Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Thư ngỏ gửi đại biểu Quốc hội

Nguyễn Đình Cống
Trước đây nhiều lần tôi gửi thư góp ý cho Quốc hội về một số việc. Có lần ý kiến được đăng trên báo Người Đại biểu Nhân dân, được nhận tiền nhuận bút, còn phần lớn không có phản hồi. Lần này tôi gửi thư ngỏ, hy vọng có một số đại biểu (ĐB), đọc được, ngoài ra để những ai quan tâm có thể bình luận.
Quốc hội (QH) mang danh là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, nhưng thực chất cơ bản là bù nhìn. Những vấn đề lớn của Quốc gia đã được thảo luận và thông qua tại Bộ Chính trị của ĐCS, đem ra QH để bỏ phiếu. Việc như vậy chỉ là hình thức, không những lãng phí công sức, thời gian và tiền của, tạo ra tâm lý coi thường QH, mà còn làm lộ rõ tính chất nô lệ, làm mất lòng tin của nhân dân.
Trong số ĐBQH do đảng cử dân bầu có một số được cơ cấu để trở thành những cái máy bỏ phiếu, họ thường tranh thủ ngủ trong các buổi họp. Còn lại cũng có một số người lương thiện, trung thực, có dũng khí, biết xấu hổ, vượt qua được sự sợ hãi để giữ được nhân cách. Tôi muốn tâm sự với những ĐB như vậy. Các vị nên và cần cố gắng vớt vát một chút danh dự cho ĐBQH, tạo một chút niềm tin cho cử tri. Để làm được việc này, ngoài điều kiện cần là lòng dũng cảm, phải có thêm điều kiện đủ là thông tin. Thông tin phải chính xác và phong phú. Xin đừng chỉ tin vào báo và đài chính thống vì ở đó chủ yếu đưa tin một chiều, từ một nguồn. Phải thu thập thông tin từ các nguồn khác. Không nhất thiết phải giỏi ngoại ngữ (giỏi được thì càng tốt) vì thông tin bằng tiếng Việt trên các trang mạng xã hội có nhiều.
Có một số chuyện quan trọng liên quan đến hoạt động của Nhà nước và Nhân dân, được xã hội quan tâm, nhưng Hội nghị TƯ 6 của Đảng bỏ qua, như vụ Trịnh Xuân Thanh, Trịnh Vĩnh Bình, như nợ công đã vượt trần và không có khả năng trả, như việc phải sớm có luật về lập hội, về biểu tình v.v… Tôi mong ước và đề nghị có vài đại biểu chất vấn Chính phủ về các vấn đề đó.
Một vấn đề rất quan trọng mà QH cần làm rõ, phải chăng QH chủ yếu là cơ quan chấp hành của Đảng. Nếu khẳng định như vậy thì chỉ cần Đảng chọn mà không cần tổ chức bầu cử cho tốn kém. Còn nếu cho rằng QH có một số quyền độc lập nào đó thì phải thảo luận để cho rõ điều 4 của Hiến pháp đối với QH như thế nào. Cái gì mà Bộ Chính trị Đảng đã quyết định thì chỉ thông báo cho QH biết mà QH không cần mất thì giờ thảo luận và bỏ phiếu.

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

ĐỒNG TÂM: ĐÔI LỜI NHÂN VIỆC ĐẢNG CÁCH CHỨC VÀ KHAI TRỪ BÀ NGUYỄN THỊ LAN.

    -Nguyễn Đăng Quang-

            Cách đây trên một tuần, bà con Đồng Tâm thông báo một tin, chẳng biết nó là tin vui hay tin buồn, đó là Huyện ủy Mỹ Đức sẽ sớm có quyết định cách chức và khai trừ đảng đối với bà Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm, người phụ nữ đã quyết định chọn và đứng hẳn về phía người dân trong suốt những ngày trước, trong và sau biến cố Đồng Tâm, và cũng là người thay mặt cho các bên đọc to BẢN CAM KẾT 3 điểm viết tay của Chủ tịch Tp. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đối với toàn thể người dân xã Đồng Tâm trưa hôm 22/4/2017 trước sự chứng kiến và reo hò vang dậy của hơn một ngàn người dân có mặt tại Nhà Văn hóa xã Đồng Tâm. Người viết bài này có ý định viết một bài ngắn nhân quyết định này, nhưng vì chưa có văn bản chính thức, nên không dám khởi bút. Nay văn bản quyết định trên đã được công bố và thực thi, đúng vào lúc người viết bài này chẳng may bị ốm, không đủ sức khỏe viết được dài, nên chỉ xin cố gắng có đôi dòng tâm tư gửi đến người dân xã Đồng Tâm cũng như gửi đến riêng bà Nguyễn Thị Lan thay cho sự cảm thông và khâm phục, như sau: 
            Gần đây, xem ra “LÒNG DÂN” và “Ý ĐẢNG” không được như xưa, mà ngày càng xa cách và khác biệt, đôi khi trái ngược và mâu thuẫn nhau, nhiều khi lại ở 2 cực đối kháng nữa! Cách đây hơn 2 năm, trong bàì viết Vài lời ngỏ cùng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh lúc ông này đang là Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng, khi ông ta tỏ ra bức xúc và bực tức trước hiện tượng mà ông này gọi là “Xu thế ghét Trung Quốc” của người dân Việt Nam! Người viết bài này có viết, xin trích: “ĐCSVN vẫn tự nhận là đại diện cho ý chí, quyền lợi và nguyện vọng của dân tộc Việt Nam, sao nay ông lại nói ngược với ý chí và tình cảm của người dân? Phải chăng ông muốn bắt nhân dân Việt Nam phải chuyển từ “xu thế ghét Trung Quốc” sang “xu thế yêu Trung Quốc” ư? Ông không thấy rằng trong vấn đề này, “Ý Đảng trái hẳn với Lòng Dân” hoặc nói một cách khác là “Lòng Dân khác hẳn với Ý Đảng” sao, thưa ông?”.  Chắc ông Đại tướng họ Phùng cảm thấy đau, nên không dám lên tiếng trả lời!

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Bốn ngộ nhận thường thấy về dân chủ

Vi Yên
Vi Yên đã nêu cô đọng, chính xác "bốn ngộ nhận thường thấy về dân chủ". BVN muốn bổ sung một ngộ nhận nữa, bằng ý kiến của ông Trần Xuân Bách: "Dân chủ không phải là ban ơn, không phải là mở rộng dân chủ hay dân chủ mở rộng. Đó là quyền của dân, với tư cách là người làm nên lịch sử, không phải là ban phát, do tấm lòng của người lãnh đạo này hay người lãnh đạo kia", và tóm tắt ý kiến này như sau: Dân chủ, phải đấu tranh đòi thì mới có.
Bauxite Việt Nam
Nhắc tới "dân chủ", hầu hết mọi người liên tưởng về những xứ sở mà ở đó con người sống trong cảnh giàu có, các quyền của họ được bảo vệ, xã hội thì thịnh vượng, việc quản trị quốc gia lại chẳng có gì để phàn nàn. Nhiều cái tên được xướng lên như minh chứng cho giấc mơ ấy: một nước Mỹ tự do, một Tây Âu phồn thịnh, hay một nước Nhật văn minh.
Dĩ nhiên người ta không thể tìm ra nổi một quốc gia độc tài nào đáp ứng được những kì vọng ấy. Singapore có thể đem tới cho người dân một cuộc sống sung túc nhưng lại kém tự do. Trung Quốc hùng mạnh nhưng đầy rẫy các vụ bắt bớ, đàn áp và thông tin bị kiểm duyệt đến mức đáng sợ. Bắc Triều Tiên dẫu có là siêu cường hạt nhân song dân chúng phải sống trong cảnh cơ hàn. Những ví dụ ấy càng củng cố thêm niềm tin rằng không có dân chủ thì những giấc mơ kia cũng không thành hiện thực.
Nhưng mặt khác, chúng ta cũng có thể kể ra một loạt vấn đề tồi tệ của các quốc gia dân chủ. Ấn Độ với nền kinh tế trì trệ và nạn tham nhũng nằm ở mức báo động. Philippines nghèo nàn và quản trị kém. Thậm chí cả nước Mỹ cũng có đó những vụ khủng bố triền miên. Rốt cuộc, tại sao những quốc gia được gọi là dân chủ ấy lại chẳng tuyệt vời như ta tưởng?

Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

Phê phán sách phê phán

Nguyễn Đình Cống
1- Giới thiệu
Sách phê phán (SPP) là quyển "Phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc cuộc đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" về chính trị trong đảng. Sách do Hội đồng lí luận trung ương đứng tên, nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phát hành tháng 8-2017, in 5000 cuốn. Nội dung gồm 36 bài, với các vấn đề như: Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin (CNML) và con đường XHCN; phản bác ý kiến phi chính trị lực lượng vũ trang và xem nhẹ nền quốc phòng toàn dân; bảo vệ đường lối đối ngoại của đảng; phê phán quan điểm đa nguyên đa đảng; phản bác sự hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự; đấu tranh với tự diễn biến, tự chuyển hóa; phê phán quan điểm đảng cộng sản (ĐCS) không thể chống tham nhũng; nền văn hóa, văn nghệ phải do đảng lãnh đạo. Trên 90% tác giả là giáo sư, PGS, TS, Tôi đã đọc cuốn sách và có đôi lời phản biện.
Ấn tượng đầu tiên là sách không bán. Phải chăng vì muốn giữ bí mật, chỉ lưu hành nội bộ? Nếu cần giữ bí mật thì vì lí do gì, hay đây là tài liệu tuyên truyền nên cần phát miễn phí cho những người có quyền đọc và có nghĩa vụ phải đọc.
Sách khá dày (518 trang khổ lớn), một số bài về hậu phương quân đội, quốc phòng toàn dân tôi chỉ lướt qua, không có ý kiến gì. Những bài tôi quan tâm thuộc về CNML, sự lãnh đạo của ĐCS, con đường XHCN. Xem qua, thấy bài nào cũng có vẻ hùng hồn, dùng luận cứ rõ ràng, luận chứng chặt chẽ. Nhưng khi đọc kĩ lại phát hiện ra những thủ đoạn ngụy biện, những lập luận dối trá. Chúng được dùng để bảo vệ hoặc chứng minh những luận đề sai.
Hiện nay trong xã hội VN có mâu thuẫn giữa 2 trường phái, tạm gọi A và B, Trường phái A gồm những người trung thành với chủ thuyết CS, bảo vệ CNML và con đường XHCN. Trường phái B gồm những người thấy được sai lầm của CNML, của CS, của con đường CNXH, muốn làm cải cách hoặc thay đổi thể chế. Ngoài 2 trường phái trên còn có những người khác, trong đó có 2 loại đáng để ý sau: 1- Loại thờ ơ, bàng quan với tình hình đất nước; 2- Loại thoái hóa, biến chất về đạo đức, tham nhũng, cửa quyền. Loại 1 được cả A và B tranh thủ, lôi kéo. Loại 2 bị A, B và cả loại 1 căm ghét, lên án. Quyển sách là một phần trong cuộc đấu của A chống lại B.
2- Cuộc đấu A-B

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 6: QUYẾT ĐỊNH “KHÔNG HỒI TỐ” CÓ ĐÚNG LUẬT?

  -Nguyễn Đăng Quang-
       Người dân kỳ vọng Hội nghị Trung ương 6 ĐCSVN (Khóa XII) sẽ bàn và ra nghị quyết về những vấn đề quan trọng, trong đó có 3 chủ đề: Một là lộ trình cụ thể về chủ trương “tinh giảm biên chế” mà trọng tâm là việc “nhất thể hóa” bộ máy Đảng và Nhà nước từ Trung ương xuống địa phương. Hai là đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng (nhóm lò đốt củi tươi). Ba tìm lối ra cho cuộc khủng hoảng ngoại giao với Cộng hòa Liên bang Đức sau việc Trịnh Xuân Thanh “về nước xin đầu thú”, dẫn đến việc Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức đình chỉ mối quan hệ đối tác chiến lược với VN, và khiến Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và VN (EVFTA) có thể bị đình hoãn! Đây là vấn đề quan trọng và rất cấp bách! Song thật đáng tiếc, cả 3 chủ đề lớn và thiết thực này không được đưa ra bàn thảo! Thay vào đó, Hội nghị lại mang ra bàn những vấn đề xưa như cũ, tuy không phải là vô bổ, nhưng không thực chất và cấp thiết, đó là 2 chuyên đề “Dân số” và “Chăm sóc sức khỏe toàn dân”! Hai chuyên đề này đã làm “loãng” trọng tâm, làm “lệch” mục tiêu của Hội nghị! Đây là điều khiến người dân rất thất vọng, cho rằng chương trình nghị sự của Hội nghị đã bị cố tình làm loãng, làm chệch trọng tâm, lẩn tránh những vấn đề gay cấn và cấp bách! Nhiều nhà quan sát nhận định hình như có sự dàn xếp và thỏa thuận ngầm giữa các phe nhóm tại HNTW6. Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nghi là có thỏa thuận ngầm tại HNTW6. Còn nhà báo Thiện Tùng lại cho rằng nếu có thỏa thuận ngầm thì nó xảy ra trước HNTW6 chứ không phải trong HNTW6!

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

Ngành giáo dục đang suy thoái cực kỳ nguy hiểm như gieo cỏ dại!

Nhà giáo Phạm Toàn trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành
Xã hội Việt Nam đang khủng hoảng toàn diện, ngành nào cũng suy thoái, nhưng suy thoái về giáo dục là cực kỳ nguy hiểm, như gieo cỏ dại.
Nguyên nhân cơ bản đưa đến thảm trạng đất nước hiện nay đó là do sự độc tài thống trị của đảng cộng sản với học thuyết Mác - Lênin
Từ Hà Nội, nhà giáo Phạm Toàn đã nói lên những trăn trở của mình về những suy thoái của ngành giáo dục hiện nay qua nội dung trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.
Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe.
Youtube PV nhà giáo Phạm Toàn:


Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Về những tù nhân lương tâm Việt Nam

Việt Dương
Bọn thẻ đỏ tim đen tiếm quyền hóa giặc
Bịt miệng người kêu nỗi đau Ải Bắc
Bóp cổ người thét nỗi nhục Hoàng Sa
Sông có nghe nỗi nhục chuyển sơn hà
Bùi Minh Quốc
Trên dòng đổ vỡ về tư tưởng, lãnh đạo và chính nghĩa của Đảng Cộng sản, dân Việt đã và đang chứng kiến ngày càng nhiều những phiên tòa của Đảng Cộng sản xử người yêu nước chống Tàu và đòi dân quyền. Theo dõi những người bị kết tội từ những phiên tòa ấy, chúng tôi có mấy nhận định, xin ghi lại như sau:
NỘI DUNG CỦA NHỮNG PHIÊN TOÀ
Những phiên tòa kết án những người yêu nước, yêu dân chủ cho thấy 3 điều:
1. Kết tinh và phát triển chủ lưu chống Tàu và đòi dân quyền
Cuối thập niên 1980, khởi đầu với nhóm Hiền sĩ cao nguyên gồm Tiến sĩ Hà Sĩ Phu (Nguyễn Xuân Tụ), nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự, nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh và các ông Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn, Trần Minh Thảo..., lên tiếng chống lại chế độ độc tài toàn trị và đòi dân chủ. Với những tác phẩm: Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của Trí Tuệ (1988), Đôi điều suy nghĩ của một công dân (1993) và Chia tay Ý thức hệ (1995), ông Hà Sĩ Phu đã chỉ ra sự sai lầm từ căn bản của chủ nghĩa cộng sản và sự thất bại của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trả giá cho sự phê phán này, ông đã bị bắt giam 1 năm không xét xử (95-96). Sau đó ông cùng với cả nhóm bị cô lập, quản thúc, quản chế, bao vây kinh tế.
Cùng với nhóm hiền sĩ cao nguyên là Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, nhà văn Hoàng Tiến, ông Hoàng Minh Chính và tướng Trần Độ ở Hà Nội (thập niên 1990), lên tiếng phê phán chế độ độc tài, đòi dân chủ, nhân quyền. Các ông Hoàng Tiến, Hoàng Minh Chính và Trần Độ bị sách nhiễu, canh chừng còn ông Nguyễn Thanh Giang bị bắt giam một thời gian.

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

Đa đảng chính trị không như vậy: thưa cựu Đại sứ Nguyễn Trung

Nguyễn Quang Duy
Trong một bức thư ngỏ đề ngày 09/12/2015, gửi Bộ Chính trị, cựu Đại sứ Nguyễn Trung và 126 người khác đã yêu cầu đổi tên đảng, tên nước, từ bỏ chủ thuyết Mác - Lênin và thay đổi triệt để vì tương lai dân tộc(*).
Lần này để sửa sọan Hội nghị Trung ương 6, ông Nguyễn Trung lại cho phổ biến kiến nghị tâm huyết kêu gọi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thực hiện cải cách chính trị để thành lập một thể chế mới đa đảng.
Vì suốt đời phục vụ Đảng Cộng sản nên cách nhìn của ông Trung về đa đảng chính trị còn rất giới hạn cần được góp ý.
Tóm tắt nội dung Kiến nghị
Theo ông Trung, Đảng Cộng sản đã sai lầm trong nhận thức giữa hai nhiệm vụ chính trị là cách mạng và phát triển đất nước.
Cho nên 42 năm qua từ một đảng cách mạng, Đảng đã biến chất trở thành đảng cai trị gây bao tai ương cho đất nước. Nay Đảng phải cải cách, phải trở thành một đảng chính trị với Cương lĩnh và Điều lệ mới, trở thành đảng của dân tộc.
Muốn thế Đảng cần thực hiện ba bước:
Thứ nhất, Đảng tự thay đổi, tự cải cách về đường lối, về tổ chức và về phương thức hoạt động, để có khả năng xây dựng và triển khai chiến lược cùng phương thức và kế hoạch thực thi cải cách trong cả nước;
Thứ hai, sửa sọan một hiến pháp đa đảng cho Việt Nam; và
Thứ ba, thông qua hiến pháp và xây dựng một thể chế chính trị mới đa đảng.
Đầu tiên là về hai khái niệm 'đảng' và 'hội'

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

Cảm thán đôi điều chuyện giáo sư Tương Lai “tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với Đảng của Nguyễn Phú Trọng đang thao túng”

Hạ Đình Nguyên
Lão giáo sư Tương Lai, đã qua tuổi 80, một con người đã chính chuyên theo Đảng từ thời còn xuân, bỗng dưng thành “phản động” cỡ 20 năm nay, rõ nét nhất từ thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, bởi cái sự kiện “Hội nghị Thành Đô”. Thật ra chưa bao giờ ông nghĩ có một ngày mình lại mang tên là “phản động”. Ông có ý thức mình là người chống cái sai của Đảng Cộng sản, và cũng không tán thành – tự lúc nào không rõ – chủ nghĩa Mác-Lê-Mao. Ông không phủ định toàn bộ giá trị chủ nghĩa Mác, và ông đã từng viết; “Giá như đừng có chủ nghĩa Mac thì hơn”. Sau mút mùa “chống Pháp”, “chống Mỹ”, ông quay sang chống “Trung Quốc bành trướng”; tiếp theo, lại “chống cái sai của Đảng”. Đó là suốt chặng đường đời mà ông đã và đang đi. Và vì thế, ông là con người khó để đánh giá đơn giản về lý tưởng yêu nước, trình độ tri thức và lòng nhiệt thành cách mạng của ông. Một cuộc đời gắn bó vời dòng chảy gập ghềnh quanh co của vận mệnh dân tộc qua mọi giai đoạn. Đó gần như là định mệnh của những người trí thức Việt Nam
Ông kinh qua nhiều chức vụ trong chính quyền Cộng sản, chức vụ cuối cùng là Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam mà ông đã xin từ chức (31/12/1997), vì không đồng quan điểm với cấp trên về sự kiện (tỉnh) Thái Bình (7/1997). Sau khi rời chức vụ, ông vẫn tiếp tục một cách sống tích cực như thế, đấu tranh bằng ngòi bút và nhiệt huyết của mình.
Tuổi 80, ông từng có mặt trong các cuộc xuống đường chống Bành trướng Bắc Kinh, đòi Nhà nước Việt Nam phải thực thi dân chủ hóa từng bước, cùng với thanh niên và dân chúng Sài Gòn trong những năm qua. Ông viết liên tục trên các báo mạng, trả lời phỏng vấn của các nhà báo quốc tế, để bày tỏ quan điểm và chính kiến của mình về tình hình thời cuộc. Ông chịu đựng sự sách nhiễu các kiểu rất thô bạo của nhà cầm quyền.
Thế rồi, ông rất cảm xúc khi nghe tin nhà đấu tranh Lưu Hiểu Ba qua đời trong nhà tù Trung Quốc sau một thời gian bị lưu đày và hành hạ, ngày 16/7 ông đã tổ chức một lễ tưởng niệm nhà đấu tranh kiên cường ấy tại nhà riêng của mình, với sự tham dự của nhiều nhân sĩ trí thức Sài Gòn. Sau đó, ngày 23/8, ông bị chi bộ Đảng (phường Tân Phong, quận 7) tiến hành một cuộc họp để kiểm điểm ông – và đe dọa khai trừ – theo ba nội dung:

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

Góp ý với Đảng

Nguyễn Đình Cống
1- Đặt vấn đề
Khi ai đó nêu ý kiến rằng đảng nên biết việc nọ, đảng cần làm việc kia… thì người ta mặc nhiên cho rằng họ nói với Tổng Bí thư hoặc những người đại diện cao nhất của đảng. Nói cho các vị ấy biết để rồi nếu họ có thiện chí thì sẽ đưa ra trao đổi, thảo luận, nếu thấy đúng thì biến thành nhận thức và hành động. Điều này thể hiện khá rõ khi chuẩn bị Đại hội 6, TBT Trường Chinh chấp nhận ý kiến về khoán trong nông nghiệp và mở cửa trong phát triển, tạo ra sự đổi mới trong kinh tế chủ yếu bằng cởi trói. Còn khi người tiếp nhận ý kiến không có thiện chí, thiếu trí tuệ thì dù ý kiến có hay, có đúng đến bao nhiêu mà không phù hợp với mong muốn của họ cũng bị vứt vào rọt rác. Trong tục ngữ Việt có các câu: “Đàn gãy tai trâu” và “Nước đổ đầu vịt”. Người Việt cũng có câu: Nói điều gì, làm việc gì phải có lý có tình. Nhưng xét ra không thể nói lý với kẻ ngu và không thể dùng tình với bọn tham.
Tình hình hiện nay, trong lúc một số người có trình độ và tâm huyết góp ý kiến về cải cách thế này, đổi mới thế kia thì những người đại diện cao nhất của đảng đang lo chuyện khác hoặc chưa có dũng khí để bàn đến. Như vậy hiệu quả của những lời góp ý rất thấp, phạm phải lỗi “Thông tin không đúng địa chỉ”. Để khắc phục tình trạng vừa nêu, tôi đề nghị chấp nhận rằng, đảng viên (ĐV), từ Tổng Bí thư đến người vừa được kết nạp, có 2 loại: Cố thủ và Thức thời. Thuộc loại Cố thủ là những ĐV theo phương châm “Còn đảng còn mình” hoặc chỉ biết nghĩ theo, làm theo cấp trên, mà cấp trên thì kiên trì Mác Lê. Thuộc loại Thức thời là những ĐV có trí tuệ, có thể và dám suy nghĩ, nhận thức bằng đầu óc của mình, thấy rõ những sai lầm đảng đã phạm phải, thấy rõ phải đứng về phía nhân dân để làm cải cách. Tôi xin có những ý kiến với toàn thể ĐV, lại có ý kiến chỉ trao đổi riêng với từng loại.
2- Nói với toàn thể ĐV
Đối với dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vừa có công, vừa có tội. Giữa công và tội thì những người có lương tri thường hành động theo kiểu “Lập công để chuộc tội”, còn những kẻ ngoan cố thường làm là: “Lấy công cũ để biện minh, để bao che tội mới”. Công của ĐCSVN như thế nào thì chủ yếu do tuyên truyền một chiều chứ nhiều vấn đề cũng còn tranh cãi. Tôi không phủ nhận công của ĐCSVN, nhưng vì còn tranh cãi nên cũng xin tạm để lại, hơn nữa các ĐV cũng đã nghe nhiều. Tôi chỉ xin đề cập đến phần tội, là điều mà các ĐV còn biết ít, chưa biết, hoặc không công nhận (mà lại còn nhận nhầm là công, là tất yếu).

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Trao đổi với Nguyễn Trung

Nguyễn Đình Cống
Vừa qua ông Nguyễn Trung đã công bố bài viết “Cùng nhau mở con đường cải cách, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới”. Bài viết được nhiều người quan tâm, đánh giá cao. Đó là những kiến nghị tâm huyết và có giá trị của một trí thức, một cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu, còn nặng lòng với đất nước. Đối với tôi, Nguyễn Trung thuộc bậc đàn anh. Tôi yêu mến, kính trọng ông, đồng ý với ông về cơ bản và trong phần lớn đề xuất cụ thể. Tuy vậy có một vài tiểu tiết tôi chưa nhất trí được, xin nêu ra để ông và những ai quan tâm trao đổi thêm.
A- Một số điều tôi nhất trí và rất tâm đắc
Đó là các nhận xét sau: đường lối đối nội và đối ngoại của đảng chẳng những đem lại cho đất nước những tổn thất lớn, mà còn đẩy đất nước vào con đường phát triển vừa lạc hậu, vừa lạc lõng… Một mình một đường đi như vậy, nước ta càng tụt hậu xa hơn và yếu đi.
Thất bại đất nước phải hứng chịu về nhiều mặt chính là thất bại của việc lấy chủ nghĩa chà đạp trí tuệ và các giá trị của tự do – dân chủ – quyền con người, là do người nắm quyền giành được một số lợi ích phe nhóm nhưng phải hủy hoại nhiều lợi ích quốc gia và lợi ích của dân tộc.
ĐCSVN hôm nay như đang là không có trí tuệ, phẩm chất và khả năng thực hiện nhiệm vụ lịch sử.
…ĐCSVN như đang là cho đến nay chỉ có thất bại trong mọi nỗ lực cải cách, dù đấy chỉ là những cải cách ở quy mô các vấn đề từng phần hay cục bộ (ví dụ: cải cách giáo dục, cải cách hành chính, tinh giảm biên chế…). Đơn giản vì bản chất và lợi ích của ĐCSVN hôm nay đối kháng với cải cách, do đó nó coi những ý tưởng cải cách là suy thoái đạo đức chính trị tư tưởng, là tự diễn biến,
Tất cả chỉ còn phụ thuộc duy nhất vào việc ĐCSVN như đang là dám vứt bỏ mọi tha hóa và thối nát của mình, dám chặn đứng mọi sự can thiệp vào nội bộ ta từ bên ngoài.
Làm được như thế, đảng sẽ tránh được mắc phải trọng tội phản dân phản nước trước bước ngoặt của lịch sử … Muốn tiến hành cải cách chính trị, đảng phải chủ động loại bỏ “chủ nghĩa Mác – Lênin” và ý thức hệ đi kèm…

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

MỪNG ĐẠI THỌ LẦN THỨ 102 LÃO TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH!

          -Nguyễn Đăng Quang-


            Hôm nay kỷ niệm ngày sinh Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Cụ sinh ngày 1/10/1916, tuổi Bính Thìn. Theo cách tính của người Á Đông và người Việt Nam ta thì cụ bắt đầu bước sang tuổi thứ 102, một mốc tuổi đại, đại thọ, rất ít cụ đạt được xưa nay! So với cách đây 2 năm khi cụ 100 tuổi, năm nay sức khỏe cụ đã giảm sút khá nhiều. Đi lại yếu hơn trước, trí nhớ kém đi, hay quên những việc mới xảy ra, nhưng ai nhắc lại cụ lại nhớ ra ngay. Tuy vậy, cụ vẫn duy trì được một tư duy tuyệt vời, ít người sánh kịp. Phòng ngủ của cụ nay phải chuyển từ tầng 2 xuống tầng 1 để tiện tiếp khách và đỡ phải lên xuống cầu thang hàng ngày! Buổi sáng cụ thường tập thể dục nhẹ ở sân vườn. Hàng ngày cụ theo dõi tình hình trong nước và thế giới qua 2 bản tin thời sự 12 giờ trưa và 19 giờ tối của VTV1, nhưng chủ yếu là cụ đọc đều đặn Bản tin A của Bộ Ngoại giao gửi đến hàng ngày.
           Có thể nói cụ là một nhà cách mạng lão thành quý hiếm và rất đáng kính! Cụ tham gia hoạt động cách mạng chống Pháp từ rất sớm và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939 khi mới 23 tuổi. Là một trong những cán bộ quân đội được phong hàm Thiếu tướng khi còn rất trẻ (43 tuổi), đến nay cụ là sỹ quan cấp tướng có thâm niên lâu nhất trong quân đội hiện nay (58 năm mang hàm Thiếu tướng), và là tướng lĩnh duy nhất do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp tấn phong (1959) hiện còn sống cho đến thời điểm này! Cụ tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong 16 năm (từ 1960 đến 1976) khi được bầu là Ủy viên Trung ương dư khuyết tại Đại hội Toàn quốc lần thứ III của ĐLĐVN năm 1960. Sau khi được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, cụ được chỉ định làm Phó Trưởng ban thứ nhất Ban Tổ chức Trung ương. Nhưng vì giữa cụ và Trưởng ban Lê Đức Thọ, ngoài tính khí khác hẳn nhau, giữa 2 người thường xuyên có bất đồng quan điểm về công tác bố trí, sử dụng và đề bạt cán bộ, nên cụ chỉ “trụ” được ở đây trên 6 tháng trước khi được điều chuyển về làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Có lẽ cho đến nay, ĐCSVN chưa có ai làm Bí thư Tỉnh ủy ba lần ở 3 tỉnh khác nhau như Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (là Thái Bình, Vĩnh Yên và Thanh Hóa).