Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

PHIÊN TOÀ “KHÔNG TRANH LUẬN”


Sáu vấn đề luật sư Lê Luân đặt ra không được tranh luận tại tòa vì không thể tranh luận. Nghĩa là luật sư nói gì nói, Mẹ Nấm nhất định phải chịu án tù 10 năm! Phẫn nộ chăng? Có! Nhưng nếu có điều gì như là niềm hy vọng, thì là đây: Sống trong thời đại dân chủ, con sói quyền lực cũng buộc phải giả vờ cư xử như con người văn minh, cũng có tòa án, cũng có luật sư. Mà một khi buộc phải giả vờ, thì cái ngày nó buộc phải trút cái hình hài sói để trở thành con người văn minh thực sự sẽ nhất định tới và tới nhanh.



Vào đầu giờ chiều nay, vụ án tiếp tục với phần tranh luận.
Ban đầu là luật sư Võ An Đôn và tiếp đến là luật sư Nguyễn Khả Thành. Tôi là người cuối cùng đối tụng với kiểm sát viên.
Sáu vấn đề chủ yếu tôi đặt ra:
Một. Kết luận điều tra và Cáo trạng viện kiệm sát buộc tội bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hoàn toàn dựa vào bốn bản kết luận giám định của 03 (ba) vị giám định viên khác nhau về lĩnh vực thông tin và văn hoá. Tuy nhiên, Luật Giám định tư pháp, Luật Công nghệ thông tin, Luật Viễn thông và Nghị định 132/2013 không quy định thẩm quyền về giám định tư pháp của Bộ Thông tin truyền thông và cấp địa phương là Sở TTTT. Nên nếu không có thẩm quyền giám định thì việc giám định có giá trị pháp lý hay không?

TUYÊN BỐ VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUỐC GIA VIỆT NAM CỦA CÔNG DÂN VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ VIỆT NAM

Ngày 27 tháng 6 năm 2017
Lần đầu tiên, một lãnh đạo Trung Quốc sang Việt Nam – tướng Phạm Trường Long – đã tuyên bố công khai, trực tiếp với lãnh đạo Việt Nam, rằng “vùng lãnh hải Biển Đông là thuộc chủ quyền Trung Quốc từ thời cổ đại”, điều mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu tại Singapore sau khi rời Việt Nam, mà không dám nói khi còn ở Việt Nam.
Phạm Trường Long, đại diện lập trường bành trướng của Trung Quốc, đã tiến thêm một bước khiêu khích mới, đe dọa chủ quyền Việt Nam, đồng thời Trung Quốc tiến hành manh động gây hấn ở lãnh hải và một số điểm trên đất liền của Việt Nam.
Dù yêu chuộng hòa bình hữu nghị, và đã từng trải qua chiến tranh, nhân dân Việt Nam không sợ hãi và kiên quyết chống lại cuộc xâm lấn của nhà cầm quyền Bắc Kinh, như đã từng thể hiện qua lịch sử mấy ngàn năm chống giặc Tàu xâm lược.
Chúng tôi, các công dân Việt Nam và các hội đoàn xã hội dân sự Việt Nam, long trọng tuyên bố:
1) Phản bác và lên án các hành vi xâm lược lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam của nhà cầm quyền Bắc Kinh đang diễn ra. Dù bất cứ tình huống nào, sự đánh trả của nhân dân Việt Nam để bảo vệ đất nước là tất yếu.
2) Nhân dân Việt Nam đồng lòng, đoàn kết, gác bỏ mọi khác biệt và ủng hộ tất cả các Nhà nước của Quốc gia Việt Nam ở mọi thời kỳ, trong cùng lập trường bảo vệ chủ quyền quốc gia, chống mọi hành động xâm lược.

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

HƯỞNG ỨNG CUỘC THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

Nguyễn Đình Cống
A- Mở đầu

Ngày 19/5/2017, Ban Tổ chức Trung ương, báo Nhân dânTạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp tổ chức buổi họp với chủ đề Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng, lấy tên GIẢI BÚA LIỀM VÀNG, lần thứ hai - năm 2017. Có khá nhiều giải thưởng, giải nhất 100 triệu.
Tôi viết bài này không gửi dự thi mà chỉ nhân dịp, góp vài ý kiến nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh để có thể tiếp tục vai trò cầm quyền (hoặc lãnh đạo như Đảng muốn).
Năm 1945 Đảng chỉ có vài ngàn đảng viên, thế mà lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thành công. Đó là nhờ nội bộ trong sạch, đoàn kết, nhân dân tin tưởng vào lòng yêu nước, ý chí giành độc lập của Đảng. Bây giờ Đảng có khoảng 4 triệu đảng viên, nắm chính quyền, lãnh đạo toàn diện mọi mặt, mà nội bộ không thống nhất, dân mất lòng tin. Phải ban hành hết nghị quyết này đến nghị quyết khác để củng cố và làm trong sạch, thế mà chẳng đâu vào đâu, càng ngày càng bị thoái hóa.
Tại sao vậy? Tại vì Đảng đã mắc một số sai lầm nghiêm trọng mà không chịu nhận ra để sửa chữa. Giống như một người bị bệnh nặng trong não và hệ thần kinh, lục phủ ngũ tạng đã bị ruỗng nát, nó thể hiện ra bên ngoài bởi các lở loét trên mặt, trên da. Vậy mà cho rằng bệnh chỉ ở ngoài da, chỉ lo tìm thuốc bôi bên ngoài, thể thì làm sao chữa được bệnh trong óc não và gan ruột. Bệnh của Đảng nhiều người đã thấy rõ, đã chỉ ra, nhưng những lãnh đạo của Đảng không chịu nghe. Có thể là vì kém trí tuệ nên không thấy được, cũng có thể một số có biết nhưng vì quyền lợi, vì một hạn chế nào đó mà không dám nói. Cũng đã có một vài người như ông Vũ Ngọc Hoàng có nói được vài điều, nhưng xét ra vẫn còn né tránh những vấn đề cơ bản.

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

LỜ MỜ CUỘC CHIẾN KHỐC LIỆT GIỮA CÁC BĂNG NHÓM QUA MỘT VÀI VỤ ÁN GẦN ĐÂY

Phạm Viết Đào
Qua một vài vụ án được khởi tố, đang được tiến hành nổi cộm gần đây thật sự thu hút dư luận cho thấy: mức độ khốc liệt của cuộc chiến băng nhóm ngày càng lộ diện, leo thang cả về chiều rộng lẫn chiều nấc cao, sâu.
Đây là các cuộc chiến thanh sát nhau mất còn giữa các băng nhóm nằm trong nội bộ bộ máy chính quyền nhằm tranh đoạt các nguồn lợi ích, tài nguyên. Bài viết không bàn tới các cuộc chiến giữa lực lượng chức năng chính quyền với thế giới tội phạm như những chuyện vẫn xảy ra xưa nay và hàng ngày được đưa trên ANTV.
Những vụ thanh tra, kết luận kiểm toán, khởi tố điều tra liên quan tới một loạt doanh nghiệp ngành dầu khí cho thấy không đơn thuần những cá nhân, tập đoàn dính án do họ vi phạm pháp luật, lợi dụng quyền hạn để bòn rút tiền ngân sách từ các dự án không hiệu quả… mà liên quan tới băng nhóm nào đang lợi thế, thất thế.
Xin đi sâu vào 2 vụ nổi cộm đằng sau ẩn chứa những xung đột khốc liệt giữa các băng nhóm lợi ích.
Vụ thứ nhất: Vụ thanh tra và khởi tố đất Đồng Tâm
Khởi tố “Vụ Đồng Tâm” lúc đầu nhiều người cho rằng đây là thủ tục bắt buộc, mang tính hình thức, hành chính để hợp thức cho nó đúng ql  uy trình về các vụ xảy ra ở Đồng Tâm do sự nổi dậy phản kháng… Thao tác này nhằm đẹp cái bộ mặt pháp chế Việt Nam thời kinh tế thị trường.

Hội thảo “Vấn nạn bạo hành của nhà cầm quyền đối với giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam” tại Hà Nội.

Nguyễn Tường Thụy


Kỷ niệm ngày Quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn (26/6), Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Vấn nạn bạo hành của nhà cầm quyền đối với giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam”. Hội thảo được tổ chức cùng ngày tại Hà Nội và Sài Gòn.
Tại Hà Nội, tham gia hội thảo ngoài các thành viên Cựu Tù nhân Lương tâm, có đại diện của các tổ chức xã hội dân sự: Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, Phong trào Chấn hưng Nước Việt, Phong trào No-U, Hội Phụ nữ nhân quyền, Hội Bầu bí tương thân, Mạng lưới bloger, tổ chức Người bảo vệ nhân quyền… Ông Yann Righetti, tùy viên nghiên cứu, Đại Sứ quán Thụy Sĩ có mặt tham dự.
Hội thảo tập trung vào các nội dung:
- Tình trạng bạo hành nói chung và bạo hành người bất đồng chính kiến ở Việt Nam.
- Nguyên nhân của tình trạng bạo lực trong xã hội và vấn nạn bạo hành đối với giới bất đồng chính kiến.
- Làm thế nào để hạn chế, ngăn chặn vấn nạn bạo hành đối với người bất đồng chính kiến.

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Hậu trường vụ CA Yên Bái bắt nhà báo Lê Duy Phong


Khi “cái tổ con chuồn chuồn” bị báo chí lần đến thì thế nào cũng xảy ra nhiều cú phản đòn kinh tởm. Huống chi đây lại là Yên Bái, nơi những phát súng thanh lý nội bộ đã chát chúa nổ ra từ một năm trước. Và ngay khi tiếng súng chưa kịp lắng thì một cái rễ hư hỏng của loại Trà nhồi nhiều phân bón màu mỡ lại đã phát tác, bốc lên mùi thối hoăng, nó là thứ mùi tiết lộ ruột gan CS nên dân chúng cả nước phải bịt mũi bịt mồm.
Sẽ còn những vụ việc động trời ghê gớm hơn đối với làng báo cũng như đối với bất kỳ ai muốn để mắt vào cái lỗ nhòm có thể từ đấy mà soi thấu ít nhiều sự thật ghê tởm của ổ nhóm CS Yên Bái. Bởi lẽ cái lũ CA Chiêu trẻ ranh được ngồi lên ghế tướng cũng chỉ là để cho chúng phải đem hết sức khuyển mã ra đền đáp ân sủng của bề trên. Mà ông/bà chủ của chúng thì lại đang vô cùng sốt ruột trong việc hốt cú chót, nên cũng rất cần đến chúng hộ vệ – có thể nói là hai bên đều là tầm gửi của nhau trong chuyện xoay xở làm ăn ở cái đận “nước rút” này trước lúc hạ hay là xệ cánh, chưa biết thế nào.
Trước sau gì thì báo chí, thứ quyền lực thứ tư, cũng không thể bị độc tài bôi đen làm thui chột hết được. Những chiếc mầm khỏe mạnh của nó cứ âm thầm tồn tại và đâm nhánh, rồi nở hoa một lúc nào đấy. Và ở đấy, vào đúng thời điểm ấy, những “chiếc kim trong bọc” trước hay sau cũng sẽ được lôi ra ánh sáng. Chúng ta tin như vậy.
Bauxite Việt Nam
1. Báo Giáo dục Việt Nam lên tiếng về việc bắt nhà báo Lê Duy Phong
N.Quyết
(NLĐO)- Theo Tổng biên tập Báo Giáo dục Việt Nam Nguyễn Tiến Bình, việc bắt giữ nhà báo Lê Duy Phong nhận tiền của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái có những bất thường cần được làm rõ.
Theo thông tin Công an TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) cung cấp cho báo chí, vào 12 giờ 45 ngày 22-6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Yên Bái đã bắt quả tang ông Lê Duy Phong nhận tiền của một doanh nghiệp. Ông Lê Duy Phong (32 tuổi), vào thời điểm đó là trưởng Ban bạn đọc báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Cơ quan công an cho biết sự việc xảy ra tại nhà hàng ăn uống Oanh Hiện ở tổ 66, phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái. Tại đây, khi ông Lê Duy Phong nhận tiền của doanh nghiệp thì bị cơ quan công an bắt quả tang, lập biên bản và tạm giữ ông Phong để điều tra.
clip_image001
Hình ảnh về vụ bắt giữ ông Lê Duy Phong những thứ vật chứng được coi là tang vật của vụ việc - Ảnh Công an Yên Bái cung cấp
Theo cơ quan công an, việc bắt giữ ông Phong vì việc trên có dấu hiệu hành vi lợi dụng hoạt động báo chí để chiếm đoạt tài sản.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động sáng 24-6, ông Nguyễn Tiến Bình, Tổng biên tập báo điện tử Giáo dục Việt Nam, cho biết Ban biên tập báo chưa nhận được thông báo chính thức nào từ phía Công an TP Yên Bái về việc nhà báo Lê Duy Phong bị bắt.
"Chúng tôi đã liên lạc với Bí thư tỉnh uỷ Yên Bái, đề nghị có một cuộc làm việc chính thức giữa báo và phía Công an tỉnh Yên Bái để làm rõ anh Lê Duy Phong bị bắt vì lý do gì để báo có những động thái chính thức về mặt hành chính" - ông Tiến Bình cho hay.
Theo thông tin ông Bình nắm được tới thời điểm sáng 24-6 qua nhân chứng, có doanh nghiệp gọi điện thoại mời ông Phong lên tư vấn giúp. Ông Phong không có thoả thuận hay vòi vĩnh gì về tiền bạc. Khi doanh nghiệp đưa tiền ra bàn thì công an ập vào luôn. Ngoài ra, số tiền doanh nghiệp đưa ra là 50 triệu chứ không phải 250 triệu đồng. Việc nhận 50 triệu đồng là quá bất thường với tính cách của ông Lê Duy Phong.

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

BẢN LÊN TIẾNG ỦNG HỘ NHÀ GIÁO PHẠM MINH HOÀNG


Trong suốt tuần qua, nhiều chuyên gia luật pháp đã vạch ra việc ông Trần Đại Quang trong vai trò Chủ tịch nước, tước quốc tịch của ông Phạm Minh Hoàng và đe dọa trục xuất khỏi Việt Nam là hành vi vi phạm cả luật pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế mà nhà nước Việt Nam đã ký kết.
Hơn thế nữa, câu hỏi cần đặt ra là: ông Phạm Minh Hoàng đã làm gì "nguy hại đến an ninh quốc gia" như bị cáo buộc? Trong khi đó, chúng tôi, những người ký bản lên tiếng này, có vô số bài vở, hình ảnh và nhân chứng cho thấy mọi hành động cộng đồng của ông Phạm Minh Hoàng từ trước đến nay đều chứa đầy tâm huyết của một công dân vì đất nước, vì dân tộc. Đặc biệt nhất là tấm lòng của một nhà giáo như ông đã tạo ra hình ảnh mẫu mực của người thầy đối với sinh viên Việt Nam trong nhiều năm tháng.
Nhà giáo Phạm Minh Hoàng đã không chọn con đường danh vọng cho bản thân và sự sung túc cho gia đình. Ông đã quyết định từ bỏ quốc tịch Pháp để được ôm chặt lấy đất nước này cùng sống, cùng vui, cùng buồn với đồng bào ông. Để xây dựng đất nước tự do dân chủ, ông và cả gia đình ông đang cùng với nhiều người yêu nước khác sẵn sàng chấp nhận trả giá hy sinh vì tương lai của đất nước.
Chính vì thế, chúng tôi kêu gọi mọi người Việt Nam hãy cùng chúng tôi công khai ủng hộ và sát cánh với gia đình nhà giáo Phạm Minh Hoàng. Quyền sống của ông Hoàng trên đất nước này không hơn, không kém gì  quyền sống của bất kỳ người Việt nào khác. Nếu hôm nay nhà cầm quyền làm được hành vi phi pháp này đối với ông Phạm Minh Hoàng, thì ngày mai họ có thể lập lại với bất kỳ người nào trong chúng ta.
Do đó, tranh đấu cho quyền được sống trên quê hương của gia đình nhà giáo Phạm Minh Hoàng cũng là tranh đấu cho quyền được sống trên quê hương của mọi người Việt Nam.
Đồng ký tên

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Đồng Tâm cùng tắc biến

Nguyễn Quang Dy
Người ta hay nói “cùng tắc biến, biến tắc thông”. Không biết quy luật đó liệu có ứng vào trường hợp Đồng Tâm hay không, nhưng “hiệp một” đã qua và “hiệp hai” đã đến. Điều gì phải đến đã đến. Chỉ có điều, ta chưa biết “hệ quả không định trước” là gì.
Quả bom nổ chậm
Cách đây khoảng hai tháng, vì nhiều lý do còn chưa thật rõ, Đồng Tâm bỗng trở thành một điểm nóng như thùng thuốc súng, một bàn cờ thế đầy nguy hiểm như “quả bom nổ chậm”, làm cả nước lo lắng như sắp xảy ra thảm họa. Nhưng may mà quả bom nổ chậm đã được tháo ngòi đầy kịch tính, làm cả nước thở phào, như một bi kịch kết thúc “có hậu”.
Người Việt mình thật dễ tính và dễ quên, vừa dễ lừa vừa dễ ngộ nhận. Gần hai tháng qua, Đồng Tâm bỗng biến mất khỏi màn hình radar như chưa hề xảy ra. Cách đây vài ngày, tin Công an Hà Nội quyết định khởi tố vụ án Đồng Tâm như một mồi lửa đốt nóng quả bom nổ chậm, làm Đồng Tâm trở lại màn hình radar như trước. Cả nước lại như lên đồng, và ngồi trên thùng thuốc súng. Chưa biết “hiệp hai” Đồng Tâm liệu kết thúc có hậu hay không, nhưng đáng tiếc là nhiều người (cả luật sư và nhà báo) cũng bị phân hóa và tranh cãi như mổ bò.

“Sự cố Đồng Tâm - Nhà cầm quyền tự đái vào mặt mình?!”

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành
Ai cũng biết, bản cam kết được ký giữa Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và đại diện nhân dân xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức tối hôm 22-4-2017 là một sự kiện nóng ở Việt Nam từ tháng Tư đến nay, đã tạo nên nhiều phản ứng thuận và nghịch khác nhau. Có dư luận cho đây là mẫu mực của một cuôc đối thoại giữa đại diện giới cầm quyền và người dân. Nhưng cũng có dư luận lo ngại về tính pháp lý mong manh tong nội dung văn bản cam kết. Đặc biệt nhiều người lo âu cho dân Đồng Tâm xuất phát từ chiều dày kinh nghiệm về một nhà nước cộng sản chuyên giở trò lừa mỵ.
Cái gì đến đã đến – Bản cam kết rốt cuộc đã bị Chủ tịch Nguyễn Đức Chung sổ toẹt.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã khẳng định: “Sự cố Đông Tâm – Nhà cầm quyền tự đái vào mặt mình?!”
Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe.
Youtube PV ông Nguyễn Khắc Mai

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Thông cáo phát hành ngay

Việt Nam: Hãy chấm dứt hành hung các nhà hoạt động và blogger
Côn đồ tấn công các nhà vận động nhân quyền ở khắp nơi theo một kiểu thức chung
(New York, ngày 19 tháng Sáu năm 2017) – Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận xét trong một bản phúc trình ra ngày hôm nay rằng có những hung thủ đánh đập, dọa dẫm và đe nẹt các blogger và nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam mà không bị truy cứu trách nhiệm. Chính quyền Việt Nam cần ra lệnh chấm dứt tất cả mọi hành vi tấn công và truy cứu trách nhiệm những người liên quan. Chính phủ các quốc gia tài trợ cần yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt đàn áp, và tuyên bố rõ rằng đè nén tự do Internet, ngôn luận và các hoạt động ôn hòa sẽ mang lại hậu quả.
Bản phúc trình dài 65 trang, “Không chốn dung thân cho các nhà hoạt động vì nhân quyền: Các nhà vận động dân chủ và blogger ở Việt Nam bị hành hung” nêu 36 vụ những kẻ lạ mặt mặc thường phục đánh đập những người vận động nhân quyền và blogger, nhiều trường hợp gây thương tích nặng, trong khoảng thời gian từ tháng Giêng năm 2015 đến tháng Tư năm 2017. Nhiều nạn nhân cho biết việc đánh đập xảy ra trước sự chứng kiến của công an mặc sắc phục mà họ không làm gì để can thiệp.
“Tình trạng các nhà hoạt động ở Việt Nam có nguy cơ bị bỏ tù vì phát ngôn ý kiến của mình đã đủ tồi tệ rồi, giờ đây họ lại còn phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn hàng ngày, chỉ vì thực thi các quyền cơ bản của mình,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Chính phủ Việt Nam cần tuyên bố rõ rằng kiểu hành xử đó sẽ không được dung thứ, và chấm dứt chiến dịch đối phó với những người vận động cho nhân quyền theo cách thức này.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã tập hợp được tài liệu cho thấy có một chiến lược đánh đập các blogger và các nhà hoạt động vì nhân quyền trên khắp đất nước, từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang và Vũng Tàu đến các tỉnh như Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Dương, Lâm Đồng và Bắc Giang.

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Hà Nội, ngày 14/6/2017
Thưa ông Nguyễn Đức Chung,

Ngày 22/4/2017, tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức thuộc TP Hà Nội, trước sự chứng kiến của đông đảo nhân dân và những người dự họp đối thoại, giữa thanh thiên bạch nhật, ông với tư cách Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký vào “BẢN CAM KẾT” với 03 điều:
“1. Trực tiếp kiểm tra Đoàn thanh tra, chỉ đạo sát sao làm đúng sự thực khách quan, đúng pháp luật. Khu vực đất Đồng Xênh rõ ràng đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp, không mập mờ, đảm bảo quyền lợi của nhân dân Đồng Tâm, đúng pháp luật.
2. Không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm. ”.
3. Cam kết chỉ đạo điều tra xác minh việc bắt và gây thương tích cho Cụ Lê Đình Kình, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”.
Dưới BẢN CAM KẾT, Ông không chỉ ký tươi và còn điểm chỉ đỏ cùng ông Dương Trung Quốc (đại biểu QH). Bên dưới đó, UBND xã Đồng Tâm đã xác nhận chữ ký của ông Nguyễn Đức Chung là đúng, và đóng dấu đỏ.

BẢN CAM KẾT nói trên đã được chụp, in ra cho mỗi người dân xã Đồng Tâm, từ em bé đến cụ già; đã đăng trên các báo chí, lan truyền trên mạng xã hội; toàn dân Việt Nam, toàn thế giới đều có thể thấy. Sự kiện Đồng Tâm nói chung và BẢN CAM KẾT nói riêng đã trở thành tài liệu lịch sử. Có nghĩa là tên tuổi ông Nguyễn Đức Chung và sự kiện Đồng Tâm được ghi trong sử sách lưu truyền mãi mãi…

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

TUYÊN BỐ TỪ CHỨC VÀ RA HỘI

                                 Hà Nội ngày 13 tháng 6 năm 2017

Kính gửi:
-Thành uỷ Thành phố Hà Nội
-Thường trực Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Hà Nội
-Ban chấp hành Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Hà Nội.
-Ban chấp hành Hội Nhà Văn Hà Nội
-Toàn thể hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội
Tôi là Phạm Xuân Nguyên, Phó Chủ tịch Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội khoá XI (2011 - 2015).
Vì sự chậm trễ đại hội nhiệm kỳ XII của Hội Nhà Văn Hà Nội do sự chỉ đạo can thiệp của lãnh đạo thành phố về việc ngăn chặn, loại trừ khả năng tôi vẫn được tín nhiệm làm lãnh đạo Hội khóa mới,
Vì sự bất đồng sâu sắc trong Ban chấp hành Hội Nhà Văn Hà Nội,
Với trách nhiệm của một người đứng đầu Hội trước toàn thể hội viên,
Với danh dự cá nhân của một người làm văn học,
Tôi tuyên bố:
-Từ chức Phó Chủ tịch Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ Thuật Hà Nội
-Từ chức Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội, 
-Ra khỏi Hội Nhà Văn Hà Nội, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ Thuật Hà Nội.
Tôi đã đọc tuyên bố này tại cuộc họp Ban chấp hành Hội Nhà Văn Hà Nội sáng 13/6/2017 và giao việc điều hành công tác Hội cho nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại, phó chủ tịch.
Kể từ ngày hôm nay, khi ra tuyên bố này, tôi rút khỏi mọi hoạt động của Hội Nhà Văn Hà Nội, Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Hà Nội và của Ban chấp hành hai Hội.
Tôi gửi lời cám ơn và xin lỗi đến toàn thể hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội.
PHẠM XUÂN NGUYÊN


THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC

Kính thưa Thủ tướng,

Mấy hôm nay theo sát kỳ họp Quốc hội, báo chí và công luận, chúng tôi vui thấy có những đại biểu và bài báo nói thẳng nói thật về việc yêu cầu thu hồi sân golf cho sân bay Tân Sơn Nhất. Chúng tôi có chút hy vọng là chính phủ sẽ đáp ứng lòng dân, dẹp bỏ một thực trạng vô cùng phi lý và trơ trẽn, tệ hại đã quá lâu, bất chấp lợi ích của đất nước và nhân dân. Chúng tôi làm thư ngỏ này yêu cầu chính phủ sớm thu hồi đất sử dụng trái khoáy, khai thông lối vào và mở rộng sân bay, khắc phục tình trạng ùn tắc và quá tải từ bấy lâu nay.
Tuy nhiên mới đây tại diễn đàn Quốc hội, một thành viên chính phủ là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa lại đăng đàn phủ nhận yêu cầu hợp lý này. Ông Bộ trưởng còn ngụy biện về tính không khả thi, bất chấp ý kiến cụ thể và thông tuệ của các chuyên gia:
Chúng tôi ký tên dưới đây là các hội đoàn dân sự và các nhân sĩ trí thức Việt Nam trong và ngoài nước đồng tình xin gửi đến Thủ tướng và Lãnh đạo nhà nước Thư Ngỏ với những nội dung sau đây:

BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN...HỌ LÀ AI ?


Thuật ngữ “Bất đồng chính kiến “ được ra đời vào khoảng cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, nó chỉ hiện tượng chỉ có ở các nước sống dưới chế độ toàn trị, khác cơ bản với khái niệm “Đối lập” ở các xã hội dân chủ, cũng như không thể có đối lập ở xã hội độc tài, toàn trị (chỉ cần nhen nhóm là ngay lập tức bị đàn áp khốc liệt)
Ở Việt Nam, gần đây những người này được gọi là “Dân chủ”, chính họ cũng không muốn nhận từ này, đôi lúc khi tự nhận từ này họ cũng có thái độ hài hước, thậm chí còn để nó trong ngoặc kép.Vì vậy khái niệm “Bất đồng chính kiến” dễ được chấp nhận hơn.
Vậy bất đồng chính kiến là gì và họ là ai ?
1- Họ thể hiện quan điểm bất phục tùng và ý kiến phê phán một cách công khai và có hệ thống, trong những giới hạn nghiêm ngặt mà chế độ dành cho họ.
2- Mặc dù không được xuất bản trên các phương tiện thông tin “chính thống” và bị chính quyền ngược đãi, họ vẫn có được uy tín nhất định, được kính trọng từ phía công chúng, thậm chí một phần từ phía chính quyền.
3- Họ thể hiện quan điểm của mình bằng những bài viết, tức là phương tiện trực tiếp và gần như duy nhất là ngòi bút.
4- Dù có làm nghề nghiệp gì thì họ được chú ý bởi những hoạt động của mình trong vai trò công dân tận tuỵ, bởi khía cạnh phê phán trong các tác phẩm của mình chứ không phải là các công trình trong lĩnh vực của họ.
5- Phạm vi phê phán của họ đã vượt qua môi trường xung quanh hoặc những lợi ích nhóm, các chủ đề có tính bao quát hơn, do đó thực chất là có tính chính trị.
6- Họ có một quyền lực gián tiếp dù rất hạn chế, nó có thể tránh cho họ những đàn áp, ngược đãi tồi tệ, hoặc ít nhất nếu họ bị bắt thì chính quyền cũng sẽ gặp một số rắc rối về chính trị, không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế.
Nhà nước tất nhiên không thích điều này, họ dùng mọi phương tiện, kể cả truyền thông để vẽ lên một hình ảnh xấu về những người bất đồng chính kiến, như là một nhóm những người “bất mãn chuyên nghiệp”, những người coi phản biện như một thứ nghề “hành nghề dân chủ”, những người háo danh..vv.

SÂN BAY & SÂN GOLF

Huy Đức

Thanh Niên là tờ báo đầu tiên phản đối việc xây dựng sân golf trong sân bay nhưng Tuổi Trẻ đã chọn đúng điểm rơi để đưa vấn đề trở lại. Đây là nỗ lực tốt để "hệ thống chính trị" phải đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của nó. Tuy nhiên, theo tôi, sân golf và sân bay không phải lúc nào cũng chỉ là một vấn đề, nếu không tách bạch chưa chắc đã có thể đưa ra được chính sách đúng.
Sân golf là vấn đề tham nhũng và sự tích lũy hoang dã của các nhóm tư bản thân hữu, liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất quân đội. Sân bay là vấn đề dự báo chiến lược liên quan đến tương lai của vùng tam giác phát triển Sài Gòn - Đồng Nai - Vũng Tàu. Tôi không phải là một người nghiên cứu về hàng không để có thể đưa ra một đánh giá đúng về việc xây dựng sân bay Long Thành hay mở rộng Tân Sơn Nhất. Tôi chỉ xin nhắc lại vấn đề đất quân sự, đề tài mà tôi đã viết từ năm 1989 và dành hẳn một tiểu mục trong Bên Thắng Cuộc.
Ngày 20-4-2017, nhân sự kiện Đồng Tâm, nhà báo Dương Đức Quảng đã có một bài rất hay về đề tài ĐẤT QUỐC PHÒNG. Trong thập niên 1990, nhà báo Dương Đức Quảng là Giám đốc Trung tâm Thông tin Báo chí của Văn phòng Chính phủ. Ông chứng kiến những nỗ lực cả về chính sách và chính trị của Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhằm thuyết phục Quân đội bàn giao phần đất mà họ đang nắm giữ để sử dụng sao cho mang lại lợi ích cho quốc gia lớn nhất.
Hãy đọc ví dụ sau đây của nhà báo Dương Đức Quảng để thấy "đất quốc phòng" từng được quan niệm và đang được sử dụng thế nào: "Trong chiến tranh chống Mỹ, một đơn vị pháo phòng không Hà Nội đã bố trí trận địa ngay trên hồ Trúc Bạch để bảo vệ bầu trời thủ đô. Kết thúc chiến tranh, đơn vị pháo phòng không này đã không còn, các cán bộ, chiến sĩ đã chuyển sang các đơn vị khác, song trận địa cũ của đơn vị này vẫn tồn tại và bây giờ là đất quốc phòng. Hà Nội muốn thu hồi mảnh đất giữa hồ này nhưng không thu hồi được chỉ vì đây là đất quốc phòng. Và bây giờ chỗ trận địa pháo cũ ấy đã trở thành một nơi kinh doanh ăn uống và làm dịch vụ tổ chức sự kiện, cưới xin… do một đơn vị làm kinh tế của quân đội quản lý".

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

BẢN LÊN TIẾNG CỦA HỘI GIAO CHỨC CHU VĂN AN VỀ VỤ NHÀ GIÁO PHẠM MINH HOÀNG BỊ TƯỚC QUỐC TỊCH VIỆT NAM


Vào ngày 10/6/2017, nhà giáo Phạm Minh Hoàng đã nhận được quyết định tước quốc tịch Việt Nam do ông Trần Đại Quang, chủ tịch nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ký tên.
Nhà giáo Phạm Minh Hoàng sinh ra và lớn lên tại Việt Nam. Ông đi du học và làm việc tại Pháp một thời gian, sau đó quyết định trở về giảng dạy tại trường Đại Học Bách Khoa Sài Gòn. Là một người yêu nước, ông viết nhiều bài kêu gọi nhà cầm quyền tôn trọng nhân quyền và thực thi dân chủ. Ông bị bắt và bị xử tù vì quan điểm chính trị của ông. Sau khi được thả, ông vẫn tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền và là một trong những thành viên sáng lập của Hội Giáo Chức Chu Văn An.
Vì không thể bịt miệng nhà giáo Phạm Minh Hoàng ngay trên đất nước, nên nhà cầm quyền Việt Nam đã lấy một quyết định chưa từng có. Đó là tước quốc tịch Việt Nam của ông để có thể trục xuất ông ra khỏi đất nước. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, một người Việt thuần túy bị nhà cầm quyền quyết định xóa quốc tịch một cách độc đoán.
Quyết định của ông Trần Đại Quang chà đạp điều 15 của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền "Mọi người đều có quyền có quốc tịch. Không một ai bị tước bỏ quốc tịch, hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch, một cách độc đoán", chà đạp hiến pháp và luật pháp Việt Nam, vì không có bất kỳ điều khoản nào cho phép nhà nước Việt Nam tước quốc tịch của một người Việt Nam sinh ra, lớn lên và sinh sống một cách hợp pháp trên đất nước Việt Nam.
Chúng tôi, những nhà giáo Việt Nam ký tên dưới đây, cực lực phản đối quyết định tước quốc tịch Việt Nam đối với nhà giáo Phạm Minh Hoàng. Chúng tôi kêu gọi mọi người Việt Nam cùng lên tiếng phản đối một quyết định trái với pháp lý và đạo lý của dân tộc Việt Nam. Chúng tôi cũng kêu gọi các quốc gia dân chủ trên thế giới, đặc biệt là Pháp, làm áp lực để buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải hủy bỏ quyết định tước quốc tịch Việt Nam của nhà giáo Phạm Minh Hoàng.
Ngày 12 tháng 6 năm 2017
HGCCVA
Đồng ký tên

Tâm sự với bạn già (tiếp theo)

Nguyễn Đình Cống
Tuần trước tôi có tâm sự về phương châm “Sống khỏe chết nhanh, Ít của để dành, Nhiều người thương tiếc”. Nay xin tâm sự tiếp vài điều.
Nên tránh áp đặt
Tuổi già thường vướng một nhược điểm là áp đặt con cháu. Người A áp đặt quan điểm của mình cho B là việc làm gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ, tuy vậy vẫn thường xẩy ra. Trong gia đình A là ông bà, cha mẹ, B là con cháu. Người ta áp đặt vì cho rằng quan điểm của họ là hay, là đúng, còn đối với B, họ cho rằng B không biết gì, hoặc nếu có quan điểm khác thì đó là dở, là sai. Hơn nữa A cho rằng việc bắt B làm theo ý mình là xuất phát từ lòng tốt, là lời dạy bảo chân thành.
Khi tìm hiểu sự giáo dục ở gia đình và nhà trường giữa A (cha mẹ, thầy cô) và B (con cháu, học trò) tôi nhận được ý kiến sau: “A dạy cho B những điều đúng”. Trong khái niệm “đúng” ở đây bao hàm cả tính chất hay, tốt. Nhiều người tưởng “A dạy cho B những điều đúng”, đó là chân lý, nhưng có lẽ đã nhận nhầm. Trong mệnh đề trên động từ DẠY và điều ĐÚNG có thể được hiểu theo các cách khác nhau. Dạy, nếu chỉ dừng ở “Bảo cho biết” thì mang tính HƯỚNG DẪN, còn nếu “Bắt phải công nhận” thì đó là ÁP ĐẶT. Dù sao thông thường DẠY có mang tính áp đặt, không nhiều thì ít. Còn điều ĐÚNG, là cho ai, đối với ai. Liệu một điều A cho là đúng thì đối với B có phù hợp không. Biết đâu A cho là hay, là tốt, nhưng không hợp với B thì sao. Vì vậy trong giáo dục tôi tán thành với phương châm sau: “A hướng dẫn để B tìm học những điều đúng”.

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Nguyễn Đình Cống: HỎI ĐÁP VỚI BẠN TRẺ


Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống. Ảnh: FB Nguyễn Đình Cống.
HỎI ĐÁP VỚI BẠN TRẺ

Tôi dùng đề mục này để giới thiệu với các bạn một số vấn đề mà tôi đã từng trao đổi với con cháu và học trò. Đầy đủ là : TRAO ĐỔI GIỮA CHA CON, ÔNG CHÁU, THẦY TRÒ, VỚI BẠN TRẺ. nhưng rút gọn thành 5 chữ như trên , trình bày dưới dạng các câu hỏi và trả lời. 
Tôi đã làm nghề dạy học gần 60 năm, nhiều bạn trẻ tuy chưa trực tiếp học với tôi nhưng vui vẻ gọi tôi là thầy. Vì vậy trong các câu hỏi tôi để các bạn gọi là thầy với tình cảm quý trọng và thân mật. Tôi sẽ vui mừng khi những câu trả lời này giúp ích hoặc gợi mở cho các bạn suy nghĩ về một vấn đề nào đó. Sẽ vui mừng hơn khi nhận được những lời phản biện, vạch ra những điều mà các bạn không tán thành, cho là không phù hợp để tôi suy nghĩ tiếp.
Đề mục sẽ được kéo dài trong nhiều kỳ.

Hỏi 1 : Thầy có biết các câu Mác trả lời con gái, thầy nghĩ gì về các câu đó ?

Vấn đề truất quốc tịch

Trang RFI có đăng bài báo “Blogger Phạm Minh Hoàng có nguy cơ bị trục xuất khỏi Việt Nam“. Theo đó RFI dẫn trường hợp công dân Ahmed Sahnouni bị truất quốc tịch Pháp vì tội “khủng bố”. Bài báo viết:
“Trước đây vào năm 2015, Tòa Bảo hiến Pháp đã chấp nhận cho tước quốc tịch của Ahmed Sahnouni, một quân thánh chiến song tịch Pháp-Maroc bị kết án vì tội khủng bố. Luật Dân sự Pháp quy định năm trường hợp cụ thể có thể bị tước quốc tịch, chủ yếu là gián điệp, khủng bố và xâm phạm an ninh quốc gia. Việc này chỉ áp dụng với các công dân mang hai quốc tịch, để tránh tạo ra những người vô tổ quốc, theo tinh thần Công ước New York năm 1961 và Công ước châu Âu về quốc tịch năm 1997”.
Ý kiến của RFI có điều cần làm sáng tỏ.
Luật dân sự Pháp (article 25, code Civil) về “truất quốc tịch - déchéance de la nationalité” không áp dụng cho công dân Pháp chính gốc mà chỉ áp dụng cho các công dân nhập tịch Pháp, trong trường hợp các công dân này nhập tịch không quá 10 năm.
Ahmed Sahnouni sanh tại Maroc năm 1970, nhập tịch Pháp năm 2003 (naturalisé).
Ahmed Sahnouni không phải là người Pháp chính tông (origine). Ông này còn có quốc tịch gốc là Maroc.
Ahmed Sahnouni đã bị tòa kết án năm 2010 về các tội liên quan đến khủng bố. Ahmed Sahnouni bị truất quốc tịch (và trục xuất khỏi nước Pháp).
Trường hợp của Ahmed Sahnouni không thể so sánh với trường hợp GS Phạm Minh Hoàng. Bởi vì GS Hoàng là người Việt chính tông. (Nếu Ahmed Sahnouni là người Pháp chính gốc thì ông này không bị truất quốc tịch và dĩ nhiên không bị trục xuất đi đâu hết).
Ahmed Sahnouni có quan hệ với khủng bố. Các cuộc giết chóc dã man ở Charlie Hebdo, Bataclan, Nice… ở Pháp, hay với đây ở Anh, cho ta thấy thế nào là “khủng bố”.
Trong khi GS Hoàng không có dính líu tới “khủng bố”.

MONG MUỐN TỘT CÙNG

Thái Bá Tân

Tôi có một mong muốn,
Mong muốn đến tột cùng,
Rằng cháu tôi khôn lớn
Không phải thành anh hùng.
Không thanh niên cộng sản
Luôn luôn “ba sẵn sàng”.
Không “Đảng viên gương mẫu”
Và “Gia đình vẻ vang”…
Tóm lại là được sống
Tự nhiên và thảnh thơi,
Có cả tốt, cả xấu,
Giản dị như con người.

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Hết Sơn Nhứt tới Sơn Trà

Sáng nay đọc nhằm bài báo tự nhiên thấy ớn lạnh xương sống.
Lạnh xương sống vì sợ. Sợ chính quyền Đà Nẵng “ăn hết của thiên nhiên không chừa lại một thứ gì”.
Tác giả bài báo nói về Sơn Trà. Tác giả ví Sơn Trà như là “kho vàng”, như “nàng tiên ngủ trong rừng”. Tác giả cho rằng phải “khai thác Sơn Trà” vì “Sơn Trà” là “bao tử nuôi sống cơ thể”.
Xin thưa:
Sơn Trà không phải là “kho vàng”. Mà nếu Sơn Trà là “kho vàng” thì cũng không thể khai thác.
Đất nước này là của dân tộc này. Ông bà tiên tổ ngàn năm trước dựng lên đất nước, không phải để lại chỉ cho thế hệ này, chỉ cho nhà nước này. Mà để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam tương lai, của ngàn vạn năm sau.
Sơn Trà không phải là “tiên nữ ngủ trong rừng”. Sơn Trà là chút thiên nhiên xanh mát còn lại của trên 3 ngàn cây số bờ biển đã nhiễm độc trơ xương.
Sơn Trà là “chút thiên nhiên còn lại” của VN, để hy vọng mong manh một Việt Nam “đất nước xinh đẹp” còn hiện hữu.
Mà nếu Sơn Trà có là “tiên nữ” thì cũng không được “đánh thức”.
Việc xây dựng đất nước là việc của lãnh đạo. Đất nước thịnh suy là do tài cán “kinh bang tế thế” của lãnh đạo.

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

ĐỒNG TÂM: SAI PHẠM CHỦ YẾU LÀ CỦA AI?

    -Nguyễn Đăng Quang-

       Trả lời báo chí về hướng giải quyết vụ Đồng Tâm, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, hôm 4/5/2017 tuyên bố: “Các cơ quan chức năng đang vào cuộc với tinh thần MINH BẠCH, CÔNG BẰNG! Nếu chúng ta sai, chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật!”.  Câu nói này làm rất nhiều người bất bình và bất an, đặc biệt là đối với người dân xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Tp.Hà Nội)!
       Người viết bài này cho rằng ông Mai Tiến Dũng tuyên bố như trên cho dù với tư cách cá nhân hay danh nghĩa Bộ trưởng, là đều không ổn và rất sai trái! Câu nói này thể hiện não trạng coi thường pháp luật của các quan chức nhà nước ta lâu nay! Ở vế trước, ông MTD khẳng định “Các cơ quan chức năng đang vào cuộc với tinh thần minh bạch, CÔNG BẰNG!”. Nhưng ngay vế sau, ông lại phủ định tinh thần vế trước: “Nếu chúng ta sai, chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật!”. Nếu đây là quan điểm của Chính phủ, thì người dân có quyền nghi vấn, đặt câu hỏi: Công lý và công bằng ở nước ta có hay không? Nếu có, thì nó vì ai và phục vụ cho ai? Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa mà lâu nay ĐCSVN ra sức tuyên truyền là thật hay giả? Nếu câu trên của ông MTD được nói ra với tư cách Bộ trưởng, thì người dân làm sao có thể hy vọng tìm được công lý và công bằng trong quan hệ của họ với chính quyền? Nếu đấy lại là quan điểm xử lý “SAI, ĐÚNG” của thể chế chính trị nhà nước ta hiện thời, thì Điều 16 Hiến pháp hiện hành là vô nghĩa hay sao? Có nên để Điều 16 này tồn tại hay xóa nó đi? Vì Điều 16 Hiến pháp 2013 quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đới sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.!

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Ý kiến của các luật sư về trường hợp tước quốc tịch của ÔNG PHẠM MINH HOÀNG

Kính thưa các bạn,
Tôi xin đăng dưới đây ý kiến của các luật sư về trường hợp tước quốc tịch của tôi. Một lần nữa, đã cho thấy việc làm này đã vi phạm Luật Quốc tịch một cách nghiêm trọng.
==============================================
TƯ VẤN PHÁP LUẬT 
V/v Đối với trường hợp bị tước quốc tịch của Ông PHẠM MINH HOÀNG
Ngày 01/06/2017, Tổng Lãnh Sự Quán Pháp tại TP.Hồ Chí Minh thông tin rằng Ông PHẠM MINH HOÀNG đã bị chính phủ Việt Nam tước quốc tịch Việt Nam, văn bản quyết định tước quốc tịch do Chủ tịch nước Ông TRẦN ĐẠI QUANG ký vào ngày 17/05/2017.
Bản tư vấn pháp luật này đặt trên giả thiết thông tin của Tổng Lãnh Sự Quán Pháp là chính xác.
LÝ LỊCH ÔNG PHẠM MINH HOÀNG TRONG QUAN HỆ VỚI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM :
- Ông PHẠM MINH HOÀNG, sinh ngày 08/08/1955 tại Tỉnh Phước Tuy (nay là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Việt Nam.
- Tháng 11/1973, Ông PHẠM MINH HOÀNG đi du học tại Pháp, tại đây, Ông PHẠM MINH HOÀNG gia nhập thêm quốc tịch Pháp.
- Năm 2000, Ông PHẠM MINH HOÀNG trở về Việt Nam làm việc.
- Năm 2007, Ông PHẠM MINH HOÀNG được UBND TP.Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, có nội dung chứng nhận Ông PHẠM MINH HOÀNG “chưa thôi quốc tịch Việt Nam” và “Hiện có quốc tịch Việt Nam”. Sau đó, Ông PHẠM MINH HOÀNG được hồi hương về Việt Nam, được nhập Hộ khẩu thường trú.và được cấp Giấy Chứng minh Nhân dân.
THÂN PHẬN PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN PHẠM MINH HOÀNG :

Xu hướng đa đảng sắp trở thành xu thế ở Việt Nam?

Đại nghị hay Tổng thống lưỡng tính?
Ngày 17/5/2017, Tạp chí Tia sáng (thuộc Bộ Khoa Học Công nghệ) - một tờ báo nhà nước được xếp vào số ít ỏi cơ quan báo chí mang quan điểm phản biện và có hơi hướng cấp tiến, đã chính thức đăng bài viết “Nhất thể hóa: Phân tích để lựa chọn mô hình” của tác giả Nguyễn Sĩ Dũng - cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Khi còn đương chức, ông Nguyễn Sĩ Dũng là người làm công tác nghiên cứu cho Quốc hội, thường đề cập đến các vấn đề về cơ chế, chính sách, nhưng vẫn theo “đường lối chủ trương” mà chưa “xé rào”.
Còn hiện thời, tuy khởi đầu bằng việc phân tích chủ trương nhất thể hóa của đảng cầm quyền, nhưng bài viết trên của quan chức về hưu Nguyễn Sĩ Dũng lại đề cập đến một vấn đề được xem là “rất nhạy cảm” đối với thể chế độc đảng ở Việt Nam: chọn mô hình đại nghị hay mô hình Tổng thống lưỡng tính?
Trước đây, trên mặt báo chí nhà nước thỉnh thoảng cũng có vài bài viết đề cập đến “đa nguyên” hay bóng gió về “đa đảng”, nhưng hàm lượng và tính rõ ràng là khá mờ nhạt.
Có thể cho rằng đây là lần đầu tiên xuất hiện một bài viết trên báo nhà nước mang tính hàm ý rõ ràng đến thế.
Do tính quan trọng và tính “tín hiệu” của bài viết này, dưới đây xin trích dẫn phần lớn nội dung bài “Nhất thể hóa: Phân tích để lựa chọn mô hình” để độc giả tham khảo:

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

TUYÊN BỐ TỪ BỎ QUỐC TỊCH PHÁP

(xin vui lòng chia sẻ rộng rãi)





Kính thưa bà con và thân hữu gần xa,
Việc nhà cầm quyền Việt Nam tước quốc tịch của tôi nhằm trục xuất tôi ra khỏi Việt Nam đồng thời tước đi quyền được sống trên quê hương mình là một hành vi cực kỳ vô nhân đạo.
Sở dĩ họ hành xử như thế vì đã biết rõ hoàn cảnh gia đình tôi và tôi là người song tịch.
Tôi sẽ không ngồi yên để họ làm chuyện ấy.
Vì thế ngày hôm nay tôi tuyên bố từ bỏ quốc tịch Pháp và kể từ giờ phút này tôi chỉ còn một quốc tịch, đó là quốc tịch Việt Nam.
Dưới đây là lá thư tôi sẽ gởi cho Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội để xin thôi quốc tịch Pháp.
Kính mong mọi người tiếp tục hậu thuẫn chúng tôi.
Xin vui lòng tiếp tục chia sẻ status này đến cho mọi người.
Chân thành cảm ơn,
Phạm Minh Hoàng
===========================
Monsieur l'Ambassadeur de France
57 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
HaNoi, VietNam

TÂM THƯ




Kính gởi cộng đồng Facebook, cùng các bạn bè, thân hữu xa gần.
Ngày 1/6/2017 vừa qua, Tổng Lãnh Sự (TLS) Pháp tại Sàigòn đã mời tôi lên để thông báo một tin "rất xấu": nhà nước Việt Nam ngày 17/5 đã ký quyết định hủy bỏ quốc tịch Việt Nam của tôi, và điều này đưa đến việc trục xuất tôi về Pháp (tôi có song tịch Pháp Việt).
Khi tôi đặt bút xuống viết những dòng này, tôi có cảm tưởng như còn đang say rượu. Vợ và con tôi nghe tin này khóc ngất. Anh tôi (thương phế binh VNCH tật nguyền gần 100%) cũng bàng hoàng. Hoàn cảnh gia đình không cho phép vợ tôi đi cùng, vì còn phải chăm sóc mẹ già cũng như lo cho ông anh tật nguyền, điều này có nghĩa gia đình chúng tôi sẽ phải ly tán.
Tháng 11/1973...
nhưng tôi còn nhớ như ngày hôm qua, tôi cất bước sang Paris du học. Khi máy bay đang lượn trên bầu trời Sàigòn, tôi nhìn qua cửa sổ và tự nhủ sẽ trở về để xây dựng quê hương đang điêu tàn vì chiến tranh. Hai năm sau, mọi suy tính của tôi sụp đổ và tôi bắt buộc phải bước vào một cuộc đời mới, nơi một phương trời mới với những suy nghĩ mới, tuy nhiên trong lòng tôi vẫn canh cánh hướng về quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
Sau một thời gian sinh sống và làm việc, tư tưởng trở về Việt Nam lại nhem nhúm trở lại và tôi đã cắp sách đến trường để trang bị cho mình những kiến thức ích lợi cho công việc ở Việt Nam. Trở về nước năm 2000, tôi trầy trật mới tìm được một công việc thích hợp trong Đại học Bách Khoa SG với đồng lương ít ỏi. Trong suốt 10 năm giảng dạy, tôi vẫn tự nhủ mình không phải là một người thầy giỏi, tôi chỉ được mỗi cái chăm chỉ và tận tâm.

Nhà văn Phạm Viết Đào sẽ tọa kháng.

Nhà văn Phạm Viết Đào, một cựu tù nhân lương tâm, sẽ tọa kháng trước tòa nhà Hành chính Hà Nội, nếu khiếu nại lần 3 của nhà văn không được giải quyết.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc.
                                          Hà Nội, ngày 31/05/2017
ĐƠN KHIẾU NẠI ( Lần 3)
Kính gửi:
 – Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải
-Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Đức Chung
-TÒA ÁN HÀNH CHÍNH HÀ NỘI
-Giám đốc Công an TP Hà Nội
Tôi là Phạm Viết Đào
Địa chỉ: Nhà 2 ngõ 460/7/39 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội; Số CMND: 010402198, ĐT: 0912818142;
Ngày 21/1/2016 tôi đã gửi Đơn khởi kiện Quyết định số 56/ QĐ-LĐTBXH ngày 18/01/2016 do Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội ký giữ nguyên Quyết định số 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội đã cắt 15 tháng lương hưu của tôi; Ngày 6/4/2016 tôi đã nộp án phí và đã nộp biên lai gốc cho Tòa…

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

ĐỒNG TÂM, TIÊN LÃNG và VIỆC NHẬN LỖI TRƯỚC DÂN!

 -Nguyễn Đăng Quang-

        Người dân cảm thấy bất an khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tuyên bố về hướng giải quyết vụ Đồng Tâm trong buổi họp báo chính phủ chiều 4/5/2017: “Các cơ quan chức năng đang khẩn trương vào cuộc với tinh thần minh bạch, công bằng. Nếu chính quyền sai thì nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật!”. Sau khi kiểm tra kỹ lại thông tin, tôi mới tin câu trả lời trên của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng là có thật, đúng như các báo đã trích dẫn!
      Thú thực, nghe câu nói này, tôi và nhiều công dân có tuổi cứ thấy rờn rợn, ghê ghê thế nào ấy! Cứ như ngửi thấy mùi khét lẹt của súng đạn và nghe tiếng bấm khóa của còng số 8 vậy! Phải chăng sắp diễn ra một cuộc đàn áp mới ở Đồng Tâm? Khả năng sắp tới sẽ có hàng trăm bà con nông dân của “xã Anh hùng Đồng Tâm” bị trừng phạt, bị bỏ tù về tội “Đã bắt và giam giữ trái pháp luật (nhưng đối xử rất tử tế) đối với 38 cán bộ và CSCĐ của huyện ủy Mỹ Đức và thành phố Hà Nội”?. Nhưng sau khi cân nhắc kỹ, tôi thấy có thể loại bỏ ngay giả thiết này. Nỗi lo sẽ có khủng bố trắng là thiếu thực tế và không có cơ sở!             
      Trong biến cố Đồng Tâm, nhiều bạn đọc xa gần, phần lớn là cao tuổi, nêu khúc mắc hỏi người viết bài này: Chẳng nhẽ ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Thành phố Hà Nội, xuống tận thôn Hoành xã Đồng Tâm đối thoại trực tiếp với người dân ở đây, rồi đích thân viết bản “Cam kết 3 điểm” là làm trái chỉ đạo của cấp trên? Việc viết và ký bản “Cam kết 3 điểm” là việc làm của cá nhân Chủ tịch Thành phố Hà Nội, chứ đấy không phải là ý kiến chỉ đạo và phương án giải quyết của lãnh đạo Đảng và Nhà nước? Với vốn kiến thức còn rất hạn chế của mình, tôi đã trả lời là: Không, không thể có chuyện như vậy! Ông Nguyễn Đức Chung không thể tự ý làm điều đó, nhất thiết phải có chuẩn thuận của lãnh đạo cấp cao! Tám ngày sau khi sự việc xảy ra, ông Chung mới xuống tận nơi để giải quyết biến cố này sau khi TRÊN đã chốt được phương án! (Thậm chí, 2 ngày trước đó, ông Chung còn được lệnh làm “phép thử thăm dò” là mời người dân Đồng Tâm lên Trụ sở Huyện đường Mỹ Đức vào chiều tối 20/4/2017 để đối thoại với ông như một “kịch bản nắn gân” cơ mà!). Trong 8 ngày này, hẳn là Bộ Chính trị và Ban BÍ thư đã họp đi họp lại nhiều lần, mãi chiều tối hôm 21/4/2017 mới “chốt” được phương án giải quyết cuối cùng! Ông Nguyễn Đức Chung là người may mắn được lĩnh sứ mệnh này, mà nhiều người nhận định là “chưa từng có tiền lệ” từ ngày ĐCSVN giành được chính quyền! Ông Chung không thể đi Đồng Tâm nếu không có lệnh của Bộ Chính trị và Ban Bí thư! Việc ông Chung về tận xã Đồng Tâm đối thoại trực tiếp và ký “Bản cam kết 3 điểm” là nằm trong kịch bản đã duyệt! Đây không chỉ là thắng lợi của người dân Đồng Tâm mà còn là thắng lợi của cả phía chính quyền (Hà Nội và Trung ương) nữa! Nếu tôi không sai thì đây là giải pháp “WIN-WIN” (tức đôi bên cùng thắng) đầu tiên dưới chính thể Nhà nước CHXHCN Việt Nam! Trước đây thì chưa khi nào như thế, mà chỉ có duy nhất một bên THẮNG. Bên THẮNG đó phải là CHÍNH QUYỀN vì đây hầu như là nguyên lý mặc định! Vụ Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng, Hải Phòng) là một minh chứng rõ ràng nhất cho nguyên lý này !