Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

ĐỪNG ẢO TƯỞNG



Thắng Mỹ ư? Hai anh em cầm súng ngoại bang đánh nhau, sao lại nói là thắng Mỹ?
Giải phóng miền Nam ư? Sao một nửa trong số người được giải phóng lại không vui mừng chào đón?
Độc lập ư? Sao không nhìn bóng dáng Tàu cộng trong toàn bộ đời sống kinh tế xã hội mà suy ngẫm lại?
Tự do ư? Sao trong các nhà tù vẫn còn đầy những người bất đồng chính kiến?
Hạnh phúc ư? Sao mấy triệu con dân xứ Đông Lào phải nhao ra ngoài kiếm đường mưu sinh, mấy trăm ngàn người bỏ mình trên biển?
Thống nhất ư? Đã có thời kỳ nào trong lịch sử dân tộc, lòng người Việt ly tán như mấy chục năm qua?
Hòa giải ư? Sao không nhìn cách mà người Mỹ đối xử với nhau sau cuộc nội chiến 1861-1865 để hành xử với những người anh em của mình phía bên kia?
Đừng ảo tưởng.



Tản mạn quanh chuyện ĐẠI THẮNG hay QUỐC HẬN


Hà Sĩ Phu

1/ Đại thắng hay quốc hận?

Trong sự kiện 30-4-1975 của chiến trường Việt Nam, miền Bắc thắng miền Nam nên miền Bắc gọi đó là đại thắng, miền Nam thua và gọi đó là quốc hận. Nếu thoát ra khỏi nhãn quan của mỗi bên, chỉ lấy lợi ích và tương lai của cả đất nước, của toàn dân làm trọng thì xin hỏi biến cố kết thúc cuộc chiến như tháng Tư năm 1975 ấy là điều tốt hay xấu, có lợi hay có hại, đáng mừng hay đáng tiếc đây?

Có thể viện dẫn một chân lý chung đã thành kinh điển “Chiến tranh, nhất là nội chiến thì dù bên nào thắng, nhân dân cũng là kẻ thua”, nhưng cũng phải nói thêm: khi bên thắng là Cộng sản (CS) thì sự “thua” của nhân dân có phần đậm hơn! Bởi CS thắng thì đưa cả nước vào quỹ đạo CS là quỹ đạo của một chủ thuyết có tính chất dân túy (Populismus), ve vãn người dân bằng những ảo tưởng đến mức độ ngớ ngẩn về mặt khoa học, nhưng lại có sức lôi cuốn, kích động, cực đoan nên tàn phá xã hội đến mức tan hoang. Giương cao búa liềm Công Nông nhưng Công Nông thời CS khổ hơn bao giờ hết. Riêng VN thì con đường CS còn dẫn đến một đại họa bao trùm hết thảy là nạn Bắc thuộc mới, trở lại mối họa truyền kiếp với nước khổng lồ Bắc phương. Môt “đại thắng” của chuyên chính CS toàn trị lại trở thành một “quốc hận” đối với quốc gia, với nghĩa như một điều đáng ân hận, điều không may, điều đáng tiếc cho đất nước bởi khi CS nắm quyền toàn trị nó cản trở một cách mãnh liệt con đường Dân chủ pháp trị là con đường văn minh chung của nhân loại ngày nay.

2/ Những tấm gương của thế giới chứng minh điều gì?

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

‘Lò’ sẽ đốt ai ở Sài Gòn?


Phạm Chí Dũng
VOA 26/4/2018

Không còn nghi ngờ gì nữa, sau Đà Nẵng, “Người đốt lò vĩ đại” - một tụng danh mà Đài Tiếng nói Việt Nam dành cho Nguyễn Phú Trọng - đã chính thức mang củi lửa vào đất Sài Gòn.

Một tháng sau Tết Nguyên Đán 2018 và sau khi đã kết thúc khoảng lặng “nhân văn trước Tết” như một tư tưởng nhân đạo mới của Nguyễn Phú Trọng, song trùng với vụ giáng cho cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng thêm án tù giam 18 năm, bùng cháy vụ “Mobifone mua AVG” móc xích với Bộ trưởng Thông tin Trương Minh Tuấn, vụ bắt hai tướng công an “tổ chức đánh bạc công nghệ cao”, bắt cả một tướng tình báo của Tổng cục V Bộ Công an có cấu kết với vụ Vũ “Nhôm”, cùng lúc khai hỏa kế hoạch cải tổ ngành công an, chiến dịch “đốt lò” ở Sài Gòn đã khởi động từ tháng Ba năm 2018 và tăng hẳn sức nóng vào tháng Tư.

Khá nhiều dấu hiệu và biểu hiện đã và đang tựu trung cho kết luận không còn là sơ bộ về kế hoạch “Nam tiến” trên.
Những “khúc củi” đầu tiên
Khúc củi” đầu tiên bị tống vào “lò” là ông Lê Tấn Hùng - Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI).

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

NGUY CƠ VỀ MỘT CUỘC CHIẾN TRANH TỔNG LỰC VIỆT TRUNG


Nguy cơ này không lớn, nhưng vẫn buộc phải đặt ra vì thế giới này vốn không có điều gì là không thể. Lịch sử Việt Nam chỉ xét riêng từ thế kỷ thứ 10, đã không dưới 10 lần phải đối mặt với các đạo quân xâm lăng từ Trung Quốc
Trong thế kỷ 20, Việt Nam phải liên tục đánh nhau với 3 cường quốc: Pháp, Mỹ và Trung Quốc. Chưa tính đến cuộc chiến khốc liệt với Ponpot ở biên giới Tây Nam. Lịch sử chiến tranh khiến người Việt khao khát hòa bình, nhưng họ cũng chứng minh bằng xương máu của hàng nghìn thế hệ về khả năng bảo vệ đất nước. Do đó có thể nói Trung Quốc gần như không thể có hy vọng tiêu diệt Việt Nam trong một cuộc chiến tranh tổng lực. Điều đó khiến chúng ta có nhiều cơ sở để loại trừ một cuộc chiến tranh lớn giữa hai quốc gia, nhưng vẫn phải đề phòng cho nguy cơ ấy. (Mối đe dọa hạt nhân và giải pháp cho nó sẽ được bàn riêng ở cuối bài viết này)
Một cuộc chiến tổng lực Việt Trung sẽ mang đầy đủ nét điển hình của một cuộc chiến tranh quy ước và phi quy ước hiện đại, trên bộ, trên không và trên biển. Là quốc gia có năng lực quân sự mạnh hơn tuyệt đối, tuy nhiên Trung Quốc không thể dốc hết lực lượng tiến đánh Việt nam. Nó buộc phải duy trì lực lượng quân sự phòng thủ ở vùng giáp giới Ấn độ, Nhật Bản và thậm chí là cả với Nga. Nó cũng buộc phải duy trì một lực lượng quân sự lớn để đảm bảo tình hình trong nước ổn định, bởi mối đe dọa ly khai tại Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương là nguy cơ thường trực. Khi Trung Quốc sa lầy vào một cuộc chiến tranh, nguy cơ tan rã của nó sẽ lớn dần theo thời gian, đặc biệt nếu nó gặp bất lợi chiến trường.
Trung Quốc chắc chắn sẽ áp dụng lối tiến công phủ đầu ồ ạt bằng tên lửa định vị vệ tinh nhằm tiêu diệt chủ lực quân đội Việt Nam và gây hỗn loạn tại lãnh thổ đối phương. Tất cả các căn cứ hải quân và không quân trải dài từ Móng Cái đến Cà Mau đều sẽ nằm trong tầm tiến công của tên lửa Trung Quốc. Tuy nhiên hiệu năng của nó sẽ giảm dần khi xuống phía Nam. Trong 3 năm tới, các căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Trường Sa vẫn chưa được củng cố đủ để làm các bàn đạp tấn công Việt Nam ở khu vực phía Nam, do đó, miền Nam Việt Nam sẽ vẫn là một hậu phương khá an toàn cho một cuộc chiến tổng lực với Trung Quốc. Máy bay sau đó sẽ được sử dụng ồ ạt để oanh tạc và bắn phá. Mỹ đánh bom tan hoang Iraq một tháng trước khi xua quân tấn công, tiềm lực Trung Quốc hiện nay đủ để quốc gia này oanh tạc miền Bắc Việt Nam trong không dưới 15 ngày. Kết thúc giai đoạn tấn công phủ đầu, bộ binh cơ giới Trung Quốc sẽ tấn công ồ ạt ở biên giới phía Bắc theo các mũi tấn công gần giống cuộc chiến năm 1979.
Ở miền Trung và miền Nam, Trung Quốc chắc chắn sẽ sử dụng lực lượng tình báo để tiến hành cuộc chiến phá hoại gây hoảng loạn bằng số đặc tình Trung Nam Hải cài cắm rộng khắp Việt nam, qua các dự án kinh tế đưa lao động Trung Quốc vào ồ ạt tại Tây Nguyên, Vũng Áng và miền Nam. Trung Quốc chắc chắn sẽ nghiên cứu khả năng đổ bộ bằng hải quân vào khu vực Thanh Hóa và Vũng Áng, với lực lượng xuất phát từ căn cứ Tam Á tại đảo Hải Nam, nhằm cắt đôi lãnh thổ Việt nam tại phần hẹp nhất, khiến miền Bắc bị cắt rời khỏi hậu phương của nó.
Với lực lượng tăng thiết giáp và bộ binh cơ giới hùng hậu, sức tiến công của Trung Quốc ở biên giới phía bắc sẽ là rất mạnh. Hệ thống hạ tầng giao thông của Việt Nam trong những năm qua phát triển rất nhanh, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc nối với Trung Quốc ở Lạng Sơn, Lào Cai và nhiều cửa ngõ biên giới sẽ khiến xe tăng Trung Quốc có khả năng có mặt ở Hà Nội sau ít giờ tham chiến. Lực lượng đặc biệt sơn cước của Trung Quốc sẽ được sử dụng để đảm bảo an toàn cho các đầu cầu tiến công của bộ binh cơ giới Trung Quốc, pháo binh và máy bay sẽ được sử dụng để thực hiện các đòn oanh tạc hủy diệt vào các cụm quân mà Trung Quốc cô lập hoặc bao vây được trước khi tiến hành trận đánh chính ở Hà Nội. Trung Quốc có thể tung ngay tức khắc khoảng 600 nghìn quân vào các mũi tiến công phía Bắc. Khoảng 400 nghìn quân sẽ được sử dụng để dàn trận đánh tại các mặt trận kéo dài 13 tỉnh giáp giới, mũi tấn công thọc sâu xuống đồng bằng sông Hồng mà mục tiêu chính là Hà Nội sẽ gồm ít nhất 2000 xe tăng, 3000 xe thiết giáp và xe cơ giới và trên dưới 2000 pháo lớn có cỡ nòng trên 57 ly. Tối thiểu 1000 máy bay, gồm tiêm kích, oach tạc cơ và trực thăng tấn công sẽ được huy động để đảm bảo cái ô tấn công cho mũi tấn công thọc sâu này.
Từ căn cứ Tam Á và đảo Hải Nam, sau khi đặc tình Trung Quốc phá hoại trên diện rộng các cơ sở thông tin và mạng lưới giao thông tại miền Trung, không quân và Hải quân Trung Quốc sẽ tiến đánh rất mạnh các căn cứ không hải của Việt Nam, đặc biệt là vịnh Cam Ranh. Máy bay Trung Quốc xuất phát từ Hoàng Sa và Hải Nam sẽ thực hiện các đòn tấn công hủy diệt với căn cứ này sau các đòn đánh phủ đầu bằng tên lửa hành trình. Chắc chắn Cam Ranh sẽ bị hủy diệt vì năng lực phòng không hiện nay của Việt Nam không đủ để tự vệ cho một mục tiêu có tọa độ cố định nằm trong phạm vi tấn công 500 km tính từ các căn cứ quân sự Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc sau đó sẽ huy động ít nhất hai trong số ba hạm đội của nước này cho cuộc chiến đổ bộ tại Thanh Hóa hoặc có thể là Vũng Áng tại miền Trung (Có khoảng cách gần như nhau tính từ các căn cứ tại Hải Nam)
Các mũi tấn công đổ bộ của Trung Quốc xuất phát từ Hải Nam:
 h1 

Tối thiểu 200 chiến hạm và 1000 tàu thuyền các loại (gồm tàu đổ bộ quân sự và các tàu hỗ trợ hậu cần) sẽ được Trung Quốc huy động cho cánh quân đổ bộ này. Lực lượng đổ bộ dự tính khoảng 30 nghìn quân, đủ để cài một chốt chặn cắt đôi lãnh thổ Việt Nam và đánh vu hồi Hà Nội từ phía Nam.

GIẢI PHÓNG !



Tôi đã biết mình lầm đường lạc lối
Từ sau cái ngày "giải phóng" Miền Nam
Một mùa xuân tang tóc năm bảy lăm
Đi giữa Sài Gòn, tôi nghe mình thầm khóc.
Tôi khóc Miền Nam tự do vừa mất
Và khóc cho mình, chua xót đắng cay
Nửa đời người theo đảng đến hôm nay
Tưởng cứu nước đã trở thành tội ác.

Thư ngỏ gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc


Thưa Thủ tướng,


Ngày 21/4/2018, chúng tôi - Nguyễn Quang A, Nguyễn Nguyên Bình, Hoàng Hà, Hoàng Hưng, Nguyễn Đăng Quang, Lê Trường Thanh, Đào Tiến Thi - về thăm bà con nông dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
 

Sau những dữ liệu thu thập được và chứng kiến những gì đã xảy ra trong ngày hôm ấy, chúng tôi thấy cần thông tin đến Thủ tướng hai vấn đề lớn sau đây.
I- VẤN ĐỀ “HẬU BIẾN CỐ ĐỒNG TÂM”
Qua tiếp xúc với cụ Lê Đình Kình, đảng viên lão thành, cựu bí thư Đảng ủy - cựu Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã Đồng Tâm, bà Nguyễn Thị Lan, cựu Bí thư Đảng uỷ - cựu Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Đồng Tâm, qua tìm hiểu trên thực địa cánh đồng Sênh, chúng tôi thấy:

1. Một năm sau sự cố Đồng Tâm báo hiệu nguy cơ bất bình tột độ của nhân dân trước những “tập đoàn lợi ích bất chính” cấu kết với thành phần tham nhũng trong chính quyền, đến nay, 59 ha đất nông nghiệp vẫn chưa thực sự trở lại thuộc quyền sử dụng của nhân dân Đồng Tâm. Vẫn có những thế lực ngoan cố quyết trấn áp dân để giành bằng được 59 ha đất này, sẵn sàng bất chấp luật pháp, bôi nhọ hình ảnh một “chính phủ kiến tạo” mà ông là người đứng đầu, c
ũng ngang nhiên đối đầu với công cuộc “đốt lò chống tham nhũng” đang đến hồi quyết liệt.
2. Cho đến nay, sau một năm, lực lượng nhân danh công an bắt trái phép cụ Lê Đình Kình, hành hung cụ dẫn đến thương tật suốt đời (gãy xương đùi và xương hông, khiến cụ bây giờ phải đi lại bằng xe lăn) vẫn chưa bị truy cứu trách nhiệm. Đó là điều không thể chấp nhận được dưới một nhà nước pháp quyền.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

Ai phải chịu trách nhiệm vụ hỏa hoạn chung cư Carina Plaza?


Lê Quốc Trinh, Kỹ sư cơ khí về hưu Canada

A)- Mục đích

Bài viết này dựa trên những diễn biến về hỏa hoạn tại chung cư cao cấp Carina Plaza (ngày 23-03-2018) để làm một phân tích khoa học kỹ thuật (KHKT), từ đó truy tìm ra nguyên nhân gốc và vạch rõ người chịu trách nhiệm chính của sự kiện kinh hoàng gây chấn động cả nước.

B)- Diễn biến vụ hỏa hoạn Carina Plaza

Tổng hợp các thông tin từ báo chí (qua mạng Internet) qua kiểm chứng của Công an TP HCM (Quận 8) thì đám cháy bùng lên rạng sáng ngày 23-03-2018 từ tầng hầm chứa xe của chung cư. Khói đen và lửa bùng lên dữ dội len lỏi vào các hành lang qua các cánh cửa ăn thông với hầm bốc lên các tầng lầu của hai khu A & B, gây náo loạn cho hàng ngàn cư dân đang yên ngủ. Vì hệ thống báo động không hú còi và đèn điện tắt ngúm, làm tăng cơn hoảng sợ khiến cho mọi người thi nhau tìm đường thoát chạy trong đêm tối. Hệ thống Phòng Cháy Chữa Cháy (PCCC) gồm dàn phun nước trên trần (Gicleurs, Springlers) không hoạt động, vòi nước chữa lửa ở mỗi tầng cũng bị thất lạc. Mọi thứ vô hy vọng, chỉ còn mong chờ xe cứu hỏa của thành phố gửi đến dập tắt đám cháy.

Hậu quả thiệt hại về nhân mạng: 13 người bị chết, 99 người nhập viện, hơn 50 người trọng thương (bị bỏng, té ngã, phổi bị ám khí độc). Thiệt hại về vật chất: 340 chiếc xe máy cùng 17 xe hơi bị bà Hỏa thăm viếng trong tầng hầm. Tài sản, nội thất của hàng trăm cư dân bị cháy, bị ám khói hoặc bị ngập nước hư hỏng nặng nề. Đây là một vụ hỏa hoạn kinh hoàng nhất từ 10 năm nay theo đánh giá của báo chí trong nước.

Nguyên nhân sơ khởi: theo báo cáo chính thức của ngành Công an TP HCM thì một ngọn lửa nhỏ bắt nguồn từ chân chống một chiếc xe tay ga Attila Victoria dựng trong hầm vì chập điện, lan sang tới đầu xe đằng trước (dưới dàn ống thông khí trên trần) và bùng thành đám lửa lớn. Sau đó thì hàng trăm chiếc xe khác và xe hơi trong hầm bắt lửa và bùng cháy biến thành một cơn bão lửa dữ dội khiến cho đội bảo vệ chung cư không can thiệp nổi đành bó tay, chỉ cố gắng hết sức giúp đỡ cứu trợ những nạn nhân.

Xem bản tin trong VNExpress.vn ngày 29-03-2018 (mô phỏng đám cháy dựa trên cuộn băng Video Clip thu lại từ Camera trong hầm)

C)- Tìm hiểu và phân tích KHKT về nguyên nhân xe máy cháy nổ tự động

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

Phần II: “TỪ CỘT ĐỒNG MÃ VIỆN NĂM XƯA ĐẾN CỘT ĐỒNG Ý THỨC HỆ HÔM NAY”


Nguyễn Thượng Long

Có thể nói, bất khuất trước những bạo tàn là một trong những phẩm chất vốn có của dân tộc Việt Nam. Tương truyền từ ngàn xưa, trong đêm dài 1000 năm Bắc thuộc, người nước Nam ngoài việc phải lên rừng tìm ngà voi, xuống biển tìm châu báu để cống nạp cho mẫu quốc Trung Hoa, nước Nam ta nhức nhối trên thân mình là những cột đồng với lời nguyền ác độc “ĐỒNG TRỤ CHIẾT – GIAO CHỈ DIỆT” cùng những bùa chú các loại của người phương Bắc, nhằm trấn yểm long mạch đất nước này.


Là những thầy địa lý tài ba, họ quá tin vào những pháp thuật, những lời nguyền, bùa chú… sẽ làm nước Nam lụn bại, bị Hán hóa và đời đời là Quận Huyện của Bắc Quốc. Họ không biết chúng ta về phong thủy lại liền mạch cùng tổ sơn Himalaya ngút ngàn hùng vĩ, có Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng sự dồi dào yếu tố ĐỊA LINH – NHÂN KIỆT đã góp phần hóa giải thành công lời nguyền của Mã Viện ngay từ những năm đầu của thiên niên kỷ thứ nhất. Không có thời kỳ nào nước Nam bị khô kiệt nhân tài vì những bát quái trận đồ của phù thủy lừng danh Cao Biền (821 – 887). (Tìm đọc “Trận đồ bát quái của Cao Biền trên sông Tô Lịch” - “Thắng địa Thăng Long & Địa linh đất Việt” của Trần Văn Việt và Nguyễn Văn Túc).

ĐẢNG


Trần Độ

Tôi vào bộ đội, năm mười sáu tuổi
Chia tay gia đình, bố mẹ, các em
Đôi chân cứng, rong ruổi mọi miền
Lửa chiến trang, cháy tuổi xuân năm tháng
Nhớ mãi ngày, khi tôi vào Đảng
Nắm tay thề: “Với Tổ Quốc, Non Sông”.
Bên cây súng đi đến ngày chiến thắng.
Mái tóc xanh, đã chuyển màu bạc trắng.
*
Thân già nua, cùng gối mỏi, chân chùng
Nhưng lương tâm, trí tuệ cứ bồn chồn
Lòng trăn trở, vấn vương, day dứt
Cao hơn hết, tôi ngẫm suy về Đảng
Như người cha, chỗ dựa của lòng tin.
*
Đi theo Đảng, đâu phải Mác – Lê nin?
Mà chính là Tình yêu Tổ Quốc
Đến với Đảng để làm điều nhân đức
Cùng lương tâm, cống hiến cho đời.

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

Guồng quay cướp đất và sự kiện Đồng Tâm


Nguyễn Vũ Bình, viết từ Hà Nội
24-27/4/2017

Phần 1

Thời kỳ đổi mới nền kinh tế Việt Nam đến nay đã được hơn 30 năm. Trong số tất cả các hệ lụy đau thương mà đảng cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam gây ra cho nhân dân, thì vấn đề cướp đất là một trong hai tội ác lớn nhất, cùng với ô nhiễm môi trường.
Quá trình cướp đất này bắt đầu từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, thập kỷ những năm 2000 bắt đầu giai đoạn khốc liệt, và thập kỷ hiện tại đạt tới đỉnh điểm của guồng quay cướp đất.
1- Tại sao nói là cướp đất?
Về lập luận của nhà cầm quyền, cũng như những luật, văn bản pháp lý mà nhà cầm quyền vận dụng, hợp thức hóa tiến trình cướp đất, đó là điều luật: đất đai thuộc sở hữu toàn dân, người dân không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng. Cùng với đó là các chính sách đô thị hóa, chính sách phát triển công nghiệp, khu công nghiệp.
Toàn bộ các điều luật và chính sách đi kèm việc thu hồi đất (cách gọi của nhà cầm quyền) phục vụ mục đích chung (làm đường giao thông, mở rộng đô thị, xây khu công nghiệp...) đều có đầy đủ, và về lý thuyết có thể làm vỏ bọc hoàn hảo cho dã tâm trục lợi trong việc này.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

VÀI NÉT VỀ SYRIA


FB Thuan van Bui
(Trong mớ bòng bong về bomđạn ở Syria, nông dân tôi xin viết chút về vùng này. Kiến thức dựa chủ yếu vào Google và sự góp nhặt tin tức trên báo chí đủ lề trong vòng hơn 2 năm qua. Cuộc chiến ở Syria đã gây ra cái chết cho hơn nửa triệu người và làm cho gần 5 triệu dân Syria phải đi tị nạn. Nhưng cuộc chiến nước bọt của Bộ Ngoại giao Việt Nam và báo chí lề đảng còn tàn bạo hơn, nó phun nước bọt và sự dối trá vào hơn 90 triệu dân Việt).
Syria là một quốc gia vùng Trung Đông với diện tích 185.180 km², dân số 17.064.854 người (số liệu năm 2014). Thủ đô là Damascus. Đất nước này được tuyên bố thành lập ngày 24 tháng 10 năm 1945, như một "thuộc địa ủy trị" của Pháp, chính thức giành độc lập vào tháng 4 năm 1946. Quốc gia này có tôn giáo chủ đạo là Hồi giáo dòng Suni và một số dòng thiểu số khác. (Xin nói thêm, Hồi giáo dòng Sunni là chúa ghét Mỹ và phương Tây, khác dòng Shiite hay Shia đỡ ghét Mỹ và các nước Tây phương).
Thể chế hiện nay của Cộng hoà Ả Rập Syria là một quốc gia Cộng hòa Bán tổng thống chế, do gia đình nhà Hafez al-Assad (bố ruột của Bashar al-Assad cầm quyền hiện nay). Hafez al-Assad cầm quyền từ năm 1970 đến khi chết năm 2000. Sau đó, đến lượt ông mãnh Bashar al-Assad hiện nay. Trong tất cả các cuộc bầu cử, cả cha con nhà Assad đều tranh cử một cách sòng phẳng với đối thủ là ...chính họ, khi không có bất cứ ai được phép tranh cử tổng thống. Trong giai đoạn 2001- 2007, Bashar al- Assad đã tiến hành hàng loạt các cuộc đàn áp, bỏ tù các phe đối lập, tiến hành củng cố quyền lực của dòng họ và bản thân.
1. Lịch sử

LỜI DÂN MUỐN NÓI



Đất nước mình rồi sẽ về đâu?
Khi còn đó những ông quan hám gái
Những hot girl được phần ưu ái
Cứ đi lên không cần biết “quy trình”.

Đất nước mình sao lắm chuyện linh tinh
Khi tồn tại những Cục này, Cục nọ
Chức thì to mà cái đầu thì nhỏ
Nên “hồn nhiên” cấp phép cả Quốc ca.

Đất nước mình sẽ tiến được bao xa?
Khi đến lớp mà không nghe cô giảng
Phải uống nước từ chiếc khăn lau bảng
Thì tâm hồn còn trong trắng nữa hay không?

Một căn nhà "cõng" hàng chục loại thuế, phí


Dân trí Theo tính toán của TS Bùi Quang Tín, một người dân có mức thu nhập khoảng 15 triệu đồng mỗi tháng thì phải 20 năm mới có thể mua được căn nhà 700 triệu đồng và phải đóng rất nhiều loại thuế, phí khác nhau như: lệ phí trước bạ, lệ phí thẩm định, tiền sử dụng đất, thuế phi nông nghiệp…
Chuyên gia kinh tế, luật sư, tiến sĩ Bùi Quang Tín cho biết, ông khá bất ngờ với đề xuất ban hành Luật thuế tài sản của Bộ Tài chính, trong đó có mức thuế suất áp dụng cho nhà ở trên 700 triệu đồng là 0,3% – 0,4%.
Theo tính toán của TS Bùi Quang Tín, một người dân có mức thu nhập khoảng 15 triệu đồng/tháng thì phải 20 năm mới có thể mua được căn nhà 700 triệu đồng. Nếu mua được căn nhà thì người dân phải đóng rất nhiều loại thuế, phí khác nhau như: lệ phí trước bạ, lệ phí thẩm định, tiền sử dụng đất, thuế phi nông nghiệp…
Thế nhưng, chưa dừng lại ở hàng chục loại thuế, phí nói trên mà “không chừng” người dân còn phải lãnh những loại thuế mới, cụ thể là Bộ Tài chính vừa đề xuất ban hành sắc thuế tài sản, trong đó mức thuế suất áp dụng cho nhà ở là 0,3%-0,4% khiến dư luận "dậy sóng".
“Chồng chất” phí, thuế nhà ở

NGƯỜI DÂN ĐỒNG TÂM gửi TÂM THƯ tới HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 7.


   -Nguyễn Đăng Quang-

Chiều qua (18/4/2018), cụ Lê Đình Kình gọi điện cho tôi kể về buổi mitinh kỷ niệm 1 năm ngày xảy biến cố Đồng Tâm. Buổi lễ diễn ra đã 3 ngày, cụ nói vẫn còn khá mệt song tỏ ra vô cùng phấn khởi. Cụ cho biết, buổi lễ kỷ niệm đã vượt qua mọi cản trở bởi chính quyền không muốn buổi lễ kỷ niệm này diễn ra, nhưng nó vẫn diễn ra và thành công mỹ mãn! Đồng thời cụ cho tôi biết, nhân dịp này, người dân xã Đồng Tâm đã gửi một TÂM THƯ đến Hội nghị Trung ương 7 sắp nhóm họp vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 tới. Ngay sau đó cụ đã chuyển cho tôi toàn văn bức “TÂM THƯ của NGƯỜI DÂN ĐỒNG TÂM gửi HỘI NGHỊ LẦN THỨ 7 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐCSVN ( Khóa  XII)”. Cụ nhờ tôi công bố “Tâm thư” này lên mạng, nhưng do bởi FaceBook của tôi bị kẻ xấu đánh xập từ chiều hôm 14/4/2018 đến giờ vẫn chưa khôi phục được, nên tôi gửi và nhờ các trang mạng xã hội chuyển tải bức “Tâm thư” này đến các bạn đọc xa gần, dư luận rộng rãi trong và ngoài nước biết để cùng nhau chia xẻ!               
Bức “Tâm thư” gửi HNTƯ7 đề ngày 15/4/2018, vào đúng ngày kỷ niệm 1 năm xảy ra biến cố Đồng Tâm. Thư dài 5 trang khổ A4, nhưng chỉ lấy chữ ký của 9 công dân xã Đồng Tâm, song đều là chữ ký của các công dân tiêu biểu! Cụ Kình nói: “Nếu lấy rộng rãi chữ ký thì có đến cả ngàn người muốn ký. Nhưng vì khuôn khổ trang giấy có hạn nên chỉ đủ chỗ ký cho 9 người thôi”! Trong những người ký tên, tôi thấy có 3 người khá tiêu biểu: Ngoài cụ Lê Đình Kình, một đảng viên được nhân dân Đồng Tâm coi là thủ lĩnh của cuộc đấu tranh chống giặc nội xâm, có 2 người khác khá đặc biệt, tiêu biểu cho 2 thế hệ: Trước hết là cụ Lê Thanh Doãn. Cụ Doãn năm nay đã 90 tuổi, và đặc biệt hơn, cụ là đảng viên lão thành, và vừa nhận Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng! Người kia là bà Nguyễn Thị Lan, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐND xã Đồng Tâm. Trong số 9 người ký tên, bà Lan là người trẻ nhất, trẻ cả về tuổi đời cũng như về tuổi đảng! Tuổi đời mới có 52, còn tuổi đảng thì khá khiêm tốn, mới chỉ 20 tuổi. Quả là đau lòng khi người đảng viên trẻ này bị Đảng khai trừ và cách chức Bí thư Đảng ủy, bãi nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND xã! Về việc này, người dân Đồng Tâm khẳng định: “Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Nguyễn Thị Lan là một đảng viên trong sạch, không nằm trong bất cứ đường dây tham nhũng nào, được nhân dân toàn xã rất quý trọng và tin tưởng!
Người dân Đồng Tâm nhận định, việc Thành ủy Hà Nội và Huyện ủy Mỹ Đức kỷ luật bà Lan là sự trù dập thô bạo của một số lãnh đạo Thành phố Hà Nội nhằm thẳng cánh loại bỏ mọi đảng viên không ăn cánh với họ và mạnh mẽ đấu tranh chống bọn đầu xỏ tham nhũng! Họ lấy lý do bà Lan “bỏ nhiệm sở” trong những ngày xảy ra biến cố Đồng Tâm để kỷ luật bà. Lý do này thật nực cười! Trong 8 ngày xảy ra biến cố, bà Nguyễn Thị Lan đóng vai trò rất quan trọng. Nhờ có bà nên 38 con tin bị bắt giữ hôm 15/4/2017 được đối xử nhân văn và không một ai bị tra tấn, đánh đập, “trong khi toàn bộ lãnh đạo chủ chốt khác của Đảng ủy và UBND xã bỏ nhiệm sở trốn mất tăm”! Chính bà Lan là một trong những người chủ trì buổi đối thoại trực tiếp giữa Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung với người dân Đồng Tâm hôm 22/4/2017, và cũng là người đọc to trước loa “Bản cam kết 3 điểm” của Chủ tịch Chung trước sự reo mừng của hàng ngàn người dân Đồng Tâm! Nhiều người khẳng định, nguyên nhân thực sự của việc kỷ luật này là do bà Lan đã “kiên quyết từ chối, không chịu ký xác nhận “đất cánh đồng Sênh là đất quốc phòng” theo sự chỉ đạo của Huyện ủy Mỹ Đức; và một nguyên nhân khác là do bà “không chịu nằm trong bất cứ đường dây của bọn tham nhũng nào”!

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

Gia đình tướng Phan Văn Vĩnh đòi tiền trợ lý Tổng Bí thư 10 triệu USD chạy chức, chạy tội


Phản động quá rồi. Ai lại tung hê những chuyện như thế này lên mạng!
Tôi thì không quan tâm lắm đến chuyện 10 triệu đô hay mấy triệu đô. Loại như tôi mấy chục ngàn đô không có mà nói phét lác thế thì các cụ cũng thứ lỗi cho. Ngày xưa chỉ cần 300 lạng..., thời buổi này không đút lót mấy triệu đô để lo việc lớn thì không thể thành công, dù nửa vời cũng thế. Có thị trường mua bán chức tước thật, nhưng cái bà Loan ngớ ngẩn nào đấy ại đi đòi lại tiền khi “hợp đồng” mới thực hiện được một nửa thì chưa từng thấy. Mà giọng điệu nói như đinh đóng cột này, dám có chứng cứ mới không sợ bị bắt về tội vu khống đây.
Hồ Đại nhân” xuất thân từ nghề văn thư hành chính chạy giấy tờ ở VPTW, nhưng lại gắn bó như chân với tay của ông Trọng từ ngày ông về tọa lạc ở VPTW, ai cũng biết. Ông Trọng đã từng đưa Hồ Mậu Ngoạt vào Trung ương. “Đảng ta” nhìn nhận thấy quá chướng nhưng trót rồi đành vậy. Đến Đại hội XII, khi ngài tiến cử “Hồ đại nhân” vào BCT thì các đại biểu không chịu nổi bèn quẹt ngay tên Hồ Mậu Ngoạt khỏi danh sách Trung ương để khỏi bàn chuyện BCT, BBT gì cho thêm phần tai họa. Không phải chỉ Phan Văn Vĩnh mà nhiều người phải nhờ ân sủng của bề trên mới ngoi lên nhanh được. Tất nhiên đừng quá đà như chuyện của Hồ Mậu Ngoạt. Chuyện này bây giờ bình thường thôi.
Vấn đề rất quan trọng các cụ thử để ý xem: Lâu nay, người ta đồn thổi rầm rộ trên mạng và trong dư luận xã hội qua mồm mấy ông bà dư luận viên rằng xử lý người này người kia là xử lý tay chân của Ba Dũng và Trần Đại Quang, kể cả Vũ Nhôm rồi đến bọn Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh... Nhưng, như thế này thì có nghĩa rằng Vĩnh là người của ông Tổng Bí thư? Hoan hô tinh thần chống tham nhũng quyết liệt, rất công bằng, không trừ một ai nếu phạm tội và... rất nhân văn!
Hoặc giả như cuộc chiến chống tham nhũng bây giờ mới thật sự bắt đầu? Không chỉ TBT - người được Đài TNVN suy tôn là “người đốt lò vĩ đại” - mới có quyền bỏ củi vào lò, mà hình như bắt đầu có thêm một số người cũng có quyền kiếm củi để bỏ vô lò rồi hay sao? Chắc phải chờ đến hồi sau mới rõ.
NTNg

Hiện nay trên mạng đang lan truyền chóng mặt bức thư được cho là của gia đình tướng Phan Văn Vĩnh gửi Hồ Mẫu Ngoạt trợ lý Tổng Bí thư và Lê trung Hưng (Hưng tano) để đòi tiền chạy chức (làm trợ lý Bộ trưởng Công an), chạy tội (liên quan đường dây đánh bạc trên mạng của công Ty CNC) tổng cộng 10 triệu USD (khoảng 270 tỷ VND). Dưới đây là nguyên văn bức thư chứa đựng nhiều thông tin nội bộ thật khủng khiếp và khả tín.
Kính gửi anh Hồ Mẫu Ngoạt và anh Lê Trung Hưng.

Anh Phan Văn Vĩnh đã bị tạm giam hai ngày rồi! Hai ngày trong phòng giam lạnh lẽo miền trung du Bắc Bộ. Rồi đây, anh ấy sẽ bị đưa ra tòa xét xử, với tuổi 64 và mang trong mình nhiều trọng bệnh, không biết anh Vĩnh có còn ngày trở về gặp vợ, con và gia đình nữa không! Tôi trách anh Vĩnh một, nhưng trách hai anh Hồ Mẫu Ngoạt, Lê Trung Hưng (mọi người thường gọi anh là Hưng ta no) cả trăm lần.

Anh Vĩnh cả đời sống chết với nghề, có rất nhiều chiến công, được phong anh hùng, chỉ vì tin tưởng anh Hồ Mẫu Ngoạt, anh Lê Trung Hưng, tin vào sự ủng hộ, che chắn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, có làm sai thì cũng không sao, mà giờ đây hậu quả là anh ấy đang phải nằm trong trại tạm giam.
Hai anh Hồ Mẫu Ngoạt, Lê Trung Hưng đã tham mưu cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quyết định cho anh Vĩnh làm Tổng cục trưởng khi Đảng ủy Công an Trung ương đã thông báo cho anh Vĩnh nghỉ hưu. Khi đó anh Vĩnh rất vui, vì thấy Đảng ủy Công an Trung ương không đề xuất, không báo cáo, nhưng Tổng Bí thư vẫn quyết định cho anh ấy làm Tổng cục trưởng thêm 1 năm. Điều đó, cho thấy anh ấy đã được sự ủng hộ tuyệt đối của Tổng Bí thư, được anh Hồ Mẫu Ngoạt, anh Lê Trung Hưng yêu quý, tin tưởng.

Tất nhiên các anh cũng không phải giúp đỡ không, gia đình em cũng đã chuyển cho anh Ngoạt 7 triệu USD để cảm ơn và nhờ chuyển cảm ơn Tổng Bí thư; chuyển cho anh Lê Trung Hưng 3 triệu USD, gọi là công tư vấn cho Tổng Bí thư.
Sau khi hết một năm kéo dài, hai anh Hồ Mẫu Ngoạt, Lê Trung Hưng đã hứa là sẽ bố trí cho anh Vĩnh làm trợ lý cho anh Tô Lâm, Bộ trưởng. Khi thấy có văn bản anh Tô Lâm đồng ý, đề xuất Ban Bí thư cho anh Vĩnh làm trợ lý, anh Vĩnh đã rất mừng, chúng em đã chuyển cho anh Ngoạt 2 triệu USD, anh Hưng 1 triệu USD. Nhưng cuối cùng việc không thành, anh Ngoạt, anh Hưng nói Tổng Bí thư đã đồng ý, rất muốn anh Vĩnh làm trợ lý Bộ trưởng, làm tai mắt của Tổng Bí thư ở Bộ, nhưng do nhiều lực cản nên không quyết định được, mong anh Vĩnh thông cảm. Dù việc không được, nhưng các anh cũng không trả lại tiền!
Sau khi xảy sự việc ở công ty CNC, anh Vĩnh đã gặp anh Ngoạt, anh Hưng và được các anh hứa là sẽ thu xếp ổn thỏa. Gia đình chúng em đã phải thu xếp cho anh Ngoạt 5 triệu, anh Hưng 2 triệu để các anh thu xếp chuyện anh Vĩnh. Anh Ngoạt, anh Hưng đều nói đã báo cáo Tổng Bí thư và nói Tổng Bí thư đồng ý không xử lý anh Vĩnh. Anh Vĩnh và gia đình chúng em đã rất tin tưởng và Tổng Bí thư và hai anh, sẽ không bị làm sao. Anh Vĩnh nói Tổng Bí thư là người ân tình, sẽ nhớ công của anh ấy đã giúp Tổng Bí thư trong suốt thời kỳ anh ấy làm Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.

Giờ đây, anh Vĩnh đã bị bắt; Tổng Bí thư không còn nhớ gì anh ấy; hai anh Hồ Mẫu Ngoạt, Lê Trung Hưng cũng bặt âm tín. Anh Vĩnh đã như vậy, chúng em cũng chẳng có cách nào để cứu anh ấy nữa. Chỉ mong anh Hồ Mẫu Ngoạt, anh Lê Trung Hưng trả lại tiền để gia đình có điều kiện chăm sóc anh ấy khi anh ấy ở trong tù. Xin anh Ngoạt gửi lại 7 triệu USD, anh Hưng gửi lại 3 triệu USD (vụ trợ lý và vụ CNC).

Anh Vĩnh tin vào cái ô của Tổng bí thư và của hai anh nên mới làm sai. Anh ấy mất hết rồi, mong các anh thông cảm và gửi lại tiền. Các anh trả tiền thì coi như là không nợ nần gì nhau nữa.
Chào hai anh

Nguồn: http://www.tienbo.org/2018/04/gia-inh-tuong-phan-van-vinh-oi-tien-tro.html?m=1 do CTV NTNg gửi BVN. Xin đăng lên và dành quyền cân nhắc độ khả tín cho quý bạn đọc.


Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

CÂM NÍN VÔ CẢM HAY CHẤP NHẬN LÀM NÔ LỆ CHO TÀU CỘNG ????





Nhiều dãy phố lớn Nha Trang, Đà Nẵng rơi vào tay người Trung Quốc


Dưới đây cũng là một trong khá nhiều bài được đăng trên các báo “quốc doanh” gần đây, cũng thuộc loại đề tài trước đây liệt vào loại “nhạy cảm” hoặc cấm kị. Đáng kể là, bên dưới bài, Tòa soạn còn cho đăng kèm nhiều bình luận không kém “nhạy cảm” của độc giả. Tỷ như lời bình của một người có Nick Kim Thanh: “Địa phương không bao giờ dám tự quyết được, đây là chủ trương hẳn hòi của trên; cuộc lấn chiếm xanh không tốn viên đạn nào của Trung Quốc cấy người vào Việt Nam xem như đã thành công; bước tiếp theo, chúng sẽ nhân rộng ra khắp nơi trong đất nước. Và một ngày nào đó, có người sẽ hỏi rất vui là: bà con có chịu theo Tàu hông? Thế là cái lũ Tàu được cài cắm qua từ trước sẽ ‘đồng thuận’ đưa hai tay lên. Và vì chúng nó có trên một tỷ dân, quá đông hơn dân ta nên chiểu theo luật trưng cầu chúng thắng ta, chỉ tốn ít mật ngọt mà thôi! Hãy cảnh giác chiêu thâm độc này”.

BVN
Phạm Chi Lan
"Gần đây, tôi vào Nha Trang, Đà Nẵng. Nhiều người làm việc trong các cơ quan chính quyền thừa nhận hàng dãy phố lớn ở đây rơi vào tay người Trung Quốc, bị người Trung Quốc mua...

... Nếu quyền sử dụng đất trở thành quyền tài sản của người sử dụng, được mua bán đàng hoàng sẽ không có chuyện người ta bán đất cho người nước ngoài. Bởi họ chỉ được thuê trong một thời hạn nhất định thì họ sẵn sàng bán đi khi được trả giá cao.

Nhưng nếu được thừa nhận quyền tài sản, họ sẽ có chiến lược đầu tư dài hạn hơn hoặc người Việt Nam khác có thể mua chứ không phải người Trung Quốc mua theo kiểu chui lủi, mua ngầm. Như vậy, rất nhiều tài sản của Việt Nam, đặc biệt là đất đai rơi vào tay người nước ngoài một cách phi pháp.


Tôi cho rằng Luật Đất đai cần phải thay đổi. Năm ngoái, Thủ tướng đã đặt ra mốc tới tháng 9 cùng năm phải trình dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhưng chưa có được. Nếu không sớm thay đổi, chúng ta sẽ còn phải đối mặt với nhiều điểm nghẽn. Nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.


... Bất động sản Việt Nam rất gần với bong bóng rồi, mà lại muốn đặc khu để ưu tiên cho bất động sản nhằm mục đích gì? ... Nếu ưu tiên cho bất động sản, casino, chúng sẽ đánh bật tất cả các ngành công nghệ cao chúng ta muốn hướng tới. Khu công nghệ cao Hòa Lạc tuổi đời đã 20 năm mà chúng ta vẫn vất vả phát triển công nghệ như vậy đủ thấy thiết chế cho nó phát triển đâu có dễ dàng".
P.C.L.
Theo báo NGƯỜI LAO ĐỘNG

https://nld.com.vn/trich-dan-nong/nhieu-day-pho-lon-nha-trang-da-nang-roi-vao-tay-nguoi-trung-quoc-20180412083310943.htm



Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

TUYÊN BỐ VỀ QUYỀN SỞ HỮU ĐẤT NHÂN MỘT NĂM SỰ KIỆN ĐỒNG TÂM


Sự việc 
Sự kiện Đồng Tâm xảy ra một năm trước đây đã đánh dấu bước ngoặt mới trong phong trào phản kháng của người dân đối với chính sách đất đai của nhà nước. Nếu trước đó nhiều dân oan mất đất kéo nhau đi khiếu kiện đông người một cách ôn hòa và hợp pháp, thì ở Đồng Tâm lần đầu tiên dân chúng trong một xã đã tổ chức quy củ dùng thế hợp pháp kết hợp dân vận, binh vận, lập làng chiến đấu, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình buộc chính quyền phải nhượng bộ.

Mời quý vị quan tâm ký tên và gửi về địa chỉ: tuyenbodongtam@gmail.com

Ngày 15/4/2018 sẽ công bố trên các mạng với danh sách ký tên đợt 1.

Một năm sau sự kiện Đồng Tâm, tuy sự đối đầu giữa người dân và chính quyền tạm thời lắng dịu, nhưng ngòi nổ của sự phản kháng và bất ổn xã hội vẫn chưa được tháo gỡ. Người dân không chỉ riêng ở Đồng Tâm, mà ở khắp mọi nơi trong cả nước, đều thấy rõ các giải pháp của chính quyền từ trung ương đến địa phương hầu như chỉ nhằm đối phó sự phản kháng một cách tạm thời để răn đe hoặc xoa dịu. Gốc rễ của vấn đề vẫn chưa được giải quyết, đó chính là chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.

Vấn nạn

Đất đai luôn được xem là loại tài sản đặc biệt, nên quốc gia nào cũng xem trọng và đặt chính sách đất đai vào vị trí ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tại Việt Nam, theo mô hình xã hội chủ nghĩa từ năm 1955 ở miền Bắc và từ năm 1975 ở miền Nam, chế độ sở hữu tư nhân đối với đất đai chấm dứt, và thay vào đó quyền sở hữu loại tài sản đặc biệt này thuộc về “toàn dân”, thông qua vai trò quản lý tập trung của Nhà nước. Đây là một chính sách đất đai hoàn toàn dựa trên nền tảng của học thuyết kinh tế-chính trị Marx-Lenin.

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ




Muốn lật đổ chế độ,
Thì điều kiện đầu tiên
Là phải có lực lượng,
Có vũ khí và tiền.
Tay không có tấc sắt,
Chỉ mấy chị, mấy anh
Mà đòi lật cộng sản
Thì quên đi cho lành.
Sáu anh em dân chủ
Bị kết án nặng nề
Vì những “tội” vớ vẩn.
Nôm na, lại trò hề.
Vì họ đã lập hội?
Lập hội thì đã sao?
Một, Hiến Pháp cho phép.
Hai, chẳng hại thằng nào.
Vì họ muốn đất nước
Dân chủ và tự do?

CHÍNH QUYỀN CỦA AI?


Ngô Trường An

Tòa án nhân dân Hà Nội kết án 66 năm tù và 17 năm quản chế dành cho 6 người, với tội danh: Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân?
Vậy, chính quyền nhân dân là gì?
Trước hết, chính quyền đó phải do dân chọn, dân bầu. Chính quyền đó phải có nhiều đảng phái chính trị tham gia ứng cử, nhiều thành phần tôn giáo được tham gia ứng cử, và biểu quyết cuối cùng thuộc về nhân dân.
Nhân dân không thể nào chống lại chính quyền do mình bầu ra. Có thể, họ chống lại một vài cá nhân nào đó trong chính quyền. Có thể, họ lật đổ tổng thống hoặc thủ tướng...đưa người khác lên thay theo nguyện vọng của họ. Dù ai điều hành đất nước đi nữa, thì chính quyền đó vẫn là chính quyền của nhân dân.
Chính quyền VN hiện tại, chắc chắn không phải là chính quyền nhân dân. Đơn giản, trong điều 4 HP đã khẳng định: «đảng csVn là đảng cầm quyền duy nhất». Ủa! Đảng cầm quyền duy nhất thì làm quái gì có chính quyền nhân dân ở đây? Cầm quyền với chính quyền khác nhau à? Trong nội bộ chính quyền toàn là người của đảng cộng sản. Người dân không được tham gia. các tôn giáo không được tham gia. Các tổ chức chính trị khác thì không có, người dân không bầu... cả hệ thống chính quyền từ địa phương đến trung ương toàn là người của đảng, thì sao gọi là chính quyền nhân dân?

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018

Trung Quốc tập trận bất hợp pháp ở Hoàng Sa và thông điệp đến quan hệ Việt - Mỹ


Sau những cải thiện quan hệ với Philippines gần đây, Trung Quốc đang đặc biệt chú ý tới Việt Nam và quan hệ Việt - Mỹ.


Phạm vi cuộc tập trận Trung Quốc đang triển khai từ 5/4 đến 11/4 theo tọa độ họ công bố, bao gồm 1 phần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: Đa Chiều.
Đa Chiều ngày 4/4 đưa tin, quân đội Trung Quốc thông báo, hải quân nước này sẽ tập trận từ ngày 5/4 đến 11/4 trên vùng biển gần đảo Hải Nam - Trung Quốc và một phần phía Đông quần đảo Hoàng Sa (thuộc Đà Nẵng, Việt Nam; quần đảo này đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp).
Đây là cuộc tập trận thứ 2 liên tiếp trên Biển Đông mà Trung Quốc triển khai, sau cuộc tập trận họ tuyên bố hôm 27/3. Ngày 31/3, Trung Quốc điều động 12 chiếc oanh tạc cơ H-6K "tuần tra" bầu trời Biển Đông.
Đa Chiều cho biết, cuộc tập trận này được tổ chức gần đảo Hải Nam trong bối cảnh có nhiều đồn đoán, ông Tập Cận Bình sẽ đến thị sát các đơn vị của Hạm đội Nam Hải "để cho bên ngoài biết quyết tâm của Trung Quốc" theo đuổi yêu sách (bành trướng, độc chiếm) Biển Đông.
Tờ báo này cũng cho rằng, hoạt động tập trận trên Biển Đông mà Trung Quốc đang tiến hành mang thông điệp "cảnh cáo" các nước ven Biển Đông rằng:
Để đạt được mục tiêu, Trung Quốc có thể dùng các biện pháp cứng rắn, bao gồm dùng kinh tế để giải quyết vấn đề chính trị.

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

Việt Nam: Hãy hủy bỏ mọi cáo buộc đối với những người bảo vệ nhân quyền


Các nhà hoạt động vì môi trường bị đặt vào vòng ngắm trong khi đàn áp vẫn tiếp diễn


Lê Thu Hà, Nguyễn Bắc Truyển, và Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Văn Đài, 
Trương Minh Đức, và Phạm Văn Trội
(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc đối với các nhà vậnđộng nhân quyền Lê Thu Hà, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội và Trương Minh Đức,đồng thời phóng thích họ ngay lập tức. Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội dự kiến sẽ xử vụ án của họ vào ngày mồng 5 tháng Tư năm 2018.
Sáu nhà hoạt động bị cáo buộc tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 của bộ luật hình sự.
Tội duy nhất mà những nhà hoạt động nói trên phạm phải là đã vận động không mệt mỏi cho một nền dân chủ và bảo vệ các nạn nhân bị vi phạm nhân quyền,”ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chính quyền Việt Nam đáng lẽ cần cảm ơn họ vì những nỗ lực cải thiện tình hình đất nước, thay vì bắt giữ và đem họ ra xử.”
Tội duy nhất mà những nhà hoạt động nói trên phạm phải là đã vận động không mệt mỏi cho một nền dân chủ và bảo vệ các nạn nhân bị vi phạm nhân quyền. 
Brad Adams - Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức
Lê Thu Hà, Nguyễn Bắc TruyểnNguyễn Trung TônNguyễn Văn ĐàiPhạm Văn Trộivà Trương Minh Đức bị cáo buộc có liên quan tới Hội Anh em Dân chủ, được Nguyễn Văn Đài và các nhà hoạt động cùng chí hướng thành lập từ tháng Tư năm 2013. Với các mục tiêu được ghi rõ là “bảo vệ các quyền con người đã được Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế thừa nhận” và “vận động xây dựng một xã hội dân chủ tiến bộ, công bằng và văn minh tại Việt Nam,” Hội Anh em Dân chủ cung cấp một mạng lưới cho các nhà hoạt động cả trong và ngoài nước, những người muốn vận động cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam.