Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

Tổ chức và công dân Việt Nam: Nhận định và Tuyên bố về nhân quyền đầu năm 2018

      1- Nhận định             
          Việt Nam vừa bước vào năm 2018 nhưng không phải với nhiều dấu chỉ hy vọng và nhiều động lực phát triển, mà với một bức tranh u ám cho dân chủ và nhân quyền.
          - Trên phương diện luật pháp, các văn bản pháp lý bắt đầu có hiệu lực từ mồng 1 tháng 1 như Bộ luật Hình sự sửa đổi, Luật Tín ngưỡng Tôn giáo - được biên soạn theo ý đảng chứ chẳng theo lòng dân - tỏ ra khắt khe hơn các bộ luật cũ, với sự kiểm soát ngặt nghèo hơn đối với các hoạt động và sự chế tài vươn cả đến giai đoạn chuẩn bị cho các hành vi. Bên cạnh đó, việc nhà cầm quyền thiết lập các cơ quan của quân đội và công an nhằm theo dõi mạng và tác chiến mạng càng cho thấy ý định gia tăng khống chế và lèo lái tâm tình lẫn tư tưởng của nhân dân.
          - Trên phương diện xã hội, thảm họa do Formosa gây ra cách đây gần hai năm tiếp tục đe dọa cuộc sống của đồng bào, từ sinh thái đến kinh tế, từ sức khỏe đến nghề nghiệp. Việc gia tăng các loại thuế (như VAT) và các hình thức thu thuế (như BOT) tiếp tục đe dọa túi tiền của nhân dân, đang khi đồng bạc VN ngày càng mất giá còn vật giá thì leo thang chẳng ngừng. Việc quan chức cán bộ vận dụng nguyên tắc “đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng do nhà nước quản lý” ngày càng khiến nạn dân oan tăng số, gây cảnh dân oan đấu tranh, do đó cũng đẩy nhiều dân oan vào vòng lao lý với những án tù hay thậm chí án tử.
          - Trên phương diện chính trị, chiến dịch “nhóm lò đốt củi”, “đả hổ diệt ruồi” của đảng Cộng sản vốn đang diễn ra với cường độ tăng dần và với đảng viên cán bộ, quan chức lớn bé bị ra tòa ngày càng đông đảo, cho nhân dân thấy đảng cầm quyền và bộ máy cai trị là một ổ tham ô nhũng nhiễu, cướp bóc phá hoại từ thời này sang thời khác, từ công sản đến tư sản, từ kinh tế đến thương mại, từ tài nguyên đất nước đến tiền thuế nhân dân. Chiến dịch đó cũng cho thấy đã từ bao lâu nay, đảng quan tâm đến việc củng cố quyền lực và giành giật quyền lợi hơn là phát triển đất nước và phục vụ đồng bào; và các phiên tòa kiểu ấy cũng chỉ là sự đấu đá nội bộ và thanh trừng phe nhóm, chứ không phải vì công lý và ích lợi nhân dân.

Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2018

10 đề xuất với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT của TS.

Lương Hoài Nam
TS. Lương Hoài Nam là một doanh nhân ngành Hàng không nhưng rất quan tâm tới giáo dục. Ông đã viết 10 điều này từ cuối năm 2016. BigSchool hỏi ông: Có cập nhật gì thêm ở thời điểm này? Ông cho biết: Không cần ...vì cũng còn mới! Xin chia sẻ cùng các bạn.
Cụm từ "tị nạn giáo dục" được nhắc đến không ít lần, kể cả ở Quốc hội. Là một người dân với hai đứa con được cho sang Singapore và Anh ăn học từ trung học, biết khá rõ về giáo dục cả ở Việt Nam lẫn ở các nước này, tôi muốn đề xuất với tân Bộ trưởng Giáo dục mười nội dung sau đây.
Thứ nhất, cần xoá bỏ sự cào bằng giữa các học sinh về nội dung giáo dục. Khi các con tôi học ở Singapore và Anh, điều đầu tiên làm chúng tôi ngạc nhiên là số môn học giảm một nửa. Các cháu chỉ học 6 môn thay vì 12 môn, trong đó có 3 môn bắt buộc cho luồng học được các cháu chọn, 3 môn hoàn toàn tự chọn. Lý do là cả Anh và Singapore đều phân luồng giáo dục ngay sau tiểu học 6 năm. Đức thậm chí phân luồng sớm hơn - sau lớp 4. Trung Quốc giống Anh - phân luồng sau lớp 6. Đó cũng là tinh thần chung của Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về phân loại giáo dục của UNESCO (ISCED 1997 và 2011).
Mỗi học sinh có các tố chất và điều kiện khác nhau. Xã hội cũng cần người làm những công việc khác nhau. "Con cá" cần tập trung học bơi, được đánh giá theo năng lực bơi và ra đời đi bơi. "Con chim" cần tập trung học bay, được đánh giá theo năng lực bay và ra đời đi bay. Không thể dạy (và đánh giá) "cá" và "chim" với các nội dung giáo dục giống nhau trong suốt 12 năm học.

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

VỀ TRUYỆN “BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC”



Nhà văn Hoàng Quốc Hải. Ảnh: Internet.

VỀ TRUYỆN “BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC”
Hoàng Quốc Hải 
     Bài này đã đăng báo Văn Nghệ số 4, ra ngày 27.1.2018, phát hành cả nước từ ngày 25.1.2018. Bản tác giả gửi đến Văn Nghệ và các trang mạng có tiêu đề là "Về truyện Bắt đầu và Kết thúc", nhưng bị Báo Văn Nghệ đổi thành "Về truyện Mở đầu và Kết thúc". Đọc cái tiêu đề của Văn Nghệ, người ta sẽ bảo: ông lão lẩm cẩm, đến cái tên truyện còn ghi nhầm thì còn viết bài phê phán cái gì! Báo Văn Nghệ thâm thật! Hay là có nội gián?

Mấy năm nay, nhiều nguồn tin không thể kiểm chứng tải về từ nhiều nước, trong đó chủ yếu từ Trung Quốc do người có học đi du lịch đem về. Trong đó họ nói,Trần Ích Tắc trá hàng để làm tình báo, Trần Quốc Toản không phải hy sinh khi truy đuổi giặc bên bờ sông Như Nguyệt, mà ông chỉ bị thương, giặc bắt đưa ông về Tàu. Ông qui thuận, nên được trọng đãi. Hiện con cháu ông rất thành đạt. Họ đã được xem cả gia phả, tộc phả của cả gia quyến Trần Ích Tắc và Trần Quốc Toản. Nhưng khi hỏi bằng chứng thì chẳng ai có bằng chứng gì. Có kẻ còn khẳng định: Chỉ riêng tôi có tài liệu gốc, tôi sử dụng cho riêng tôi, tại sao tôi phải chứng minh cho mọi người. Lý sự thế, thì đúng là giả mạo rồi, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, không ai làm như vậy. Thế mà nhiều người vẫn nhắm mắt tin theo, rồi phao tin đồn nhảm.



Liệu ta có thể tin, giặc đủ bình tĩnh bắt sống Trần Quốc Toản đưa về Tàu, trong khi chúng hết sức hoảng loạn tháo chạy bởi quân ta truy kích. Đến nỗi tổng chỉ huy Thoát Hoan còn phải chui vào rọ, chịu cho lính kéo đi như kéo một con chó.

Luận điệu này là đòn tâm lý chiến, nó khuyến khích những kẻ khờ khạo tin theo, rằng theo giặc sẽ đời đời phú quí, dòng dõi dài lâu.Thật là hiểm độc
.



Tên bài viết bị Văn Nghệ đổi thành "Về truyện Mở đầu và Kết thúc"

Nhân nói đến truyện ngắn BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC của nhà văn Trần Quỳnh Nga, tôi không phải người đầu tiên phát hiện ra truyện này. Bởi hạ tuần tháng chạp năm ngoái (2017), tôi vào Sài Gòn, khi chúng tôi đang thắp hương ban thờ cố nhà văn Hồng Duệ tại Thủ Đức, thì có chuông điện thoại. Nhà nhiếp ảnh Đỗ Kha từ Quảng Ninh hỏi tôi với giọng gay gắt: Anh đã đọc truyện ngắn “Bắt đầu và kết thúc” trên Văn Nghệ số 50 chưa? Rồi anh xổ ra một tràng đầy bức xúc và giận dữ, không cho tôi nói xen vào. Kết thúc anh hỏi: “Ý kiến anh thế nào?”. Tôi nói chưa đọc số báo đó và tôi đang ở Sài Gòn.  Về Hà Nội, tôi tìm đọc. Đọc xong tôi thấy băn khoăn quá, liền gọi điện cho thư ký tòa soạn Lương Ngọc An, vài hôm sau lại gọi cho Tổng biên tập Khuất Quang Thụy. Cả hai nhà văn đều hỏi tôi có chuyện gì. Tôi nói, tôi không yên tâm về nội dung truyện “Bắt đầu và kết thúc”, và rằng tôi sẽ viết ý kiến của mình gửi đến Tòa soạn. Các bạn rất vui vẻ khuyến khích - Vậy anh viết đi. Tôi chưa kịp viết thì trên các mạng xã hội đã có phản ứng. Các ý kiến khen chê trao đi đổi lại thật là sôi động, nhưng vẫn giữ được bình tĩnh. 

Giáo dục Việt Nam: Nỗi đau nhiều kiếp chưa tan

( H1 )
- Quảng Cáo -
I- Ai đề xuất tư tưởng tích hợp ?
Khi nghe tin chương trình Giáo dục Phổ thông mới đã tiến hành gộp 3 môn Vật Lý – Hóa Học – Sinh Vật vào một môn để cho một giáo viên dạy, và gộp 2 môn Lịch Sử – Địa Lý cũng vào một môn và cũng cho một giáo viên dạy, thì hồn xiêu phách lạc. Bởi đó sẽ là tai họa lớn cho nền Giáo dục Việt Nam.
Không đi vào phân tích chi tiết, xin đưa ra vắn tắt mấy lý do cơ bản sau đây:
1. Đi ngược với xu thế chuyên môn hóa
Muốn đi xa, đua tranh đỉnh cao, thì phải rất tinh nhuệ. Vì thế cần phải được chuyên luyện. Thế giới khoa học và giáo dục từ đó mà lan tỏa, đi sâu vào các vấn đề rất tinh vi. Đó là quá trình vi phân hóa của tự nhiên.
- Quảng Cáo -
Cùng là dạy môn Vật Lý với cùng nội dung mà thầy giỏi sẽ dạy tốt hơn thầy không giỏi. Cùng một con người nhưng học chuyên về Vật Lý thì sẽ có kiến thức Vật Lý tốt hơn là bắt học cùng lúc 3 môn Lý – Hóa – Sinh.
Gộp 3 môn Lý – Hóa – Sinh là đi ngược với xu thế chuyên môn hóa. Không đào tạo được giáo viên giỏi. Không cho học sinh cơ hội có thầy giỏi và đi vào chuyên sâu. Là giảm khả năng cạnh tranh việc làm của học sinh trong tương lai.
2. Hiểu không đúng bản chất của khái niệm tích hợp

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

NGƯỜI DÂN ĐỒNG TÂM GỬI THƯ CẦU CỨU TRUNG ƯƠNG!

-Nguyễn Đăng Quang-


Người dân xã Đồng Tâm lại một lần nữa gửi thư ngỏ cầu cứu đến Trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội. Trong thư ngỏ mới nhất đề ngày 20/01/2018 vừa qua, họ khẩn cầu: Mười nghìn người dân xã Đồng Tâm tha thiết thỉnh cầu đến các Ông bà Đảng và Nhà nước cử những người có tâm huyết, có chuẩn mực đạo đức, biết thương dân về xã chúng tôi để nghe tâm tư nguyện vọng, nghe tiếng kêu cứu, nức nở, ai oán, u sầu… của người dân! Đừng để người dân thấp cổ bé họng chúng tôi kêu không thấu tới trời thì oan ức quá!”. Trong thư ngỏ này, người dân xã Đồng Tâm thể hiện mong muốn là vụ việc và nỗi oan ức, bất công của họ được giải quyết sao cho thấu tình, trọn nghĩa! Một động thái chính trị rất khôn ngoan, mở đầu bức Thư ngỏ này, thêm một lần họ tái khẳng định: Nhân dân xã Đồng Tâm chúng tôi xin khẳng định rằng chúng tôi không chống lại Đảng, không lật đổ chính quyền! Chúng tôi chỉ căm thù và chống lại bọn tham nhũng vì chúng là giặc nội xâm; bọn chúng đã lợi dụng quyền lực để cướp đất của người dân hun đúc lợi ích khùng để hình thành những nhóm lợi ích!”.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954), do lập được nhiều chiến công, xã Đồng Tâm đã được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lương vũ trang”. Trong kháng chiến đã vậy, từ sau hòa bình (1954) đến nay, tổng số tài nguyên đất đai mà nhân dân Đồng Tâm đã cống hiến cho Nhà nước để phục vụ cho mục đích xây dựng quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia cũng như phát triển kinh tế địa phương là rất lớn. Có thể nói hiếm có địa phương nào đã hy sinh quyền lợi và tài sản cho đất nước nhiều và lớn như người dân xã Đồng Tâm! Theo thống kê, diện tích đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm có tổng cộng 800ha, trong hơn 60 năm qua dưới chính thể mới, người dân nơi đây đã bàn giao cho Nhà nước 400,25ha, bằng đúng 50% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã. Trong đó, có 2 lần quan trọng nhất là:
        + Năm 1960, Nhà nước thu hồi 325ha giao cho Bộ Quốc phòng để xây dựng Trường bắn Quốc gia Miếu Môn. Lần thu hồi này, người dân không được bồi thường, hỗ trợ gì.

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Giặc Tàu hát hò giữa Thủ đô nước Việt, mừng ngày cướp Hoàng Sa?




FB Lê Đức Dục
18-1-2018 

Hộc máu! 

Ngày mai, 19-1, tưởng niệm 44 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm chiếm. Ngày mai, đoàn Nghệ Thuật Nội Mông trình diễn ở Nhà hát Lớn! Ngày mai, ai sẽ đi dự cuộc hát hò của những kẻ đã cướp Hoàng Sa ngay giữa thủ đô nước Việt?

Hồi 2004, để kỷ niệm 30 năm cướp Hoàng Sa, người Tàu đã đến Đà Nẵng tổ chức lễ hội Hoa đăng với 30 cụm hoa đăng tại công viên 29-3 ứng với 30 năm kỷ niệm. Thành phố đã bỏ qua can gián của nhiều người, cứ thế tổ chức. Kỷ vật để lại là con rồng làm bằng chén đĩa sứ chầu phương Bắc nay vẫn còn nằm chểm chệ giữa công viên 29-3. 


Bây giờ, họ chơi hoành tráng hơn: Hát mừng ngày cướp Hoàng Sa ngay giữa thủ đô. Hộc máu tươi! Tôi vừa gõ những dòng này mà tay cứ run lên!

ĐM, ăn cái gì mà ngu dữ vậy trời! 

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

HẬN HOÀNG SA

Kha Tiệm Ly




Bốn bốn năm mà như hằng thế kỉ
Hoàng Sa quặn mình bao vết chém đau
Mắt tổ quốc chưa bao giờ ráo lệ
Quàng khăn tang nên sóng hóa bạc đầu


Máu hùng anh nhuộm lòng biển đỏ
Càng đớn đau càng sục chí kiên cường
Quân thù hỡi! Bạch Đằng Giang rực lửa
Mi chờ đi, ngày nhặt xác sa trường!

Trăm triệu anh em cùng chung hòn máu
Như Hoàng Liên cao mãi chí ngang tàng
Năm tháng xót thương người em hải đảo
Cuồn cuộn căm hờn sông nước Cửu Long Giang

Muôn lạch suối chung lòng về biển cả
Ngàn núi non luôn bền chí phục thù
Người bé lớn giáo mài, gươm tuốt vỏ
Thề một lòng cùng trả hận thiên thu

*
Vỗ kiếm, giận đời chưa thỏa chí
Đối diện quân thù một trận đá tro bay
Ôm nhục nước nén vào tim chánh khí
Rượu ba miền không đủ một ta say! 

Phim VƯỢT QUA NỖI SỢ HÃI

Tập 2 : Việt Nam cần thay đổi


BẢN LÊN TIẾNG CỦA HỘI GIÁO CHỨC CHU VĂN AN VỀ VIỆC THẦY GIÁO VŨ VĂN HÙNG BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM


Trưa 4/1/2018, thầy giáo Vũ Văn Hùng (Vũ Hùng), cựu TNLT đi tham dự buổi gặp mặt kỷ niệm thành lập Hội Giáo chức Chu Văn An (HGCCVA). Sau khi buổi họp mặt buộc phải dừng và chia tay một cách bất thường thì thầy Vũ Hùng bị mất tích. Gia đình bạn bè gọi ĐT chỉ nghe chuông, không thấy trả lời, đi dò tìm hỏi CA, đến 10h đêm mới biết thầy đang bị giữ ở CA phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân Hà Nội. Khi đến nơi chị Mai (vợ VVH) thấy chồng mình bị còng tay, hỏi CA đang canh giữ lý do gì thì họ trả lời thầy Hùng “đâm người”, bạn bè hỏi thì họ trả lời “do say rượu đi xe máy đâm phải người ta, đang nhập viện”. Hỏi biên bản, người làm chứng thì đều trả lời vu vơ … Ngay sau khi gặp được chồng ở phường TXB, họ lập tức cho taxi đến áp tải thầy đi đâu gia đình bạn bè không ai biết, thầy chỉ kip nói với vợ, “anh bị gài bẩy, vu cáo”. Chị Mai xin đi theo họ ngăn lại, hỏi CA phường này chở đi đâu, được trả lời “không biết”. Đến sáng 5/1, chị Mai tiếp tục đến CA phường TXB hỏi, họ mới cho biết thầy bị đưa lên quận Thanh Xuân và cho số ĐT của điều tra viên Kim Minh Đức để liên lạc. Chị Mai tiếp tục đến CA quận Thanh Xuân tìm chồng, đến trưa mới nhận được thông báo của CA quận “về việc bắt người phạm tội quả tang”, tạm giữ thầy Hùng về “hành vi gây rối trật tự công cộng” điều 318 BLHS. Ngày 6/1, chị Mai cùng anh em bạn bè đã tìm gặp luật sư Ngô Anh Tuấn ký hợp đồng bảo vệ pháp lý cho thầy Hùng. Buổi chiều cùng ngày luật sư đã gọi điện đến CA để làm thủ tục pháp lý, nhưng phía CA với lý do là ngày nghỉ và hẹn đến chiều 8/1 mới làm việc. Đầu giờ chiều ngày 8/1, luật sư có mặt ở phòng trực CA quận, họ lại hẹn đến 3h mới làm việc. Làm xong thủ tục thì lý do hết giờ nên luật sư vẫn chưa được gặp thân chủ. Trưa 10/1, luật sư mới được vào gặp thân chủ (Vũ Hùng), còn chị Mai vẫn chưa được gặp chồng (mặc dù mọi thủ tục pháp lý đã làm xong từ chiều 8/1) nhưng với lý do “phải trình lãnh đạo xem xét mới được gặp”. Sau đó chị Mai đã nhiều lần ĐT và nhắn tin cho CA để hỏi về việc thăm gặp chồng nhưng không được trả lời. Mãi đến khoảng 3h20 chiều ngày 13/1(hết lệnh tạm giữ), chị Mai mới được vào thăm gặp chồng 5p dưới sự giám sát chặt chẽ của CA, chỉ được hỏi thăm sức khỏe. Tối ngày 13/1, CA điện thoại cho chị Mai thông báo chồng chị có lệnh tạm giam. Chiều ngày 15/1, chị Mai đến CA quận mới nhận được thông báo bằng văn bản, chồng chị bị giam “về hành vi cố ý gây thương tích” theo điều 134 BLHS. Mọi thông tin từ phía thầy Hùng bị ngăn chặn, chỉ biết được sau buổi gặp mặt buộc phải chia tay bất đắc dĩ, ra bến xe buýt đợi xe về bị hai kẻ mặc thường phục bám sát, gây sự và lao vào tát thầy. Sau đó thầy Hùng đi xe buýt về cửa hàng chị gái, rồi tiếp tục đi bộ về nhà, gần đến nhà trên đoạn đường vắng, bị vây và bắt cóc. 

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

VIẾT GÌ VỀ TRUYỆN NGẮN “BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC”?


Chu Mộng Long 


Chu Mộng Long

Mọi người muốn tôi viết một bài về truyện ngắn Bắt đầu và kết thúc của nhà văn trẻ Trần Quỳnh Nga, đăng trên báo Văn nghệ số 50, 2017. Người phát hiện truyện ngắn này là cụ Hoàng Quốc Hải. Cụ nói chuyện với tôi qua điện thoại với sự giận dữ về “một áng văn chương phản lịch sử”.

Đọc đi đọc lại Bắt đầu và kết thúc, tôi thấy không có gì đáng viết. Tốt nhất hãy để tờ báo văn nghệ này chết hẳn trong lòng bạn đọc sau những vụ lùm xùm đấu đá, những nợ nần và những cầu cứu các nguồn tài trợ trong lẫn ngoài nước. Nhưng đã lỡ hứa với cụ Hoàng Quốc Hải nên đành phải viết, coi như giúp cho tờ báo mình thích một thời sống thêm. Hơn nữa có người bạn vừa khoe hình em Quỳnh Nga xinh đẹp vào inbox của tôi để câu view, bèn viết cho em nó vài dòng để giúp em nó nổi tiếng thì cũng đáng bậc mày râu.
                                          Tác giả Trần Quỳnh Nga. Ảnh: VHHT
Thực ra, văn chương phản lịch sử là chuyện thường tình. Xưa nay từng có không ít tác phẩm văn học phản lịch sử, bằng hư cấu bất tận trong và ngoài sự kiện lịch sử, thậm chí bác bỏ lịch sử để thay đổi nhận thức về lịch sử. Ngay từ thời cổ đại, Aristotle đã từng khẳng định: Thơ thật hơn lịch sử. Thơ mà ông nói ấy mang nghĩa văn chương nói chung, gồm sử thi, bi kịch và hài kịch. Hư cấu không là chuyện mơ mộng viễn vông mà là khơi sâu vào bản chất của sự kiện, đánh thức sự kiện, làm cho cái xác của sự kiện trỗi dậy thành sinh thể có hồn. Sử gia không thể và không được phép làm điều nhà văn được phép làm, bởi chức năng của anh ta là chỉ tái hiện sự kiện và đánh giá trên cái xác của sự kiện. Lịch sử chỉ là nấm mộ của quá khứ điêu tàn. Văn chương sống động bởi cái quá khứ ấy được thổi vào một linh hồn sống động như là cái hiện tại đang diễn ra.

THAM NHŨNG LÀ THỦ PHẠM GIẾT SỐNG ĐẢNG CỘNG SẢN và CHỦ THUYẾT MARX-LENINE TRÊN ĐẤT VIỆT NAM!

  -Nguyễn Đăng Quang-
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa có bài viết “Ngay lúc này, Đảng phải kiên quyết hành động” công bố vào đúng ngày xét xử 2 đại án tham nhũng hôm 8/1/2018 vừa qua. Ngay lập tức bài viết đã nhận được nhiều ý kiến, bình luận, phê phán trên nhiều phương diện khác nhau; có người chê, kẻ khen, và tất cả các người khen hay chê đều có lập luận riêng của mình, khó ai có thể bác bỏ được! Riêng người viết bài này xin có lời hoan nghênh bài viết của ông Tư Sang, vì đây là một bài viết khá tâm huyết, thể hiện nỗi lo âu của người ít ra còn có suy nghĩ về trách nhiệm với dân, với nước! Việc ông Tư Sang lo cho sự sụp đổ của Đảng, của chế độ là có cơ sở, rất đúng và nhãn tiền! Nhưng việc ông lo cho sự tồn vong của đất nước, tôi cho là ông đã sai và nhầm lẫn! Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam không thể tiêu vong, sẽ luôn trường tồn và chắc chắn sẽ phát triển, hạnh phúc hơn khi “ĐCSVN không còn đồng hành với dân tộc” nữa! Đây là điều hiển nhiên! Chính ông Tư Sang đã chứng minh điều đó trong bài viết của mình bằng cách trích dẫn lịch sử nước nhà qua các Vương triều Việt Nam. Lịch sử thế giới cuối thế kỷ XX đã chứng minh hùng hồn: Dân tộc Nga cũng như các nước Đông Âu vẫn trường tồn và lớn mạnh, đất nước của họ càng phát triển và hạnh phúc hơn khi các ĐCS ở đây tan rã và sụp đổ! Nguyên nhân vì sao ư? Đơn giản, bởi thể chế toàn trị mà chế độ độc tài đảng trị đã áp đặt lên các dân tộc và quốc gia này vào nửa sau của thế kỷ XX đã bị người dân đạp đổ không thương tiếc! Đây là một thực tế lịch sử không ai có thể phủ nhận!

Ông Tư Sang là một trong số hiếm hoi các lãnh đạo Đảng và Nhà nước ít có điều tiếng xấu, và sau khi nghỉ hưu còn được ít nhiều người dân quý trọng! Nhân đây tôi cũng xin nhắc lại một câu nói của ông Tư Sang lúc còn đang chức: “Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm! Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bấy sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là “chết” cái đất nước này!”. Còn đối với các ông “nguyên” khác như Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Trần Đức Lương, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Sinh Hùng… và đặc biệt là 2 ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, tôi cho là không thể và không dám viết như ông Tư Sang! Lý do vì sao ư? Đơn giản bởi chính các ông này khi còn tại chức đã góp phần và có trách nhiệm không nhỏ làm cho đất nước lụn bại, lâm vào tình cảnh bi đát đến mức mà ông Tư Sang phải thốt lên: “Nếu tham nhũng và suy thoái không được loại trừ, Đảng này, chế độ này, đất nước này sẽ đi về đâu?”!

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

VÀI LỜI VỀ TRUYỆN NGẮN "BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC"

Tiến sĩ Văn học,
nguyên Giáo viên Trường Chu Văn An, Hà Nội



Rất lâu không đọc báo Văn nghệ, ngẫu nhiên thấy một truyện ngắn được share trọn vẹn trên một trang Fb quen nên tò mò mà đọc, đó là “Bắt đầu và kết thúc” của Trần Quỳnh Nga! Đọc xong, bày tỏ vài dòng trên trang cá nhân, một học trò nói: “Nên để lời bình cho những gì đáng bình”; đồng nghiệp thì khuyên:” Hãy để nó tới thế nào thì đi như thế, vô tăm tích”! 

Vậy nhưng vẫn thấy cần phải nói vài lời về một truyện ngắn không thể không suy nghĩ! 

1. Giải thiêng, giải ảo, đối thoại với lịch sử... là những xu hướng khiến tiểu thuyết lịch sử ngày càng thu hút được sự quan tâm, hứng thú của người đọc! Đó là loạt truyện ngắn đạt tới mức “kinh điển” thời đổi mới như Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp, tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh - những tác phẩm khiến người đọc bất ngờ nhận ra những góc độ mới của lịch sử, những gương mặt mới của nhân vật lịch sử, đa diện và chân thực, gần gũi và dễ cảm thông, giúp giải đáp thuyết phục hơn những câu hỏi hình như vẫn luôn hiện hữu đâu đó khi ta ngước nhìn những pho tượng sơn son thiếp vàng xa xôi và khó hiểu! 

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

Đinh La Thăng và chiếc mặt nạ

FB Tan Tran

Đối với tôi, cái mặt nạ của Đinh La Thăng đã chính thức rớt xuống vào trưa 1-5-2016, đó là lúc bắt đầu cuộc đàn áp những người biểu tình chống Formosa đầu tiên tại Sài Gòn.
Thời gian trước, Thăng luôn xuất hiện cùng với sự lăng-xê của các báo đài, cả lề báo và lề dân, như một cán bộ trẻ, năng nổ, gần dân, dám nghĩ dám làm.
Hồi làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, anh từng đi xét nghiệm nhựa đường bằng mũi, từng đu dây xuống thị sát tai nạn giao thông xe lật xuống vực, rồi anh trảm tướng tại trận, anh chửi sa sả nhà thầu Tàu (có người vạch ra anh chẳng "chống Tàu" đâu mà vì những gói thầu đó, nhiệm kì trước đã "ăn" mất rồi).
Rồi anh vào Bộ Chính trị, được phân trị nhậm thành Hồ thì càng ồn ào hơn, báo chí khua chiêng gõ mõ với những màn vớt bèo, thăm dân, công khai số điện thoại để dân góp ý, anh làm "cả bộ máy rần rần chuyển động theo". Anh nổi tiếng đến nỗi có cả một "câu lạc bộ những người hâm mộ Bí thư Thăng".
Tôi chẳng có thái độ gì vì tôi đã gặp nhiều và quá chán ghét những thằng ưa "diễn". Mà anh đã từng là cán bộ đoàn nên cờ đèn kèn trống, diễn tuồng với anh là sở trường.
Trở lại cuộc biểu tình ngày 1-5-2016 kể trên, chính tôi cũng có mặt trong cuộc đó.

Khi đó, anh Thăng mới vào trị nhậm nên tôi coi đây là phép thử đối với anh, có thực sự " chống Tàu". 

Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

Nhận thức muộn và nhầm của cựu Chủ tịch nước

Nguyễn Đình Cống

Hứng khởi trước ngọn lửa lò đang nhen của cụ Tông nên ông Trương Tấn Sang viết mấy dòng cảm tác về lịch sử hào hùng của cha ông. Nhưng ông thừa biết thời đại khác nhau, dù có đốt cháy ra tro Thăng, Thanh hay Nhôm thì đảng của ông cũng làm sao lột xác được khi mà trên thượng tầng sờ vào đâu cũng nhung nhúc cả một bầy sâu, chúng ngày đêm ăn như tằm ăn rỗi: “Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này”. Ông cũng thừa biết cả bầy sâu ấy sinh ra do thể chế, cụ Tổng thổi lò đến bạc tóc mới diệt được vài con, thì vô số những con khác được thể chế ấp ủ đã ngo ngoe trong trứng khiến cụ hụt hơi, phải lệnh cho quân gia chuẩn bị áo xống để thượng phi cơ đi thỉnh thị phương Bắc rồi.
Cho nên ông Sang ca cứ ca, hàng nghìn tài xế nước Việt vẫn mải lo thu gom tiền lẻ và nhích xe từng bước qua các trạm BOT. Còn đoàn lân Hưng Sủi thì kéo đến nhảy múa trước trạm BOT Sóc Trăng phải xả trạm. Cái anh Lịch Sử của nước Nam này anh ta chẳng thèm động tâm trước mấy lời tán tỉnh ngon ngọt của ông cựu Chủ tịch nước đâu mà. Anh ta bảo: Đi đâu mà vội!
Bauxite Việt Nam
Đầu năm 2018 ông Trương Tấn Sang viết bài: “Lịch sử giúp chúng ta hiểu về hiện tại, dự báo tương lai”. Bài được nhiều báo đăng, có lắm người quan tâm và bình luận. Cựu Chủ tịch trình bày việc chính mình quan sát di tích Hoàng thành Thăng long, nhìn ngắm Hồ Tây, xem tiểu thuyết Bão táp Triều Trần, đọc Đại Việt sử ký toàn thư, ngẫm nghĩ về Thất trảm sớ của Chu Văn An, về 5 nguyên nhân gây mất nước do Lê Quý Đôn tổng kết, v.v…, để rồi tức cổ nghiệm kim, suy nghĩ sâu xa về sự hưng vong của đất nước. Ông hiểu ra rằng đất nước hưng thịnh nhờ có vua sáng tôi hiền. Ông viết: “Con đường đi tới quyền lực và đưa đất nước lên tới đỉnh cao hưng thịnh của các triều đại rất khác nhau, nhưng nguyên nhân suy vong thì chẳng khác nhau là mấy. Ðó là do tài năng yếu kém và đạo đức suy đồi của những người cầm quyền”. Gần cuối bài ông đưa ra nhận xét: “Hôm nay…, niềm tin trong nhân dân đã trở lại, sức khỏe nền kinh tế có phần hồi phục, vị thế đất nước được lan tỏa rộng rãi. Nhìn lại năm ngoái, phải khẳng định một điều, những gì Ðảng ta đã làm trong công tác cán bộ và xây dựng Ðảng là đúng với mong muốn và nguyện vọng của toàn dân”. Nhưng rồi ông lại viết: “Chẳng phải chúng ta đã chứng kiến những kẻ có lòng tham vô đáy lợi dụng kẽ hở của chính sách, lạm dụng quyền lực để móc túi nhân dân, rồi chính những kẻ đó và bè cánh lại tìm mọi cách để chui sâu, leo cao hơn nhằm bảo đảm cho khối tài sản ăn cắp đó tiếp tục sinh sôi, nảy nở?”. Rồi ông đặt câu hỏi: “Ðảng này, chế độ này, đất nước này sẽ đi về đâu? Cuối cùng ông trấn an: “Mỗi chúng ta rồi đây đều phải đứng trước sự phán xét công bằng của lịch sử, của dân tộc. Với niềm tin đó chúng ta cùng phấn khởi bước sang năm Mậu Tuất 2018” (Niềm tin Đảng kiên quyết chống tham nhũng).

Thứ Năm, 11 tháng 1, 2018

ĐINH LA THĂNG - 5

Thái Bá Tân

Nói thật, tôi cũng tiếc
Cho ông Đinh La Thăng.
Có vẻ người tử tế.
Cũng có vẻ tài năng.
Với hai phẩm chất ấy,
Ông, một người bình thường,
Đáng được hưởng yên ổn,
Hạnh phúc và yêu thương.
Thế mà nay tù tội.
Một, là do mệnh trời.
Hai, cũng do ông nữa.
Vì ông muốn hơn người.
Ông chức to, xin hỏi
Đã được cái lợi gì?
Để mang tội - trách nhiệm
Đập phá chùa Liên Trì?

HỒI ỨC




Đêm đó, khi mọi người chia thành tổ ba người rút về phía sau, Sơn và Minh đi sau cùng, đột nhiên Minh rủ :
- Hay mò qua chỗ bọn Tàu đã, xem có khoắng được gì của chúng không ?
Hai thằng đi ngược lại, lần theo con suối cạn, phía bờ bên kia, những người lính Trung Quốc đang tụ tập quanh đống lửa thành từng nhóm, mỗi người cầm trên tay một cuốn sách nhỏ. Chắc là lại đọc “Trước tác Mao chủ tịch” như Sơn đã từng thấy ở đơn vị cao xạ của Trung Quốc đóng quân ở nơi anh đi sơ tán hồi nhỏ. Người lính nào cũng có một quyển trong túi áo, bất cứ lúc nào rảnh cũng lôi ra đọc. Minh ghé tai Sơn thì thầm :
- Lừa, ngựa vận tải chúng nó buộc ở phía bên phải kia, ra bắt lấy một con, về được khối việc đấy.
- Nó hí ầm lên thì bỏ mẹ.

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

Vụ án xảy ra tại OceanBank: "Kẻ phạm tội phải bị trừng phạt nghiêm minh, nhưng cũng không xử oan sai người vô tội"


Nguyên Thẩm phán TANDTC, luật sư Nguyễn Trọng Tỵ

Đọc bài viết này sẽ thấy rõ hơn về một "nhà nước ăn cướp".
Bauxite Việt Nam

Văn phòng Chính phủ ngày 11-12-2017 có Văn bản số 13156/VPCP-VI cho biết Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận được thư của luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, nguyên Thẩm phán TANDTC phản ánh, kiến nghị một số nội dung liên quan việc xét xử vụ án xảy ra tại OceanBank. Thủ tướng đã chỉ đạo chuyển thư của luật sư Nguyễn Trọng Tỵ đến Chánh án TANDTC để xem xét, xử lí theo quy định. Được sự đồng ý của luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, Tạp chí Pháp lí xin trân trọng trích đăng một số phản ánh, kiến nghị của luật sư Nguyễn Trọng Tỵ về vụ án này. Nội dung phản ánh, kiến nghị thể hiện quan điểm cá nhân của luật sư Nguyễn Trọng Tỵ.
Tôi là luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, sinh năm 1929, còn ít ngày nữa tôi sẽ được nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. Tôi đã từng làm công tác điều tra hình sự, làm Kiểm sát viên Viện Kiểm sát quân sự trung ương, làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Sau khi nghỉ hưu, tôi làm luật sư trên 20 năm, trong đó có 8 năm làm Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội.
Cả cuộc đời của mình, lúc nào tôi cũng cầu mong quốc thái, dân an, mong kẻ phạm tội phải bị trừng phạt; người vô tội không bị xử lí oan sai.
Hàng ngày, tôi vẫn thường xuyên theo dõi hoạt động của các cơ quan tố tụng, nhất là công tác tố tụng những vụ án nổi cộm trong đời sống xã hội; mong sao nền tư pháp nước nhà ngang tầm với các nước văn minh trên thế giới.

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

LÁ THƯ ĐẦU NĂM CỦA CÂU LẠC BỘ LÊ HIẾU ĐẰNG

Nhân dịp đầu năm 2018, thay mặt các thành viên của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, tôi xin gửi đến quý thân hữu lời chúc sức khỏe và bình an.
2017 có thể nói là một năm nhọc nhằn đối với phần đông người lao động do tình hình khủng hoảng kinh tế chưa có lối thoát và doanh nghiệp phá sản nhiều hơn các năm trước. Tuy Chính phủ đã nỗ lực đề ra một số biện pháp giải quyết khủng hoảng, nhưng kết quả chưa như mong đợi.
Trong năm 2017 chúng ta chứng kiến các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xã hội dân sự bị trấn áp nặng nề bởi hàng loạt cuộc bắt bớ và án phạt cao, dù họ chỉ bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa và hợp pháp. Tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện và đó là bước thụt lùi đáng tiếc về thành tích nhân quyền của nhà cầm quyền.
Tuy nhiên, bất chấp sự đàn áp gia tăng, người dân ngày càng ý thức hơn về quyền lợi hợp pháp của mình và đã mạnh dạn đòi hỏi nhà cầm quyền tôn trọng và thực thi các quyền lợi đó. Sự phản kháng ở Đồng Tâm và trạm thu phí BOT Cai Lậy là các minh chứng cụ thể. Những người phản kháng đã biết sử dụng công cụ luật pháp để bảo vệ quyền lợi của mình và buộc nhà cầm quyền phải thay đổi.
2017 cũng là một năm đột phá trong lĩnh vực chống tham nhũng. Chưa bao giờ tham nhũng lan tràn khắp nơi như hiện nay, nên hơn bao giờ hết chống tham nhũng phải là một quốc sách ưu tiên hàng đầu. Việc trừng trị các quan tham hại nước, hại dân là điều nhân dân luôn đòi hỏi các cơ quan thực thi pháp luật phải tiến hành một cách hiệu quả.
Do vậy, thay mặt các thành viên của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, tôi xin trình bày dưới đây quan điểm của chúng tôi về tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước trong năm 2018:

Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

Dự báo diễn biến tình hình chính trị Việt Nam trong thời gian tới

Phần II
Trong cuộc chiến chống tham nhũng do Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo thì cái khó không phải là tìm ra những vụ án tham nhũng khủng, hay cực khủng của các quả đấm thép (tập đoàn kinh tế nhà nước) thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì chúng quá nhiều và quá lộ liễu. Ngược lại sẽ rất khó, thậm chí là không có, dự án lớn nào của các “quả đấm thép” lại không xảy ra những tham nhũng nghiêm trọng. Cái khó cho Nguyễn Phú Trọng và lực lượng của ông ta là phải chọn ra những vụ án mà không làm “vỡ bình”.
Một thực tế là những dự án lớn của các quả đấm thép thì không chỉ liên quan đến một vài ủy viên Bộ Chính trị mà có thể nói là đến rất nhiều ủy viên Bộ Chính trị. Tất nhiên sự phân bổ “lợi lộc” giữa các ủy viên Bộ Chính trị và các cá nhân khác trong ban lãnh đạo đảng, chính phủ và nhà nước sẽ rất không đồng đều nhưng xét về con số tuyệt đối thì người được hưởng “lộc” ít nhất cũng cao hơn mức khung hình phạt cao nhất mà bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành dành cho tội tham ô, tham nhũng. Cái khó nhất cho Nguyễn Phú Trọng là làm sao cho việc xử lý các vụ án này không gây tổn thương quá lớn cho chế độ, cho sự ổn định của đất nước. Cách thức xử lý đối với những vụ việc tham nhũng từ trước tới nay là giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của sự thiệt hại trong từng vụ án, khoanh vùng các đối tượng liên đới để rồi “giơ cao đánh khẽ”. Như vậy vừa tạo ra bức tranh nghiêm minh về pháp luật vừa làm cho đối tượng bị “thí điểm làm gương” chấp nhận “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Giải pháp này ít ảnh hưởng tới hình ảnh của chế độ. Nhưng sự kiện khởi tố, bắt giam và xử án nhanh chóng Đinh La Thăng đang minh chứng rằng Nguyễn Phú Trọng đã không muốn đi theo lối mòn cũ mà muốn tạo đột phá. Vấn đề là đột phá ở mức độ nào? Mức giống như Tập Cận Bình là hay mức thấp hơn? Nhưng cho dù ở mức thấp hơn Tập Cận Bình đã làm ở Trung Quốc thì cũng vượt quá khả năng hiện có của lực lượng chống tham nhũng do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu tại Việt Nam hiện nay. Để thành công Nguyễn Phú Trọng có ba chỗ dựa:

Dự báo diễn biến tình hình chính trị Việt Nam trong thời gian tới

Phần I
Để có được cách nhìn tổng thể nhất, tác giả xin nhắc lại một luận điểm của người sáng lập ra Chủ nghĩa cộng sản: Karl Marx viết trong cuốn Tư bản  như sau: Chủ nghĩa tư bản tìm mọi cách tạo giá trị lợi nhuận thặng dư, chúng không trừ thủ đoạn gì để đạt được giá trị thặng dư cao nhất.  Khi giá trị thặng dư lên tới 70, 80, 100% thì chúng sẽ có những tâm lý điên loạn đến mức chúng có thể tự treo cổ!! Rất tiếc rằng những người tự nhận là đệ tử trung thành của chủ nghĩa Marx còn lại trong đội ngũ lãnh đạo của môt số quốc gia xã hội chủ nghĩa ít ỏi còn sót lại đã tạo ra một thế hệ lãnh đạo mới, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử nhân loại, đó là tầng lớp tư bản đỏ. Tầng lớp những người lãnh đạo này mặc dù luôn khoác áo cộng sản hay xã hội chủ nghĩa nhưng thực chất họ lại có ham muốn làm giàu cho bản thân một cách cuồng nhiệt nhất. Họ bất chấp những chuẩn mực về đạo đức, sẵn sàng thực hiện những thủ đoạn từ trắng trợn đến tinh vi để kiếm tiền. Phương tiện kiếm tiền của họ là “quyền lực”, sự ranh ma tinh quái và cả sự tàn bạo... Lợi nhuận họ thu về luôn tỉ lệ thuận với những “phẩm chất” này. Hiện tượng tham nhũng trở nên phổ biến và dần trở thành xu thế, có tính chất nguyên lý tất yếu của việc hình thành bộ máy cai trị do họ lập ra mặc dù họ luôn khẳng định “quyết tâm xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân”.

Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

Cựu và Nguyên: sao cựu quan chức - lãnh đạo chỉ thích nguyên?


Phùng Hoài Ngọc (VNTB)

Cựu và Nguyên, căn bản đồng nghĩa chỉ một chức vụ quan chức đã trải qua, nay không làm nữa.

Nhưng cách dùng hai chữ đó thì khác nhau, tuỳ vào hoàn cảnh của quan chức và nội dung mục đích của người nói/viết.

Khi một ông quan đã nghỉ việc hay nghỉ hưu, nếu nhắc đến thì dùng “cựu” như một định ngữ gắn liền họ tên. Ví dụ nhắc đến Nông Đức Mạnh người ta sẽ nói “cựu TBT. Nông Đức Mạnh”, hay là “cựu chủ tịch Nước Trương Tấn Sang”… tham gia hoạt động nào đó”.

Tuy nhiên, đài báo vẫn đưa tin các ông ấy là “nguyên…”.

Những bản tin nhắc đến hoạt động của các ông lãnh đạo cao cấp hết thảy đều viết “nguyên”. Chẳng hạn “Nguyên TBT Lê Khả Phiêu, nguyên TBT Nông Đức Mạnh, nguyên chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. v.v…”.

Tất cả là sai lầm hết

Trong tất cả các trường hợp trên, đều phải nói và viết là “cựu + chức vụ + họ tên”.

Người đầu tiên làm con dê thí điểm cho hình thức kỷ luật “cách chức nguyên” là ông Vũ Huy Hoàng cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương. Ông Hoàng bị tuyên bố cắt tất cả các “nguyên chức vụ” liên quan thời gian làm bộ trưởng. Ông Hoàng đã có vinh dự làm “nhân vật đầu tiên” trong chương Kỷ luật của cuốn lịch sử Đảng CSVN rồi.

Báo Dân Trí ngày 19/10 đưa tin: “PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng vừa đưa ra đề xuất thành lập ‘Viện nghiên cứu và giáo dục đạo đức cách mạng’ nhằm dạy cán bộ đạo đức và những chuẩn mực đạo đức trong Đảng”.

Đáng lẽ phải viết “Nguyễn Trọng Phúc, cựu Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng”.

Điều đáng lo sợ của vụ Vũ Nhôm nằm ở đâu?

Bùi Quang Vơm


Đến bây giờ, người ta vẫn cứ tranh cãi với nhau về việc Vũ Nhôm có vai trò gì đối với vụ Trịnh Xuân Thanh, chỉ vì ngay từ quyết định khởi tố của Tổng cục An ninh điều tra Bộ Công an cũng ghi rõ là “tiết lộ bí mật quốc gia” mà không phải là “lợi dụng chức quyền để chiếm đoạt tài sản công”. Tại sao vậy? Trong khi, trước khi biết đến Trịnh Xuân Thanh, người ta đã biết Vũ Nhôm là một trùm bất động sản tại Đà Nẵng. Có một chủ trương đánh lận con đen, lôi Vũ Nhôm ra chỗ khác, tung hoả mù che đậy sự thật? Vậy có thể là sự thật nào?

Trước hết Vũ Nhôm là Giám đốc công ty bình phong của chính Tổng cục An ninh điều tra Bộ Công an, nghĩa là cơ quan này quyết định khởi tố bắt giam chính người của mình.

Chức năng của công ty bình phong là giả danh doanh nghiệp để trà trộn theo dõi thu thập chứng cứ vi phạm luật pháp của các tổ chức kinh doanh, một loại cảnh sát, mật vụ và đặc tình trong lĩnh vực kinh tế.
Cái đáng được chú ý là Bộ Công an bắt người của Bộ Công an. Sẽ phải đặt ra một câu hỏi, ai trong Bộ Công an bắt người của ai trong Bộ Công an? Tính nghiêm trọng của sự vụ nằm ở câu hỏi này, không phải việc tiết lộ bí mật quốc gia. Một ông trùm bất động sản nếu có được bí mật quốc gia thì cũng do có kẻ khác cung cấp, và nếu ông Vũ có ý định tiết lộ thì cũng chỉ để phục vụ cho “kẻ khác ấy”. Nên chính “kẻ ấy” mới đúng là đối tượng truy nã.

FB Mạc Văn Trang - Lại trả lời bạn Dư luận viên


---
Trước đây có mấy bạn DLV gọi mình là “thằng già”, chửi mình đủ kiểu. Mình bảo, các cậu cứ chửi thoải mãi, có từ nào tục tĩu nhất dùng hết đi! Chỉ yêu cầu các bạn công khai danh tính, cho địa chỉ gia đình, để mình sao chép những câu chửi đó, gửi cho ông bà, bố mẹ các bạn thưởng lãm và tự hào! Trong số ông bà, bố mẹ các bạn có khi có người là học trò của mình đấy. Mình đi dạy học từ năm 1959 -1960, mới 21 – 22 tuổi, nhiều học sinh lớp 5 lớp 6 lúc ấy còn nhiều tuổi hơn thầy, có cậu đã có vợ con. Nay gặp mình, họ đầu râu, tóc bạc, vẫn ôm chầm lấy mình, thày trò vui như trẻ chăn trâu! Ấy thế mà các “cụ học sinh” này chẳng may, có con cháu là DLV chửi thầy cũ của mình, khi biết ra thì làm sao đây?
Giờ có bạn (chắc được phân công phụ trách mình) không chửi tục nữa, mà rất lịch sự, hay nhắn tin nhắc nhở, hôm nọ bạn bảo: Bác là nhà giáo uy tín mà toàn nói những chuyện tiêu cực, mặt trái xã hội, ảnh hưởng xấu đến lớp trẻ. Là nhà giáo chân chính phải truyền đạt những giá trị Chân, Thiện, Mỹ cho giới trẻ chứ! Xin thưa lại mấy ý:
1/ “Lớp trẻ” mà lại nghe người ta nói “tốt”, tin ngay là “tốt”, nói “xấu” tin ngay là “xấu”, không biết phân tích phê phán nhận ra cái đúng, cái sai, cái thật, cái giả, để tiếp nhận điều hay, lẽ phải, thì hạng người ấy nuôi tốn cơm làm gì!

Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

Trung tâm Minh triết lên mười (2007-2017)

Nguyễn Khắc Mai

Trung tâm Minh triết từ khi thành lập đến nay là tròn 10 năm. Lên mười là một chặng đường quan trọng nó khẳng định sự tồn tại đã trải thời gian tính đủ một  “thập can”. Lên mười, nó đã trải 10 lần cái quy trình xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm(*), đông tàng, một quy trình làm lụng thu thập, tàng chứa, như văn minh nông nghiệp chỉ rõ. Lên mười, Trung tâm đã liên tục cố gắng với nhiều hoạt động đa dạng của mình. Báo cáo này sẽ không theo lối biên niên, liệt kê thành tích, hoạt động trong mười năm qua mà sẽ trình bày bốn vấn đề được coi như hiệu ứng xã hội mà Trung tâm đã đóng góp. Trước khi đi vào chi tiết, chúng tôi xin trích lại đây phần đầu của Báo cáo đã trình bày tại Hội nghị ở Liên hiệp Hội bàn về Phương hướng thành lập và Hoạt động của Trung tâm Minh triết vào năm 2007.

I.ý tưởng tìm học Minh triết

Cách đây đã hơn 20 năm, trong mấy bài viết: “Ngàn năm Viên Chiếu một ánh Thiền” (Văn nghệ, Tạp chí Nghiên cứu Phật học), “Tư tưởng hòa bình của Nguyễn Trãi” (Giác ngộ), tôi ngày càng càng chú ý tới những tư tưởng rất cô đọng của tiền nhân và nghiệm thấy đó là những chân lý có tính phổ quát. Như trong Tham đồ hiển quyết có một mệnh đề: “Người dột (lậu nhân) thì (mình) biết trú đâu”, đó là triết lý nền tảng về nhân quyền. Hay như câu của Nguyễn Trãi bàn về nhạc: “…Làm sao cho trong thôn cùng, xóm vắng không còn lời hờn giận, oán sầu”, Nguyễn Trãi nói ý tưởng về nhạc, mà cũng là lý tưởng về một cuộc sống hài hòa với mình, với xã hội và với thiên nhiên. Khi nghiên cứu những bài học của Đông Kinh Nghĩa Thục, cái ý nghĩ rằng xã hội chưa áp đặt lên não trạng của nhà cầm quyền đương đại cái hồn mạch của Chân-Thiện-Mỹ, để những minh triết của ông cha, được tiếp nhận nghiêm túc, chân thành, khiến một triết lý của Đông Kinh Nghĩa Thục:

Á Âu chung lại một lò,
Đúc nên nhân cách mới cho là người.
chỉ như là một tiếng trống thoảng ngoài tai!

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

Top ten ấn tượng 2017 do nhà báo tự do Trương Duy Nhất bình chọn


Trương Duy Nhất
Khắc hoạ toàn cảnh xã hội Việt và thời tiết chính trường, qua bộ “top ten ấn tượng 2017”.
1. Chiến cuộc “nhóm lò”
Một chiến cuộc “nhóm lò” rúng động chính trường Việt 2017. “Thiêu đốt” Uỷ viên Bộ chính trị Đinh La Thăng. Cuộc truy bắt có một không hai đưa Trịnh Xuân Thanh từ Đức về nước “đầu thú”, và các cuộc kỷ luật, triệt hạ hàng loạt tên tuổi đình đám khác. Bất luận bình xét theo chiều nào (chống tham nhũng hay triệt hạ phe cánh), “cái lò ông Trọng” là sự kiện chính trị nóng bỏng, ấn tượng nhất, khắc hoạ chân thật nhất tình hình đảng sự, cũng như sức khoẻ quốc gia qua từng thanh củi lửa.
2. Những nghi án sức khoẻ
Sau “sự cố” Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh từ các năm 2015, 2016, những nghi án sức khoẻ trong năm 2017 tiếp tục nhắm vào Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Uỷ viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh. Ông Huynh, coi như kết thúc sự nghiệp. Chủ tịch Trần Đại Quang thì lúc ẩn lúc hiện với hàng loạt đồn đoán về bệnh tình. Những nghi án sức khoẻ, khiến dân tình dễ liên tưởng đến một “bóng ma” Nguyễn Bá Thanh nào đấy ám ảnh chính trường Việt.
3. Đà Nẵng, điểm nóng chính trường Việt