Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

“GIẤY TRIỆU TẬP” KHÔNG THỂ GHI và KÝ TÙY TIỆN!


-Nguyễn Đăng Quang-
Nước ta theo mô hình nhà nước “Dân chủ Nhân dân” 31 năm ở miền Bắc, khi chuyển sang mô hình nhà nước “Xã hội Chủ nghĩa” trên phạm vi toàn quốc cũng đã được 42 năm, tổng cộng tất cả là 73 năm! Cả hai mô hình nhà nước này đều được mô tả với người dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế là “Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”! Ấy vậy có một sự việc “chẳng ra sao” vừa mới xảy ra hôm qua đối với một công dân nguyên là người đứng đầu Đảng bộ và Chính quyền xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, Thủ đô Hà Nội. Được “đương sự” cho phép, tôi xin kể ra đây để bạn đọc xa gần suy nghĩ và đánh giá xem nó có nên xảy ra trong một nhà nước mà Đảng ta luôn gọi là “Nhà nước pháp quyền XHCN do dân, của dân và vì dân” hay không?
Ông Quang Văn Thỉnh, sinh năm 1943, tròn 75 tuổi đời và 50 năm tuổi đảng, làm Bí thư Đảng ủy xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai (Hà Nội) trong 8 nhiệm kỳ liên tiếp, trải qua 28 năm không ngắt quãng (từ tháng 5/1987 đến tháng 5/2015). Tháng 6/2015, ông nghỉ hưu ở tuổi 72! Hãy khoan nói về thời gian làm Bí thư Đảng ủy xã, ông Thỉnh đã cùng Đảng bộ xã Thanh Văn có công với người dân ở đây, được họ tôn trọng, quý mến ra sao, mà ta chỉ xét ông Thỉnh là một công dân như mọi công dân khác trong nhà nước pháp quyền của ta mà thôi!
18 giờ chiều tối qua, 27/2/2018. Ông Quang Văn Thỉnh ngỡ ngàng nhận được “Giấy triệu tâp” của Công an huyện Thanh Oai, Tp. Hà Hội yêu cầu ông đúng 8 g 30’ hôm nay (28/2/2018) phải có mặt tại Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an huyện Thanh Oai để “làm việc liên quan đến nội dung đơn tố cáo”. (Mời độc giả xem bản scan “Giấy triệu tập” đính kèm dưới đây).
Đọc qua “Giấy triệu tập” của Công an Thanh Oai (Hà Nội), người viết bài này có mấy nhận xét nhanh sau đây về hình thức “Giấy triệu tập” của Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Oai đối với ông Quang Văn Thỉnh, xin phép chưa bàn đến nội dung sự vụ của “Giấy triệu tập” này:
1/. Đối với mọi công dân, dù trình độ học vấn cao hay thấp, thậm chí là mù chữ chăng nữa, các cơ quan chức năng khi phát giấy “MỜI” hay “TRIỆU TẬP” công dân đến làm việc, nên tôn trọng họ và ghi rõ danh xưng cụ thể là “ông” hay “bà”, chứ không thể viết cộc lốc, coi người bị triệu tập như là kẻ đã phạm tội, mà trong “Giấy triệu tập” ông Quang Văn Thỉnh, Cơ quan CSĐT đã thể hiện: “Yêu cầu Quang Văn Thỉnh đúng 8 giờ 30’ ngày 28/2/2018 có mặt tại…”! Ông Thỉnh là một cán bộ hưu trí, là một đảng viên lâu năm, nay đang ở tuổi 75 nên ông còn được coi là một công dân cao tuổi. Không nên coi và không thể coi hoặc đối xử với ông Quang Văn Thỉnh như “một kẻ có tội” được! Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Oai hơn ai hết phải tôn trọng nguyên tắc pháp lý trong công tác điều tra và tố tụng sau đây: “Không một ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”!

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

Chuyện Vũ Nhôm - đại gia Phan Anh Vũ bây giờ mới dám kể



HÌnh minh họa
Ngoài cái tên cha mẹ đặt Phan Văn Anh Vũ (thường gọi Vũ 'nhôm', SN 2/11/1975, có CMND số 201243660 cấp ngày 11/8/2009 và CMTND số 201293660 cấp ngày 31/01/2000). Vũ còn có tên Lê Văn Sáu (SN 05/11/1975, số CMTND 201700179), Trần Đại Vũ (SN 19/05/1975, CMTND số 201700779) .
Vũ Nhôm tên thật là Phan Văn Anh Vũ. Sinh 1975 tại Đà nẵng, trong một gia đình có 9 anh chị em (5 trai 4 gái). Vũ Nhôm là con áp út.
Bỏ qua thời niên thiếu, lớn lên Vũ lấy vợ. Vợ Vũ là cô Nguyễn Thị Thu Hiền, sinh 1978 . Hiền là con gái ông Nguyễn Lô, cựu giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng.
Vợ ông Lô, tức mẹ của Thu Hiền, lại là chị em bà con xa gần với vợ của một cán bộ cấp cao.
Vì vậy, cuộc đời của Vũ đã rẽ sang "đường hoa danh vọng".
Đầu tiên, qua các mối quan hệ của bố vợ, Vũ "bắc cầu" quan hệ với các "tai to mặt bự" của Đà nẵng. Từ năm 2002 đến 2015, khi tp ĐN thanh lý hàng loạt công sản, vốn là trụ sở các công ty nhà nước thời bao cấp, trụ sở của các cơ quan đơn vị thuê, nhà ở trưng dụng của chế độ VNCH và trong quá trình "cải tạo công thương nghiệp", Vũ Nhôm đã nhanh chân thành lập hàng chục công ty "quân xanh quân đỏ", được sự tiếp tay của các quan chức, thâu tóm toàn bộ các công sản là nhà mặt tiền, ngã ba ngã tư, đất vàng trung tâm thành phố.
Có hàng trăm lô đất lớn cả chục ngàn mét vuông, từ ven sông ven biển, lên đến bán đảo Sơn Trà.
Vũ là người duy nhất sở hữu 2 "du thuyền" bê tông trên sông Hàn.
Từ một gã thợ nhôm, năm 2008 Vũ đã được mệnh danh "người giàu nhất ĐN" và có một thế lực quyền uy vô song.

HIẾN KẾ CHO TỔNG BÍ THƯ


Nguyễn Đình Cống

1-Giới thiệu vấn đề


Đầu năm 2018, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật phát hành bộ sách 2 tập: “VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nó được đánh giá theo 2 luồng khác nhau. Thông tin lề phải ca ngợi hết lời, cho rằng: “Bộ sách thể hiện quan điểm chỉ đạo, những trăn trở, tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo cao nhất của Đảng đối với những vấn đề quan trọng của đất nước, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần định hướng cho cán bộ, đảng viên tiếp tục rèn luyện bản lĩnh chính trị, trí tuệ, phẩm chất đạo đức, kiên định vững vàng đường lối đổi mới. 


Thông tin lề trái đưa ra những nhận định ngược lại, cho rằng: “Đó là tư duy cực kỳ bảo thủ, giáo điều thâm căn cố đế, là sự kiên định những thứ đã tỏ ra quá lạc hậu và phản tiến bộ, là tư duy cứng nhắc, đóng cửa mọi sự thay đổi. Đổi mới chỉ là giả vờ, là lừa bịp để ngăn cản những cải cách dân chủ hóa.  Đổi mới sao được khi ôm chặt chủ nghĩa Mác – Lê (CNML) đã bị Liên Xô và các nước Đông Âu vứt bỏ , khi chế độ độc đảng toàn trị là trái ngược với nền dân chủ của thời đại văn minh, khi phủ nhận quyền tư hữu về ruộng đất, về tài sản, về quyền tự do và bình đẳng trong kinh doanh v.v…”.


2-Đoán ý của ông Trọng

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2018

HẬU THANH TRA ĐẤT ĐỒNG TÂM: Bài 3- TRÁI LUẬT và VƯỢT THẨM QUYỀN!


                                                                -Nguyễn Đăng Quang-



1/. Tâm phục, khẩu phục hay gian dối, lươn lẹo?
Ngày 17/01/2018, đến dự Hội nghị tổng kết năm 2017 của Thanh tra Hà Nội, đề cập việc thanh tra đất tại cánh đồng Sênh (Đồng Tâm, Mỹ Đức), Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo “Kết luận thanh tra (đưa ra) phải được tâm phục, khẩu phục!”, rồi khen Thanh tra HN “đã ban hành kết luận kịp thời”, và đánh giá “lập luận, căn cứ và kết luận thanh tra là xác đáng, đúng quy định”!? Nhưng rồi ông Chung phải cay đắng thừa nhận:“Một bộ phận người dân chưa tâm phục, khẩu phục”! Vâng, thưa độc giả, ngày nay người dân đã rất quen, không xa lạ gì với xảo ngôn “nói ngược” của các quan chức. Khi họ nói “cán bộ, đảng viên là đầy tớ của dân”, hay “một bộ phận người dân” thì ta phải hiểu ngược lại! Không tin, xin mời ông Chung về Đồng Tâm làm cuộc khảo sát “thăm dò dân ý“ để xem ý kiến 10.000 người dân ở đây ra sao? Thực ra, tôi không muốn nói ra những từ ngữ mà người dân Đồng Tâm dành cho bản Kết luận này của Thanh tra HN, mà chỉ xin nhắc lại ý kiến rất xác đáng về bản Kết luận này của một trí thức rất gắn bó với công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô lâu hơn ba chục năm qua. Trong thư đề ngày 27/7/2017 gửi UBND Hà Nội, KTS Trần Thanh Vân đánh giá bản Kết luận của TTHN là ”coi thường sự thật, thậm chí còn lươn lẹo, dối trá!”.
Tại Quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980, Nhà nước thu hồi 208ha đất của tỉnh Hà Sơn Bình giao cho Bộ Quốc phòng làm sân bay Miếu Môn, trong đó có 47,36ha của xã Đồng Tâm. Số đất này nằm trên cánh đồng Cổng Đồn (xã Đồng Tâm), và đã được người dân bàn giao đầy đủ cho BQP từ năm 1981! Còn diện tích 59ha đất ở cánh đồng Sênh nằm kế bên (59 hay 49ha, cần đo lại để có con số chính xác), thì người dân vẫn tiếp tục canh tác ổn định từ đó đến nay, không có sự tranh chấp nào với bất cứ ai! Bỗng nhiên từ giữa năm 2016, Huyện ủy và UBND Mỹ Đức ép tất cả cán bộ và đảng viên ở xã Đồng Tâm phải ký xác nhận đất cánh đồng Sênh là “đất quốc phòng”. Việc làm này rõ ràng là có ý đồ đen tối, chuẩn bị cho mưu đồ cướp trắng 59ha đất “bờ xôi ruộng mật” của người dân! Lòng tham làm mờ con mắt, ỷ thế quyền lực trong tay, họ bất chấp pháp luật và đạo lý để làm càn! Xin hỏi quý vị: Liệu cái “Giấy xác nhận” kia có giá trị pháp lý và thay cho “Giấy chứng nhận QSDĐ” (Sổ đỏ) được hay không?  

Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018

Sao lại làm ngơ cuộc chiến 1979 trong sách giáo khoa?

Thứ Ba, ngày 16/02/2016, 20:10
nguồn : Danviet.vn
Đã đến lúc Bộ GDĐT đưa câu chuyện chiến tranh này vào sách giáo khoa chưa? Dù đó chỉ là một chương rất nhỏ và mờ nhạt về cuộc chiến này, để không làm đau tủi hàng chục ngàn người Việt đã ngã xuống.
Trong một chuyến du ký ở Việt Nam để tìm hiểu về dư âm của cuộc chiến 1979, nhà báo Michael Sullivan có tìm đến một nghĩa trang ở Lạng Sơn. Khi chứng kiến một phụ nữ thắp nhang cho người thân của mình, một binh sĩ đã hy sinh để chống lại quân xâm lược Trung Quốc, Micheal Sullivan đã an ủi bà rằng thôi thì chiến tranh đã chấm dứt. Nhưng rất dứt khoát, bà Phạm Thị Kỳ - tên của người phụ nữ - đã nói rằng “Không, sẽ không bao giờ chấm dứt. Với Trung Quốc, làm sao mà chấm dứt được?”. 
Khu nghĩa trang nhỏ nơi bà Phạm Thị Kỳ đang viếng người thân, sẽ không bao giờ nói lên đủ nỗi đau của một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng khốc liệt đó. Theo ước tính chủ quan của các sử gia nước ngoài, ước tính có 50.000 người Việt đã thiệt mạng, bao gồm binh sĩ cùng người già và trẻ con bị quân Trung Quốc tàn sát man rợ trên đường rút chạy, để trả thù cho cuộc xâm lăng thất bại, với khoảng  gần 100.000 lính bị thương và chết. 
Ở Việt Nam ngày nay, người ta không dễ tìm thấy một cách trọn vẹn những dữ liệu mang tính chính thống cho cuộc chiến kỳ quặc và đau thương này. Hiếm có bộ phim nào ra rạp với kịch bản về cuộc chiến biên giới phía Bắc – dù đó là nguồn đề tài sử thi dồi dào. Rất ít sách nghiên cứu về hậu quả của cuộc chiến này, đối với đất nước và con người Việt Nam. Thậm chí, không có dòng nào trong sách giáo khoa lịch sử - so với hàng núi sách về cuộc chiến với người Pháp, người Mỹ và miền Nam Cộng hòa được phổ biến rộng rãi – mà những đứa trẻ như con cháu bà Phạm Thị Kỳ vốn vẫn thắc mắc khi đến viếng mộ người thân của chúng. 

Hàng vạn thanh niên nhập ngũ và lên biên giới vào năm 1979.    (ảnh tư liệu)
Đã đến lúc Bộ GD ĐT đưa câu chuyện chiến tranh này vào sách giáo khoa chưa? Chí ít đó là một chương rất nhỏ và mờ nhạt về cuộc chiến này, để không làm đau tủi hàng chục ngàn người Việt đã ngã xuống, đổ máu trong các cuộc đụng độ biên giới, để chúng ta có thể ngồi yên ở đây, hôm nay? 

NHƯ THƯỜNG LỆ, HÔM NAY HÀ NỘI LẠI THẢ RA MỘT ĐÀN NGỢM




CẢM THẤY TỨC & KHINH BỈ

 Một số tấm ảnh được dân cư mạng post lên sáng hôm nay ngày 17/02/2008, tại Đài tưởng niệm vua Lý Thái Tổ, Hà Nội, là địa điểm mà nhiều người đến thắp nhang tưởng niệm cho người thân, chiến sĩ đã bị quân bành trướng Trung quốc giết hại trong trận Đặng tiểu Bình xua quân bành trướng TQ đánh chiến VN năm 1979.

Thế nhưng lại xuất hiện rất nhiều người đã hai thứ tóc trên đầu, ăn mặc lịch lãm gây cản trở buổi dâng hoa, thắp nhang tưởng niệm, bằng cách tổ chức MỞ NHẠC, NHẨY ĐẦM ngay trước Tượng đài vua Lý Thái Tổ.

Những hành động của đám người ( NGỢM ) này đã nói lên điều gì ???

Một lần nữa, tôi xin nhắc lại cho các lũ NGỢM được biết, ĐÀI TƯỞNG NIỆM là nơi TRANG NGHIÊM, là nơi để mọi người tựu tập về DÂNG HOA và THẮP NÉN NHANG trong các đợt tưởng niệm những người đã mất do chiến tranh, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn .... chứ không phải là nơi để lũ NGỢM tập trung MỞ NHẠC , NHẢY MÚA ỒN ÀO, làm mất đi nét thuần phong, mỹ tục nơi trang nghiêm đâu nhé.

Thiết nghĩ những nét văn hoá cơ bản này các em học sinh cấp Tiểu học đã được giáo dục, ngay khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường.









Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2018

Cải cách giáo dục không tốn một xu

FB Nguyễn Ngọc Chu
12-2-2018
Cách đây gần 4 năm, cả nước giật mình khi biết tin Bộ GD &ĐT đề nghị xin 34.275 tỷ đồng để đổi mới sách giáo khoa. Trả lời chất vấn, ông Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phải chống chế rằng “Con số đó là do một cán bộ bị khớp mà đọc ra, chứ chưa bàn bạc…”. Để sáng ngày 25/4/2014 tại phiên họp của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, ông Phạm Vũ Luận phải xin rút lại dự án 34 275 tỷ. Nhắc lại chuyện này để thấy một số người trong Bộ GD&ĐT siêu giỏi về vẽ dự án.
Còn hiện nay, theo bà Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thúy Hồng (Giám đốc Chương trình phát triển các trường sư phạm, Bộ GD&ĐT, chịu trách nhiệm vận hành dự án vay 100 triệu USD để đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phục vụ đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông) cho biết: “Những vấn đề trong chương trình mới không hề quá xa lạ mà chỉ là tên gọi mới.” (giaoduc.net.vn, 01/02/2018: Phó giáo sư Mai Sỹ Tuấn có dạy được Vật lý, Hóa học không? Nếu không, đừng ép)
“Những vấn đề chỉ là tên gọi mới” mà phải đi vay cả 100 triệu USD, thì xem ra khả năng vẽ dự án dưới thời Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng không hề kém cạnh thời Bộ trưởng Phạm Vũ Luận.
I. CẢI CÁCH GIÁO DỤC KHÔNG TỐN MỘT XU
VIẾT SÁCH GIÁO KHOA KHÔNG MẤT TIỀN
Chúng ta có hàng chục vạn thầy cô giáo, hàng chục ngàn người là giáo sư tiến sĩ, đang giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, PTTH, ở các viện nghiên cứu, được nhà nước trả lương, sao lại không giao được nhiệm vụ viết sách giáo khoa cho họ?
Bộ GD&ĐT có thể chọn và giao cho hai tập thể các thầy cô giáo giỏi, chia làm hai hội đồng, biên soạn độc lập hai bộ sách giáo khoa. Từ đó mà so sánh để lựa chọn ra bộ sách giáo khoa tốt nhất.
Bộ GD&ĐT cũng cần cho phép các nhóm tác giả độc lập khác, được quyền viết sách giáo khoa để tham gia vào cuộc tuyển chọn. Cụ thể là cho hai bộ sách độc lập tham gia tuyển chọn. Như vậy, những người viết sách độc lập có thể hợp lại trong hai hội đồng viết sách.
Tổng thể là cả nước sẽ có 4 bộ sách giáo khoa để các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cùng lựa chọn. Từ đó sẽ có một hoặc hai bộ sách được chấp nhận cuối cùng. Hoặc nếu cả 4 bộ đều tốt thì có thể chấp nhận cả 4. Việc lựa chọn dạy như thế nào sẽ tùy vào từng trường và từng thầy cô giáo, dựa trên các bộ sách đã được quyết định. Ở đất nước gần 100 triệu dân với các vùng miền văn hóa khác nhau, thì 4 bộ sách của 4 tập thể chắc chắn sẽ tốt hơn là chỉ 1 bộ của 1 tập thể.

Thứ Năm, 15 tháng 2, 2018

TIẾNG SÓNG - YÊU ĐƯƠNG ( 1934 ) - Huy Thông

 

Tiếng sóng - Yêu đương (1934) - Phạm Huy Thông

Phạm Huy Thông (1916-1988) học sử, học văn, học luật tại Pháp, có bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Trước cách mạng tháng Tám 1945, được học hành sang trọng như vậy hiếm lắm. Phạm Huy Thông lại làm thơ khá sớm, năm 15 tuổi đã có thơ in: Yêu đươngAnh NgaTiếng địch sông Ô... Sự nổi tiếng về thơ còn vang rộng hơn sự nổi tiếng về học. Ấy vậy mà sau này ông chuyển hẳn sang làm sử, nhiều năm làm hiệu trưởng Đại học sư phạm rồi Viện trưởng Viện khảo cổ. Với thơ, có lúc ông quay lại (hồi kháng chiến chống Mỹ) nhưng không còn gây được chú ý trong bạn đọc. Có thể coi thành công thơ ông nằm trọn trong giai đoạn đầu của Thơ Mới, trước năm 1940. Thơ Phạm Huy Thông chủ yếu là thơ tình yêu. Ông say đắm và lắm lời. Thơ tình của ông thiên về ca ngợi sắc đẹp và giãi bày nỗi si tình. Ông ít khám phá tâm trạng, ít sáng tạo tình cảm nên mạch thơ cứ đều đều bằng phẳng. Giọng thơ khi ấy, trước Xuân Diệu có dăm năm, còn nhiều kiểu cách, ước lệ, xa ngôn ngữ của đời sống thật, các người yêu nói với nhau như trên sâu khấu ca kịch lủng củng, những tình lang, tình nương, tiên nữ, tiên nga, mặt hoa, tiếng vàng... Lời thơ còn cổ hơn thơ của Tú Xương, Nguyễn Khuyến. Nhưng cũng phải thấy đó là dấu vết văn chương lãng mạn của một thời, nó giàu mộng mị và xa đời, thi sĩ ngồi trong tháp đúc bằng ngà và chỉ thấy có “ái tình” là điều quan trọng. Họ sướt mướt nhớ nhung và lê thê than vãn. Ngày nay đọc lại có hơi sốt ruột và đôi lúc buồn cười vì sự dư dả nước mắt của các bậc nam nhi, kể cả ông tướng Tàu Hạng Võ (trong Tiếng địch sông Ô). Nhưng vào thập niên ba mươi, thơ Phạm Huy Thông lại được lớp thanh niên thành phố ưa thích.

Ông là một trong những người tiên phong thổi ngọn gió lãng mạn cá nhân vào tâm hồn họ, đánh thức những tình cảm bắt đầu manh nha trong lòng họ: tự do yêu đương, tận hưởng ái tình. Phạm Huy Thông đưa họ vào miền đất mới nhiều đắm say, nhiều lạc thú của tình yêu mà trước đó trong thơ tình cổ điển, như của Phạm Thái, không hề có, dù tác giả cũng đầy lòng say đắm. Giọng thơ ẻo lả, rề rà ấy trong một thời gian ngắn, khi Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên xuất hiện, đã được khắc phục và tạo nên một thời đại mới trong thơ ca - thời đại những tình cảm riêng tư ẩn giấu trong lòng mỗi người, thường là tình yêu, được bộc lộ, được xã hội chia sẻ cảm thông và... ca ngợi. Đó là một đóng góp nhân đạo của thơ cho đời sống.

Phạm Huy Thông còn có một thành tựu khá riêng biệt là giọng anh hùng ca trong các bài thơ dài lấy điển tích lịch sử như Hạng Tịch biệt Ngu Cơ thời Hán Sở bên Trung Hoa, hoặc Huyền Trân công chúa từ giã người yêu theo lệnh vua Trần về làm vợ vua Chiêm... Sức bút Phạm Huy Thông trở nên lôi cuốn với nhiều khí vị bi hùng khi miêu tả không gian lớn, tình cảm bi thương, hành động cao cả. Kiến thức sử học đã thành men xúc tác cho trí tưởng tượng của lãng mạn. Tiếng than của Hạng Võ khi vận trời đã tận nghe như tiếng vang của sông núi, của thời gian, trời đất: “Ôi những võ công oanh liệt chốn sa trường! Những buổi tung hoành, lăn lộn trong rừng thương/ Những dũng tướng bị đầu văng trước trận...! Nhưng than ôi! Vận trời khi đã tận/ “Sức lay thành nhổ núi” mà làm chi?”

Không gian kịch tính của các bài thơ lịch sử Phạm Huy Thông thường được đẩy lên cao trào có tính bi tráng nơi ý chí, nghị lực và lòng son sắt tình yêu bị thực tế đời sống bẻ gãy: Ngu Cơ tự sát để Hạng Võ tiếp tục sự nghiệp võ công. Vị dũng tướng trăm trận trăm thắng bị sa cơ, sụp đổ bao khát vọng chỉ vì trái tim yêu đằm thắm. Trần Khắc Chung nén lòng yêu để làm kẻ trung thần, công chúa Huyền Trân lại vì lòng yêu mà quyết cắt tình yêu. Cuối bài thơ cả hai cõi lòng đều tan nát và không gian bao quanh họ như cũng bước vào cơn huỷ diệt: “Còn đợi chờ chi nữa, cảnh mênh mông.../ Mà chưa tan.../ Mà chưa tan.../ Mà chưa biến ra hư không”. Hình ảnh Lê Hoàn, Phan Bội Châu có một kích tấc kỳ vĩ kể cả trong thất bại. Cái chết của Phan Bội Châu là cái chết của con voi già mà tiếng gầm từ giã lay chuyển cả rừng xanh trời rộng và gọi linh hồn hùng vĩ của loài voi. Cảm hứng lãng mạn đã chắp cánh cho lịch sử, khôi phục sự kiện nhưng lại sáng tạo tâm trạng. Lịch sử hiện diện theo yêu cầu của cảm xúc, tâm lý người đương thời. Giọng thơ thi sĩ Phạm trở nên mạnh mẽ đầy sinh khí. Sự kiện lịch sử và các diễn biến tâm lý nhân vật đầy bi tráng làm Phạm Huy Thông thoát khỏi giọng cái tôi ẻo lả của các bài thơ ngắn mấy năm đầu, tạo nên giọng ca thơ bi tráng hiếm có của thời ấy và còn lôi cuốn đến hôm nay.

Ông qua đời trong một vụ án mạng khá bí ẩn vào tháng 6 năm 1988 tại nhà riêng.

Tác phẩm:
Tiếng sóng - Yêu đương (thơ, 1934)
Anh Nga (thơ, 1936)
Tiếng địch sông Ô (thơ, 1936)
Lòng hối hận (kịch thơ, đăng dở trên Hà Nội báo, 1936)
Tần Ngọc (thơ, 1937)
Tây Thi (thơ, 1937)
Cái én (kịch thơ, 1966)

 

Amicvs Amicae

Tôi yêu! lần đầu tiên, hoa Tình Ái
Trong tim tôi như hé môi mời hái
Cúng lần đầu tiên tôi nghe tiếng Ly Tao
Vẳng ca ái ân với tiếng trúc xạc xào


H.T

Nguồn: Phạm Huy Thông - thơ, NXB Lao động, 2011

 

TIẾNG SÓNG

J'aime à faire vibrer sans fin ma lyre d'or
Aux multiples accents de ta voix innombrable.

H.T.
(Sourvenirs)

Có nhiều sáng, gió mơ mòng dìu dặt,
Ánh bình minh vàng dịu dãi màu tươi,
Trên bể xanh, những đợt sóng tuyệt vời.
Như một bọn nhạc công miền tiên giới,
Du dương gẩy những nhịp đàn êm ái,
Sóng khoan thai vui gợn tới chân trời!
Ta ước ao, những sáng đó, có giọng ngươi.
Để thì thầm lời nước mây kiều diễm,
Bên tai người ta đắm say âu yếm.

Có nhiều trưa gay gắt, nắng tưng bừng,
Đỉnh chói loà ánh sáng như kim cương,
Những lớp sóng vang lừng và chậm chạp,
Bình tĩnh reo từng khúc hồi dồn dập.
Ta ước ao, những trưa đó, có giọng ngươi,
Để ta ca, hỡi sóng! tính khinh người,
Lòng kiêu căng không bến bờ, không giới hạn,
Với nỗi buồn gớm ghê, niềm ngao ngán
Của một trái tim đau đớn bởi điên cuồng.

Có nhiều chiều đẫm tắm bóng thê lương,
Cùng gió thảm từng hơi dài tấm tức,
Sóng rền rĩ và âm thầm thổn thức,
Tiếng buồn rầu thấm đượm cả bầu trời.
Ta ước ao, những chiều đó, có giọng ngươi.
Sóng, hỡi sóng nặng nề chiều thu tạ!
Để nắn phím lòng thiết tha, ta sẽ hoạ
Nỗi nhớ chung thường réo rắt bên tai
Với niềm tiếc thương những ngày thắm đã phai.

Có nhiều đêm đen tối như địa phủ,
Sóng dữ dội như ma thiêng kêu rú,
Đương khi trong đám tối chớp bập bùng.
Và giông gào và sấm sét đùng đùng
Hỡi sóng đêm hỗn độn lôi đình quát tháo
Cả vũ trụ như toan vùi trong trận bão!
Ta ước ao những đêm đó có giọng ngươi
Để lòng hờn căm ồ phá ra ngoài
Bằng những lời nghiến đay thần Số mệnh,
Trong vòng đau tự ngàn xưa nhất định
Bắt loài người phải lăn lộn, quay cuồng.

Không bao giờ, không bao giờ ngớt tiếng du dương,
Hỡi sóng! Đàn thần tiên muôn thu réo rắt!
Sóng lòng ta cũng không bao giờ ngớt
Tiếng mơ mòng ca nhịp buồn vui.
Cho nên ta ao ước có giọng ngươi.
Để man mác gợi khêu hồn nghệ sĩ,
Ta hoạ lại tiếng đàn tâm huyền bí.


Nguồn: Huy Thông, NXB Hội nhà văn, 1994

 

ĐƯỜNG TÌNH ÁI

"Tu es encore un enfant : oui, un enfant! cé st-à-dire que tu ne connais pas encore la douleur. I'auxiété d'aimer et d'attendre I'écho de l'appel"
Sourvenirs


Ta không còn là đứa trẻ ngây thơ,
Không biết gì, ngoài sách vở, thuở xưa.

Không! Tim ta đã bắt đầu rung động,
Và, sáng vắng, canh tàn, đã mơ mộng
Những phút thần tiên chan chứa nỗi yêu đương.
Con đường tình chói lọi ánh hào quang,
Như giục giã thi nhân mau đặt gót.
Lòng say sưa, ta vừa toan dấn bước,
Bỗng bao người đường nọ đã từng qua,
Níu áo ta và lên tiếng thiết tha:
- Kẻ niên thiếu điên cuồng, dại dột!
Chân chúng ta còn rành rành in lốt.
Ngươi há không trông thấy rõ ràng ghi
Mau dừng chân! Đứng lại! Đừng đi!
Vì muốn đổi, ôi! lấy một giây ân ái,
Phải bao ngày lòng xót xa tê tái,
Và phải, suốt đời, ôm hận trong lòng đau!

Ta trả lời những kẻ ấy:
                    - Mặc dầu!
Ta quyết sẽ xông pha đường tình ái,
Sẽ dấn bước mà đi, đi mãi mãi,
Dù lối đi, than ôi! là một lối đoạn trường!
Thà một giây say đắm bến yêu đương,
Rồi, trọn đời, trong lòng đau thương tiếc
Những ngày thắm đã trôi đi biền biệt,
Còn hơn là phải sống, kiếp cỏ cây!
Một cuộc đời trưởng giả, không đắm say!

Ngàn liễu, nơi xa, trong sương hồng chìm đắm.
Ta đứng yên, thả tầm đôi mắt ngắm
Con đường dài, sực nức hương hồng tươi,
Quanh co đi và lẩn khúc cuối trời.

Lòng ngây ngất ta lên đường sán lạn,
Tìm tri âm trong khoảng trời vô hạn.
Nhưng đường không vẫn yên lặng như tờ.
Ta vẫn đi, vẫn dạo gót giang hồ:
Trời tình ái vẫn âm thầm hiu quạnh
Và đường thẳm, ta xa trông, buồn lạnh.
Thân trơ vơ, kinh hãi, ta quay đầu...

Nhưng mịt mùng, lối cũ nay còn đâu?


Nguồn: Huy Thông, NXB Hội nhà văn, 1994

 

HƯƠNG XUAN

Thứ Tư, 14 tháng 2, 2018

Thơ Thái Bá tân !



NGÔ ĐÌNH DIỆM - 1
Thái Bá Tân
Đọc trên mạng, thấy nói
Vào những năm sáu mươi,
Khi Ngô Đình Diệm chết,
Người ta lục trong người
Chỉ thấy chuỗi tràng hạt,
Nửa bao Bastos Xanh.
Loại thuốc rẻ tiền nhất
Của người nghèo Sài Thành.
Các tướng lĩnh đảo chính
Soi tài khoản của ông,
Cả trong và ngoài nước,
Xem có nhiều tiền không.
Cuối cùng, ông Minh Lớn
Thông báo với đồng bào:
Tài khoản của ông Diệm
Không có đồng tiền nào.
*

Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

Bài viết của Facebooker Nguyen Dat An. ( Khó đọc và không vui nhưng phải đọc, nên đọc để thấy "Vận nước" nó lên ghê lắm )

Tờ The Inquirer (Philippines) mới có loạt không ảnh rõ ràng đến mức không thể ngờ được về những đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông, đặc biệt là ba khu vực Đá Chử Bích (Subi Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Đá Vành Khăn (Mischief Reef).

Sự có mặt của các tàu tuần dương, tàu khu trục tên lửa TYPE 056 (lớp Jiangdao), tàu đổ bộ lục quân và khí tài quân sự, các đài radar, tháp thông tin liên lạc và hải đăng, cho thấy Bắc Kinh đang dần dần xây dựng hoàn hảo các căn cứ của mình tại Biển Đông.
Tổ chức Phát kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á của Hoa Kỳ (Asia Maritime Transparency Initiative - AMTI) đã gọi năm 2017 là "năm xây dựng các căn cứ của Trung Quốc tại Biển Đông), với Đá Kagitingan được mở rộng nhanh nhất và nhiều nhất - đến 110,000 m2.

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

HỊCH TƯỚNG SĨ thế kỷ 21.


Ta cùng các ngươi
Sinh ra phải thời bao cấp
Lớn lên gặp buổi thị trường.

Trông thấy:
Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người
Scôtlen dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo.
Thật khác nào:
Đem cổ tích mà biến thành hiện thực
Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng la đét.

Hai ý kiến sóng đối



 Gọi là sóng đối bởi trên cùng một trang FB của một vị luật sư, hai bài viết được đưa liền nhau, không nói rõ ra nhưng đối chọi chan chát. Một bên là câu chuyện một nhóm người rất trẻ, nếu xét về tiêu chí gọi là cách mạng thì xuất thân của họ không xoàng, học hành lại giỏi giang, bằng cấp đầy mình và đều là bằng cấp thứ thiệt. Nhưng họ đã coi thường việc chen chân vào bộ máy nhà nước để kiếm chút công danh bổng lộc, hồn nhiên dấn thân cho lý tưởng dân chủ hóa đất nước và cố nhiên phải hứng chịu hậu quả: vào tù.

Một bên là một lũ quan dạng đến tận răng, “ăn không chừa thứ gì”, nay lại còn toan tính hợp thức hóa bằng một thứ nghị định quỷ quái để có thể giành trước mỗi người một khoảnh đất đủ rộng rãi khi nằm xuống, được nhà nước xuất tiền công quỹ đưa ma, phúng điều, kèn trống, xây mộ linh đình.

Hãy thử so sánh xem, khi đặt bên cạnh nhau hai hình ảnh như trên thì điều rút ra được là gì? Rõ ràng, một hình ảnh là thuộc về tương lai dù rằng bàn chân họ đang điềm nhiên bước tới nhà ngục. Điều ấy thì số đông trong chúng ta đều đã đã rõ. Nhưng điều còn có ý nghĩa thông báo thâm thúy hơn chính là hình ảnh thứ hai: những kẻ đang bày tỏ hết oai quyền trên các cương vị điều hành bộ máy của đất nước - những kẻ này thực chất đã tự thừa nhận rằng mình không còn nghĩ được điều gì hay ho ngoài cái... sinh phần cho chính mình. Trách nào từ lâu đến nay, việc gì họ làm cũng đều đổ hỏng: văn hóa xuống cấp, kinh tế lụn bại, môi trường tan nát, biển Đông bị Tàu Cộng xâm chiếm..., không một việc nào không gây gây phản cảm cho toàn xã hội.

Nếu là người “đang sống”, nghĩa là đang đầy sinh lực, thì mười việc ít ra cũng được một vài việc chứ. Thế hỏi có đáng thương không?

Bauxite Việt Nam

                 Của cải và vị thế của người chết


Chết rồi còn muốn phân chia giai cấp và vị thế bằng cách xây nghĩa trang thật nguy nga dành riêng cho cán bộ cấp cao an táng.

Thế mới biết Karl Marx nói đúng, chỉ có loài súc vật mới quay lưng lại với đồng loại để chăm bẵm cho bộ lông của mình.

Đất nước còn nghèo, thuộc các quốc gia của thế giới thứ ba, thu nhập thấp, môi trường ô nhiễm, giáo dục tụt hậu, gần 1/4 (tức khoảng 20 triệu người) dân số sống ở mức đói, nghèo, cận nghèo. Nhiều nơi trẻ em không có trường để học, không có đường hay cầu qua sông, suối để đến lớp. Công nhân sống đời sống khổ cực và bấp bênh, bảo hiểm ít ỏi và khó khăn trong việc thụ hưởng. Việc nghiên cứu và đầu tư vào công nghệ, khoa học, y tế hay an sinh xã hội, họ thường nại ra là không có đủ tiền để thực hiện.

Chuyển nghĩa trang cho cán bộ cao cấp thành nghĩa trang liệt sĩ 17/2/1979

KIẾN NGHỊ

Anh Mạc Văn Trang trong nhiều điều đề xuất hợp lý ở kiến nghị này, hình như còn quên mất một điều, đó là việc chuyển đổi mục đích sử dụng nghĩa trang cán bộ cao cấp ở Hà Nội thành nghĩa trang Liệt sĩ hy sinh trong công cuộc chống Trung Quốc xâm lược năm 1979 sẽ giúp tránh được một nguy cơ có thể nhìn thấy nhãn tiền: Một khi nghĩa trang gọi là dành cho cán bộ cao cấp mọc lên, thì lập tức 53 tỉnh thành sẽ có 53 nghĩa trang cán bộ cao-trung cấp mọc theo ngay tắp lự. Nào đã hết. Biết đâu, ở mỗi huyện cũng lại sẽ mọc tiếp hàng ngàn hàng vạn nghĩa trang cán bộ trung-thấp cấp. Chả là cán bộ của nước ta bây giờ nhiều khôn xiết kể, mỗi một Bộ ở trung ương mà có đến 8, 9 Thứ trưởng thì một Phòng ở huyện làm gì không có đến 10 Phó phòng. Mỗi cái thây một ông/bà cấp cao được ngự trên 35 mét vuông thì mỗi cái thây cấp thấp ít ra cũng phải được choán 10 mét vuông mới công bằng chứ. Mà nói về “cống hiến cho Đảng” thì ngày nay chủ yếu đều là dân cắp cặp và “trình diễn”, biết ai đã làm tốt hơn ai. Chẳng phải trong vụ Formosa, cán bộ Hà Tĩnh cũng dám nhảy xuống biển vùng vẫy ùm ùm, còn hơn cả mấy ông Thứ trưởng Bộ Tài Môi bụng phệ, vờn sóng và “nếm cá” sao ranh ma bằng họ được.

Bauxite Việt Nam

Kính thưa các vị Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ,

Đúng dịp Kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng CSVN thì báo chí đưa tin “Sáng 1/2, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức lễ công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nghĩa trang Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội”...

“Chính phủ chi 1.400 tỷ đồng xây nghĩa trang quốc gia dành cho cán bộ cao cấp”, tức là bằng tiền thuế của Dân...

Tin trên đã gây nên làn sóng phản ứng bất bình mạnh mẽ trong xã hội, khoét sâu thêm hố ngăn cách giữa Đảng và Dân (vì CB cao cấp toàn là đảng viên). Nếu các vị cố tình làm nghĩa trang này, sẽ gieo thêm những oán hận trong lòng Dân, gây hệ lụy lâu dài, rồi sẽ không biết xử trí ra sao!

Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018

Khẩu hiệu giáo dục tiểu học!?


Tôi không biết trước cổng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay tại thủ đô Hà Nội có cái băng rôn khẩu hiệu KỶ NIỆM 50 NĂM CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968! như thế này không.

Nhưng khi nó được treo ở cổng trường tiểu học thì tôi xin có ý kiến với ông Bộ trưởng GD&ĐT, Giáo sư Phùng Xuân Nhạ: Mục đích treo băng rôn khẩu hiệu “Kỷ niệm 50 năm…” ngay trước cổng trường tiểu học để làm gì? (xem hình)
1. Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc?
Với đối tượng là 100% học sinh không quá 12 tuổi thì tuyên truyền cái gì cho phù hợp.

Xin thưa, ít nhất là 95% cha mẹ và thầy cô giáo các cháu tiểu học sinh ra sau Tết Mậu Thân 1968. Khi cha mẹ, thầy cô các cháu cũng không hiểu đầy đủ về sự kiện bi thương này thì các cháu làm sao hiểu nổi.

Thế hệ tôi sinh ra và chứng kiến giai đoạn Tết Mậu Thân cũng muốn quên nó đi. Tôi không muốn kể lại cho con cháu mình cảnh người Việt buộc phải giết nhau một cách man rợ, không kể nam nữ, già trẻ, lớn bé trong những thời khắc thiêng liêng. Ngay trong gia đình, bà con, hàng xóm cũng sẵn sàng nổ súng giết nhau vì bản năng sinh tồn.

Khoảng 10 năm nữa các cháu sẽ là chủ nhân của đất nước.

Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc hình thành từ bài học lịch sử “Kỷ niệm 50 năm…” ngày hôm nay: Có giúp cho các cháu dễ dàng làm chủ “thế giới phẳng” hay không; Có đủ tri thức, tự tin để trở thành doanh nhân trong một “quốc gia khởi nghiệp”.

HỒ XUÂN MÃN CÒN LÀM Ô UẾ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẾN KHI NÀO?

-Nguyễn Đăng Quang-
Trong các đảng viên cao cấp của ĐCSVN (từ Bộ trưởng hoặc Ủy viên Trung ương trở lên) có lẽ chẳng có nhân vật nào đạt mức man trá, khả ố, gian dối và làm ô uế ĐCSVN như kẻ có cái cái tên là Hồ Xuân Mãn (HXM)! Bản chất lưu manh chính trị và đạo đức suy đồi của HXM không chỉ là nỗi xấu hổ chung cho cán bộ, đảng viên, nhất là các đồng chí CCB quê hương Thừa Thiên-Huế trong 6 năm qua, mà nó còn để lại tác hại xấu cho sự lãnh đạo của ĐCSVN cũng như uy tín, danh dự và thể diện của tổ chức này! Giải quyết rứt điểm việc này không chỉ là trách nhiệm chính trị mà còn là trách nhiệm pháp lý và đạo lý của ĐCSVN, cụ thể là Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương và nhất là Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng. Các cơ quan trên không thể làm ngơ, nên giải quyết triệt để, và trả lời rứt khoát cho 4 triệu đảng viên, đặc biệt là các đảng viên-CCB quả cảm ở huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên-Huế! Các đ/c đã im lặng suốt những năm qua, liệu ta có nên và có thể im lặng mãi mãi?

 HXM khi đang chức:  Y là 1 trong 3 Bí thư Tỉnh ủy được TBT Nông Đức Mạnh tuyên dương là gương sáng điển hình trong phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”(24/1/2010)                                    
HXM sinh năm 1949 tại xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông ta được cơ cấu vào Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN 2 khóa liên tiếp (khóa IX và X, từ 2001-2011) và được tín nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế trong 2 khóa liên tục (2000-2010). HXM nổi danh là kẻ lưu manh chính trị, lường gạt siêu hạng, đạt mức “tột đỉnh” của bệnh gian dối, man trá và lừa bịp! Căn bệnh này lan truyền vào nước ta đã khá lâu, và lây lan rất mạnh mấy chục năm qua khiến nhiều người mắc phải! Tuyệt đại đa số người mắc bệnh này là các quan chức trung cao cấp, và mỗi ngày càng thêm đông đảo! Nhưng bị bại lộ như HXM là rất hy hữu, đây có lẽ là trường hợp đầu tiên, nhưng tôi tin chắc đây không phải là kẻ cuối cùng! Cách đây hơn 3 năm, ngày 24/10/2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phải ra quyết định “lột” danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang” (AHLLVT) đối với HXM, và thu lại toàn bộ số tiền thưởng mà ông ta đã nhận! Đây là sự ô nhục đối với cá nhân HXM, hủy hoại sạch sành sanh thanh danh của y, đồng thời vụ việc này còn để lại vết nhơ khó rửa đối với tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế nhiệm kỳ 2006-2011!