CÁCH LY
TẤN ĐỊNH
Mùa
Cô-vít có tục cách ly, nghe nhiều thành quen, chẳng thấy sợ nữa. Thế mà cách
nay khoảng bốn chục năm tôi cũng đã được biết và trãi nghiệm về cách ly rồi. Đó là để "đảm bảo an toàn" gì gì đó,
người ta đang tâm cách ly một vị tướng già suốt một đời chinh chiến với các lão
thành chiến hữu và các cựu chiến binh mến mộ ông. Có lần vì quá bức xúc, tôi
đưa ra câu hỏi thắc mắc với một chú lớn tuổi đã từng làm ở Cục bảo vệ, chú ấy
lắc đầu bảo: "Cháu biết để làm gì. Hãy chú ý quan tâm chăm sóc cụ cho tốt,
thế là cháu đã làm tốt phận sự của mình rồi đấy. Nghe chú đi, đừng hỏi
nhiều".
Lần đó đi làm về tôi ghé vào HD để giúp Nam cho gà ăn. Nam nuôi
ở góc vườn phía gần nhà chú Dũng cả một đàn gà công nghiệp. Chủ yếu là nuôi
nhốt, ít khi thả ra vườn. Đang đứng ở gốc nhãn gần chuồng gà nhìn ra cổng, tôi
thấy một người đàn ông lớn tuổi dựng xe đạp vào hàng rào rồi đứng nói gì đó với
đồng chí cảnh vệ. Rút kinh nghiệm mấy lần trước tôi liền đi ra cổng, thấy người
đi xe đạp đến đúng là chú Thanh. Chú Thanh trước là thư ký của cậu tôi, một
giai đoạn mấy năm chú đi chiến trường, và trước khi về hưu chú là bộ trưởng bộ
gì đó hình như là vật tư. Vậy mà cảnh vệ không cho chú vào. Cái này phải dùng
mẹo như mọi lần mới được. Tôi bước thật nhanh như là đang vội rồi nói với cậu
cảnh vệ, đây là bác Thanh đồng hương, nhà bên Phùng Hưng, ông biết bác ấy đến
nên bảo anh ra đón. Vậy là cậu cảnh vệ mở cổng cho chú Thanh dắt xe đạp vào.
Dọc đường vào nhà chú Thanh rất ngạc nhiên, hỏi: Cậu cháu biết
chú sang thật à? Tôi tránh nhìn chú, đáp lời: Đâu có, cháu nói dối nó đấy! Chú
Thanh im lặng không nói gì.
Lúc đưa chú Thanh vào phòng khách thì đến lượt cậu tôi ngạc
nhiên, nhưng rồi hai cụ vào chuyện luôn, quên mất chuyện làm sao qua được vọng
gác. Điều đáng nói là đại úy Th đã đặt sẵn cái ghế ở góc phòng, rồi ngồi đó giả
vờ đọc sách. Giả vờ thế thôi, tôi biết thừa, đang thừa hành công vụ thì có mà
đọc sách bằng...tai.
Đó là đại úy Th quê Hà Tây, người thấp khỏe, mỗi chiều tập võ
ngoài sân là bỏ cả áo ngoài cả may-ô ra, cơ bắp ở ngực ở tay nổi lên cuồn cuộn.
Hai anh em tôi và Tấn Lộc nhìn mà phục lăn. Mấy anh em trước đây quý nhau lắm,
vì biết anh Th là vệ sĩ, người trực tiếp cận kề bảo vệ cậu tôi lúc ở nhà cũng
như đi công tác. Hơn nữa, đã có mấy lần anh Th dừng tập nửa chừng quay sang
hướng dẫn mấy thế võ cho tôi và Lộc, khi thấy anh em tôi say sưa tập theo.
Vẫn biết là ngồi quan sát và theo dõi mỗi khi cậu tôi tiếp khách
là nhiệm vụ đặc biệt của anh ấy được trên giao (hay người nào đó giao), nhưng
tình cảm của anh em tôi dành cho anh ấy không còn như xưa nữa! Lâu lắm chưa gặp
lại, không hiểu cuộc sống của anh ấy lúc về già có được bình thường không? Mong
cho anh ấy và gia đình luôn bằng an! Đó là những gì của một thời "cách ly
không cô-vy" mà tôi còn nhớ mãi, bởi nó nhắc tôi nhớ lại những kỷ niệm
buồn và xót xa về những gì mà người ta hay nói về "tình đồng chí".
Thế rồi có một lần Cậu tôi phải nhập Viện 108. Cú ngã sơ sơ
nhưng đối với người cao tuổi thật không sao lường hết được. Còn nhớ hôm đó Cậu
tôi đang tập bài tập dưỡng sinh của Cụ Song Tùng, vừa tập vừa lẩm nhẩm đếm để
luyện trí nhớ. Vừa lúc đó thì con Giôn, con Cún mà Ti và Bi vẫn chăm bẵm cứ
muốn chạy đến bên Ông, Ông bước lùi vài bước để tránh, và thế là ngồi bệt vào
chậu cây phía sau lưng. Cú ngã ngồi bình thường, rất may là có cái cây đằng sau
đỡ lấy lưng và đầu, hú vía. Vậy nhưng đến tối thì Cậu tôi bắt đầu thấy đau ở
vùng thắt lưng, rồi cứ thế đau dần lên cả cột sống. Cả nhà ra quyết nghị, thôi
cứ phải vào Viện cho yên tâm. Vậy mà phải nằm cả tháng trời cơ đấy. Đúng là với
người già, không thể nào nói trước được điều gì.
Suốt cả ngày lẫn đêm, hầu như lúc nào cũng có mặt bác sĩ hoặc y
tá, hộ lý của Bệnh viện. Chỉ đến bữa ăn là cần có người nhà ngồi ăn cùng, để
tạo không khí thôi chứ Cậu tôi tự túc được hết, chưa cần phải làm thay một việc
gì. Đến việc lấy thuốc đánh răng từ trong tuyp ra bàn chải, hay vò khăn mặt
bằng xà phòng, nếu tôi nhỡ thò tay vào và nói "Để con làm cho", thì y
như rằng bị gạt ra ngay. Người già muốn khẳng định năng lực hành động của mình
trước con cháu, rằng mình vẫn tự làm lấy được tất cả! Những lúc ấy tốt nhất là
đến đứng thật im ở phía ngoài cửa toilet, tập trung lắng nghe từng tiếng động
nhỏ ở bên trong, và với tư thế luôn luôn sẵn sàng!
Ban ngày thì Mợ tôi hoặc các anh chị thay nhau vào với Cậu. Chỉ
có buổi tối, vì nhà gần Bệnh viện nên tôi được đặc cách đảm đương ca này. Sau
bữa tối, Cậu tôi thường theo dõi chương trình thời sự trên TV từ đầu cho đến
cuối, nói chuyện vui gì đó với các con các cháu vào thăm, xong là lên giường
nằm theo lời khuyên của bác sĩ. Những lúc đó Cậu rất thích nghe một vài bản
nhạc cổ điển, những bài hát về Hà Nội, đặc biệt là đĩa CD do Phương Tâm mang
vào cho Ông ngoại, Cậu tôi nghe đi nghe lại không biết chán, thích nhất vẫn là
bài "Hà nội đêm trở gió". Có mấy chỗ không rõ lời, Cậu hỏi tôi tôi
cũng chịu không trả lời được, hôm sau đành phải tìm tra sổ bài hát.
Tôi quên chưa kể về một vài thói quen trước khi ngủ mà Cậu vẫn
thường dạy tôi, đó là lau mắt bằng nước muối y tế và xoa chân tay trước khi
ngủ. Lau mắt nước muối thì không có gì đáng nói, đáng nói là cách xoa hai lòng
bàn tay và hai gan bàn chân với nhau, xoa đều khoảng dăm bảy phút trước khi
ngủ. Làm được như vậy một cách đều đặn, khí huyết sẽ lưu thông, giấc ngủ đến
nhanh, và ngủ sẽ ngon hơn, sâu hơn. Tôi hỏi Cậu "Cậu đọc được cái này ở
đâu?". Cậu tôi bảo "Đây là ông ngoại con dạy Cậu từ hồi còn bé".
Tôi bảo "Từ dạo ấy mà ông đã bắt Cậu tập khí công thế này rồi sao? Ai cũng
phải tập thế này sao?". Cậu nheo mắt hóm hỉnh rồi cười, với nụ cười rất
hiền, nói: "Bình thường thôi mà con. Ở quê người ta không gọi là tập khí
công, mà bảo là xoa sạch chân trước khi lên giường, ở quê mình toàn đi chân đất
mà con, làm gì có guốc dép. Mùa lạnh mà xoa tay xoa chân như thế thì người ấm
dần lên, dễ ngủ hơn con ạ". À ra thế!
Nghe lời Cậu, và cái chính là cũng muốn có được sức khỏe dẻo dai
như Cậu nên tôi vận dụng ngay bài tập xoa tay xoa chân trước khi ngủ. Hiệu
nghiệm thật. Và thế là tôi kiên trì kéo dài bài tập đâu được khoảng hai tuần,
sau đó thì...quên luôn. Đến bây giờ viết về Cậu tôi, tôi bỗng nhớ lại, có lẽ
lúc nào đó cũng phải bắt đầu tập lại thôi, nếu muốn mình cũng trường thọ!
Các bạn đã bao giờ ngồi nhìn ông bà hoặc bố mẹ mình lúc về già
nằm ngủ chưa? Tôi tin chắc rằng nếu có thì những lúc đó chính là những giờ phút
hạnh phúc nhất trong đời bạn!
Trong lần về Lệ thuỷ, đến thăm nhà Bác thì gặp Tan Dinh cũng về quê. Hai thằng ngồi chém gió, không có gì phải giữ gìn cẩn thận nữa.
Mình hỏi hắn “ Rứa chuyện CÁCH LY tui đăng được chưa “.
Hắn nói: “ Nên chưa hè “.
Mình: “ Tui phải đăng vì bây chừ nhân chứng còn, lỡ mai mốt mất đi lại có người chửi tui là nói láp”
Hắn “ OK, nhưng chừng mực nghe”.
Viết bổ sung chuyện “
Cách ly” của Tấn Định. Ở đây người tui gọi bằng Bác là Đại tướng.
Phan Trí Đỉnh
Trong lần về Lệ thuỷ, đến thăm nhà Bác thì gặp Tan Dinh cũng về quê. Hai thằng ngồi chém gió, không có gì phải giữ gìn cẩn thận nữa.
Mình hỏi hắn “ Rứa chuyện CÁCH LY tui đăng được chưa “.
Hắn nói: “ Nên chưa hè “.
Mình: “ Tui phải đăng vì bây chừ nhân chứng còn, lỡ mai mốt mất đi lại có người chửi tui là nói láp”
Hắn “ OK, nhưng chừng mực nghe”.
Tui chép lại theo cách nói của người kể: “Khoảng đầu năm
1967, tôi và một người nữa được ông Sáu gọi lên giao nhiệm vụ cho hai thằng là
đi tìm một hòn đảo để cách ly một người.
Lần mò hơn tháng tìm kiếm, rồi chúng tôi về báo cáo là có thể dùng đảo Quan lạn vào việc này.
Ông Sáu lập tức đưa chúng tôi trực tiếp gặp báo cáo ông Ba.
Ông Ba nói: Dừng việc ấy lại đã và yêu cầu chúng tôi giữ bí mật.
Sau đó mới biết thêm là khi được hỏi ý kiến thì ông Tô phản đối quyết liệt, cương quyết không đồng ý với việc làm ấy.
Và theo thiển ý của tôi, có lẽ ông Ba sợ xảy ra chuyện như chuyện đảo En bơ và 100 ngày của Napoleon bên Pháp.
Sau đó Bác được BCT quyết định đi Hungrari chữa bênh.
Bác Hồ sang Trung quốc chữa bệnh.
Lần mò hơn tháng tìm kiếm, rồi chúng tôi về báo cáo là có thể dùng đảo Quan lạn vào việc này.
Ông Sáu lập tức đưa chúng tôi trực tiếp gặp báo cáo ông Ba.
Ông Ba nói: Dừng việc ấy lại đã và yêu cầu chúng tôi giữ bí mật.
Sau đó mới biết thêm là khi được hỏi ý kiến thì ông Tô phản đối quyết liệt, cương quyết không đồng ý với việc làm ấy.
Và theo thiển ý của tôi, có lẽ ông Ba sợ xảy ra chuyện như chuyện đảo En bơ và 100 ngày của Napoleon bên Pháp.
Sau đó Bác được BCT quyết định đi Hungrari chữa bênh.
Bác Hồ sang Trung quốc chữa bệnh.
Sau đó là tết Mậu thân 1968.
Ảnh một Người nhiều kẻ kinh sợ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét