Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

TOÀN CẢNH THÔNG TIN TƯỞNG NIỆM SỰ KIỆN GẠC MA NĂM 2018



 h1 


Báo Tiếng Dân tổng hợp:
Tưởng niệm sự kiện Gạc Ma
Trong khi các báo lớn nhỏ ở trong nước đăng rất nhiều bài phóng sự, tưởng niệm sự kiện 30 năm Gạc Mạ, báo Nhân Dân im lặng mãi cho tới gần 21h tối 14/3, khi mọi người chuẩn bị đi ngủ thì tờ báo này mới dám rón rén đăng bài: Tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma. Trưa hôm qua thấy có một bài về Trường Sa, nhưng không phải về sự kiện Gạc Ma: Chụp ảnh Trường Sa bằng cả trái tim người ở đất liền.
Về thông tin không được nổ súng khi Trung Quốc bắn vào các chiến sĩ công binh ở Gạc Ma mà tướng Lê Mã Lương phát biểu gần 4 năm trước: “Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh cho bộ đội ta không được nổ súng nếu như (Trung Quốc) đánh chiếm đảo Gạc Ma”, ông Lê Mạnh Hà, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, con trai cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh, có bài: Trường Sa 1988: không nổ súng trước nhưng phải nổ súng.
Bài viết của ông Lê Mạnh Hà bào chữa cho bố mình, khi nói rằng: Trong trận Gạc Ma, lính Việt Nam tuy không nổ súng trước, nhưng họ vẫn bắn trả sau khi phía Trung Quốc khai hỏa, “phía Trung Quốc thương vong 22 người, trong đó có 6 người chết. Bộ đội Việt Nam đã đánh trả và gây thương vong cho đối phương”.
Báo Tuổi Trẻ có bài: 30 năm Trường Sa – Gạc Ma: Nhìn từ hai chiều thời gian. Về số phận tàu HQ 505, con tàu được sử dụng như “pháo đài giữ đảo” ở Đá Cô Lin, bài báo cho biết: Trên đường trở về sau Hải chiến Trường Sa, tàu HQ 505 bị chìm. “Đến nay, vẫn chưa tìm được một dấu tích nào của nó”.
Bài thứ 2 trong loạt bài trên báo Một Thế Giới về những người lính trở về từ trận Gạc ma: Trở về sau giấy báo tử. Đó là trường hợp các cựu binh Mai Xuân Hải, Lê Văn Đông. Ông Hải kể về những ngày tháng bị Trung Quốc bắt làm tù binh: “Chúng tôi bị bắt lên tàu, trói gô lại, đoạn phim công bố trên mạng có hình ảnh người lính không quần, bị trói đó chính là tôi chứ không phải ai khác”
Ông Đông kể: “Chúng nhốt chúng tôi biệt lập mỗi người một phòng trong căn nhà tầng hai. Hai tháng đầu tiên cứ đến sáng, chiều là dựng dậy hỏi cung, hỏi về việc ai chỉ huy, quân số bao nhiêu, vũ khí loại gì, chúng tôi đều nói không biết”. Mời đọc lại: Kỳ 1: Người về từ Gạc Ma (MTG).


 h2 

Giấy báo tử của hạ sĩ Mai Xuân Hải cuối năm 1988, lúc đó người lính từ Gạc Ma này bị Trung Quốc giam giữ tại Lôi Châu. Ảnh: MTG
Sáng 14/3/2018, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đã tổ chức lễ tưởng niệm 64 chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ đảo Gạc Ma. Ông Lê Thân đã đọc lời tưởng niệm và cùng các thành viên câu lạc bộ dâng hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo, tại Bến Bạch Đằng. Tấm ảnh các thành viên CLB Lê Hiếu Đằng dâng hương tưởng niệm, của nhà báo Lê Phú Khải gửi tới:

 h3 

Blog Tễu có bài: Nhân sĩ, trí thức Sài Gòn tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma. Bài viết đăng tải tin tức, hình ảnh buổi tưởng niệm sự kiện Gạc Ma của nhân sĩ, trí thức ở Sài Gòn, mà blogger Trần Bang và GS Nguyễn Đăng Hưng đăng trên Facebook.
Ở Hà Nội, đã xảy ra những vụ bắt giữ người dân tham gia tưởng niệm sự kiện Gạc Ma. Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, vợ nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đã bị an ninh bắt và sách nhiễu. Sau đó bà Hạnh bị tụt huyết áp và phải vào viện. Nhà hoạt động Trương Dũng cũng bị hành hung lúc ông Chênh đến gặp phía an ninh hỏi tình hình bà Hạnh.
RFA đưa tin: Nhà hoạt động nữ Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt. Tối 14/2, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, chồng bà Hạnh, nói với RFA: “Hiện giờ tôi đang ngồi tại Cơ quan An ninh Điều tra để hỏi về lý do vì sao Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt, nhưng người ta vẫn chưa trả lời, bỏ tôi ngồi chờ ở đây rồi có cán bộ giải thích. Tôi chờ được 15 phút rồi”.
Sau đó, ông Chênh cập nhật tình hình bà Hạnh“Nguyễn Thúy Hạnh đã được đưa đi cấp cứu do bị tụt huyết áp và rối loạn tiền đình. Đây là bệnh có tiền sử, đã bị hai lần trước đây nay do nhịn ăn từ sáng đến chiều nên tái phát”
Ông Chênh kể về thái độ làm việc của an ninh đối với các nhà hoạt động tham gia tưởng niệm tử sĩ Gạc Ma: “Trước đó, khi xuống cơ quan điều tra an ninh để hỏi thăm về Hạnh thì tôi bị bắt giữ, giam vào phòng hỏi cung, tịch thu hết điện thoại và bị đối xử rất thô bạo”.
Facebooker Ngô Duy Quyền viết: Tin khẩn“Anh Dũng Trương bị tấn công trong đồn côn an số 3 Nguyễn Gia Thiều, ngay phòng bên cạnh nơi chị Nguyễn Thúy Hạnh bị thẩm vấn. Khi anh Huỳnh Ngọc Chênh vào trong đồn rồi, anh Dũng ngồi ở bên ngoài phía bên kia đường thì bị đám mặc thường phục lôi vào trong đồn”.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh viết“Quân khốn nạn đã hành hung anh ấy ngay bên cạnh phòng tôi. Anh ấy đến cơ quan an ninh điều tra và ngồi phía bên kia đường chờ tôi và Hạnh thì bị chúng lôi vào hành hung dã man như thế này”.
____________
.Tưởng niệm 30 năm sự kiện Gạc Ma
Đại tá Nguyễn Huy Viện viết: Giỗ Gạc Ma nhìn lại quá trình Trung Quốc thôn tính Hoàng Sa, một phần Trường Sa. Bài viết thừa nhận, giai đoạn 1956-1974, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã cố gắng bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước âm mưu xâm lược của Trung Quốc. Đến Hải chiến Hoàng Sa 1974, “trong tình thế quá chênh lệch lực lượng, toàn bộ các đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép”.
Ngày 14/3/1988, Trung quốc “huy động một lực lượng hải quân hùng hậu, gồm nhiều tàu khu trục trang bị tên lửa và pháo 100 mm” đến tấn công các tàu hải quân và lực lượng công binh Việt Nam ở đảo Gạc Ma. “Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp các bãi đá: Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma và Su Bi từ đó đến nay”.
BBC có bài: Báo chí VN ‘mạnh mẽ’ viết về Gạc Ma 1988. Năm nay, báo chí nhà nước không những viết nhiều hơn mà còn viết “mạnh tay” hơn về sự kiện Gạc Ma. Bài viết lưu ý thêm: “Cũng có cáo buộc nói một nhà hoạt động bị công an Việt Nam tạm giữ sau khi tham gia lễ tưởng niệm 30 năm trận hải chiến Gạc Ma sáng 14/3 tại Hà Nội”.
VTC viết: Thảm sát ở Gạc Ma 1988: Cả thế giới cần biết đầy đủ, chính xác hành động xâm lược tàn bạo của Trung Quốc. Trang VietNamNet dẫn lời Đô đốc Lê Kế Lâm: “Đây không phải là trận hải chiến mà là một cuộc thảm sát và xâm lược có chủ đích của Trung Quốc”.

 h4 

BáoPháp Luật TP HCM có đồ họa: 30 năm sự kiện Gạc Ma 14-3-1988
 h5 

_______________
.Tưởng niệm sự kiện Gạc Ma
Báo chí năm nay có vẻ như được viết xả giàn về sự kiện Gạc Ma, tưởng niệm 64 chiến sĩ hải quân làm bia cho lính Trung Quốc tập bắn. Báo Dân Việt viết: Hơn 1.300 ngày bị giam ở nhà tù Trung Quốc của cựu binh Gạc Ma. Báo Nông Nghiệp Việt Nam có bài: Những ngày lao tù trên bán đảo Lôi Châu của các chiến sĩ Gạc Ma. Báo Tài Nguyên và Môi Trường viết: Nghị lực phi thường của người vợ cựu binh Gạc Ma… và nhiều bài báo khác nữa.
Hy vọng khi người dân đi thắp hương tưởng niệm các chiến sĩ hôm nay ở Sài Gòn, Hà Nội và các tỉnh, thành khác, sẽ không bị ngăn chặn, sách nhiễu hay bị hành hung như những năm qua.

 h6 

Cụ Hà Thị Liên, 92 tuổi, ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, mẹ liệt sĩ Đào Kim Cương, không kìm được xúc động, nghen ngào khi nghĩ tới con. Ảnh: ĐĐK
VOA viết: CCB: ‘Lễ cầu siêu liệt sĩ Gạc Ma không phải do nhà nước tổ chức’. Cựu binh Nguyễn Văn Chương nói với VOA: “Cầu siêu này không phải của cấp nhà nước. Cầu siêu đây của những người lính, hội cựu chiến binh, những đồng đội, cùng với nhau về đấy, làm đấy, tổ chức, không có cấp nhà nước nào cả”
Trang VietNamNet có bài: Từ bài học xương máu Gạc Ma nhìn về phía trước. Bài viết có ý nghĩa tuyên truyền trong tình hình dư luận mạng xã hội thường xuyên đặt câu hỏi về thái độ khuất phục của lãnh đạo CSVN trước Trung Quốc trong sự kiện Gạc Ma. Theo đó, bài viết khẳng định “sự hy sinh ở Gạc Ma của các chiến sỹ không hề vô ích” nhưng vẫn tôn vinh quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” giữa Việt Nam, Trung Quốc!?
RFA bàn về Gạc Ma 1988, Hoàng Sa 1974, bài học cho sự cẩn trọng khi liên minh với các cường quốc. Người Việt Nam đã 2 lần bị “đồng minh” bỏ mặc khi Trung Quốc tấn công chiếm đảo. Vào thời điểm xảy ra sự kiện Gạc Ma, Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô đóng ở Cam Ranh đã không can thiệp. Trong Hải chiến Hoàng Sa 1974, người Mỹ có một lực lượng hải quân hùng hậu ở Biển Đông, nhưng họ vẫn làm ngơ.
TS Đinh Hoàng Thắng nhận định: “Sự cam kết của các nước lớn đối với các nước nhỏ là rất bấp bênh, nó rất là bất định. Nếu như khi các nước lớn họ đã thỏa hiệp, họ móc ngoặc với nhau thì lợi ích của các nước nhỏ không bao giờ được tính đến cả”.
Về chuyện sự kiện Gạc Ma sẽ được đưa vào SGK, báo Zing có bài: Nhắc đến Gạc Ma để hướng đến khát vọng hòa bình. GS. TS Phạm Hồng Tung cho biết: Trận Gạc Ma sẽ xuất hiện 3 lần trong SGK, lần thứ nhất trong hợp phần lịch sử của môn Lịch sử và Địa lý cấp THCS, lần thứ 2 trong một chủ đề tích hợp về biển đảo Việt Nam của môn Lịch sử và Địa lý cấp THCS, lần thứ 3 trong SGK THPT. 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét