Dân trí Theo tính toán của TS Bùi Quang Tín, một người dân có mức
thu nhập khoảng 15 triệu đồng mỗi tháng thì phải 20 năm mới có thể mua được căn
nhà 700 triệu đồng và phải đóng rất nhiều loại thuế, phí khác nhau như:
lệ phí trước bạ, lệ phí thẩm định, tiền sử dụng đất, thuế phi nông
nghiệp…
>> Vì sao Bộ Tài chính chọn 700 triệu
đồng là ngưỡng không chịu thuế nhà?
>> Đòi đánh thuế nhà dân, lại muốn tăng thuế đất gấp nhiều lần
>> "Nếu đánh thuế nhà thì thứ 1 hay thứ 2 cũng đều phải chịu"
>> Đòi đánh thuế nhà dân, lại muốn tăng thuế đất gấp nhiều lần
>> "Nếu đánh thuế nhà thì thứ 1 hay thứ 2 cũng đều phải chịu"
Chuyên gia kinh tế, luật
sư, tiến sĩ Bùi Quang Tín cho biết, ông khá bất ngờ với đề xuất ban hành
Luật thuế tài sản của Bộ Tài chính, trong đó có mức thuế suất áp dụng
cho nhà ở trên 700 triệu đồng là 0,3% – 0,4%.
Theo tính toán của TS Bùi
Quang Tín, một người dân có mức thu nhập khoảng 15 triệu đồng/tháng thì
phải 20 năm mới có thể mua được căn nhà 700 triệu đồng. Nếu mua được
căn nhà thì người dân phải đóng rất nhiều loại thuế, phí khác nhau như:
lệ phí trước bạ, lệ phí thẩm định, tiền sử dụng đất, thuế phi nông
nghiệp…
Thế nhưng, chưa dừng lại
ở hàng chục loại thuế, phí nói trên mà “không chừng” người dân còn phải
lãnh những loại thuế mới, cụ thể là Bộ Tài chính vừa đề xuất ban hành
sắc thuế tài sản, trong đó mức thuế suất áp dụng cho nhà ở là 0,3%-0,4% khiến
dư luận "dậy sóng".
“Chồng
chất” phí, thuế nhà ở
Theo chuyên gia kinh tế
Bùi Quang Tín, thực tế cho thấy để hoàn tất các thủ tục sở hữu nhà ở, người mua
nhà phố riêng lẻ hay căn hộ phải đóng khá nhiều loại thuế, phí nhưng xét về bản
chất là thuế.
Cụ thể, lệ phí trước bạ
được tính bằng diện tích đất nhân (x) với giá đất 0,5%, trong đó giá đất do
UBND các tỉnh, thành phố ấn định. Riêng thuế giá trị gia tăng 10% thì đã được
ẩn vào giá trị căn nhà.
Ngoài ra, người mua nhà còn
đóng thuế đất phi nông nghiệp (thổ trạch), phí thẩm định địa chính 0,15% trên
giá trị chuyển nhượng với mức tối thiểu 100.000 đồng và tối đa là 5 triệu đồng.
Còn người bán nhà và nếu căn nhà đó là căn thứ 2 thì đóng thuế thu nhập cá nhân
2% trên giá trị chuyển nhượng.
Mặt khác, theo Luật Đất
đai, khi người dân chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất ở phải đóng tiền sử
dụng đất khá lớn. Thực ra, về mặt bản chất, tiền sử dụng đất là một sắc thuế chưa
được đặt tên (tạm gọi là thuế sử dụng đất).
Số liệu của Hiệp hội Bất
động sản TPHCM cho thấy thuế sử dụng đất thường chiếm khoảng 10% trên giá trị
căn hộ và 30% trên giá trị nhà phố riêng lẻ. Đồng thời, sau khi xây dựng nhà ở,
người dân phải hoàn tất thủ tục hoàn công với lệ phí vài triệu đồng/căn nhà
(tạm gọi là thuế hoàn công). Đây chính là sắc thuế tài sản nhà ở chưa được đặt
tên. Như thế, nếu trong tương lai chủ nhà phải đóng thuế nhà ở, tức người đó đã
đóng thuế 2 lần.
Cũng theo ông Tín, hiện
nay, phần lớn đối tượng có nhu cầu về nhà ở là người trong độ tuổi lao động, có
việc làm ổn định, đặc biệt là công chức, viên chức có thu nhập trung bình 10-15
triệu đồng/tháng.
Khi có thu nhập, người dân
đã đóng thuế thu nhập cá nhân. Chủ doanh nghiệp cũng đã đóng thuế thu nhập,
thuế môn bài.
“Dù bản chất của thuế tài
sản nhà ở là có việc thuế chồng thuế, điều tiết thị trường bất động sản, hạn
chế tình trạng đầu cơ nhưng nếu Nhà nước không loại bỏ thuế đất phi nông
nghiệp, thuế sử dụng đất, lệ phí hoàn công nhà ở... thì việc thu thuế tài sản
nhà ở là không hợp lý. Bởi trên thực tế, các sắc thuế này đã chuyển hóa vào giá
trị của nhà ở qua quá trình hình thành, sử dụng”, ông Tín nói.
Thuế
“đè” lên vai người nghèo?
Chuyên gia kinh tế Bùi
Quang Tín đặt câu hỏi, đối tượng nào sẽ phải gồng gánh sắc thuế nhà ở?
Liệu có phải là những người lao động đang cật lực làm việc ngày đêm hay
không?
Một số liệu thống kê cho
thấy, có khoảng 50 triệu người ở lứa tuổi lao động, trong đó phần lớn có thu
nhập trung bình 10 - 15 triệu đồng/tháng. Họ luôn nuôi dưỡng ước mơ có một
căn nhà nhỏ, đặc biệt là tại những thành phố lớn như TPHCM hay Hà Nội.
Như vậy, sắc thuế nhà ở ra
đời sẽ trực tiếp “đánh” vào người lao động có thu nhập trung bình - một đối
tượng mà cơ quan quản lý dễ bề nắm bắt thông tin bởi hầu hết thu nhập của họ
luôn được chi trả qua ngân hàng. Trong khi đó, đối tượng này thường phải
"trầy vi tróc vảy" hàng chục năm mới mua được một căn nhà.
Ông Tín lấy ví dụ, một viên
chức thường phải chi tiêu cho bản thân và gia đình từ 8 - 12 triệu đồng/tháng,
tiết kiệm được khoảng 3 triệu đồng/tháng. Như vậy, người này phải tích lũy
gần 20 năm mới mua nhà căn nhà 700 triệu đồng - mức sàn được miễn thuế nhà ở.
“Chưa kể trường hợp viên
chức đó đã có được 300 triệu đồng và muốn mua căn nhà 1 tỷ đồng thì phải vay
ngân hàng 700 triệu đồng trong thời hạn 20 năm, mỗi tháng phải tích lũy 7 triệu
đồng để trả vốn và lãi cho ngân hàng. Giả sử thu nhập của người này không tăng
thì lấy tiền đâu để nộp thuế nhà ở?”, ông Tín nói.
Theo ông Tín, Bộ Tài chính
căn cứ vào vấn đề Chính phủ đã đặt ra là người dân sử dụng nhà ở không quá 24m2
(diện tích xây dựng) rồi nhân cho một hộ gia đình 4 người, nhân với giá thành
xây dựng 730.000 đồng/m2 để xác định giá trị căn hộ 700 triệu đồng được miễn
thuế nhà ở là hết sức phiến diện.
Bởi trên thực tiễn, không
phải gia đình nào cũng có 4 người ở độ tuổi lao động, đồng thời số người của
từng hộ có thể thay đổi bất cứ lúc nào.
Cũng theo vị chuyên gia
kinh tế, thuế nhà đất nên tập trung vào người có nhà ở thứ hai vì đây là đối
tượng có thu nhập cao hơn là nhắm vào đối tượng có thu nhập trung bình.
Việc Bộ Tài chính cho rằng,
đánh thuế nhà ở là để hạn chế đầu cơ là không hiệu quả vì với thuế suất
0,4%/mức giá do cơ quan quản lý tính toán dựa trên giá đất, giá xây dựng cơ bản
mà nhà nước công bố là không đáng kể.
Trong khi đó, chỉ trong 1
tháng, giới "lướt sóng", đầu cơ có thể mua bán một căn nhà, thu về
lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.
Tại một số quốc gia Âu - Mỹ
thì thuế nhà ở thường dao động 1%-3% nhưng bù lại, chính phủ các nước này không
thu thuế sử dụng đất, thuế đất phi nông nghiệp nên người dân vui vẻ nộp thuế.
Do đó, nếu Việt Nam muốn
thu thuế nhà ở thì cần phải giảm thuế sử dụng đất xuống 10% - 15%, xóa bỏ thuế
đất phi nông nghiệp và một số thuế khác liên quan đến nhà ở. Khi đó, người dân
mới nhận thấy chính sách này là phù hợp, đồng thuận nộp thuế.
Đại Việt – Công Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét