biết đến lúc nào thì scandal liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (t Vũ Nhôm) lng xung và tt nhiên chưa biết scandal này s kết thúc vi kết qu ra sao (?). Tuy nhiên có th khng đnh, scandal đó là hi chuông báo t cho tương lai quc gia và vn mnh dân tc khi an ninh, quc phòng được đem ra bc nhng thương v đc bit.
Cho dù quc phòng và an ninh là hai lĩnh vc đc bit quan trng đi vi tương lai ca mt quc gia và vn mnh ca mt dân tc nhưng Vit Nam đã có nhng bng chng hết sc rõ ràng cho thy, thay vì chuyên chú vào vic bo v lãnh th, quân đi dường như ch quan tâm đến vic kiếm tin và tương t, thay vì chuyên chú vào vic bo v - thc thi pháp lut, duy trì an ninh, trt t thì công an cũng vy.
Khi an ninh và quốc phòng được điều hành tùy tiện, dễ bị tiền lũng đoạn đến như vậy thì tương lai quốc gia và vận mệnh dân tộc ra sao?

NHỮNG BẤT THƯỜNG và KHÁC LẠ VỀ CHUYÊN ÁN “VŨ NHÔM”

  -Nguyễn Đăng Quang-
Ngay sau khi ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng và khai trừ khỏi Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN (đầu tháng 10/2017), người dân và công luận toàn quốc mới giật mình nhận thấy tình trạng mâu thuẫn, đấu đá nội bộ trong giới lãnh đạo chóp bu thành phố Đà Nẵng là rất nghiêm trọng và đang bước vào đỉnh điểm! Lúc này, lại phát lộ thêm thông tin: Một doanh nhân có tên Phan Văn Anh Vũ, sinh năm 1975 (biệt danh “Vũ nhôm”), chủ của nhiều Công ty BĐS và Xây dựng, là “sân sau” của Thành ủy Đà Nẵng từ một thập kỷ rưỡi qua (từ thời ông Nguyễn Bá Thanh), đã khuynh đảo không chỉ thị trường địa ốc mà còn thao túng cả hệ thống chính trị của thành phố đáng sống này! Dư luận còn đồn thổi “Vũ nhôm” là một sỹ quan an ninh có cấp hàm Thượng tá, thậm chí có nguồn còn chỉ rõ “Vũ nhôm” chính là người của Tổng cục V (Tổng cục Tình báo – BCA) với bí số AV.75! Không rõ sự việc này hư thực ra sao, độ tin cậy ở mức độ nào, nhưng những thông tin như vậy sẽ không có lợi, làm cho người dân bán tín bán nghi vào thể chế chính trị nhà nước ta!

Sau khi ông Trương Quang Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, tân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng tiết lộ một nửa sự thật về chuyện trên, công luận lại càng thêm ngỡ ngàng! Tại buổi gặp mặt các sỹ quan quân đội cấp tướng nghỉ hưu nhân 73 năm ngày thành lập QĐNDVN chiều hôm 20/12/2017, Bí thư Thành ủy Đà Năng khẳng định Bộ Công an đang vào cuộc vụ lùm xùm này và tiết lộ “Vũ nhôm” là một Thượng tá Công an! Ông Nghĩa nói, xin trích nguyên văn: “Ở Đà Nẵng có “Vũ nhôm”. Ngoài Bắc có “Út trọc”. Cũng Thượng tá cả! Với quan điểm người của ai, đơn vị đó phải làm, phải xử lý. Quân đội vừa rồi đã xử lý, bắt “Út trọc” rồi. Công an hiện nay cũng đang làm và phải trả lời câu hỏi đó”! Như vậy, ông Nghĩa vô tình hay hữu ý đã khẳng định “Út trọc” là Thượng tá Quân đội, và “Vũ nhôm” là Thượng tá Công an!

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Truyền thông quốc tế nói về 'Lực lượng 47'

Đội ngũ an ninh mạng 'hùng hậu' của Việt Nam mang tên Lực lượng 47 đã được truyền thông nước ngoài đưa tin và bình luận trong vài ngày qua.

Lực lượng 47, gồm 10.000 người, sẽ 'là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng', 'vừa hồng vừa chuyên, kiên định lập trường, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao', truyền thông trong nước dẫn lời Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ tịch Tổng cục Chính trị hôm 25/12.
Hãng tin Anh Reuters ngày 26/12 có bài bình luận về lực lượng an ninh mạng với nhiệm vụ "chống lại quan điểm 'sai trái'" trên internet này trong bối cảnh "cuộc đàn áp những người chỉ trích nhà nước độc đảng ngày càng lan rộng".
"Nhà nước Cộng sản Việt Nam tăng cường nỗ lực kiểm soát Internet, kêu gọi kiểm soát chặt chẽ hơn các mạng xã hội và xóa bỏ nội dung có vẻ mang tính công kích, nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy những nỗ lực này khiến sự chỉ trích lắng xuống trong bối cảnh các công ty cung cấp dịch vụ mạng xã hội là công ty toàn cầu", bài báo của Reuters viết.
Số nhân lực 10.000 người của Lực lượng 47 được so sánh với con số 6.000 nhân viên của Bắc Hàn. Tuy nhiên, ý kiến của Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa gợi ý rằng lực lượng này tập trung chủ yếu vào người sử dụng internet trong nước, trong khi Bắc Hàn tập trung vào trên phạm vi quốc tế vì internet không được phổ biến cho người dân nước này, vẫn theo Reuters.
Việt Nam, một trong 10 quốc gia hàng đầu về số người sử dụng Facebook, vừa qua đã soạn thảo một dự luật về an ninh mạng, yêu cầu đặt các máy chủ của Facebook và Google tại Việt Nam. Dự luật này được bàn luận sôi nổi tại Quốc hội và vẫn đang chờ được thông qua.
Công ty an ninh mạng Hoa Kỳ FireEye cho Reuters biết Việt Nam đã "xây dựng được các chức năng gián điệp trên mạng đáng kể trong một khu vực có hệ thống phòng thủ tương đối yếu".
Phát ngôn viên của FireEye, người yêu cầu giấu tên, nói với Reuters rằng: "Việt Nam chắc chắn không đơn độc. FireEye đã quan sát sự gia tăng các khả năng tấn công ... Sự gia tăng này có ý nghĩa đối với nhiều bên, bao gồm các chính phủ, nhà báo, nhà hoạt động và thậm chí cả các công ty đa quốc gia".
Ông nói thêm: "Hoạt động gián điệp qua mạng đang ngày càng hấp dẫn các quốc gia, một phần bởi nó có thể cung cấp quyền truy cập một số lượng thông tin đáng kể với đầu tư khiêm tốn, khả năng phủ nhận hợp lý và rủi ro thấp".

“LỰC LƯỢNG 47”, HỌ LÀ AI?

Làm công việc truyền thông nên tôi không thể không quan sát truyền thông mạng và yếu tố “tâm lý truyền thông” của nó. Nếu chịu khó quan sát và đọc ý kiến (comment) trên các trang của một số người có sức ảnh hưởng, sẽ thấy không khó để phân loại các nhóm mạng xã hội và cũng không quá khó để “định vị” được các nhóm tác chiến của “lực lượng 47”.
Cái gọi là “10.000 người là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng” hẳn nhiên không chỉ là một nhóm “lưu manh” có mỗi nhiệm vụ văng tục bừa bãi. Như được thừa nhận công khai là một tổ chức chuyên nghiệp thì, tương tự “cơ cấu tổ chức” của một bộ máy truyền thống, họ hẳn được chia thành từng nhóm hoặc từng tổ, với mỗi đơn vị được phân công theo dõi một người hoặc một nhóm, nhận nhiệm vụ “tác chiến” trên một hay vài “mặt trận”, hoặc “đồng loạt ra quân” “tổng công kích” vào một thời điểm cụ thể, chẳng hạn sự kiện Biểu tình Cá chết năm 2016.
“Lực lượng 47” không chỉ gồm những kẻ lưu manh vô học. Tôi không nghĩ việc “giữ gìn an ninh nội chính” trên không gian mạng có thể hiệu quả, nếu người ta chỉ tung ra một đám được huấn luyện đánh võ mồm chuyên nghiệp đứng ở bờ đê này chửi với sang bờ bên kia. Đó chỉ là một đám, dù đông nhất nhưng thấp kém nhất, được sử dụng như một lực lượng phản ứng nhanh nhằm chữa cháy cấp thời. Chiến lược của bộ phận an ninh mạng không chỉ là dập đám cháy. Mà là ngăn chặn đám cháy. Có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao một chế độ thối nát đang làm tan hoang đất nước mà không thể sụp đổ? Vì họ vẫn còn kiểm soát tốt vấn đề an ninh trong đó có an ninh mạng.

Đọc lại bài thơ KHÂM THIÊN của Lưu Quang Vũ



KHÂM THIÊN
 
Lưu Quang Vũ 

Lời dẫn của Phạm Xuân Nguyên: Bài thơ này nhà thơ Lưu Quang Vũ viết năm 1972, sau cuộc ném bom B52 xuống khu phố Khâm Thiên. Năm ấy anh Vũ 24 tuổi. Một bài thơ tôi đã từng ví như bức tranh Gernica của P. Picasso. Trong thơ Việt Nam chưa ai viết được thế như LQV.

những người chết trong đêm thân gãy nát
óc chảy ròng trên gạch
những người chết cháy đen miệng há mắt mở trừng
những xác vùi đẫm máu dưới cầu thang
tay chân vặn vẹo thịt xương
lòng ruột mắc trên dây điện
phố Khâm Thiên ầm ầm đổ sụp
tiếng người la khủng khiêp xé đêm dài
*

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Màn hai của vở kịch lấn chiếm trên Biển Đông

27/12/2017 05:43 GMT+7
TTO - Bài báo của Thời báo Hoàn Cầu ngày 25-12 đã ngang nhiên công khai báo cáo về việc xây dựng và hiện diện quân sự trên các đảo và bãi đá trên Biển Đông.

Một động thái "giản dị" song qua đó xem việc tự ý bồi đắp, xây dựng, lập căn cứ quân sự tại đây như là một điều hiển nhiên và hợp pháp, như thể các đảo, đá này thuộc chủ quyền của Trung Quốc. 
Và từ đây khỏi ai tố cáo lấn chiếm, bồi đắp, xây dựng, lập căn cứ, quân sự hóa... gì nữa.
Công khai


Bài báo dẫn báo cáo, do Cơ quan dữ liệu và thông tin hải dương của Trung Quốc thực hiện, "đơn giản" giải thích: "Trung Quốc đã tăng cường xây dựng và tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trên các hòn đảo và bãi đá ở Nam Hải (tức khu vực Biển Đông của Việt Nam) trong năm qua khi căng thẳng lãnh thổ với các nước láng giềng đang giảm".
Bài báo cũng báo trước rằng "kích thước của một số đảo sẽ còn được tăng thêm nữa trong tương lai", và quả quyết rằng "Trung Quốc đã mở rộng một cách vừa phải khu vực quần đảo Nam Hải để tăng cường khả năng phòng thủ quân sự trong phạm vi có chủ quyền và cải thiện cuộc sống của người dân sống trên đảo".

Bắc Kinh vu cáo Hà Nội ‘không ngừng xâm lấn lãnh thổ trên Biển Đông’


( Ảnh ) Đảo Đá Tây với bờ kè được xây dụng dạo sau này. (Hình: CSIS/Digital Globe)
BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Tờ báo Quân sự của Trung Quốc China Military vừa có bài vu cáo Việt Nam “không ngừng” các hoạt động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông.
Như một kiểu quân cướp vừa ăn cướp vừa la làng, tờ Quân Sự Trung Quốc ấn bản Anh ngữ của Bắc Kinh căn cứ vào một bài viết trên báo Mỹ Bloomberg nói Việt Nam đã cải tạo thêm tại đảo Đá Tây (tên quốc tế là West London Reef) trong quần đảo Trường Sa để vu cáo.
Báo Bloomberg đưa ra không ảnh do tổ chức Digital Globe cung cấp nói việc cải tạo bờ kè “trông giống như đà nâng” tại đảo Đá Tây nhiều phần giúp cho tàu thuyền của Việt Nam đến đây sửa chữa hoặc nghỉ ngơi trong những chuyến tuần tra dài ngày. Đảo Đá Tây cách Vũng Tàu khoảng 680 km về hướng Đông Nam.
Dựa vào đó, báo Quân sự Trung Quốc nói điều đó có nghĩa “Việt Nam không xuống thang các hoạt động lấn chiếm ở khu vực cho dù họ mong muốn duy trì ổn định tại đó. Việt Nam đã có các biện pháp đó trong vài năm qua trong vấn đề Biển Đông.”
Báo này cáo buộc rằng “Các hành động xây dựng chính yếu của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa vượt quá tầm mức một nơi như Đá Tây. Các tài liệu liên quan cho thấy chỉ trong năm 2016, Việt Nam đã “cải tạo và bồi đắp” “hàng chục đảo và bãi đá ngầm mà họ chiếm đóng. Vì tài chính và hiểu biết kỹ thuật giới hạn, nhiều dự án của họ phải thực hiện bằng tay. Đó là lý do tại sao báo chí Tây phương lại luôn luôn nói các vụ Việt Nam xây dựng ở các đảo và bãi đá ngầm Trường Sa có tỉ lệ rất thấp (so với Trung Quốc), nhưng cái cách ‘tổ kiến tiếp tục dịch chuyển’ cũng có thể cải thiện khả năng kiểm soát và bành trướng về lâu về dài”.
Theo những con số phỏng định của Trung Tâm CSIS tại Washington, DC được Bloomberg dẫn lại, từ năm 2014, Việt Nam đã bồi đắp thêm tại 10 đảo và bãi đá ngầm ở Trường Sa với tổng cộng diện tích khoảng 120 hécta.

Chuyện cũ viết tiếp (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 26)

Tương Lai
Những ngày sao mà da diết nhớ Hà Nội. Nghe Tùng Dương hát Hà Nội tôi của Nguyễn Cường càng nôn nao nỗi nhớ “Hà Nội năm tháng rất xưa, tình yêu tôi không bao giờ cũ, chạm vào đâu cũng thấy thân thương, hàng cây góc phố con đường…”.
Liệu có phải vì vừa trải nghiệm điều mà nhân vật Batsana trong tác phẩm Quy luật của muôn đời của Dumbatzé tự chiêm nghiệm “Con người ta cần ốm nặng ít nhất một lần trong đời. Như vậy sẽ có dịp phân tích và đánh giá lại toàn bộ quãng đường đã qua”? Hay là vì đúng những ngày này nhớ về Hà Nội một Mùa Giáng sinh B52, khi bom của Nixon lừng lững dựng những cột khói đen thay cho cây thông Noel mà người Mỹ tặng người Hà Nội năm 1972. Trong ngọn lửa căm hờn ngút trời, người Hà Nội vẫn tỉnh táo đón nhận những thảm họa trút xuống bất kể giây phút nào.
Có lẽ cả hai.
Con trai tôi lên 6 tuổi vẫn hồn nhiên reo lên: “Kìa bố, máy bay Mỹ rơi kia kìa”. Con trai tôi không hề biết, không cần biết rằng chúng nó trút bom xuống trước khi rơi và bom sẽ lấy đi mạng sống bé bỏng của con cũng như mạng sống của bao trẻ em khác. Và giờ đây con trai tôi điềm tĩnh nắm chặt tay tôi vừa tỉnh dậy sau những phút hiểm nghèo.
Kể cũng lạ cho sức đề kháng tự vệ của cơ thể con người. Khi bị tụt đường huyết đột ngột, trong nôn nao hoảng loạn, chẳng hiểu vì đâu tôi vẫn đủ sức để bấm Iphone gọi cho con gái “Con ơi, chưa bao giờ bố thấy cần có con bên cạnh như lúc này”. Là bác sĩ, con gái tôi hiểu ra ngay chuyện gì đã gọi cho anh nó trên đường phóng ngay về nhà. Nhưng cũng phải mất 30 phút mới lao được vào phòng tôi. Lạ một điều là chỉ khi đã nằm trong vòng tay của con tôi, áp đầu vào ngực nó, tôi mới thật sự mê man không biết gì nữa. Tỉnh dậy trên giường phòng cấp cứu bệnh viện, chỉ thấy nhiều tấm áo choàng trắng vây quanh và nét mặt tươi cười của con tôi. Bác sĩ Giám đốc bệnh viện nắm tay tôi cười: “Thôi ổn rồi”. Tôi cũng cười và thân mật nói với ông “Con gái tôi nó khủng bố tôi anh ạ”, giáo sư bác sĩ PNV từ tốn: “Con gái bác cứu sống bác đấy”. Rồi ông quay sang dặn dò thêm các bác sĩ trước khi rời

Trung Quốc ngang nhiên thừa nhận cải tạo, xây dựng ở Biển Đông

Chính quyền Việt Nam nói gì?
Bauxite Việt Nam
TTO - Trong một báo cáo mới công bố của chính phủ Trung Quốc, nước này ngang ngược cho rằng việc mở rộng, cải tạo trên các đảo, đá tại Biển Đông của họ là “hợp lý”.

Bức không ảnh chụp Đá Xubi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép - Ảnh: REUTERS
Theo hãng tin Reuters, theo báo cáo này, cái mà Trung Quốc tuyên bố là họ có quyền "hợp lý" bao gồm việc mở rộng các đảo nước này đơn phương chiếm đóng trên Biển Đông và các dự án xây dựng trong năm 2017, trong đó có một hệ thống radar bao trùm khu vực có diện tích khoảng 290.000 m2.
Những số liệu này về đại thể cũng tương tự như các thông tin do một tổ chức nghiên cứu của Mỹ công bố hồi đầu tháng này.
Thời gian qua Trung Quốc liên tục tiến hành hoạt động cải tạo, bồi đắp và xây dựng quy mô lớn trên một số đảo và đá mà nước này đơn phương chiếm đóng tại Biển Đông.
Trong đó có cả việc xây dựng các sân bay tại đó, gây quan ngại cho tất cả những nước trong khu vực cũng như Washington về vấn đề an ninh quốc phòng và an toàn hàng hải.
Bắc Kinh tuyên bố công việc của họ nhằm hỗ trợ các hoạt động quốc tế như công tác tìm kiếm, cứu nạn, tuy nhiên cũng đã thừa nhận có mục đích quân sự trong các dự án xây dựng này. Bắc Kinh từng tuyên bố họ có quyền làm bất cứ điều gì họ muốn trên phạm vi "lãnh thổ của họ".
Bên cạnh một dự án xây dựng mà báo cáo của chính phủ Trung Quốc định nghĩa là "hệ thống radar lớn", hiện chưa rõ trong báo cáo này có đề cập tới các công trình xây dựng khác trong năm nay, trong đó có cả hệ thống kho chứa dưới lòng đất và các tòa nhà điều hành hay không.
Báo cáo của chính phủ tại Bắc Kinh cũng nêu rõ nước này đã tăng cường các hoạt động tuần tra quân sự thời gian qua, nhưng không nêu chi tiết.
Báo cáo này được công bố từ thứ sáu tuần trước (22-12), tuy nhiên chỉ xuất hiện trên Thời báo Hoàn cầu hôm nay (25-12).

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

Tin liên quan đến việc Vũ Nhôm bị truy nã :

Nấp dưới danh nghĩa công ty bình phong của Tổng cục Tình Báo, Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) và Bùi Cao Nhật Quân được hậu thuẫn bởi nhiều ông tướng Công An và một số lãnh đạo biến chất để cướp đất, lũng đoạn tài chính, ngân hàng, mà sau đó không thể không nhắc đến các khoản lại quả mà các tình báo viên nộp lại. Có thể dẫn ra một trong các trường hợp đó là ông tướng công an nổi tiếng ăn tạp: thứ trưởng Bùi Văn Thành.
Bằng sự nối kết của Vũ nhôm, tướng Bùi Văn Thành và cha con Bùi Thành Nhơn, Bùi Cao Nhật Quân tạo nên một tập đoàn mafia, chuyên môn dùng con bài quyền – tiền để cướp đất.
Để tìm ra bằng chứng cụ thể về liên minh giữa tướng Bùi Văn Thành và các tình báo viên không hề đơn giản, đầu tiên nhóm phóng viên Công Lý giới thiệu đến quý độc giả một nhân vật mới, cũng thuộc biên chế của Tổng cục Tình báo Bộ Công An, được biệt phái làm thanh tra Bộ Tài chính phụ trách phía nam mang tên Nguyễn Văn Đồng (sinh năm 1961). Đầu năm 2015, được sự tiến cử của Vũ nhôm, Đồng tiếp tục được biệt phái sang làm “cố vấn cao cấp” của tập đoàn Novaland, nhiệm vụ của Đồng là cầu nối chính trị, liên lạc viên, chuyển tiền viên, chuyển rượu viên,… giữa nhóm Vũ nhôm, Bùi Cao Nhật Quân, Bùi Thành Nhơn và các thế lực đỡ đầu, trong đó có tướng Bùi Văn Thành.
Cố vấn cao cấp Nguyễn Văn Đồng luôn cặp kè với Bùi Cao Nhật Quân kể cả những event chính thống và phi chính thống

SABECO THƯƠNG VỤ MỜ ÁM TRĂM NGÀN TỶ CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM

.Nhà Văn (Người Buôn Gió Bùi Thanh Hiếu)
Cuối cùng sau một thời gian đong đếm Sabeco cũng được bán cho tỷ phú người Thái hơn 53%, nhà nước Việt Nam thu về 110 ngàn tỷ VND.
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đây là một chiến tích trong đảng khi bán trót lọt mang về cho đảng CSVN một số tiền hàng tỷ usd trong lúc khó khăn.
Quả thật đây là một khó khăn và Nguyễn Xuân Phúc đã làm tốt. Để giải quyết khó khăn trong vướng mắc việc bán Sabeco, Nguyễn Xuân Phúc đã phải vận dụng linh hoạt nhiều bước, như cải cách điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, thiết kế mô hình bán đấu giá để không ai nói được....
Người trợ lý thiết kế chương trình bán vốn nhà nước giúp Nguyễn Xuân Phúc là một nhân vật có tên là Don Lam. Don Lam vốn là Hoa Kiều ở Nha Trang, y sang Canada từ lúc hơn 10 tuổi. Khi lớn y trở lại Việt Nam trong vai trò tư vấn kinh tế, một thế lực bí ẩn đã giúp y 10 triệu usd để y lập ra quỹ đầu tư có tên Vietnam Capital, sử dụng Capital này để hợp thức hoá việc làm cò mồi, ăn tiền môi giới. Với thể chế như chế độ cộng sản Việt Nam làm kinh tế, tiền hoa hồng bao giờ cũng hậu hĩnh hơn nhiều so với các tập đoàn tư bản các nước trên thế giới, làm ăn với một nhà nước độc tài một đảng là miếng ngon béo bở, chẳng hạn như thương vụ Việt Nam bán trái phiếu quốc tế 750 triệu usd được gọi là thành công ở Singapor, số tiền phải trả cho môi giới là 54 triệu usd.
Từng ấy năm móc ngoặc, đi đêm với nhà nước Việt Nam trong các thương vụ Don Lam trở thành một ông trùm maphia tài chính ở Việt Nam. Những gì ở Việt Nam khiến Don Lam trở lại làm ăn, hẳn nhiên là lợi nhuận cám dỗ do thể chế độc tài mang lại, nhưng sâu xa hơn nữa y có thể do thế lực nào tạo dựng quay trở lại Việt Nam để phá hoại nền kinh tế, đất nước Việt Nam hay không là một dấu hỏi lớn. Thực sự suốt trong quãng thời gian dài Don Lam ở Việt Nam trong vài trò tư vấn cho chính phủ Việt Nam và cả nhà đầu tư nước ngoài, nền kinh tế Việt Nam đến nay thảm hại phải đi bán tài sản và chính y lại nhiệt tình giúp đỡ việc bán tài sản đó để ăn tiền hoa hồng. Don Lam có tên trong hồ sơ rửa tiền Paradise ở Panama do hiệp hội báo chí quốc tế nêu tên.

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Về chuyện “Trung Quốc đã trở thành siêu cường công nghệ”

Nguyễn Thái Nguyên
Nguyễn Thái Nguyên viết chính xác. Tuy nhiên phải thừa nhận các công ty quốc doanh TQ núp bóng tư nhân này ăn cắp công nghệ rất giỏi và chúng có đưa trình độ công nghệ của TQ lên nhanh chóng. Còn ở ta thì rất đáng buồn. Nhà tôi ở quê và cả ở HN nữa đều lắp cáp quang và mấy cái thiết bị đều dán nhãn có thể bóc ra dễ dàng: "sản phẩm của VNPT", "made in Vietnam", thế nhưng nhìn vào phía sau, chữ ZTE được đúc nổi trên vỏ nhựa (muốn xóa thì phải hủy vỏ). Trách gì Khaisilk, các "quả đấm thép" của VN còn thô lỗ hơn nhiều. Và nguy hiểm hơn, nó nắm hết thông tin, có chuyện gì thì từ Bắc Kinh (hay Đông Hưng) bằng một lệnh chúng có thể làm tê liệt toàn bộ "hệ thần kinh" của nền kinh tế VN. Nghĩ mà lộn tiết với bọn tay sai cỡ bự của Tàu.
Nguyễn Quang A


Nhân đọc bài báo: “Đáng sợ: Trung Quốc đang trên đường thống trị công nghệ toàn cầu và bài học cho Việt Nam” của David Dodwell đăng trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Shouth China Morning Post) do Hồng Thủy dịch đăng trên Giáo dục Việt Nam ngày 29/3/2017 (Xin xem ở đây). Bài báo này thật ra đã đăng trên rất nhiều tờ báo cả tiếng Trung lẫn tiếng Anh không chỉ ở HK mà cả ở TQ và nhiều nước khác như là một phát kiến mới, một sự kiện gây chấn động… Cũng đã đăng bằng tiếng Việt trên một vài trang mạng khác ở VN. Gần đây, ngày 14/12, một bạn đọc chuyển cho anh Trần Đức Nguyên bài báo này và anh Trần Đức Nguyên đã nêu một gợi ý khó với chủ ý: chúng ta đánh giá thế nào nội dung bài viết này? Đây là một vấn đề không đơn thuần về mặt khoa học công nghệ mà có những nội dung thật giả được pha trộn vào nhau bằng nghệ thuật chữ nghĩa phục vụ cho ý đồ chính trị nên hết sức phức tạp.
Tôi đã đọc bài viết này từ mấy tháng trước, nhưng thấy nó không có sức thuyết phục, nên tôi không chuyển tiếp cho các bạn đọc trong nhóm. Nay nhân anh Trần Đức Nguyên nêu vấn đề, tôi viết thêm ý kiến của tôi chỉ để quý vị cùng tham khảo mà không nhằm mục đích bài bác bài báo hay tác giả.
1/ Tôi không bình luận vào các nội dung bài báo nêu ra, bởi vì từ đầu đến cuối, tác giả đã tâng bốc quá đà thực tế đang diễn ra ở TQ cả về trình độ khoa học công nghệ lẫn các thành tựu “số hóa” hoạt động xã hội ở TQ. Đề cao nền công nghệ đẳng cấp “thống trị toàn cầu” đã đành, lại nhân đó, đề cao Huawei đến mức “Google không nhằm nhò gì so với Huawei” thì không nói các chuyên gia công nghệ chắc cũng phải phì cười mà những người dùng Internet như tôi cũng thấy là chuyện tào lao của tác giả. Lại so tốc độ truyền tin của mạng Internet ở Thâm Quyến ( ) nhanh hơn ở New York! Cho đến nay, Hong Kong và Thâm Quyến không phải là TQ trên tất cả các mặt, trong đó có mạng Internets. Bất cứ ai đến TQ, dù là năm 2017 này thì đều biết cái tệ hại của mạng Internet ở đại lục ra sao, ý tác giả là để ta suy ra việc phát triển và sử dụng Internet ở TQ đã cao hơn Mỹ? Tác giả cố tình đánh lộn sòng các khái niệm này một cách có chủ đích mà tôi không nói thêm. Vì sao?

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

CÓ THỂ CÓ TRUY NÃ QUỐC TẾ KẺ BẮT CÓC TRỊNH XUÂN THANH

Tin Nước Đức ( thờibáo.de )
Phiên tòa xét xử ông Thanh có thể diễn ra vào ngày 10/01/2018 và khả năng những người ra lệnh hay cầm đầu vụ bắt cóc bị truy nã quốc tế?
 18.12.2017 11:35  5076
 Một số nhân viên mật vụ tham gia vụ bắt cóc Trịnh XuânThanh đã đến Đức từ trước, hơn 2 tuần trước khi vụ bắt cóc xảy ra, họ đi trong phái đoàn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Đức tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hamburg.
h1
Ảnh chụp bài phỏng vấn trên nhật báo TAZ, số ra ngày hôm nay thứ hai 18/12/2016
Nguồn trên tờ TAZ, bản điện tử online: http://www.taz.de/!5468156/
 h2
Trung tướng Đường Minh Hưng - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục an ninh, Bộ Công an - có lẽ không phải là nhân vật cao cấp duy nhất trong vụ bắt cóc này.
Nhật báo TAZ số ra ngày hôm nay, thứ Hai 18/12/2017 có đăng một bài phỏng vấn bà Schlagenhauf, luật sư ở Đức của Trịnh Xuân Thanh. Nữ luật sư Schlagenhauf đã tiết lộ nhiều chi tiết mới, trong đó đặc biệt bà cho biết, phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh có lẽ sẽ diễn ra đầu năm tới vào ngày 10/01/2018 và ông Martin Patzelt Nghị sĩ Quốc hội Liên bang Đức thuộc đảng Liên minh dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) sẽ có mặt tại Việt Nam để tham dự phiên tòa với tư cách quan sát viên. Ngoài ra Bộ Ngoại giao Đức đang nỗ lực cho một quan sát viên thứ hai được tham dự phiên tòa, có lẽ đó là một nữ Nghị sĩ Quốc hội Liên bang Đức thuộc đảng Linke (đảng Cánh Tả). Nhưng hiện nay Hà Nội chưa đồng ý quan sát viên thứ hai này.

Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017

MẤT ĐẢNG!

-Nguyễn Đăng Quang-


Tác giả Thái Bá Tân, một nhà giáo kiêm nhà thơ về thế sự, nhiều năm qua là tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận bởi những bài thơ ông sáng tác! Ông được hàng triệu bạn đọc trong và ngoài nước cảm phục và quý trọng. Bạn đọc xa gần không chỉ yêu quý, mến mộ tài năng của ông qua những vần thơ 5 chữ trào phúng nổi tiếng mà còn bởi những nhận định về thế sự rất “linh nghiệm” và “biện chứng” của ông! Trong bài thơ vừa sáng tác gần đây gửi TBT Nguyễn Phú Trọng với nhan đề “GỬI BÁC TRỌNG”(1), tác giả Thái Bá Tân viết:

Bác nói : " Nếu mất Đảng,
Mất chế độ hiện nay
Sẽ là mất tất cả ".
Thật khó hiểu câu này .

Đảng chỉ là tổ chức
Bé nhỏ và nhất thời,
Nhân dân và Tổ quốc,
Mới vạn đại, muôn đời !

Rồi Thái Bá Tân nêu nhận định khách quan và nói thay nguyện vọng của người dân. Ông không lo và buồn nếu mất Đảng, ngược lại còn mừng nếu điều đó xảy ra. Ông viết tiếp:

Mất Đảng, mất chế độ,
Nhưng các nước Đông Âu,
Không hề "mất tất cả "
Mà văn minh, lại giàu.

Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

NHÂN DÂN MỚI LÀ TẤT CẢ


Luân Lê


Đây là lời ông Tổng bí thư đảng nói chuyện với Hội cựu chiến binh, những người đã đứng trong hàng ngũ chiến đấu dưới sự dẫn dắt của Đảng cộng sản trong những năm chiến tranh, nên Ông ấy mới nói câu “mất đảng, mất chế độ là mất tất cả”. Bởi những người này đang có sổ hưu và hưởng chế độ quân nhân, cựu binh hậu chiến, tức được nhà nước đãi ngộ.

Còn nếu Ông ấy nói với người dân tại một quảng trường thì hẳn câu nói ấy, mang tính cảnh báo cho những người cùng lợi ích, thì chắc hẳn nó không thể nào phù hợp và cũng thật là chuyện hài hước. Vì nhân dân và tổ quốc thì luôn còn, đảng phái hay chế độ thì chỉ là một nhóm người nắm quyền điều hành trong một giai đoạn.


Trước đây vị vua nào cũng nhân danh thiên tử để trị vì đất nước và gây dựng vương triều bằng mọi giá, dù đó có là sinh mệnh của hàng ngàn, hàng vạn, thậm chí hàng triệu dân chúng. Và họ vẫn bắt thần dân hô vang “vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế” mỗi khi vua, chúa xuất cung hay sau khi tiếp nhận xong thánh chỉ từ “con trời”. Nhưng rồi cuối cùng thì chế độ ấy cũng suy vong và sụp đổ như một lẽ tất yếu. Và nhân dân, tổ quốc vẫn tiếp tục hành trình của mình trên lãnh thổ và chủ quyền đó. Nhân dân lại thiết lập nên nhà nước khác phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ hơn. Đó là quy luật của sự vận động đi lên, không ai phủ định được tất yếu đó, chính những học trò của Marx và Lenin phải hiểu rõ điều này nhất trong những luận điểm triết học chính trị và xã hội của các vị này.

Chỉ có những người có quyền và lợi ích liên quan đến chế độ mới lo sợ “mất tất cả”. Nhưng rõ ràng rằng, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, thì mọi sự tan rã của thể chế đều đưa quyền lực trở về với chủ nhân thực sự của nó, và chủ nhân ấy sẽ lại tiếp tục trao cho những (nhóm) người đại diện phù hợp nhất mà họ tin tưởng trong tiến trình tiếp theo.

GỬI BÁC TRỌNG

Thái bá Tân..

Bác nói: “Nếu mất đảng,
Mất chế độ hiện nay
Sẽ là mất tất cả”.
Thật khó hiểu câu này.


Đảng chỉ là tổ chức,
Bé nhỏ và nhất thời.
Nhân dân và tổ quốc
Mới vạn đại, muôn đời.


Nghe bác nói như thế,
Tôi chẳng hiểu thế nào.


Là giáo sư, tiến sĩ,
Một người học vấn cao,

HẬU THANH TRA ĐẤT ĐỒNG TÂM: Bài 2: ĐÔI ĐIỀU NHẮN GỬI ÔNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG.

      -Nguyễn Đăng Quang-

Thưa ông Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung,
1/. Ngày 22/4/2017, nhận lệnh của Bộ Chính trị và Thường trực Thành ủy Hà Nội, ông về Đồng Tâm để đối thoại trực tiếp với người dân nhằm thực thi một nhiệm vụ hy hữu, vô tiền khoáng hậu, chưa từng xảy ra trong lịch sử chính thể Nhà nước ta! Thật may mắn, ông đã hoàn thành nhiệm vụ, dù cho đến nay sự việc chưa được giải quyết tận gốc, còn tiềm ẩn không ít nguy cơ! Việc giải cứu 20 CSCĐ an toàn ra về trong tiếng hò reo của cả ngàn người dân địa phương cũng như của các quan chức trong đoàn, chứng tỏ đây là giải pháp “WIN-WIN” (Hai bên cùng thắng) đầu tiên cho đến nay! Sự việc tuy đã diễn ra cách đây 8 tháng, song dư âm vẫn còn nóng hổi như sự việc mới xảy ra ngày hôm qua vậy! Nhắc lại sự kiện này không thể không nói đến bản “Cam kết 3 điểm” mà ông đã ký trước người dân Đồng Tâm hôm đó. Điều đặc biệt là bản “Cam kết 3 điểm” này có đóng con dấu đỏ của Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm xác nhận chữ ký của ông là chữ ký thực, và đương nhiên người ký đó là ông!
Nói về bản “Cam kết 3 điểm”, ngay tại điều cam kết đầu tiên, ông trịnh trọng hứa sẽ tiến hành thanh tra khách quan 59ha đất trên cánh đồng Sênh: “Trực tiếp kiểm tra Đoàn Thanh tra, chỉ đạo sát sao, làm đúng sự thực khách quan và đúng pháp luật khu vực đất đồng Sênh rõ ràng đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp, không mập mờ, đảm bảo đúng quyền lợi cho nhân dân theo quy định của pháp luật”. Đọc kỹ câu chữ trên, ai cũng hiểu là ông đã mặc nhiên ghi nhận ở cánh đồng Sênh là “có đất nông nghiệp”! Vấn đề chỉ là việc ông chỉ đạo sao để đoàn Thanh tra xác định cụ thể ranh giới “đâu là đất nông nghiệp của người dân Đồng Tâm” và “đâu là đất quốc phòng của Tập đoàn Viettel” (nếu họ có) mà thôi! Người dân Đồng Tâm coi 59ha đất cánh đồng Sênh và 47,36ha ở Cổng Đồn là đất “bờ xôi ruộng mật” đã bao đời nay nuôi sống họ! Song chấp hành nghiêm túc Quyết định 133/TTg ngày 14/4/1980 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), người dân Đồng Tâm đã vui vẻ bàn giao 47,36ha đất nông nghiệp ở Cổng Đồn cho Bộ Quốc phòng để làm sân bay Miếu Môn, chỉ nhận có 150.312 VNĐ (năm 1981) tiền bồi thường hoa mầu! Phải ghi nhận người dân Đồng Tâm đã vì lợi ích quốc gia mà hy sinh quyền lợi của mình! Riêng diện tích 59ha đất nông nghiệp thuộc cánh đồng Sênh liền kề, người dân vẫn tiếp tục canh tác bình thường từ đó cho đến nay!

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

Vở Đinh La Thăng, màn hai

Bùi Quang Vơm
Trước hết, việc ông Thăng bị bắt và sẽ bị xử là chuyện không có gì bất ngờ, chuyện “tất yếu“, chuyện tiếp theo những chuyện đã kể, màn thứ hai của vở diễn Dầu khí Việt Nam và có thể còn tiếp dài nữa, nếu giữa chừng không xảy ra cái biến cố cũng rất quan trọng và rất “tất yếu“ khác.
Việc xảy ra chậm hơn dự liệu chỉ chứng tỏ tính phức tạp của vụ việc.
Nếu có gì khác thì đó là cách tổ chức thực hiện, vì thực hiện như thế nào phản ánh tâm và thế của ta & tác giả của nó.
Công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý”
17h19, ngày 8/12/2017, báo Vnexpress.net, tờ báo đầu tiên đưa tin Quốc hội họp bất thường bãi miễn tư cách đại biểu của ông Đinh La Thăng, Bộ chính trị đình chỉ sinh hoạt đảng và sinh hoạt cấp uỷ trung ương. Ngay sau đó, Bộ Công an phát lệnh khởi tố bắt tạm giam.
18h45, xe 7 chỗ biển xanh của cảnh sát xuất hiện, đi thẳng vào sảnh chung cư khu đô thị Sông Đà, nơi ở của gia đình ông Đinh La Thăng. 30 phút sau, cổng vào khu vực sân chung cư đóng hoàn toàn, đèn tắt, chỉ còn công an là những bóng người xuất hiện tại khu vực. Lệnh bắt tạm giam và khám xét tại gia đã được thực hiện chỉ sau quyết định của Quốc hội và lệnh của Bộ Công an không quá một giờ. Khám và bắt kết thúc vào lúc 20h30, trong cùng ngày 8/12.
Tất cả mọi con bài cùng lật một lúc. Thấy con bài cũng là lúc hai tay đã lọt trong còng khoá số 8. Nhanh không kịp thở.
Nhanh và bất ngờ vì: Mọi việc đã được lên kế hoạch từ trước.
- Ngày 8/12 là một ngày cuối tuần, khi mọi quan tâm được dành cho gia đình.
- Ông Trọng biến mất từ sau cuộc gặp mặt cử tri ngày 29/11. Râm ran tin đồn ông bị truỵ tim, đột quỵ, phải đi Singapore chữa bệnh (Không biết ai, hay chính ông phóng ra cái tin nhảm đó). Đó là khoảng lặng trước cơn bão, hay là bước thu mình trước khi vồ mồi của mãnh thú. Ông xuất hiện trở lại ngày 8/12, chính là ngày phát nổ và kết thúc mọi chuyện, chỉ trong nửa buổi chiều.
- Ngày 07/12, tức là trước giờ G một ngày, ông Trần Quốc Vượng ký ban hành Quy định khai trừ ra khỏi đảng mọi hành vi tiêu cực và liên hệ với tiêu cực. Có tất cả trong cái quy định không mới mà rất mới này. Nó là lưỡi gươm Damocles, nó cách ly, nó cô lập đối tượng, nó tập hợp, và kêu gọi đầu hàng, v.v...

Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017

Bình luận Quy định 102 của ĐCSVN

Nguyễn Đình Cống
I. Giới thiệu Quy định 102
Ngày 15 tháng 11/2017 Đảng CSVN ban hành QĐ số 102 - QĐ/TW về XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐẢNG VIÊN VI PHẠM. QĐ này thay cho QĐ số 181 - QĐ/TW ngày 30/3/2013. Về hình thức: QĐ 102 gồm 31 trang A4, tổng trên 2 vạn chữ, quá dài. Về nội dung, có 5 chương với 37 điều. Chương I - Qui định chung (6 điều). Chương II - Các vi phạm về chính trị, tổ chức. Điều 7 - Quan điểm chính trị. 8 - Tập trung dân chủ. 9 - Bầu cử. 10 - Tuyên truyền, phát ngôn. 11 - Tổ chức, cán bộ. 12 - Bí mật. Chương III - Các vi phạm về chính sách, pháp luật. Điều 13 - Phòng chống tội phạm. 14 - Thanh tra, kiểm tra. 15 - Khiếu nại tố cáo. 16 - Tham nhũng lãng phí. 17 - Đầu tư xây dựng. 18 - Tài chính ngân hàng. 19 - Nhân đạo từ thiện. 20 - An sinh xã hội. 21 - Đất đai, nhà ở. 22 - Văn bằng chứng chỉ. 23 - Lập hội, biểu tình. 24 - Hôn nhân gia đình. 25 và 26 - Kết hôn, quan hệ với người nước ngoài. 27 - Kế hoạch hóa gia đình. 28 - Đạo đức y tế. Chương IV - Các vi phạm về đạo đức lối sống, tín ngưỡng tôn giáo. 29 - Lãnh đạo điều hành. 30 - Chức trách công vụ. 31 - Tệ nạn xã hội. 32 - Bạo lực gia đình. 33 - Đạo đức, nếp sống. 34 - Tín ngưỡng tôn giáo. Chương V - Điều khoản thi hành (3 điều).
QĐ 102 có hình thức và nội dung tương tự so với QĐ 181, có thêm 1 điều về thời hiệu xử lý kỷ luật (điều 3). Mỗi điều của các chương II; III; IV có 3 mục 1; 2; 3 ứng với 3 mức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo (hoặc cách chức), khai trừ. Mỗi mục (1; 2; 3) lại có các tiểu mục a; b; …I, k, kể ra chi tiết các hành động, lời nói, ý nghĩ vi phạm kỷ luật.
Tôi chưa so sánh toàn bộ từng chi tiết của QĐ 102 và 181, chỉ xin lấy vài so sánh làm thí dụ: mấy chữ cuối tiểu mục a, mục 3, điều 8 QĐ 102 viết là “Đảng và dân tộc” thì ở QĐ 181 viết là “Đảng và nhân dân” (thay Nhân dân bằng Dân tộc), ở cuối mục 3 điều 8 của QĐ 102 là: “đơn vị nơi mình sinh hoạt”, còn tương đương ở QĐ 181 là: “đơn vị nơi mình sinh hoạt, công tác” (bớt chữ công tác), ở cuối mục 3 điều 10 là “đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta”, còn ở QD 181 là “đối với Đảng” (thêm Nhà nước và chế độ ta), hoặc như tiểu mục e và g, mục 3 điều 13 là chia đôi nội dung tiểu mục e của QĐ 181. v.v…