Hoàng Sa và Trường Sa 100% không phải của Trung Quốc. Vì ghi chép của giám mục người Pháp tên Joan có đoạn:
"Chúng tôi không rõ người Việt có thiết lập một cơ sở nào tại đó không, nhưng có điều chúng tôi biết chắc rằng, vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh đã chủ tâm đính thêm cái đóa hoa kỳ lạ đó vào vương miện của ngài, vì vậy mà ngài xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa và chính năm 1816, ngài long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong.
Tuy rằng quần đảo này không có gì ngoài những tảng đá và những cồn lớn, hứa hẹn nhiều điều bất tiện hơn là lợi ích, nhưng vua Gia Long đã nghĩ đến việc mở rộng lãnh thổ nên rất bằng lòng với mảnh đất buồn tẻ này. Năm 1816, nhà vua đã tới cắm cờ một cách long trọng để giữ chủ quyền các hòn đảo này, nơi hình như không có một ai tranh giành với nhà vua."
---
"Vương quốc Cochinchine mà vị vua hiện nay tuyên xưng hoàng đế gồm xứ Nam Hà theo đúng nghĩa của nó, xứ Bắc Hà, một phần vương quốc Cao Miên, một vài đảo có dân cư ở không xa bờ biển và quần đảo Paracels hợp thành từ những đảo nhỏ, bãi ngầm và mỏm đá hoang vu. Chỉ đến năm 1816, đương kim hoàng đế mới chiếm hữu hòn đảo này”. - Sĩ quan Chaigneau.
---
"Năm 1816, vua Cochinchina đã chiếm một phần đảo không có người và hiểm trở bao gồm nhiều đá, đảo nhỏ, bãi cát gọi là Paracels. Theo đó, nhà vua tuyên bố quần đảo thuộc chủ quyền nước này mà hầu như sẽ không bị tranh chấp”. - John Crawfurd.
---
"Những đảo nhỏ đầy cát và rong này vốn được hoàng đế Cochinchina tuyên bố chủ quyền từ năm 1816 và không gặp bất kỳ sự phản đối nào của các nước lân bang” - Carl Ritter.
---
"Việc vua Gia Long thân chinh ra quần đảo Hoàng Sa năm 1816 là một sự kiện lịch sử quý giá về ý thức mở mang bờ cõi và giữ nước, về tầm nhìn chiếc lược vị trí, vai trò của biển đảo thuộc lãnh thổ quốc gia của ông cha ta thuở trước là rất đáng trân trọng và tự hào.
Thử tưởng tượng, một vị hoàng đế đầy quyền quý, cao sang lại rời ngai vàng, đích thân vượt qua phong ba bão tố trùng khơi để thể hiện chủ quyền một cách chính danh và đĩnh đạc như vậy, thật đáng tôn kính lắm thay!"- Nhà báo Tạ Văn Sỹ.
---
"Nhắc đến vua Gia Long, người ta nghĩ ngay đến những chiến tích oai hùng của một chiến tướng thân trải trăm trận với tài năng quân sự đã được lịch sử công nhận. Một vị tướng thống lĩnh quân đội năm mới 17 tuổi, có thể điều binh khiển tướng bằng nghệ thuật quân sự dày dặn; có thể thu phục nhân tâm bằng khí độ bao dung, bằng tầm nhìn xa rộng; có thể tổ chức gây dựng một lực lượng hùng hậu quy mô và rất khoa học để mưu cầu khôi phục cơ đồ của tổ tiên.
Vua đã bao lần bị truy đuổi phải chạy đến những hoang đảo xa, hay lưu vong nước ngoài, cạn kiệt lương thảo, quân không một người. Tính mạng bao lần như bị lâm nguy nhưng vua đã vượt qua tất cả. Sau khi thiết đặt triều đại, vua Gia Long đã áp dụng chính sách khoan hòa, cởi mở trong trị vì, khiến cho một đất nước vừa kinh qua chiến tranh nồi da xáo thịt gần 200 năm, đã nhanh chóng trở nên trù phú thịnh vượng, thành một quốc gia hùng cường ở khu vực Đông Nam Á.
Dưới thời vua Gia Long, lãnh thổ nước Việt Nam rộng lớn hơn bao giờ hết, trải dài từ biên giới Trung Quốc đến vịnh Thái Lan, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng dưới thời vua Gia Long, quốc hiệu Việt Nam lần đầu tiên chính thức được sử dụng vào năm 1804."- Thạc sĩ Phan Thanh Hải.
---
Tròn 200 năm
rồi đấy các bạn. Dưới
đây là link của các báo.
Dưới thời vua Gia Long, Hoàng Sa - Trường Sa đã thuộc Việt Nam:
http://dantri.com.vn/.../duoi-thoi-vua-gia-long-hoang-sa...
Vua Gia Long xác lập chủ quyền Hoàng Sa qua tài liệu phương Tây:
http://thanhnien.vn/.../vua-gia-long-xac-lap-chu-quyen...
Vua Gia Long nhiều lần phái quân ra Hoàng Sa để khảo sát thủy trình:
http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=26...
200 năm trước vua Gia Long thân chinh đến Hoàng Sa:
http://www.bienphong.com.vn/200-nam-truoc-vua-gia-long.../
Hoàng Sa dưới thời cai quản của vua Gia Long:
http://vov.vn/.../hoang-sa-duoi-thoi-cai-quan-cua-vua-gia...
---
Ảnh: Đại Nam nhất thống toàn đồ, thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
(Nguyễn Thai Son )
Từ Fb Phuong Julia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét