HOÀNG HẢI VÂN
Đã có rất nhiều người ngã xuống. Máu của đồng bào ta bị quân
Trung Quốc sát hại và máu của các chiến sĩ chống quân xâm lược đã nhuộm đỏ cả
một dải biên cương, 40 năm nay vẫn ủ trong lòng đất.
Sáng 17-2-1979, 8 chiếc xe tăng dẫn một lực lượng bộ binh địch tấn công vào pháo đài Đồng Đăng. Anh binh nhất 19 tuổi Lê Minh Trường bình tĩnh vác B40 bắn cháy chiếc xe tăng đi đầu, cùng mấy chục đồng đội bẻ gãy đợt tấn công với lực lượng áp đảo của địch. Địch củng cố đội hình tiếp tục xông lên, anh lại vác B40 nhắm vào chiếc xe tăng đi đầu nhả đạn, nhưng đạn không nổ, nhanh như chớp, anh giật chốt tất cả lựu đạn mang trên người tung vào xích xe tăng, chặn đứng đoàn xe tăng địch.
Bộ binh địch vừa tiến thẳng vừa luồn sâu vào trận địa của ta hòng chia cắt đội hình đại đội của anh, nhưng anh dù bị thương vẫn cùng đồng đội kiên cường diệt địch, tiếp tục bẻ gãy đợt tiến công tiếp theo để giữ vững pháo đài. Anh là một trong những chiến sĩ đầu tiên hy sinh vào ngày hôm đó và được truy tặng danh hiệu anh hùng.
Cũng trong buổi sáng hôm đó, thượng sĩ Nguyễn Xuân Kim, quyền đại đội trưởng bộ đội địa phương Hoàng Liên Sơn chỉ huy giữ chốt Bát Xát. Một tiểu đoàn quân xâm lược có xe tăng và pháo binh yểm trợ chia làm nhiều mũi tấn công vào trận địa của anh. Anh bình tĩnh chỉ huy đơn vị chờ địch đến gần mới nổ súng.
Bị thương lần thứ nhất, anh tự băng bó và tiếp tục chỉ huy ch.iến đấu. Bị thương lần thứ 2, anh ngất đi, nhưng tỉnh lại vẫn tiếp tục chỉ huy đánh bọc sườn sau lưng địch. Bị thương lần thứ ba, vết thương quá nặng anh bị ngất nhiều lần, nhưng mỗi lần tỉnh dậy lại chỉ huy chiến đấu. Khi khó gượng dậy nổi, anh đã mang hết sức tàn còn lại dùng lựu đạn và t-iểu liên AK đánh thẳng vào đội hình địch.
Anh hy sinh sau khi đã chỉ huy đơn vị bẻ gãy 8 đợt tấn công của quân thù, diệt 200 tên Trung Quốc xâm lược, riêng anh diệt 60 tên. Anh được truy phong anh hùng và dũng sĩ giữ nước. Anh hùng Nguyễn Xuân Kim đi bộ đội 7 năm, cho đến khi hy sinh, người con ưu tú quật cường này của đất nước mới lên được thượng sĩ.
Đã có rất nhiều anh hùng ngã xuống như vậy trong cái ngày định mệnh này.
Anh hùng chống Trung Quốc xâm lược Nguyễn Xuân Trường đi bộ đội 14 năm mới lên được trung úy. Anh là đại đội trưởng thuộc Sư đoàn 426 quân khu 2, chỉ huy giữ chốt ở cao điểm 551 Lai Châu. Ngày 20-2 năm đó một lực lượng lớn quân xâm lược có pháo binh yểm trợ mở nhiều đợt tấn công vào trận địa của anh.
Trong 2 ngày, anh đã mưu trí, dũng cảm chỉ huy đại đội bẻ gãy 21 đợt tấn công của địch, diệt 500 tên Trung Quốc xâm lược. Đại đội anh hy sinh 30 ch.iến sĩ, bản thân anh bị t-hương nặng vẫn quật cường chỉ huy chiến đấu giữ vững trận địa. Anh được phong anh hùng, nhưng vẫn đau đáu nghĩ đến 30 đồng đội đã hy sinh, “mỗi đứa ngã xuống, mình như mất một người thân”.
Năm 1982, do bị thương tật 41% anh Trường được cho nghỉ mất sức về làm nông dân tít mù ở vùng núi miền tây Hà Tĩnh. Toàn bộ công lao và xương máu của anh được nhà nước “đãi ngộ” mỗi tháng ba triệu bảy trăm ngàn đồng, gồm 1,1 triệu tiền anh hùng và 2,6 triệu tiền “bệnh binh”. Làm ruộng được mấy năm thì đất bị nhà nước thu hồi để làm đập cấp nước, chỉ còn 2 sào đất trồng sắn trên đồi, vài năm gần đây được xã giao đất trồng rừng cách nhà vài chục cây số.
Sáng 17-2-1979, 8 chiếc xe tăng dẫn một lực lượng bộ binh địch tấn công vào pháo đài Đồng Đăng. Anh binh nhất 19 tuổi Lê Minh Trường bình tĩnh vác B40 bắn cháy chiếc xe tăng đi đầu, cùng mấy chục đồng đội bẻ gãy đợt tấn công với lực lượng áp đảo của địch. Địch củng cố đội hình tiếp tục xông lên, anh lại vác B40 nhắm vào chiếc xe tăng đi đầu nhả đạn, nhưng đạn không nổ, nhanh như chớp, anh giật chốt tất cả lựu đạn mang trên người tung vào xích xe tăng, chặn đứng đoàn xe tăng địch.
Bộ binh địch vừa tiến thẳng vừa luồn sâu vào trận địa của ta hòng chia cắt đội hình đại đội của anh, nhưng anh dù bị thương vẫn cùng đồng đội kiên cường diệt địch, tiếp tục bẻ gãy đợt tiến công tiếp theo để giữ vững pháo đài. Anh là một trong những chiến sĩ đầu tiên hy sinh vào ngày hôm đó và được truy tặng danh hiệu anh hùng.
Cũng trong buổi sáng hôm đó, thượng sĩ Nguyễn Xuân Kim, quyền đại đội trưởng bộ đội địa phương Hoàng Liên Sơn chỉ huy giữ chốt Bát Xát. Một tiểu đoàn quân xâm lược có xe tăng và pháo binh yểm trợ chia làm nhiều mũi tấn công vào trận địa của anh. Anh bình tĩnh chỉ huy đơn vị chờ địch đến gần mới nổ súng.
Bị thương lần thứ nhất, anh tự băng bó và tiếp tục chỉ huy ch.iến đấu. Bị thương lần thứ 2, anh ngất đi, nhưng tỉnh lại vẫn tiếp tục chỉ huy đánh bọc sườn sau lưng địch. Bị thương lần thứ ba, vết thương quá nặng anh bị ngất nhiều lần, nhưng mỗi lần tỉnh dậy lại chỉ huy chiến đấu. Khi khó gượng dậy nổi, anh đã mang hết sức tàn còn lại dùng lựu đạn và t-iểu liên AK đánh thẳng vào đội hình địch.
Anh hy sinh sau khi đã chỉ huy đơn vị bẻ gãy 8 đợt tấn công của quân thù, diệt 200 tên Trung Quốc xâm lược, riêng anh diệt 60 tên. Anh được truy phong anh hùng và dũng sĩ giữ nước. Anh hùng Nguyễn Xuân Kim đi bộ đội 7 năm, cho đến khi hy sinh, người con ưu tú quật cường này của đất nước mới lên được thượng sĩ.
Đã có rất nhiều anh hùng ngã xuống như vậy trong cái ngày định mệnh này.
Anh hùng chống Trung Quốc xâm lược Nguyễn Xuân Trường đi bộ đội 14 năm mới lên được trung úy. Anh là đại đội trưởng thuộc Sư đoàn 426 quân khu 2, chỉ huy giữ chốt ở cao điểm 551 Lai Châu. Ngày 20-2 năm đó một lực lượng lớn quân xâm lược có pháo binh yểm trợ mở nhiều đợt tấn công vào trận địa của anh.
Trong 2 ngày, anh đã mưu trí, dũng cảm chỉ huy đại đội bẻ gãy 21 đợt tấn công của địch, diệt 500 tên Trung Quốc xâm lược. Đại đội anh hy sinh 30 ch.iến sĩ, bản thân anh bị t-hương nặng vẫn quật cường chỉ huy chiến đấu giữ vững trận địa. Anh được phong anh hùng, nhưng vẫn đau đáu nghĩ đến 30 đồng đội đã hy sinh, “mỗi đứa ngã xuống, mình như mất một người thân”.
Năm 1982, do bị thương tật 41% anh Trường được cho nghỉ mất sức về làm nông dân tít mù ở vùng núi miền tây Hà Tĩnh. Toàn bộ công lao và xương máu của anh được nhà nước “đãi ngộ” mỗi tháng ba triệu bảy trăm ngàn đồng, gồm 1,1 triệu tiền anh hùng và 2,6 triệu tiền “bệnh binh”. Làm ruộng được mấy năm thì đất bị nhà nước thu hồi để làm đập cấp nước, chỉ còn 2 sào đất trồng sắn trên đồi, vài năm gần đây được xã giao đất trồng rừng cách nhà vài chục cây số.
Nói là được nhà nươc đãi ngộ ba triệu sáu nhưng hơn chục năm nay vợ chồng anh chỉ chi tiêu vào khoản 1,1 triệu tiền anh hùng, còn sổ bệnh binh thì phải mang thế chấp cho cậu con trai út vay tiền mua chiếc xe tải cũ chở học sinh trung học đi học xa cách đó cả chục cây số (thông tin lấy từ Báo Thanh Niên, Mai Thanh Hải).
Ngày 17-2-2017, Báo Thanh Niên đăng : “Ngồi ngoài hiên căn nhà
cũ nát, ông (Nguyễn Xuân Trường) bảo: Nhà xây từ 1990, muốn sửa lắm nhưng tiền
lương dành mua xe chở bọn trẻ con đi học. Mưa gió bão bùng là chui xuống bếp trú,
có đổ sập cũng toàn mái lá”. Ngày 4-5-2017, báo Hà Tĩnh đăng : “Ngôi nhà của
ông Nguyễn Xuân Trường được xây từ năm 1995, nay đã xuống cấp. Trước nguyện
vọng của gia đình muốn sửa sang lại căn nhà đảm bảo cuộc sống lâu dài, thông
qua Báo Thanh niên, Bộ Quốc phòng đã hỗ trợ gia đình số tiền 50.000.000 đồng”.
Đương đầu với đội quân xâm lược lớn nhất trong lịch sử với 60 vạn tên, hàng vạn ch.iến sĩ ta đã phải hy sinh, hàng ngàn liệt sĩ đến nay vẫn chưa tìm được hài c-ốt. Số ch.iến sĩ để lại ch.iến trường một phần cơ thể như anh hùng Nguyễn Xuân Trường thì gấp đôi, gấp ba lần số chiến sĩ vĩnh viễn không trở về. Họ đều có tên tuổi, có cha mẹ, có quê hương bản quán, chẳng có một liệt sĩ nào, chẳng có một chiến sĩ nào là “chiến sĩ vô danh”.
Đi đánh giặc chẳng ai mong được “đãi ngộ”, được sống sót đã là may mắn. Đánh giặc xong trở về làm dân, nổi trôi theo số phận của đồng bào mình. Đi đánh giặc mà nghĩ sẽ về làm quan, về chia “chiến lợi phẩm” thì không đánh giặc được. 40 năm nay các chiến sĩ trong cuộc chiến tranh vệ quốc còn sống sót không một ai lăn tăn đòi hỏi, dù một thời gian dài truyền thông không nhắc đến họ và không nhắc đến máu xương đồng đội của họ.
Chỉ muốn nói một điều : Máu xương của họ không đáng bị đặt trong vòng “nhạy cảm” của các nhà chính trị. Các nhà chinh trị hãy cứ làm tất cả những gì có thể làm để giữ cho được hòa bình, miễn là không phản bội m-áu xương của những người vệ quốc. Và các nhà chính trị, các vị tướng lãnh mỗi khi lăn tăn về “quyền lợi chính trị” của mình, hãy nghĩ một chút đến những người như binh nhất Lê Minh Trường, như thượng sĩ Nguyễn Xuân Kim, như trung úy Nguyễn Xuân Trường…xem mình có được ưu tú như các anh hùng ấy hay không.
Đương đầu với đội quân xâm lược lớn nhất trong lịch sử với 60 vạn tên, hàng vạn ch.iến sĩ ta đã phải hy sinh, hàng ngàn liệt sĩ đến nay vẫn chưa tìm được hài c-ốt. Số ch.iến sĩ để lại ch.iến trường một phần cơ thể như anh hùng Nguyễn Xuân Trường thì gấp đôi, gấp ba lần số chiến sĩ vĩnh viễn không trở về. Họ đều có tên tuổi, có cha mẹ, có quê hương bản quán, chẳng có một liệt sĩ nào, chẳng có một chiến sĩ nào là “chiến sĩ vô danh”.
Đi đánh giặc chẳng ai mong được “đãi ngộ”, được sống sót đã là may mắn. Đánh giặc xong trở về làm dân, nổi trôi theo số phận của đồng bào mình. Đi đánh giặc mà nghĩ sẽ về làm quan, về chia “chiến lợi phẩm” thì không đánh giặc được. 40 năm nay các chiến sĩ trong cuộc chiến tranh vệ quốc còn sống sót không một ai lăn tăn đòi hỏi, dù một thời gian dài truyền thông không nhắc đến họ và không nhắc đến máu xương đồng đội của họ.
Chỉ muốn nói một điều : Máu xương của họ không đáng bị đặt trong vòng “nhạy cảm” của các nhà chính trị. Các nhà chinh trị hãy cứ làm tất cả những gì có thể làm để giữ cho được hòa bình, miễn là không phản bội m-áu xương của những người vệ quốc. Và các nhà chính trị, các vị tướng lãnh mỗi khi lăn tăn về “quyền lợi chính trị” của mình, hãy nghĩ một chút đến những người như binh nhất Lê Minh Trường, như thượng sĩ Nguyễn Xuân Kim, như trung úy Nguyễn Xuân Trường…xem mình có được ưu tú như các anh hùng ấy hay không.
Và cũng xin lưu ý những người muốn làm chính trị thuộc mọi
khuynh hướng : Không được lấy máu xương của người khác ra để phục vụ cho mưu đồ
chính trị của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét