Ngày
29/4/2014
Phái đoàn các bloggers, nhà báo độc lập
đến từ Việt Nam:
Nhà báo
độc lập Tô Oanh
Blogger
Nguyễn Tường Thụy
Phóng
viên độc lập Lê Thanh Tùng
Nghệ
sĩ Nguyễn Thị Kim Chi
Blogger
Nguyễn Đình Hà
Nhà
báo độc lập Ngô Nhật Đăng
1. Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam - Nhà báo
độc lập Tô Oanh
Tôi là giáo viên đã nghỉ hưu. Trước đây tôi từng
tích cực viết bài cho các báo của Nhà nước nhằm phê phán các hiện tượng tiêu
cực trong xã hội và góp ý kiến của mình về sách giáo khoa trong trường phổ
thông.
Dần dần báo giấy Việt Nam đã mất dần lượng bạn đọc vì
chất lượng của những tờ báo ngày càng giảm sút. Sự can thiệp của Ban tuyên giáo
các cấp, sự “định hướng” trong các cuộc Giao ban báo chí định kỳ hàng tháng cho
các tổng biên tập đã làm cho các tờ báo Nhà nước dẩn mất đi cái đặc thù riêng
của mình, không dám đề cập đến các vấn đề có tính chất gọi là “nhạy cảm.” Vì
vậy, báo chí Nhà nước dần trở thành các tờ báo “lá cải” để đăng các tin “cướp
của, giết người, hãm hiếp...” với mục đích câu khách. Không tờ báo nào dám nói
lên hiện tình của đất nước.
Với thực trạng trên cùng với việc xuất hiện
Internet, tôi đã chuyển sang viết bài đưa lên các trang web. Đồng thời tôi lập
cho mình một số Blog cá nhân. Cũng từ năm 2007, tôi đã đưa lên trang web
Diendan, Vietcatholic, Boxitvn, Nhandan... các bài đăng có bút danh là Tô Oanh
và Trần Tử Hà. Những bài viết này chủ yếu phản ảnh những thực trạng xã hội. Từ
đó, cơ quan an ninh đã đưa tôi vào danh sách theo dõi thường xuyên và vu cho
tôi nhận tiền của người nước ngoài, và bị xúi dục để viết bài nói xâu chế độ.
Cùng với việc tôi tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn với Việt Nam,
cơ quan an ninh “sách nhiều” tôi nhiều lần, có lần kéo dài 17 ngày liền.
2. Báo mạng với vai trò thúc đẩy sự phát
triển của xã hội - Blogger Nguyễn Tường Thụy
Ở Việt Nam, báo chí do Nhà nước quản lý.
Sự kiểm duyệt chặt chẽ của Nhà nước đối với báo chí đã cho ra nhiều sản phẩm
thiếu trung thực, làm thui chột tài năng của các phóng viên.
Tuy nhiên, sự ra đời và phát triển kỳ diệu của
Internet đã sinh ra một hình thức báo chí mới là báo mạng (ở đây không bao gồm
những trang điện tử tuyền truyền cho Nhà nước). Mạng lưới blogger đã đưa tới
người đọc những thông tin đa chiều, những vấn đề lý luận về tự do, dân chủ,
nhân quyền. Do sự lợi hại của Internet, nhiều blogger đã phải trả giá, kể cả đi
tù với mức án nặng nề. Nhưng những biện pháp trừng phạt, cấm đoán của nhà cầm
quyền đã không hạn chế được sự phát triển mạnh mẽ của báo mạng.
Báo mạng tồn tại dưới các hình thức website,
blog, các trang Facebook, có những ưu điểm vượt trội như thông tin kịp thời,
nhạy bén, độ tin cậy cao luôn bám sát những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống.
Khi độc giả đang nhàm chán với thông tin một
chiều của báo chí Nhà nước thì báo mạng ra đời đã đáp ứng nhu cầu của họ. Báo
mạng trở thành đối trọng và là sự thách thức đối với báo chí Nhà nước, thúc đẩy
việc phải đổi mới lối viết, cách đưa tin của báo chí Nhà nước.
Trước vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam hiện nay,
tôi cho rằng, Nhà nước cần, nới lỏng kiểm duyệt đối với báo chí. Cần cho phép
báo chí tư nhân, đài phát thanh tư nhân hoạt động và được tự do xuất bản. Tuy
nhiên về lâu dài, cần phải có một thể chế đa nguyên với tam quyền phân lập mới
có thể đảm bảo tự do thực sự cho báo chí cũng như các quyền khác của con người.
3. Những cái giá phải trả - Phóng viên độc
lập Lê Thanh Tùng
Các ký giả và blogger độc lập có tiếng nói đối
lập với tiếng nói của nhà cầm quyền, họ dùng ngòi bút của mình để vạch trần các
vấn nạn của xã hội. Một số trong số đó đã phải ngồi tù với những bản án nặng nề
như: Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Lê Văn Sơn, Trần Minh Nhật, Đặng Xuân Diệu, Tạ
Phong Tần, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Lê Quốc Quân, và nhiều tù nhân khác
tôi xin gửi đến quý ngài bản danh sách đính kèm.
Hơn nữa, khi những con người này đang chịu hình
phạt tù thì gia đình của họ củng chịu nhiều áp lực từ phía chính quyền, dẫn đến
những hậu quả thương tâm. Nổi bật là trường hợp mẹ của Tạ Phong Tần đã tự thiêu
vì thương con ở tù oan sai và sự sách nhiểu của nhà cầm quyền; hay trường hợp
Lê Văn Sơn, Sơn đã không được biết chuyện mẹ mình sinh bệnh rồi qua đời.
Những ký giả độc lập và blogger còn lại, mặc dù
chưa bị cầm tù, nhưng trong cuộc sống hàng ngày, họ cũng phải chịu những chuyện
sách nhiễu, làm nhục và đánh đập như trường hợp phóng viên Huyền Trang của VRNs
đã bị bắt giữ và đánh đập khi tác nghiệp trong một phiên xử những nhà báo tự do
hồi năm 2012.
Công an đã xâm phạm gia cư
của blogger Nguyễn Tường Thụy một cách bất hợp pháp vào ngày 25/9/2013, đánh
đập và bắt người.
Còn đối với tôi, tôi đã bị mất việc do sức ép
của cơ quan an ninh đối với công ty tôi đang làm việc, tôi không còn được đi
làm kiếm tiền nên gia đình tôi gặp nhiều khó khăn.
4. Việt Nam
Không Được Tự Do Sáng Tác - Nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi
Ở Việt Nam từng có nhiều tác giả gặp rất
nhiều hệ lụy khi viết những điều có thật thì lập tức bị người ta dán cho cái
nhãn “phản động”. Mà đã là phản động thì mất hết mọi quyền tự do, quyền lợi vật
chất và mất hết bạn bè. Sẽ không có tờ báo nào, nhà xuất bản nào dám in tác
phẩm, vì lẽ đó người sáng tác phải sống trong hoàn cảnh khốn cùng. Nhiều bạn bè
thường không dám gặp gỡ, tiếp xúc vì họ sợ liên lụy. Những văn sỹ, nhạc sỹ
trong phong trào “Nhân văn giai phẩm” tại Việt Nam như Trần Dần, Lê Đạt, Phùng
Quán, Văn Cao,… là tiêu biểu cho những người bị tước đoạt quyền tự do sáng tác.
Hiện nay sự kiểm duyệt nội dung sáng tác không
hề thay đổi mà còn nặng nề hơn. Điển hình như trường hợp nhà thơ Bùi Minh Quốc,
ông dám viết những bài thơ nói lên tâm trạng thật thì ông đã bị trừng phạt rất
nặng nề: Khai trừ ra khỏi đảng, cúp lương, quản thúc tại gia; công an ngăn cản
không cho khách hàng tới mua những con búp bê len của vợ ông làm, hòng đưa gia
đình ông vào cảnh khốn cùng.
TÔI QUYẾT ĐỊNH LÊN TIẾNG
Tất cả những nỗi đau của dân oan, sự đàn áp báo
chí, sự ngăn cấm những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng đã khiến tôi
phải lên tiếng. Tôi đã bị người ta bịa đặt, vu khống đủ điều trên mạng: “Ham đô
la, bán rẻ tổ quốc”, “phản động”, “bắt tay với các thế lục thù địch”, “tay sai
cho giặc”, họ gọi tôi là “ đồ chó cái”.
Nhưng tôi không sợ, tôi quyết đi tới cùng với
nhân dân của tôi để đấu tranh giành lấy một cuộc sống TỰ DO, BÌNH ĐẲNG, BÁC ÁI,
NO ĐỦ, VĂN MINH, KHÔNG CÒN THÙ HẬN.
5. Tình hình tự do Internet tại Việt Nam và
kiến nghị - Blogger Nguyễn Đình Hà
Với internet, chúng ta có một thế giới thông tin
thu nhỏ, tại đó mọi người có thể tự do bày tỏ, chia sẻ mọi thứ. Tuy nhiên, tại
Việt Nam, theo đánh giá của các tổ chức nhân quyền quốc tế thì những quyền cơ
bản đó của người dân lại bị nhà cầm quyền xâm hại, bởi họ muốn kiểm soát, định
hướng thông tin và bóp nghẹt mọi luồng thông tin trái ý kiến của nhà cầm quyền
hoặc bất lợi cho nhà cầm quyền.
Điển hình, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị
định số 72/2013/NĐ-CP nhằm kiểm soát dịch vụ internet và ngăn cấm người dân
chia sẻ thông tin; chính quyền Việt Nam đã bắt và kết tội nhiều người sử dụng
các trang mạng xã hội để nói lên quan điểm của mình trong nhiều năm qua bằng
các điều luật hình sự mơ hồ. Những điều đó có tác động tiêu cực trong việc phát
triển một xã hội minh bạch, làm giảm uy tín của Việt Nam trong các mối quan hệ
quốc tế, cũng như ngăn chặn việc đấu tranh chống tham nhũng và các tiêu cực
trong xã hội Việt Nam.
Do vậy, chúng tôi xin có kiến nghị như sau đối
với Quốc hội Hoa Kỳ:
Quốc hội Hoa kỳ cần có những biện pháp hữu hiệu
nhằm thúc ép chính quyền Việt Nam tôn trọng các cam kết về nhân quyền; dỡ bỏ
chế độ kiểm duyệt thông tin; chấm dứt các hành vi phi pháp đối với các nhà báo,
những người sử dụng internet (như xâm phạm gia cư bất hợp pháp, chặn đánh, bôi
nhọ, tấn công nhiều trang mạng, blog cá nhân); xóa bỏ hoặc sửa đổi các điều
luật, các quy định xâm phạm đến quyền tự do báo chí, tự do Internet tại Việt
Nam như Điều 88 và 258 Bộ luật hình sự.
Yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ thúc đẩy Việt Nam mở
cửa thị trường báo chí, dịch vụ truyền thông.
6. Hãy Cùng Nhân Dân Lên Tiếng - Nhà báo độc
lập Ngô Nhật Đăng
Chỉ vì muốn sống trong sự thật, muốn nói lên sự
thật mà nhiều đồng bào của chúng tôi, trong đó có những bạn bè của tôi bị đàn
áp, bị gây khó khăn trong việc mưu sinh, bị bắt bớ, bị tù đầy và thậm chí bị
thủ tiêu.
Chúng tôi muốn thoát ra khỏi tình trạng đó,
chúng tôi muốn được tự do nói lên sự thật. Chúng tôi cũng biết rằng chính phủ
Việt Nam đã ký tên vào các Công ước Quốc tế về Quyền con người, trong đó có
quyền Tự do ngôn luận và Tự do báo chí.
Chúng tôi tin tưởng rằng với khả năng của mình,
quý vị có thể đưa vấn đề về Tự do ngôn luận và Tự do báo chí ở Việt Nam trở
thành Nghị quyết của Quốc hội Hoa Kỳ
Chúng tôi cũng đề nghị quý vị đưa ra điều kiện
tiên quyết để thực thi các Hiệp định Thương mại với Việt Nam đặc biệt là TPP đó
là Nhân quyền và Tự do ngôn luận.
Quý vị hãy giúp đỡ chúng tôi không chỉ với lòng
thông cảm mà còn vì lương tâm và trách nhiệm cho một thế giới cần được sống
trong hòa bình và phát triển. Xin hãy đứng cùng nhân dân đất nước tôi!
Một nước Việt Nam Dân chủ là điều có lợi cho tất
cả chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét