Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Khó khăn của phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay

Lê Anh Hùng
27-2-2017
Sau một thời gian phát triển tương đối mạnh, thời gian gần đây, phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam đang có chiều hướng chững lại. Các sự kiện ít được tổ chức, ít người tham gia; các hội nhóm chậm phát triển thành viên, sự kết nối giữa các thành viên lỏng lẻo; mối liên kết giữa các hội nhóm rời rạc…
Từ nhận thức khiêm tốn của mình, chúng tôi xin mạo muội chỉ ra một số nguyên nhân của thực trạng vừa nêu.
Thiếu thủ lĩnh
Nguyên nhân đầu tiên là việc cho đến nay phong trào dân chủ ở Việt Nam vẫn thiếu vắng một thủ lĩnh đủ tâm và tầm, có khả năng quy tụ cả lực lượng đấu tranh dân chủ lẫn quần chúng nhân dân. Đây là điều mà có lẽ ai cũng dễ nhận thấy. Những thành phần bất đồng chính kiến tiền bối có địa vị và uy tín trong bộ máy như Hoàng Minh Chính, Trần Độ… thì đã thành người thiên cổ từ lâu. Trong số những người còn sống, cả già lẫn trẻ, hầu như không ai sánh được với những tên tuổi vừa nêu, chưa nói đến những lãnh tụ tầm cỡ như Nelson Mandela của Nam Phi hay Aung San Suu Kyi của Myanmar.
Phần lớn thành phần tinh hoa chính trị của dân tộc vẫn nằm trong guồng máy chế độ. Đây là một thực tế, dù không dễ chấp nhận. Bất kỳ người Việt Nam nào trong nước cũng đều sinh ra, lớn lên, học tập và trưởng thành trong hệ thống hiện hành. Và hầu như bất kỳ ai được trời phú cho chút tư chất chính trị cũng đều tham gia vào bộ máy, nơi tốt nhất giúp họ phát huy được năng lực chính trị của mình. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, như tôi đã nêu trong bài “Vì sao Trần Xuân Bách mới chưa xuất hiện ở Việt Nam?”, mà đến nay những Hoàng Minh Chính, Trần Độ, hay Trần Xuân Bách, v.v. vẫn chưa xuất hiện trở lại. (Thành phần có tư chất chính trị nhưng vẫn giữ được phẩm giá thì khó leo cao trong bộ máy; những kẻ leo cao được thì hầu hết đều bị quyền lực tha hóa, hoặc tệ hơn nữa là bị Trung Quốc khống chế, thao túng.)

Báo cáo tóm tắt vi phạm nhân quyền 2015-2016

Cùng với sự nở rộ mạng lưới internet toàn cầu, các hình thức tiếp cận và không gian bày tỏ các vấn đề của xã hội Việt Nam cũng mở rộng theo. Chính quyền Cộng sản độc tài càng trở nên khó khăn bưng bít các thông tin liên quan đến các bất cập, tham nhũng, nhóm lợi ích… Để duy trì vị trí độc tôn cầm quyền, một mặt Đảng Cộng sản Việt Nam mạnh tay trừng phạt bất kỳ nhà báo, trang báo nào đưa tin bất lợi cho họ, một mặt tấn công vào thành phần tham gia vào mạng truyền thông xã hội Facebook đã đưa dư luận không theo ý đảng, bằng tất cả công cụ, cơ chế có thể có.

Trước hết về con người, họ tấn công nhắm vào những thành phần tham gia mạng xã hội, gồm người bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền, hay thường dân là nạn nhân của các bất cập từ chính sách quản lý nhà nước. Hệ thống công an mạng và công an địa phương nhận dạng “đối tượng phản động”, sau đó là thực hiện biện pháp Quấy Nhiễu. Các hình thức quấy nhiễu bao gồm: đưa về đồn công an, áp lực thân nhân, khám xét nhà nửa đêm, canh gác không cho ra khỏi nhà, gây khó trong thủ tục hành chánh, hạn chế quyền tự do đi lại, vu khống bôi nhọ, làm nhục qua lời nói hay hành vi…. Một khi công an an ninh chủ trương quấy nhiễu thì họ sẽ có muôn vàn hình thức để xâm hại hoạt động sinh hoạt của người mà họ nhắm tới.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Cách mạng Dân chủ ở Việt nam – Một tất yếu của Lịch sử

Nguyễn Tiến Dân ( Hội giáo chức Chu Văn An )

22-2-2017
1- Thời tiết thay đổi, khi nắng – khi mưa. Vận nước lên xuống, lúc suy – lúc thịnh. Tiền đồ của Dân tộc, khi còn – khi mất. Thịnh – suy hay được – mất, đều có quy luật. Quy luật này, được Khương Tử nha đúc kết trong sách “Lục thao”: 君不肖,则国危而民乱;君贤圣,则国安而民治:祸福在君不在天.  Quân bất tiếu, tắc Quốc nguy nhi Dân loạn; Quân hiền thánh, tắc Quốc an nhi Dân trị; Họa – phúc tại Quân, bất tại thiên thời.
Tạm dịch: Kẻ đứng đầu Đất nước mà hủ bại: chắc chắn, Quốc nguy – Dân loạn. Người đứng đầu Đất nước mà thánh minh: chắc chắn, Quốc an – Dân trị. Họa – phúc của 1 Quốc gia, nằm trong tay người đứng đầu Đất nước. Thiên thời, vô can – Địa lợi, miễn bàn – Dân trí, khoan vội xét. 
2- Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư của cái Đảng CS, đã có lần phởn lên, mà hỏi ngược 1 số cử tri rằng: “Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?”. Cử tọa, nhìn nhau và họ sẽ chẳng bàng hoàng, nếu ngay sau đó, được nghe ông giảỉ thích thêm: “Bởi, Đất nước đang phải đối mặt với 1 cuộc khủng hoảng toàn diên và tuyệt đối, về mọi mặt. Từ Chính trị – Kinh tế – Ngoại giao – Văn hóa – Giáo dục – Đạo đức – Môi trường… cho tới, lòng tin của dân chúng và chúng ta, chưa tìm được lối thoát. Chúng ta, chỉ còn biết cầu Trời – khấn Phật và mong, cuộc Cách mạng Dân chủ sẽ sớm xảy ra. Chỉ có phép màu này, mới có thể dọn dẹp sạch sẽ cái mớ rác rưởi, mà Đảng CS của chúng tôi, đã chót bĩnh ra”.

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Vì sự tiến bộ xã hội

Lãng Anh
Ngày 14/02/2017, ngày lễ ngọt ngào với nhiều người nhưng không phải với những người Việt ở miền Trung. Một cuộc tuần hành đòi công lý với lá đơn kiện nhà máy Formosa đến toà án Nhân dân huyện Kỳ Anh. Họ bị giải tán giữa đường trong một nỗ lực ngày càng hung bạo của chính quyền, lá đơn không bao giờ đến đích và công lý còn rất xa vời. Tuy nhiên câu chuyện Formosa chưa kết thúc. Nó sẽ vẫn còn đó cùng với những tổn hại lâu dài ở vùng biển miền Trung và những tác động khó lường tới sức khỏe con người. Bi kịch của người dân ở đây không phải câu chuyện của riêng ai. Hầu như toàn bộ người dân trên khắp đất nước Việt Nam đều gánh chịu bất công và bất cập xã hội ở những mức độ khác nhau do các tệ nạn mà chính thể độc tài hiện nay đang là căn nguyên chính. Không phải chỉ có số phận người dân, vận mệnh của đất nước cũng đang chịu sự đe dọa sinh tồn khi tiềm lực quốc gia ngày một bị đánh cắp, nguồn lực ngày một bị thui chột, đất nước ngày một yếu hèn giữa lúc chủ quyền ngày một bị đe dọa.
Tôi suy nghĩ khá nhiều về câu chuyện Formosa. Nó cũng chỉ là một trong số hàng loạt vấn đề đang tàn phá đất nước này: Hàng nhập lậu Trung Quốc nhan nhản khắp mọi vùng miền đang bóp chết nền sản xuất còi cọc của Việt Nam; nạn thực phẩm độc và một cuộc diệt chủng mềm đang giết hại và làm suy thoái giống nòi người Việt; nạn tham nhũng và tha hoá đang tội phạm hoá đến tận gốc rễ bộ máy chính quyền; sự suy thoái đạo đức và khủng hoảng niềm tin xã hội; sự hủy diệt về môi trường, sự cạn kiệt về nguồn nước, cạn kiệt các nguồn tài nguyên và xa hơn nữa là thảm họa nước biển dâng rồi sẽ khiến Việt Nam mất trên dưới 30% lãnh thổ. Không có ai làm gì để bảo vệ đất nước trước những thảm họa không thể tránh được ấy. Đây là một con đường dẫn tới diệt vong, nếu những người đang sống trên đất nước này cứ tiếp tục thờ ơ với thời cuộc.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên trường năm 2011




Sự thay đổi thể chế đột ngột từ độc tài sang dân chủ

Mai Thanh Truyết 
- Trong bài viết trước, vấn đề đặt ra là cần phải “Thay đổi hay thay thế CSVN”. Kết luận của người viết là cần phải THAY THẾ, và không có một giải pháp hay con đường trung gian nào khác cả. Và Đảng CSVN chính là một Đảng độc tài đặt cơ chế chuyên chính vô sản làm phương châm hành động và cai trị. 
Vì vậy, vấn đề còn lại là phải thay thế một thể chế độc tài đảng trị như thế nào?
MAU hay CHẬM?
Lý luận của khuynh hướng thay đổi:
Thay đổi thể chế đột ngột sẽ gây xáo trộn xã hội hay có thể xảy ra xung đột địa phương làm tình hình đất nước trở nên bi thảm, đời sống người dân xáo trộn hơn. Dân Việt Nam đã trải qua thời gian dài chiến tranh, ai cũng muốn có cuộc sống an bình lo cho gia đình. Đấu tranh lật đổ một nhà cầm quyền cho dù có ôn hòa cách mấy cũng gây xáo trộn xã hội và tình trạng bất ổn còn có thể kéo dài. 
Chắc gì một chính quyền mới lên không có tham nhũng hay không độc tài?
Đây chính là câu hỏi đầu môi của những người chủ trương thay đổi. 
Những ông cộng sản cũ chắc chắn sẽ tìm đường trở lại với chiêu bài mới và độc tài mới như Putin hiện giờ thì sao? Họ có nhiều khả năng làm được vì có tiền, có quan hệ chính trị rộng rãi và đảng viên ĐCS vẫn còn đông đảo trong các chức vụ cao cấp ở mọi cơ quan chính quyền, công an và quân đội. 
Ngoài ra, thời gian chuyển tiếp từ lúc chế độ CS sụp đổ tới xây dựng các cơ chế cầm quyền dân chủ hẳn phải có nhiều nhiễu nhương khó có thể dự đoán do tranh chấp quyền lực giữa các thế lực. Điều này sẽ gây bất ổn chính trị, như trường hợp Ai Cập và Lybia hiện nay. 
Lý luận của khuynh hướng thay thế:
Sự thay đổi thể chế từ độc tài sang dân chủ không bao giờ là một tiến trình êm thắm. 

Đường dẫn xem clip 50 năm Trường THPT Tô Hiệu Sơn La

Xem clip 50 năm THPT Tô Hiệu SL:


Bình độ 400 ( * )

Nguyễn Mạnh Hùng


Đêm tháng Năm vào Bình độ Bốn Trăm 
Đoàn xe trôi êm êm, tầm đại bác 
Thuốc súng tanh, lá rừng kêu xào xạc 
Chúng no máu rồi không cắn nữa đâu?
Lắc lư xe quan tài vượt về sau 
Máu dỏ xuống đường cuốn vào cát bụi 
Lại xe quan tài vượt lên lầm lũi 
Tốp thương binh bê bết máu mặt, mày

Lập trường chính trị của các lãnh đạo chóp bu hiện nay

Lê Anh Hùng
( Lược trích )
Bây giờ chúng ta sẽ đánh giá lập trường chính trị của những nhà lãnh đạo đang đặt dấu ấn lớn nhất lên tiến trình đất nước.
1) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
Ngoài “điểm sáng” duy nhất là bài phát biểu ngày 19/10/2011 (dưới sự thúc bách của phe nhóm Trương Tấn Sang), ông Nguyễn Phú Trọng là một nhân vật luôn nhất quán với lập trường bảo thủ, thân Tàu, đồng thời là vật cản lớn nhất cho khát vọng “thoát Trung” và cải cách thể chế của đất nước. Qua chuyến thăm Bắc Kinh từ ngày 12 – 15/1/2017, quyết tâm biến Việt Nam thành “một bộ phận không thể tranh cãi của Trung Quốc” của ông ta xem ra lại càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Thậm chí, sau chuyến công du này, trong dư luận còn có tin là Bắc Kinh đã chỉ đạo ông Nguyễn Phú Trọng đưa Hoàng Trung Hải lên ngôi vị Tổng Bí thư.
2) Chủ tịch nước Trần Đại Quang:

Lần đầu tiên Công An 'nghĩ về cuộc đổi mới'

Gia lúc Ban Kinh tế Trung ương và Hi đng Lý lun Trung ương bàn v vic “hoàn thin th chế kinh tế th trường đnh hướng xã hi ch nghĩa và phát trin kinh tế tư nhân” đnh hướng đến năm 2025, thì ngày 19/2, báo Công An Nhân dân (CAND) có bài viết ca Tiến sĩ Lê Kiên Thành, con trai ca c Tng Bí thư Lê Dun vi ta đ “nghĩ v cuc đi mi ln th hai” được coi là mt bước thay đi v “quan đim ci cách và dân ch”, ln đu tiên xut hin trên cơ quan ngôn lun ca ngành công an.

Theo nhà báo đc lp và blogger ni tiếng Nguyn An Dân, báo Công An Nhân dân trước nay luôn có nhiu bài viết phê bình, ch trích các quan đim ci cách và dân ch t trong Đng ra đến nhân dân, “thế mà hôm nay cũng đã đăng 1 bài viết thúc đy ‘đi mi 2’.” Nhà báo Nguyn An Dân nói vi VOA rng bài báo ca ông Lê Kiên Thành cho thy “lc lượng công an đang kêu gi đi mi.
“Bài báo này đưa ra trong tình hình hin nay thì, th nht, nó ch rõ lc lượng nào là lc lượng kêu gi đi mi, trong đó là có lc lượng công an. Vì t báo Công an Nhân dân là cơ quan ngôn lun ca ngành công an. Th hai, đi vi xã hi, thì nó cho thy xu hướng đ kháng li nh hưởng ca Trung Quc đi vi Vit Nam, đó là xu hướng cn phi được thúc đy trong Đng.”

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Định hướng trong một thế giới hỗn loạn


Trào lưu dân túy, hậu qủa của Brexit, phân hoá xã hội và khủng hoảng hệ thống đưa Liên Âu và nền dân chủ phương Tây tới chỗ suy tàn; số lượng người tỵ nạn chính trị, di dân kinh tế và bùng nổ dân số gây động loạn nhiều nước; thảm họa Syria và Urkraine đe dọa an ninh nhiều khu vực; Trump và khối NATO không có đối sách trước các hung đồ xâm lược của Nga-Hoa. Các tình trạng bất thường mới phát sinh này sẽ đưa thế giới đi về đâu?
Sławomir Sierakowski phỏng vấn Jeffrey D. Sachs
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
3-2-2017
***
Các lãnh tụ của chủ nghĩa dân túy: từ trái qua, Donald Trump, Marie Pe Pen và Viktor Orbán. Nguồn: David Parkins
Các lãnh tụ của chủ nghĩa dân túy: từ trái qua, Donald Trump, Marie Pe Pen và Viktor Orbán. Nguồn: David Parkins
Chính quyền Trump vừa thiếu một chiến lược toàn cầu và không có bất cứ một người nào có thể khởi thảo và thực hiện cho chiến lược này. Và ngoại trừ giới chống trào lưu dân túy, nói chung – và giới theo cánh tả, nói riêng – tất cả đương đầu với một số thực tế khó khăn, mối đe dọa của một nước Mỹ không còn nguyên tắc sẽ gia tăng.
Phản ứng tác hại của trào lưu dân túy
Sławomir Sierakowski: Ông viết rằng Brexit và Trump là những hiện tượng tương tự. Ông có nghĩ là làn sóng dân túy đã thay đổi cả hai, nó sẽ còn lan rộng hơn nữa không?

Nhớ mãi mái trường ( thơ)

Nguyễn Văn Trung

Trở về Tô Hiệu Sơn La
Đầy ắp kỷ niệm ngôi nhà năm  xưa
Mái tranh phên nứa gió lùa
Ngọn đèn vẫn thức những giờ soạn văn
Thừa nghèo khát chữ bao lần
Đàn em ríu rít quây quần về đây

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

Trồng người ( thơ )


Nguyễn Văn Trung ( GV văn THPT Tô Hiaauj Sơn La 1972-1978 )

Trồng người phấn trắng, bảng đen
Sách, vở, bút,mực, ngọn đèn đêm thâu
Tri thức tích lũy thêm giầu
Đông, Tây, kim, cổ, rộng, sâu cuộc đời
Cao quý nhất nghề trồng người

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Tháng 4 năm 1984 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lại gây chiến với Việt Nam ở Vị Xuyên

Nguyễn Đình Ty

17-2-2017
Ngày 19/12/2012, Đại tá Trần Đăng Thanh PGS TS NGUT của Học viện Chính trị Bộ Quốc Phòng giảng về tình hình Biển Đông cho các Bí thư Đảng ủy và Hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam, có nói “Từ thế kỷ 13, vị Vua anh minh Trần Nhân Tông đã ra Tuyên Cáo rằng cái họa lâu đời của chúng ta là họa Tầu Hán. Các ngươi phải nhớ lời ta dặn, một tấc đất của Tiền nhân để lại cũng không được để mất vào tay kẻ khác…”. Xin giới thiệu bài tóm tắt về cuộc chiến anh dũng của quân đội ta chống quân xâm lược Trung Quốc, để giữ đất, bảo toàn lãnh thổ phía bắc Tổ Quốc ở Vị Xuyên – Hà Giang, kéo dài suốt 5 năm, từ 2/4/1984 đến tháng 4-1989:
5 năm sau khi kết thúc cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung (vào 16/3/1979), ngày 2/4/1984 CHNDTH lại gây ra cuộc chiến với Việt Nam ở khu vực Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Tuyên và kéo dài đến 5 năm mới thực sự chấm dứt (từ 2/4/1984 đến tháng 4/1989).

LỄ TƯỞNG NIỆM LẠI BỊ NGĂN CẢN TẠI TƯỢNG ĐÀI LÝ THÁI TỔ SÁNG NAY 17/2/2017 !


- Tất cả thành viên nhóm No-U Hà Nội đã bị canh gác không cho rời khỏi nhà từ chiều 16/2. Các băng Zon biểu ngư đều không thể đến Tượng đài. Chỉ có 2 người " đào thoát " đưa Hoa và hương đến tượng đài'
- An ninh đông bằng người đi thắp hương tưởng niêm.
- Anh ninh đã thuê một mụ điếm chính trị ra chặn ống kính nhà báo nước ngoài tác nghiệp. Mụ còn rất nhiều lời với mọi người xung quanh ( hình X1 )' X2 và x3 là an ninh chuyên nghiệp đeo bám dân oan và người biểu tình

- Tin ban đầu : Nguyễn Lân Thắng bị công an bắt, chưa rõ đưa về đâu.
- Dưới đây là một số hình ảnh sáng nay taỊ CHÂN TƯỢNG ĐÀI:






Trận chiến biên giới phía Bắc và những sai lầm của đảng Cộng Sản Việt Nam

Lê Vĩnh
Thực Hiện Bureau CTM Media Mỹ Châu -
16/02/2017

  
Tuần lễ đầu trung tuần tháng 2 năm 2017, một số thành viên Hoàng Sa FC đã đi đến thôn Tổng Chúp, Cao Bằng (cách Hà Nội 300km) để thắp hương cho 43 đồng bào đã bị lính Trung Cộng thảm sát một cách man rợ. Cuộc thảm sát này là một sự kiện được kể lại nhiều nhất trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc khởi đầu vào mờ sáng ngày 17 Tháng 02, 1979.
Không có đến cả một con đường mòn dẫn vào, những anh chị em đó đã phải lội suối băng rừng, men theo những bụi tre um tùm để đến được nơi dường như đang rơi vào quên lãng, cũng như cuộc chiến biên giới phía bắc năm đó đã bị quên lãng từ mấy thập niên qua.
Cuộc chiến chống ngoại xâm phương Bắc của dân tộc trong lịch sử cận đại
Cuộc chiến biên giới phía Bắc là một cuộc chiến đặc biệt mà Cộng Sản Việt Nam (CSVN) phải đương đầu.
Nói là cuộc chiến đặc biệt vì so với các cuộc chiến khác thì: 1) Hai cuộc chiến tranh Đông Dương trước đó là hai cuộc chiến đã tạo ra nhiều tranh cãi. Thậm chí, sau khi được lịch sử soi sáng thì đó chỉ là những cuộc chiến tranh núi xương sông máu không cần thiết đã làm suy kiệt sinh lực quốc gia; 2) Cuộc chiến biên giới Tây Nam chống lại Cam Bốt chỉ là cuộc chiến giữa những người cộng sản anh em trở mặt với nhau tạo thêm những vết thương cho dân tộc Việt chưa kịp hồi sức sau chiến tranh; 3) Trong khi cuộc chiến biên giới phía Bắc đích thực là cuộc chiến chống ngoại xâm phương Bắc của người Việt Nam trong lịch sử cận đại.

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

Tin Cập Nhật Thứ Tư 15/2/2017


Lê Minh Nguyên
15-2-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Tin Thế Giới
1. Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh trang bị vũ khí — Trung Quốc cảnh báo Hoa Kỳ về kế hoạch tuần tra biển Đông
Trung Quốc tiếp tục trang bị vũ khí với tốc độ nhanh hơn các nước khác, đến mức bắt kịp các nước phương Tây. Đó là báo động của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS ở Luân Đôn trong bản báo cáo thường niên vừa được công bố hôm qua, 14/02/2017.
Theo báo cáo của IISS, trong năm qua, Bắc Kinh đã chi tiêu 145 tỷ đôla cho quốc phòng, thua xa Hoa Kỳ, quốc gia có ngân sách quân sự nhiều gấp bốn lần, nhưng hơn hẳn Nga ( hạng ba với 58,9 tỷ đôla ), Ả Rập Xê Út ( 56,9 tỷ đôla ), Anh Quốc ( 52,5 tỷ đôla ) và Pháp ( 47,2 tỷ đôla ).
IISS nhắc lại rằng, từ nhiều thập niên qua, Trung Quốc đã nỗ lực đầu tư vào khả năng quân sự của nước này và kể từ năm 2012, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã vượt qua châu Âu. Từ 5 năm nay, ngân sách quân sự của nước này tăng đều đặn từ 5 đến 6% mỗi năm, và nay chiếm đến 1 phần 3 tổng ngân sách quốc phòng của châu Á.

SỰ CẤM ĐOÁN VÔ LỐI, HÈN HẠ của an ninh Lạng Sơn ngày 14/2/2017 tại Nghĩa trang TP


Hưởng ứng phong trào biểu dương, tri ân tinh thần Hoàng-Trường Sa và Biên giới , anh em chúng tôi tự nguyên rủ nhau thuê xe lên viếng Mộ các liệt sỹ đã anh dũng chiến đấu hy sinh năm 1979 hiện đang an nghỉ  tại Nghĩa trang Liệt sỹ TP Lạng Sơn.
Những ngày này, nhiều tướng lĩnh còn nói về cuộc chiến 17/2/79 như nội dung bài theo đường Links sau : http://hoigiaochucchuvanan.blogspot.com/2017/02/chung-ta-phai-noi-cho-con-chau-biet-ban.html - Vậy mà :
Xe chúng tôi vừa đến cỗng Nghĩa trang, một đám người không sắc phục , cả nam lẫn nữ trên 30 người ùa ra. Họ vây chặt chúng tôi. Sau khi nói rõ lý do về chuyến đi của chúng tôi, họ đã vin đủ cớ để ngăn cản việc làm đầy ý nghĩa và nhân văn này: Nào là muốn thắp hương thì phải có giấy giới thiệu, phải liên hệ trước, phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương, nghĩa trang đang chuẩn bị tu sửa..v v..Cổng Nghĩa trang thì đóng im ỉm, không có biển đề “ cấm quay phim, chụp ảnh “.
 Sau một hội cự cãi và lý sự cùn của đám an ninh, chúng tôi muốn chụp vài tấm hình họ cũng không cho. Ai đưa máy ảnh hoặc ĐT lên là đám “cô hồn không sắc phục” này lao tới cướp, chặn. Biết chúng tôi đã gặp bọn bán nước cầu vinh, tay sai Tàu cộng nên chúng tôi đành đi lễ đền trên Đồng Đăng và thăm cửa khẩu Tân Thanh. Dọc đường đi 2 xe con và nhiều xe máy chở 2, hoặc 3 đi trước, đi sau “ hộ tống “ chúng tôi. Bữa ăn trưa của chúng tôi cũng có gần 10 anh ninh nam, nữ trẻ đứng “ hầu “ ngay gần bên. Đặc biệt ngành an ninh LS cần tuyên dương nữ cảnh sát mặc áo màu hoa mười giờ, tóc nhuộm kiểu đuôi bò vàng. Cô ta rất hăng hái cản phá mọi người, từ LS đi Đồng Đăng và Tâm Thanh gần 30 km , lúc nào cô ta cũng đèo 3 mà chẳng cần mũ bảo hiểm gì cả. Đoàn về đến địa phận tỉnh Bắc Giang thì xe của an ninh LS “ bàn giao “ chúng tôi cho công an tỉnh Bắc Giang. Công an tỉnh nhà lại có nhiệm vụ giám sát 10 dân oan và cựu chiến binh cho đến tận sáng nay 15/2/2017 mới thôi.

Đính kèm là hình chúng tôi chụp chuyến đi ( có 2 hình chụp bọn chó săn đã đeo bám chúng tôi ). Xin lỗi tôi dùng từ “ chó săn” là do dân oan đặt cho họ đó !
( Bốn ảnh cuối là hình chụp thăm và trao quà cho thương binh Nguyễn Xuân Phúc )



Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

"Chúng ta phải nói cho con cháu biết bản chất thật của quân xâm lược"

QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)
(GDVN) - “Còn nhắc tới chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, thì phải nhắc tới chiến thắng Biên giới 1979. Sự thật lịch sử ấy không thể bị lãng quên”, Tướng Thước nói.
LTS: Tiếp tục các bài viết về chủ trương đưa nội dung về các cuộc chiến tranh vệ quốc bảo vệ biên giới, hải đảo (1976 - 1988), hôm nay, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc phỏng vấn với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV.
PV: Theo ông khi biên soạn sách cần tôn trọng sự thật lịch sử khách quan như thế nào khi đề cập tới chiến tranh Biên giới 1979?
Tướng Nguyễn Quốc Thước: Chiến tranh Biên giới 1979 không đơn thuần chỉ là một cuộc xung đột do Trung Quốc gây ra.
Đây thực sự là cuộc chiến tranh xâm lược của giới cầm quyền Bắc Kinh khi đó, với ý đồ làm chúng ta suy yếu, khuất phục, lệ thuộc họ.
Trung Quốc biết rằng, nếu Việt Nam mạnh lên thì âm

mưu thôn tính Biển Đông và những mục tiêu xa hơn nữa sẽ khó lòng thực hiện được.

THÔNG BÁO NGÀY 17/2/2017


1. THÔNG BÁO TƯỞNG NIỆM ĐỒNG BÀO VÀ CHIẾN SĨ HY SINH TẠI TRẬN CHIẾN BIÊN GIỜI PHÍA BẮC NĂM 1979

Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng sẽ tổ chức tưởng niệm Đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh chống giặc bành trướng Trung Quốc xâm lược.
Địa điểm tại tượng đài Trần Hưng Đạo, Bến Bạch Đằng, Quận 1.
Thời gian: 9 giờ sáng 17.2.2017.
Mời đồng bào, chiến sĩ củng tham dự. Khi đi mang hoa hay nhang tùy tấm lòng.
Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng
Huỳnh Kim Báu



2. Thông báo 

Về lễ thắp hương tưởng niệm 6 vạn đồng bào và chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc Chiến tranh Biên giới 2/1979.
 

Kính thưa anh chị em cô bác! 

Như thường lệ, vào ngày Thứ 6 – 17/02/2017 – tới đây, anh em No-U chúng tôi sẽ tiến hành tưởng niệm 38 năm chiến tranh biên giới. 


Trân trọng kính mời anh chị em cô bác ăn mặc trang trọng, lịch sự và phù hợp tới dự lễ tưởng niệm cùng chúng tôi tại Tượng đài Lý Thái Tổ – Hoàn Kiếm – Hà Nội vào lúc 9h00 ngày 17/02/2017.

Đề nghị chính quyền Hà Nội bảo đảm an ninh trật tự và ngăn cản bọn dư luận viên đến quấy rối, phá hoại buổi lễ này. Những kẻ tiếp tay, phá rối lễ tưởng niệm là đi ngược lại truyền thống yêu nước nhớ nguồn, là xúc phạm vong linh tiên tổ, là xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tự do thờ phụng của người dân Việt Nam và nhất định sẽ bị quả báo! 
Anh em No-U Hà Nội kính báo!



Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

Một tài liệu không thể quên đơợc về tội ác của Tàu trong cuộc chiến Việt - Trung năm 1979

“…Nhân dân Việt Nam hầu như không biết gì về chiến tranh biên giới 1979 và trận chiến khốc liệt nhất 1984-1989. Họ đang tìm cách xóa nhòa những ký ức về những cuộc chiến này. Đảng CS Việt Nam ngày nay đã hiện nguyên hình một tên đại bịp, dối trá đứng trên lịch sử, phá tan hoang dân tộc Việt Nam…” 


Một nữ tù binh Việt Nam còn mặc quần áo bệnh xá, bị lính Trung Quốc hãm hiếp tập thể,chúng đang gọi điện báo cho đồng bọn đến tiếp tục cưỡng dâm. Người nữ tù binh này được giải vây và cứu thoát. Ảnh: NF3.86.

KHÔNG QUÊN NGÀY17 THÁNG 2 NĂM 1979 !

HOÀNG THỊ NHƯ HOA


Hàng năm kỷ niệm ngày này,
Mười bảy tháng hai lòng đầy buồn thương !
Các anh nằm lại Biên cương
Bảo vệ Tổ Quốc, chống phường Bắc kinh
Chúng tràn sang giết dân mình
Cướp phá, tàn sát cảnh tình thảm thương...
Trẻ em, phụ nữ, dân thường
Đập chết ném giếng... Đủ đường dã man.
Căm quân bành trướng làm càn
Âm mưu nham hiểm phá tan nước mình
Ngót triệu người đã hy sinh !...
Sáu tỉnh phía Bắc chiến chinh qua rồi.
Nhìn lại quá khứ than ơi !
Đau lòng, uất hận hỏi Trời thấu chăng?
Dân Việt Nam Quyết thề rằng,
Không đội Trời chung với thằng Hán - Nô.
Chung tay xây lại cơ đồ
Diệt trừ “Thái Thú”...”Côn đồ” hại dân
Mai ngày Đất nước CANH TÂN
VIỆT NAM MÃI MÃI CỦA DÂN VIỆT MÌNH !!!

-----
Bắc Giang, ngày 10/2/2017.

( Hoàng Thị Như Hoa, cựu chiến binh )

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Bà Bùi Thị Minh Hằng ‘sẽ tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ hơn’


Nhật Bình
11-2-2017

Bà Bùi Thị Minh Hằng (giữa) vẫy tay chào đón trong nụ cười hội ngộ của tất cả anh em bạn bè. (Hình: Nhật Bình/Người Việt)

GIA LAI (NV) – Nhà hoạt động dân chủ Bùi Thị Minh Hằng phát biểu rằng, bà ‘sẽ tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ hơn’ khi ra khỏi trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai vào lúc 8 giờ sáng ngày 11 Tháng Hai năm 2017.
Bà Bùi Thị Minh Hằng được nhà cầm quyền CSVN trả tự do sau mãn bản án 3 năm tù giam với cáo buộc “Gây rối trật tự công cộng.”

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

Thống kê tội ác của Trung Quốc đối với Việt Nam

Thống kê tội ác của Trung Quốc đối với Việt Nam
Ngày
Địa điểm
Thiệt hại
Ghi chú
43 sau CN
đến 1858



1000 năm Bắc thuộc và nhiều cuộc xâm lược của giặc Tàu
TK 19


Giặc Cờ đen
1945-46


Tưởng Giới Thạch
   1956
Hoàng Sa
TQ chiếm 3 đảo của VN
TQ chiếm 3 đảo của VN
 19/ 1/1974
Hoàng Sa
74 chết, 25 bị thương,bắt sống 48 ( 1 là cố vấn Mỹ )
TQ chiếm 3 đảo còn lại ở Hoàng Sa của VN
17/2/79
6 tỉnh biên giới phía bắc


20.000 bộ đội chết; 30 000 bị thương; bị bắt 1 600;
100.000 dân thường chết.
( TQ: chết 26 000;34 000 bị thương; phá 500 xe bọc thép; tốn 1,3 tỷ usd )
VN : 11 sư và 9 trung đoàn độc lập tham chiến.= 100 000 quân.
TQ : 25 sư; = 250 000 quân
 4/1984
đến
14/7/84
Vị Xuyên        ( Lão Sơn, điểm cao 164 )
1980 : pháo kích Cao Bằng
1981 : tấn công LS,HG
1984: Vị Xuyên : Bộ đội chết            3 900 ( TQ đốt 3 700 ) mất nhiều cao điểm 12/7/84

14/3/1988
Đảo Gạc Ma    ( Tr. Sa )
Chìm tàu HQ 604. 64 chiến sỹ hy sinh
2009 mới trục vớt được con tàu.TQ chiếm 3 bài đá ngầm tại Tr.Sa
7/2009
Hoàng Sa
đắm 1 tàu, chết 7 chiến sỹ VN

Ghi chú : TQ hậu thuẫn Polpot, cuộc chiến làm VN chết 2,5 vạn; bị thương 25 vạn (12/1978–>1988)
Trước đây,nhà nước không cho ai biết về thiệt hại năm 1984, năm 1988. Nhưng giờ đây thì đã rõ cả. Phải chăng vì những con số này mà ta đã khiếp sợ và hèn ? Nếu nghĩ về lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia thì hẳn không có chuyện bắt giam các nhà báo, cấc Blogger gần đây.
Vì sao Tổng biên tập báo Nhân dân điện tử, ông bộ trưởng bộ Công thương lại chẳng có tội tình gì khi các ông đã tuyên truyền không công cho lũ Tư bản Đỏ Bành trướng Bắc Kinh?
Riêng tôi thì vẫn giữ văn bản ” Sự thật vấn đề biên giới Việt-Trung “NXB Sự thật  in năm 1979. Đây có phải là lời Đảng và Nhà nước ta vu không TQ mà giờ đây đã ăn năn sám hối chăng?…! Nhưng dù sao thì từ năm 2002 đến nay TQ đã giam cầm, đánh đập hơn 1 ngàn ngư dân Miền Trung VN ngay trên vùng biển quê hương của mình…..