Phương Thảo dịch
(VNTB)
Một giả thuyết cho rằng
sự chia rẽ giữa các đảng viên đã chồng chéo với chiến dịch chống giặc tham
nhũng của Chính phủ. Điều này gây ra sự tranh cãi cho các nhà phân tích khác
khi họ cho rằng đây là những xu hướng riêng biệt.
|
Nước cờ Trịnh Xuân Thanh
Với quyết tâm chống tham nhũng hòng đánh bóng
lại hình ảnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, ghi thêm điểm chính trị và thu hút nhà
đầu tư nước ngoài, hồi tháng 11 trong cuộc họp về chống tham nhũng, ông Nguyễn
Phú Trọng đặc biệt nhấn mạnh đến việc xử lý Trịnh Xuân Thanh, người được Chính
phủ Đức cáo buộc đã bị chính quyền Hà nội tiến hành bắt cóc ngay tại thủ đô
Berlin hồi tháng 8 vừa qua.
Trịnh Xuân Thanh bị buộc
tội làm thất thoát hàng trăm triệu đô la và ông Trọng đã từng tuyên bố phải bắt
cho bằng được Trịnh Xuân Thanh bằng bất cứ giá nào. Việt Nam đã trả giá đối
ngoại bằng việc hy sinh quan hệ đối tác chiến lược với Đức, chấp nhận việc 2
nhân viên sứ quán bị trục xuất về nước, huỷ bỏ thoả thuận miễn thị thực cho các
nhà ngoại giao Việt Nam và yêu cầu phía Việt Nam trao trả lại Trịnh Xuân Thanh
cho phía Đức.
Ông TBT
Nguyễn Phú Trọng
Một tháng sau khi bắt cóc ông Thanh, các cuộc
xét xử tham nhũng công khai được tiến hành. Cựu quan chức của Petro Vietnam và
Ngân hàng Đại dương - Ocean Bank lần lượt được lôi ra toà. 51 người đối mặt với
các cáo buộc khác nhau và Hà Văn Thắm, nguyên Tổng Giám đốc OceanBank và sau đó
là PetroVietnam, đã bị kết án tù chung thân. Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch
Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Ngân hàng Đại dương, đã bị kết án tử hình,
hình phạt lần đầu tiên đã được áp dụng cho các sai phạm về tài chính.
Số phận của Trịnh Xuân Thanh sẽ được quyết định
vào tháng Hai năm 2018. Bên cạnh trường hợp của PetroVietnam và Ocean Bank, một
số cuộc điều tra khác vẫn đang được tiến hành, trong đó tập trung nhiều nhất
vào hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Cứu uy
tín Đảng?!
Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Đại học
South Wales, Australia, cho rằng với một số người thì chiến dịch chống tham
nhũng của ông Trọng được xem như là một nỗ lực cao cấp để xoa dịu những người
dân Việt Nam vốn đang bất bình với sự thối nát ngày càng rõ ràng của Đảng Cộng
sản.
Nhưng các nhà phân tích cũng cho rằng đây là mưu
đồ chính trị, một phần là do việc Đinh La Thăng, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ
Chí Minh đã bị bãi nhiệm và đưa ra khỏi Bộ Chính trị vào tháng 5, người đầu
tiên bị đuổi khỏi cơ quan quyền lực cao nhất của Việt Nam từ năm 1996 cho tới
nay.
Ông Thăng đã “mắc lỗi rất nghiêm trọng” và tham
nhũng khi làm Tổng Giám đốc PetroVietnam từ năm 2009 đến năm 2011. Trong thời
gian đó ông Thăng đã bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch Công ty Xây dựng
Dầu khí Việt Nam.
Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý rằng ông
Thăng cũng là một người thân cận của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã bị
mất chức tại Đại hội Đảng năm ngoái. Một số người cho rằng ông Trọng đang trong
quá trình thanh lọc các nhân vật thân cận của ông Dũng và nhổ tận gốc mạng lưới
mà ông Dũng đã xây dựng trong thời gian tại chức, mạng lưới có thể mở rộng tới
các giám đốc điều hành của PetroVietnam và Ocean Bank.
Một số nhà bình luận cho rằng Đảng đã trở nên
bảo thủ hơn kể từ đại hội năm ngoái, một động thái của ông Trọng. Nhưng ông
Trọng được biết đến nhiều hơn với vai trò “ lãnh đạo” muốn quay về mô hình tập
thể lãnh đạo vốn đã bị ông Dũng làm cho mai một.
Một giả thuyết cho rằng sự chia rẽ giữa các đảng
viên đã chồng chéo với chiến dịch chống giặc tham nhũng của Chính phủ. Điều này
gây ra sự tranh cãi cho các nhà phân tích khác khi họ cho rằng đây là những xu
hướng riêng biệt.
Đại hội tiếp theo vào năm 2021 sẽ mang lại một
sự thay đổi lớn trong Đảng Cộng sản. Mặc dù các nhà nghiên cứu dự đoán trước
bất kỳ kỳ đại hội như thế nào, thì tại kỳ họp tiếp theo mới có được sự bảo đảm
do số lượng lớn các lãnh đạo cao được yêu cầu nghỉ hưu.
Trong năm tới, ông Trọng sẽ phải từ chức vì tuổi
cao nếu không có được sự cho phép đặc biệt để tiếp tục làm thêm một nhiệm kỳ bổ
sung. Tuy nhiên Ông Trọng, 73 tuổi, không có khả năng được đảm nhiệm thêm một
nhiệm kỳ vào năm 2021.
Nữ CSGT trong sự kiện APEC
tại Đà Nẵng, Việt Nam
Do đó, có thể mong đợi một thế hệ các quan chức
mới sẽ leo lên đến cấp cao nhất của Đảng, thế hệ mới này có thể hoặc không thể
quyết định đi theo đường lối của Đảng. Đảm bảo rằng đó dường như là tham vọng
của ông Trọng.
Một sự lý giải khác cho việc ông Trọng tham gia
vào cuộc chiến tranh chống tham nhũng là nhằm tập trung vào tương lai của Đảng
Cộng sản. Tham nhũng, thiếu năng lực và tham ô trong các DNNN của Việt Nam đã
gây ra tình trạng thất thoát tài chính trong những năm gần đây. Trong một báo
cáo trình Ủy ban Tư pháp của Quốc hội hồi tháng trước cho biết có ít nhất 2,6
tỷ USD đã bị mất do tham nhũng trong thập kỷ qua, con số có thể vẫn chưa được
đánh giá đúng thông số liệu được đưa ra trong các phiên toà gần đây.
Như vậy, Chính phủ đang cố sức kêu gọi vốn cho
các dự án cơ sở hạ tầng lớn cần thiết để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao. Nợ công khoảng 64,7% GDP vào đầu năm nay, trong khi năm ngoái Chính phủ đã
điều chỉnh mức thâm hụt ngân sách là 4,4% GDP. Các nhà phân tích đồng ý rằng sự
chính danh của đảng được lựa chọn phụ thuộc phần lớn vào sự tăng trưởng nhanh.
Nỗ lực để tăng ngân sách thông qua các loại thuế
không được ưa chuộng là một giải pháp; ngăn chặn dòng tiền bất hợp pháp đi ra
khỏi DNNN là một việc khác. Nhưng những nỗ lực trong quá khứ của Chính phủ để
giải quyết nạn tham nhũng trong các DNNN và khu vực công bị hạn chế, đặc biệt
là khi thu hồi lại công quỹ. Trong số hơn 2,6 tỷ USD đã bị thất thoát trong
thập kỷ vừa qua, chỉ có thu hồi lại được 8%. Nếu thu hồi vốn bị mất không phải
là cách để bổ sung nguồn tài chính của nhà nước, thì ngăn ngừa tổn thất trong
tương lai có thể dễ đạt được hơn.
Quá thối
nát để thay đổi
Thực tế, nhận thức về chất lượng quản lý của
DNNN đang có tầm quan trọng ngày càng tăng khi Chính phủ bắt tay vào một chiến
dịch cổ phần hoá bao gồm các công ty lớn như Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu -
Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
và Công ty Bia Rượu Bia Hà Nội (Habeco). Các quan chức nói rằng họ hy vọng sẽ
tăng được 5 tỷ USD từ việc cổ phần hoá Sabeco vào ngày 18 tháng 12. Trong khi
các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm mạnh mẽ đến Sabeco và Habeco thì cũng không
thể không nói đến các doanh nghiệp nhà nước khác của Việt Nam mà danh tiếng đã
bị ố màu do quản lý kinh tế kémvà tham nhũng nhiều năm.
Như vậy, chính sách chống tham nhũng mới nhất
của Chính phủ cũng có thể được thiết kế để phục hồi danh tiếng của khu vực
doanh nghiệp nhà nước, điều quan trọng là liệu việc cổ phần hoá thành công và
các DNNN thu hút được các nhà đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên sự thối nát đã
quá sâu để có thể thay đổi các DNNN.
Carl Thayer nhận định, “bởi vì nguyên nhân chính
là thiếu quản lý tốt, bao gồm một hệ thống kiểm toán độc lập, điều tra và truy
tố không bị chính trị chi phối”. Ông nói thêm: “Cú sốc về những bản án này sẽ
mai một theo thời gian cũng như việc tăng liều thuốc tiêm chủng”.
D.V.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét