Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

QUÂN ĐỘI




Tôi thấy hơi khó hiểu:
Quân đội là con dân,
Được dân lo chu cấp
Áo mặc và cơm ăn.
Vậy thì sao quân đội
Phải tuyệt đối trung thành
Với đảng và chế độ,
Người không nuôi sống mình?
Đảng không phải Tổ Quốc,
Cũng không phải nhân dân,
Mà tổ chức đoàn thể,
Na ná Hội Nhà Văn.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

Ba Tổ chức Nhân quyền yêu cầu Tổng thống Emmanuel Macron áp lực Việt Nam giải toả đàn áp nhân quyền và tôn giáo nhân dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng công du Pháp


PARIS, 24 tháng 3 năm 2018 (VCHR) - Ba Tổ chức Nhân quyền có trụ sở tại Paris, là Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR)  Hội Nhân quyền Pháp quốc (LDH) ký chung bức Thư Ngỏ gửi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhân chuyến công du của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Pháp từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 3 năm nay. Nhân danh cho ba tổ chức, Dimitris Christopoulos, Chủ tịch FIDH, Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, và Malik Salemkour, Chủ tịch Hội Nhân quyền Pháp quốc, kêu gọi Tổng thống Pháp hãy đặt ra những câu hỏi nóng bỏng cho nhân quyền trong các cuộc tiếp xúc Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Đặc biệt, ba Tổ chức yêu cầu Tổng thống Macron áp lực Việt Nam trả tự do cho các tù nhân vì lương thức, chấm dứt mọi sách nhiễu, bạo hành công an đối với các xã hội dân sự, cũng như chấm dứt các cuộc đàn áp tôn giáo và huỷ bỏ mọi điều luật chống-nhân-quyền.


Toàn văn Thư Ngỏ viết như sau, do Cơ sở Quê Mẹ dịch từ bản Pháp văn:



Kính gửi Ngài Emmanuel Macron
Tổng thống Cộng hoà Pháp quốc
Điện Elysées
55 rue du Faubourg Saint-Honoré
75008 Paris
France
Paris, ngày 24 tháng 3 năm 2018


THƯ NGỎ
Gửi Tổng thống Cộng hoà Pháp quốc nhân chuyến công du của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng



Thưa Tổng thống,

Tổng thống vừa mời Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng viếng thăm chính thức nước Pháp, nhân dịp kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Pháp - Việt, đồng thời kỷ niệm 5 năm Đối tác chiến lược giữa hai quốc gia. Làm như thế, nước Pháp sẽ đón tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam như tiếp đón một Quốc trưởng hay Thủ tướng Chính phủ.

Hẳn nhiên, Đảng Cộng sản Việt Nam không là một đảng bình thường, mà là đảng duy nhất cầm quyền nước Việt, một đảng mà tháng 11 vừa qua, ra lệnh cấm các đảng viên không dược nêu lên vấn đề dân chủ, phân chia quyền lực hay đa nguyên chính trị, ai không tuân hành sẽ bị khai trừ khỏi Đảng.


Tổng thống đặt trọng tâm nhiệm kỳ của Tổng thống trên sự tham gia tích cực của xã hội dân sự vào đời sống chính trị nước Pháp. Trái lại, khách mời của Tổng thống đại biểu cho chế độ bóp chết xã hội dân sự Việt Nam, giết từ trứng bằng mọi cách các ngưỡng vọng của người công dân quan tâm đến đời sống công cộng, ngoại trừ vỗ tay hoan nghênh các quyết định mờ ám của giới lãnh đạo. Cũng chính ông Tổng Bí thư này dõng dạc tuyên bố “Cộng sản hơn xa thể chế Dân chủ”. Nhìn vào cuộc đàn áp đang tiếp diễn tại Việt Nam - một cách khủng khiếp kể từ thời Đổi Mới năm 1986, chẳng gì khó hiểu mục tiêu của lời tuyên bố trên đây nhằm đề cao bộ máy công an trị là di sản của chế độ độc tài toàn trị.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

Thiếu tướng Lê Mã Lương: Phải đòi bằng được Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm


8




Thiếu tướng Lê Mã Lương khẳng định, việc Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành vi xâm phạm thô bạo vào chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam nên dù bất cứ giá nào, Việt Nam vẫn kiên trì thực hiện cuộc đấu tranh để giành lại.
44 năm trước, ngày 19/1/1974, Trung Quốc nổ súng tấn công và chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
VTC News đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam để cùng nhìn nhận, đánh giá lại sự kiện này cũng như những bài học lịch sử mà Việt Nam rút ra.
“Âm mưu thâm độc từ lâu”

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP


PHẠM ĐÌNH TRỌNG

Ngày thứ ba, 13.3.2018, ban Tuyên giáo của Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị do ông Phó Trưởng ban thường trực Võ Văn Phuông kí yêu cầu tổ chức đảng của bộ Giáo dục Đào tạo: Rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia tổ chức “Văn Đoàn Độc Lập” ra khỏi chương trình sách giáo khoa môn học ngữ văn mới.
Ngày chủ nhật 25.3.2018, Văn Đoàn Độc Lập tổ chức cuộc họp mặt đầu xuân. Nhiều nhà văn đã bảo nhau dành rượu sang, bánh quí, dành của ngon vật lạ từ Tết Mậu Tuất như dành tấm lòng thơm thảo mang đến với nhau trong ngày vui gặp mặt đầu xuân. Nhưng y như rằng mỗi lần Văn Đoàn Độc Lập hẹn gặp nhau thì đám an ninh nhà nước cộng sản lại kéo cả đám, cả bầy đến chặn cửa trước nhà các nhà văn thành viên Văn Đoàn Độc Lập.
Điểm mặt lũ công cụ rải trước nhà, tôi ngao ngán phôn cho ông bạn Lời Ai Điếu. Những lần Văn Đoàn Độc Lập họp mặt trước đây, ông viết lên lời ai điếu thảm thiết của xã hội Việt Nam dưới chế độ cộng sản vẫn vượt qua được sự ngăn chặn của đám sai nha đến cụng li rượu với bầu bạn Văn Đoàn Độc Lập. Lần này ông cũng đành chịu chung cảnh bị cầm tù tại nhà như tôi.
Chặn cửa, trắng trợn vi phạm pháp luật, ngang nhiên tước đoạt quyền cơ bản của con người, quyền tự do đi lại, hèn hạ mang cả đám công cụ nhà nước nhiều như giăc cỏ và hung hăng như bầy kiến lửa bị phá ổ, quyết phá đám một sinh hoạt hợp pháp, bình thường của một tổ chức xã hội dân sự hiền lành, bé nhỏ.

Một lần nữa, Hà Nội lại nhục nhã cúi đầu


Phương Thảo (VNTB)

Theo nguồn tin của BBC
, Việt Nam đã hủy bỏ một dự án dầu lớn tại Biển Đông lần thứ hai trong vòng một năm, do áp lực của Trung Quốc.

PetroVietnam - tập đoàn dầu khí thuộc sở hữu nhà nước yêu cầu Repsol - công ty năng lượng của Tây Ban Nha phải hoãn dự án ngoài khơi bờ biển phía đông nam. Điều đó có nghĩa là Repsol và đối tác có thể mất đến 200 triệu đô la đã được đầu tư lần này.
Tin tức này hết sức bất ngờ khi các công việc chuẩn bị cuối cùng cho việc khai thác thương mại đang được tiến hành.



Bản đồ cho thấy các khu vực có hoạt động thăm dò và sản xuất dầu của Repsol. Ảnh: repsol


Bill Hayton nhận định rằng “với Trung Quốc có thể coi đây là một thắng lợi đáng kể. Quyết định yêu cầu Repsol hoãn khoan dầu lần thứ hai của Việt Nam dường như chứng minh rằng việc Hoa Kỳ phô diễn sức mạnh vừa rồi đã không có tác dụng làm thay đổi các tính toán chiến lược của Việt Nam”.

Việt Nam đã và đang tìm thăm dò và khai thác mỏ khí Cá Rồng Đỏ từ năm 2009. Tháng 4 năm 2017, Chính phủ Việt nam đã chấp thuận dự án phát triển mỏ khí Cá Rồng Đỏ cách bờ biển Vũng tàu 440km. Được biết mỏ dầu sâu nhất này có với trữ lượng 45 triệu thùng dầu có thể cho phép khai thác 25.000 - 30.000 thùng dầu và 60 triệu m3 khí mỗi ngày.
Theo dự tính, hôm thứ Năm giàn khoan Ensco 8504 sẽ khởi hành từ Singapore đến khu vực Block 07/03 để tiến hành khai thác thương mại. Đây là một phần của dự án Cá Rồng Đỏ mà Hà Nội kỳ vọng sẽ mang lại 15% lợi ròng cho PVS nhằm bù đắp cho việc PVS đã và đang chịu sụt giảm doanh thu 3 năm liền do giá dầu sụt giảm. Nếu thông suốt thì dự án sẽ mang lại lợi nhuận ổn định từ quý một năm 2020 và có lợi nhuận sau thuế là 180 tỷ đồng.
Thông tin từ CTCK KIS Việt Nam
 cho biết giá trị hợp đồng của PVS với công ty Yinson Malaysia có giá trị ước tính khoảng 1,2 tỷ USD. Liên doanh PVS (51%) và Yinson (49%) cũng đã ký kết được hợp đồng cung ứng FPSO trị giá 800 triệu USD cho mỏ Cá Rồng Đỏ.
Tháng 7 năm 2017 Hà Nội đã lật đật cho Repsol rút lui ở khu vực Block 136/03 sau khi bị Trung Quốc đe doạ tấn công vào khu vực đảo Vành Khăn ở Biển Đông. Việc rút lui lần đầu tiên được cho là tránh đối đầu với Trung Quốc theo lệnh của Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đinh Xuân Lịch. Cuộc rút lui ấy được coi là sự cúi đầu nhục nhã của Hà Nội trước sức ép của Trung Quốc.

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

Hoạt động chính trị

(Trích Chương 2- Phần 1, sách CHÍNH TRỊ BÌNH DÂN của Phạm Đoan Trang)


Phạm Đoan Trang

Có rất nhiều hoạt động mà bạn – người dân – có thể tiến hành để tác động tới nhà nước và các chính sách, hay nói cách khác, có rất nhiều hình thức hoạt động chính trị. Dưới đây là một số hoạt động phổ biến nhất trên thế giới [1].

Vận động hành lang

Vận động hành lang, gọi tắt là vận động, là việc tác động lên quá trình hoạch định chính sách bằng cách gặp gỡ, tiếp xúc, cung cấp thông tin, thuyết phục. Đối tượng của công việc này (trả lời câu hỏi “vận động ai?) là các quan chức hành pháp (như thủ tướng, bộ trưởng), các nghị sĩ, dân biểu – tức người của cơ quan lập pháp. Chủ thể của công việc này (trả lời câu hỏi “ai vận động?”) là các cá nhân, các tổ chức, đảng phái, tức các nhóm lợi ích.

Có thể vận động qua các kênh nào? Câu trả lời là: ông qua tất cả các kênh tiếp xúc họ với chính quyền:
  • Các cơ quan hành chính y Quốc hội

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

CHUYỆN DÀI GIÁO DỤC.


Phạm Minh Hoàng
Trong những tháng gần đây, nhiều chuyện về ngành giáo dục (GD) đã làm dư luận xôn xao. Và theo như một số thầy cô, “cái ao làng giáo dục” vốn đã không đẹp đẽ gì, lại càng bị vẩn đục thêm lên.
Xin trích lại vài chuyện mới từ đầu năm 2018:
– 21/1: Bộ GD công bố chương trình giáo dục phổ thông mới và bị phần lớn giáo viên đánh giá là khó khăn, không thực tế, thiếu lộ trình chuẩn bị nghiêm túc.
– 31/1: Có thêm 1226 giáo sư, phó giáo sư. Dư luận đồng loạt lên án tình trạng lạm phát khiến ông thủ tướng Phúc phải yêu cầu rà soát lại.
– 28/02: Chỉ vì trả thù một cô giáo bắt con mình quỳ, một phụ huynh vốn là đảng viên, đã kéo gia đình và một số phụ huynh khác đến áp lực bắt cô giáo phải quỳ xin lỗi suốt 40 phút trong sự làm ngơ của hiệu trưởng. Chuyện xảy ra tại Long An.
– 07/03: Một học sinh nam lớp 8 đã mắng chửi và bóp cổ cô giáo chỉ vì đã khiển trách bạn gái của mình. Chuyện xảy ra tại Bến Tre.
– 09/3: Hơn 600 (có nguồn nói là 500) giáo viên hợp đồng vừa nhận thông báo bị thôi việc vì bị “tuyển thừa”. Chuyện xảy ra ở huyện Krông Pắk, Đắk Lắk.
– 16/3: Một thầy giáo bị phụ huynh xông vào trường đánh gãy sống mũi vì đã tát con mình. Chuyện xảy ra tại Nghệ An.
Chúng ta phải suy nghĩ và đánh giá như thế nào về những hiện tượng này. Tôi nghĩ chỉ có chữ Chán là đúng nhất. Chẳng ai muốn bận tâm suy nghĩ vì ngoài bản tính khoán trắng cho Nhà nước, cộng thêm việc các kêu gọi và đóng góp của mọi người đều rơi vào khoảng không. Bài viết này cũng không có tham vọng gì cao xa, nhưng chỉ góp một vài nhận xét về hiện trạng “vẩn đục” của nền GD nước nhà.

Lâm Đồng: CẢ TRĂM GIÁO VIÊN BỊ CHÍNH QUYỀN LỪA GẠT



Cả trăm giáo viên đột nhiên lâm cảnh nợ nần
Tiền Phong
20/03/2018 06:27

LỜI BÌNH BÀI THƠ "ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH?"





“Đất nước mình ngộ quá phải không anh”,
một câu hỏi lớn không lời đáp…
Đặng Văn Sinh
02/06/2016
Điều dễ nhận thấy là bài thơ ra đời vào thời điểm những bất cập xã hội đã vượt quá giới hạn chịu đựng của con người. Đó là những dòng cảm xúc bất chợt dâng trào mà điểm nhấn của nó là hàng loạt câu hỏi như những dòng cảm thán được hình thành từ tâm thức của một công dân quá yêu đất nước mình.
Bố cục bài thơ gồm năm khổ, trong đó, mỗi khổ đều mở đầu bằng một câu hỏi tu từ được thiết lập trong mối quan hệ đồng đẳng. Câu hỏi tu từ, nghĩa là, hỏi chỉ để tạo ra hiệu ứng thẩm mỹ, không cần phải trả lời, bởi câu trả lời đã nằm sẵn trong cấu trúc nội tại văn bản. Đây chính là nét đặc trưng của thi pháp thơ truyền thống, không chỉ với người Việt mà cả với cộng đồng nhân loại.

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

Điều gì sắp xảy ra với ông Trương Minh Tuấn Bộ trưởng TT & TT?


 Kami
Khả năng Bộ trưởng Bộ TT & TT Trương Minh Tuấn kiêm Phó Ban Tuyên giáo TW cùng một số quan chức sẽ nhận án tử hình là điều khó có thể cưỡng lại được. Như một nhà báo rất thạo tin nội chính đề nghị dấu danh tính có nhận định rằng, "Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, và AVG... hiện đang ra sức chạy tội. Nhưng có lẽ Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son,... và đội quân chạy tội đang dày công vô ích. Chuyện họ sẽ mặc áo Juvetus, ăn cơm tù, ra vành móng ngựa là điều gần như không thay đổi được."
Sau gần 2 năm khi các thông tin úp mở về sự mờ ám thiếu minh bạc trong thương vụ Tổng công ty Viễn thông MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), với giá cao ngất 8.889,815 tỉ đồng, chênh lệc với giá trị thực có của AVG chỉ đáng giá vài trăm tỷ gây thiệt hại cho nhà nước ít nhất là hơn 7.000 tỷ đồng.

Chấm dứt nhiều lần trì hoãn kéo dài, chiều 14/3/2018, Thanh tra Chính phủ đã buộc phải chính thức công bố Kết luận thanh tra toàn diện Dự án Tổng công ty Viễn thông MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu - AVG (bit.ly/2G4cAeJ). Qua đó đã cho dư luận thấy rõ những con sâu mọt trong Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ kế hoạch Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công an, kể cả ông Phạm Nhật Vũ (em trai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng) - ông chủ của AVG và một số nhân bật bí ẩn khác đã chính thức bắt đầu lộ diện.

Trướcc đó ít ngày, trong cuộc họp của Ban Bí thư ngày 8/3/2018 để xem xét việc công ty MobiFone mua 95% cổ phần của AGV, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã đánh giá rằng “đây là vụ việc rất nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm” và đồng thời đã có công văn số 6106-CV/VPTW ngày 8/3/2018 về việc chỉ đạo việc xử lý vụ “Mobifone mua 95% AVG”. Theo đó đã Tổng Bí thư đã chỉ đạo các cơ quan liên quan “khẩn trương xem xét, xử lý vụ việc đúng pháp luật và thu hồi tài sản Nhà nước bị thất thoát”.

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

ĐIỂM TIN CÓ BÌNH LOẠN (Ngày 16/3/2018)


Fb Thuận văn Bùi
1. Vụ Mobifone mua AVG với giá trên trời:
- Bộ 4T của Trương Minh Tuấn đang rất đau đầu. Hôm qua, ông Tuấn suỵt báo chí đăng "toàn văn phản bác" của Bộ 4T, đối với kết luận của Thanh tra CP. Nhưng rất nhanh sau đó, các báo đã phải đồng loạt gỡ bài, có lẽ do áp lực từ cấp to hơn Tuấn mực. (Bây giờ thì Tuấn mới cảm nhận thấy nỗi nhục bị rọ mõm).
- Tuổi Trẻ: "Liên tục lỗ, AVG được 'mông má' để tăng giá bán ra sao?". https://goo.gl/gEkQz1
- Dân Việt thì rất mạnh mồm: "Thương vụ Mobifone mua AVG có "dáng dấp" mafia?". https://goo.gl/m47hhq. (Rất nhanh, bài viết đã bị chỉnh sửa cả nội dung và tiêu đề thành "Từ thương vụ MobiFone-AVG: Cổ phần hóa sẽ giúp tránh thất thoát vốn NN". https://goo.gl/16soiR. Chính xác là các doanh nghiệp sân sau cũng các quan chức đất nước là một băng mafia khổng lồ. Đúng thế sao lại phải gỡ, đổi?).
- Thanh Niên: "Ai chịu trách nhiệm trong thương vụ MobiFone mua AVG?". (Nghe giọng điệu bài viết thì anh Tuấn mực không thể vô can. Tranh thủ mà chạy đi Tuấn ạ, đó là lời khuyên thật lòng). https://goo.gl/4YcMif
- Trong khi đó, trên facebook Nguyễn Quang Cương có bài: "HẾT TUYỆT MẬT...". (Bằng một thủ thuật, công an đã đóng dấu tuyệt mât cho một hồ sơ mua bán dân sự. Thần thánh chưa?). https://goo.gl/QkDThD
- Sáng nay báo Thanh Niên có bài: "Đằng sau một thương vụ". (Bài báo này như những cây đinh đóng vào chiếc quan tài của Trương Minh Tuấn. Xin trích: "Bộ TT-TT lập Tổ thẩm định giá do Thứ trưởng Trương Minh Tuấn "trực tiếp chỉ đạo..."). https://goo.gl/rc2Aas
2. Câu chuyện đánh bạc và thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa cầm đầu đường dây chống lại việc chống tội phạm:
- VOV đưa tin: "Hôm nay, Công an tiếp tục làm việc với Trung tướng Phan Văn Vĩnh". (Lo cho tướng Vĩnh quá, không biết có bị đánh, bị dọa nạt hay bị mấy tay thường phục vào phòng đấm đá, bóp cổ túi bụi như dân thường không?). https://goo.gl/BKoCHL

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

SỰ ĐÊ TIỆN TỘT CÙNG


Lại Văn Sâm

Cứ nhắm mắt mãi sao
Thực phẩm bẫn là con đường hủy diệt
Hóa chất độc hại ngập tràn
Chính sảch diệt vong của kẻ thù đang thắng thế
Người Việt mình còn nghèo nàn lạc hậu
Trúng đạn kẻ thù mà cứ tưởng ban ơn
Con đường diệt vong bắt đầu từ diệt chủng
Đồng hóa nhân dân rồi xâm lược dễ dàng
Tổ quốc tôi ơi
Đồng bào tôi ơi
Hãy cảnh giác với thức ăn nguy hiểm
Đang bán tràn lan ngập cả thị trường
Ta sẽ làm gì để bảo vệ quê hương
Bảo vê đồng bào đang trên đường hủy diệt
Tội nghiệp em tôi
Viên kẹo của lòng tham và đồ chơi đầy độc tố
Đứa trẻ lớn dần với căn bệnh ung thư
Lòng tham ơi

TOÀN CẢNH THÔNG TIN TƯỞNG NIỆM SỰ KIỆN GẠC MA NĂM 2018



 h1 


Báo Tiếng Dân tổng hợp:
Tưởng niệm sự kiện Gạc Ma
Trong khi các báo lớn nhỏ ở trong nước đăng rất nhiều bài phóng sự, tưởng niệm sự kiện 30 năm Gạc Mạ, báo Nhân Dân im lặng mãi cho tới gần 21h tối 14/3, khi mọi người chuẩn bị đi ngủ thì tờ báo này mới dám rón rén đăng bài: Tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma. Trưa hôm qua thấy có một bài về Trường Sa, nhưng không phải về sự kiện Gạc Ma: Chụp ảnh Trường Sa bằng cả trái tim người ở đất liền.
Về thông tin không được nổ súng khi Trung Quốc bắn vào các chiến sĩ công binh ở Gạc Ma mà tướng Lê Mã Lương phát biểu gần 4 năm trước: “Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh cho bộ đội ta không được nổ súng nếu như (Trung Quốc) đánh chiếm đảo Gạc Ma”, ông Lê Mạnh Hà, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, con trai cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh, có bài: Trường Sa 1988: không nổ súng trước nhưng phải nổ súng.
Bài viết của ông Lê Mạnh Hà bào chữa cho bố mình, khi nói rằng: Trong trận Gạc Ma, lính Việt Nam tuy không nổ súng trước, nhưng họ vẫn bắn trả sau khi phía Trung Quốc khai hỏa, “phía Trung Quốc thương vong 22 người, trong đó có 6 người chết. Bộ đội Việt Nam đã đánh trả và gây thương vong cho đối phương”.
Báo Tuổi Trẻ có bài: 30 năm Trường Sa – Gạc Ma: Nhìn từ hai chiều thời gian. Về số phận tàu HQ 505, con tàu được sử dụng như “pháo đài giữ đảo” ở Đá Cô Lin, bài báo cho biết: Trên đường trở về sau Hải chiến Trường Sa, tàu HQ 505 bị chìm. “Đến nay, vẫn chưa tìm được một dấu tích nào của nó”.
Bài thứ 2 trong loạt bài trên báo Một Thế Giới về những người lính trở về từ trận Gạc ma: Trở về sau giấy báo tử. Đó là trường hợp các cựu binh Mai Xuân Hải, Lê Văn Đông. Ông Hải kể về những ngày tháng bị Trung Quốc bắt làm tù binh: “Chúng tôi bị bắt lên tàu, trói gô lại, đoạn phim công bố trên mạng có hình ảnh người lính không quần, bị trói đó chính là tôi chứ không phải ai khác”
Ông Đông kể: “Chúng nhốt chúng tôi biệt lập mỗi người một phòng trong căn nhà tầng hai. Hai tháng đầu tiên cứ đến sáng, chiều là dựng dậy hỏi cung, hỏi về việc ai chỉ huy, quân số bao nhiêu, vũ khí loại gì, chúng tôi đều nói không biết”. Mời đọc lại: Kỳ 1: Người về từ Gạc Ma (MTG).

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

GẠC MA - 2



Ai đó đã phản bội,
Bắt các chiến sĩ ta
Không được phép bắn trả
Khi giặc chiếm Gạc Ma.
Và giặc đã giết họ
Bằng súng ba bảy ly.
Thằng nào ra lệnh ấy
Cần phải bị tru di.