Thứ Ba, 21 tháng 5, 2024

Một Đôi Dòng vè Chữ Việt trong Tiếng Việt.

FB Nhật Nguyệt Minh

  · 


Có lần mình hỏi một anh bạn, vốn là người có thâm niên sống và làm việc bên Trung Quốc đã lâu, cái tên Việt Nam trong tiếng Trung nghĩa là gì? Anh ấy giải thích, ở Quảng Đông người ta vẫn dùng chữ Việt () để nói về cư dân ở đấy, vì họ cho rằng ngày xưa họ là người Bách Việt (百粵), nhưng chữ Việt () này hoàn toàn khác với chữ Việt () của Đại Việt ( ) và chữ Việt của Việt Nam ( ). Chữ Việt () trong Bách Việt là chỉ nói đến cư dân sinh sống ở vùng Lưỡng Quảng, còn chữ Việt () trong Việt Nam là nói về sự vượt qua một giới hạn nào đó, ở đây đó là quá trình vượt qua, hay vượt lên trong hành trình về phương Nam, có nghĩa là không có liên quan gì đến Trung Quốc cả.

Theo logic đó, căn cứ trên nguyên gốc của chữ Hán thì đúng là các cụ ngày xưa dùng chữ Việt trong tên gọi Việt Nam, hay chữ Việt trong tên gọi Đại Việt, đều là chung một chữ, đó là chữ Việt này (), chứ không dùng chữ Việt kia () của Bách Việt. Vậy mà, không biết từ bao giờ, rất nhiều người vẫn nghĩ Việt Nam nghĩa là nước Nam của người Việt, hoặc là nước Việt nằm về phương Nam so với Trung Quốc.

Tự nghĩ, tại sao một vùng cương thổ độc lập đã nghìn năm mà tên gọi lại phải đi lấy tên của một quốc gia khác làm hệ quy chiếu, như ngày nay mạng xã hội vẫn hay dùng chữ Đông Lào để nói về nước mình là ví dụ, tất nhiên là có ý đùa cợt, nhưng các vua của ta ngày xưa thì không đùa. Ý nghĩa của hai chữ Việt Nam bấy lâu nay thường được diễn giải theo chủ quan của hậu thế, nhưng đừng quên rằng tên nước Việt Nam là do vua Gia Long chính thức định danh vào năm 1804, vậy nên, để hiểu cái tên này ý nghĩa như thế nào thì chúng ta cần phải tìm hiểu lại các văn bản, hoàn cảnh và sự kiện của nhà Nguyễn có liên quan, chứ không nên nhồi nhét cách nghĩ của đời sau vào miệng của tiền nhân một cách thô thiển như thế.

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2024

GHI CHÉP CỦA ĐẠI TÁ VŨ ĐÌNH HUỲNH-BÍ THƯ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT SỐ SỰ KIỆN CỦA CHÍNH PHỦ NĂM 1950 TẠI CHIẾN KHU VIỆT BẮC

 LÒNG DÂN ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN KIẾN QUỐC QUA VĂN THƯ CỦA BÍ THƯ CHỦ TỊCH NƯỚC VŨ ĐÌNH HUỲNH TRONG NĂM 1950

KHỔNG ĐỨC THIÊM

( Nguyên Trưởng Phòng Tư liệu Văn phòng Chính phủ )




Vũ Đình Huỳnh (1905-1990), quê Nam Định, Bí thư riêng của Hồ Chủ tịch từ trước Cách mạng tháng 8, có một thời gian được cử làm Đặc phái viên Chính phủ, tiếp tục nhiệm vụ từ năm 1948 đến 1954. Để hiểu một phần nhiệm vụ của ông , xin giới thiệu một vài văn thư trao đổi với các nơi và qua đó để các bạn thấy được tình cảm của người dân đối với lãnh tụ và sự nghiệp kháng chiến:

• Công văn 24-1-1950 gửi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, Văn phòng Chủ tịch nước thừa lệnh Hồ Chủ Tịch chuyển 17.400 đ của các ông bà Phan Văn Hệ (Vinh Quang ,Tam Dương -Vĩnh Phúc ), Lê Thị Thanh (Vinh Quang ,Bất Bạt -Sơn Tây), Hoàng Văn Tuấn và Trần Văn Tiệp (Chấn Hưng ,Nghĩa Hưng -Nam Định), họ Lại ( Phù Vân ,Kim Bảng -Hà Nam) và CĐ ( chỉ đạo ) báo CQ ( cơ quan )...để Bộ đặt làm giải thưởng cho bộ đội.

•Thư 3-6-1950 gửi CTUBKCHCLKVB ( Chủ tịch ủy ban khánh chiến hành chính khu Việt Bắc ) đề nghị xác thực tin ông Nguyễn Như Tuyên, điền chủ ở Hiệp Hòa -Bắc Giang dâng lên Hồ Chủ tịch 300 mẫu ruộng, 1560 mẫu đất đăng trên báo Cứu Quốc ngày 30-5-1950.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2024

RA MẮT SÁCH HỒI ỨC ĐIỆN BIÊN PHỦ - NHỮNG NHÂN CHỨNG LÊN TIẾNG

 FB Dương Quốc Chính – 3/5/2024

Chiều nay mình tham dự buổi ra mắt cuốn sách này tại ĐH Sư phạm HN, sách do NXB ĐH SP xuất bản. Trong lúc chờ các thủ tục rằng thì là mà quen thuộc giới thiệu quan khách linh tinh, mình đã kịp đọc qua 1 số trang sách và thấy khá bất ngờ về nội dung.

Thực ra không có quá nhiều nội dung mà mình chưa biết, vì mình cũng đã đọc nhiều sách về ĐBP, đủ các lề, tất nhiên lề phải vẫn nhiều hơn, không anh em lại bảo mình sính Tây! Nhưng chắc chắn ở cuốn này là 1 góc nhìn rất khác với sách Việt Nam. Sách Việt Nam về cơ bản có nội dung na ná nhau, đúng lề, thường hay đi sâu vào chi tiết hơn là các phân tích nhân quả, chiến lược.

Cuốn sách này đã nêu một số chi tiết mà mình cho là nhạy cảm, sách do phía Việt Nam viết sẽ không có. Cụ thể là:


Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2024

Phản biện đường lối cán bộ của Đảng CSVN

 Nguyễn Đình Cống

Nhân có nhiều cán bộ cao cấp của Đảng bị truất phế, tôi xin gửi một bài đã đăng vào năm 2018, ngày nay vẫn còn giá trị tham khảo

Kỳ 1

1- Đặt vấn đề

Lãnh đạo ĐCSVN đang loay hoay với vấn đề cán bộ (CB), đặc biệt là CB cấp chiến lược. Họ khát khao có được đội ngũ CB vững mạnh, nhưng càng ngày thực tế càng xa rời mong ước, càng phát hiện ra nhiều CB thoái hoá biến chất, làm mất lòng tin của dân, làm ruỗng nát tổ chức, làm lung lay sự lãnh đạo. Họ tìm đủ trăm phương ngàn kế để quy hoạch, lựa chọn, đào tạo, đề bạt, giám sát CB, xây dựng và làm trong sạch tổ chức, nhưng chủ yếu vẫn không đạt được. Vì sao vậy? Phải chăng vì kém trí tuệ và kiêu ngạo mà họ đã chọn chủ thuyết có nhiều độc hại để tôn thờ, làm việc trái ĐẠO TRỜI và LÒNG NGƯỜI. Như thế càng quẫy đạp càng chui sâu vào đống bùng nhùng không lối thoát.

Thực tế cuộc sống, lịch sử và sách báo đã giúp tôi suy nghĩ, chiêm nghiệm, nhận thức về việc làm CB, hoặc theo cách nói dân giả là làm quan. Tôi đề ra thuyết Tam đại và Tam ủng cho việc làm quan (Tam Đại là Đại Nhân, Đại Nghĩa, Đại Sự. Tam Ủng là sự ủng hộ của 3 cấp), cũng đã viết vài bài tiểu luận, một số phản biện về nghị quyết, quy định của ĐCSVN liên quan đến công tác CB. Phản biện này chủ yếu là tập hợp những điều tôi đã viết và công bố, cộng thêm một số suy nghĩ và phát hiện gần đây. Tôi viết nhân dịp nghe nói trung ương Đảng họp lần thứ 9 vào cuối tháng 12/2018 để thảo luận về công tác cán bộ.

Sự suy nghĩ, hiểu biết của một con người là có hạn và chắc rằng những điều được viết trong bài này cũng được nhiều người suy nghĩ, hiểu biết và bàn luận. Tôi trình bày các ý kiến của cá nhân, hy vọng có thể gợi ra vài tham khảo hoặc phản bác.

2- Gốc gác của mọi vấn đề

Chủ nghĩa Mác Lê nin ( CNML) là gốc gác đường lối CB của CS. Lãnh đạo ĐCSVN quá tin vào nó, kiên trì nó phải chăng vì chỉ thấy mặt tích cực giả tạo của nó mà không thấy được những độc hại có thật do nó gây ra. Phải chăng vì một thời được học, được nhồi sọ CNML rồi tự bịt mắt, tự bưng tai, để không thấy thực tế, không nghe sự thật, rồi còn bịt mồm người khác, không cho phản biện. Hay còn lý do nào khác. Có thể một số nào đó biết rõ độc hại của CNML, nhưng cố tình lợi dụng nó để vinh thân phì gia, để thi hành mưu sâu kế hiểm.

ĐCSVN đã từng là đảng cách mạng, nay trở thành một đảng chính trị, cầm quyền. Cần thay đổi tổ chức cho phù hợp với nhiệm vụ mới. Thế mà họ không nhận thức được, vẫn khăng khăng tiếp tục như cũ, tự tạo ra mâu thuẫn không sao khắc phục được.

ĐCSVN tự cho mình quyền lãnh đạo toàn diện, đặc biệt là quyền quyết định về CB. Đó là cướp quyền của dân. Họ bày ra trò dân chủ giả hiệu trong bầu cử để lừa mọi người và tự lừa mình.

Đó là đống bùng nhùng lớn mà ĐCSVN đang vướng phải. Không chịu tìm cách thoát ra mà vẫn lăn lộn trong đó thì không có cách nào tạo được đội ngũ CB tài giỏi và liêm khiết, nói gì đến việc có thể nêu gương.

3- Về tiêu chuẩn CB Có thể quy CB về 2 loại theo nguồn gốc: được bầu và được tuyển. Tiêu chuẩn (TC) chung nhất cho CB là Tài và Đức (CS gọi là Hồng và Chuyên). Tuy vậy nhận thức và vận dụng trong từng giai đoạn có khác nhau.

Hồ sơ quan trọng nhất là lý lịch. Đã từng có thời tổ chức chỉ xét người theo lý lịch. Nhờ lý lịch sáng đẹp một số kẻ ngu dốt và lười biếng đã trở thành ông nọ bà kia. Vì lý lịch có tỳ vết mà nhiều tuổi trẻ tài năng ôm hận chịu vùi dập.

Đối với CS tiêu chuẩn quan trọng nhất có lẽ là Trung thành. Với một đảng hoạt động bí mật, một quân đội thì trung thành là bắt buộc, nhưng đảng chính trị cầm quyền không thực sự cần. Tổng thống Trump của Mỹ đã vào đảng Dân chủ, bỏ Dân chủ, vào Cộng hòa, bỏ Cộng hòa gia nhập đảng Cải cách, bỏ Cải cách để trở lại vào Dân chủ. Lại bỏ Dân chủ quay về với Cộng hòa. Thế mà chẳng thấy ai quan tâm đến sự không trung thành của ông ta. Chỉ có kẻ độc tài mới đòi hỏi cao sự trung thành. Mọi thể chế dân chủ không đòi hỏi trung thành với đảng phái chính trị.

Tiêu chuẩn phải làm qua CB cấp dưới đủ thời gian nào đó mới được đề cử, ứng cử lên cấp trên. Tôi gọi đó là cách leo trèo mà không chấp nhận bước nhảy. Sự phát triển tiệm tiến, trèo dần từng bước là bình thường, nhưng cần có những bước nhảy dành cho những tài năng vượt bậc. Loại bỏ bước nhảy có tác hại ngăn trở tài năng.

Tiêu chuẩn đã có nhiều thành tích và kinh nghiệm là khá thiển cận, ngăn trở việc tìm kiếm những năng lực tiềm ẩn. Chọn CB là để người đó phát huy năng lực, làm những việc mới chứ không phải để họ lặp lại những công việc đã làm. Đành rằng qua việc đã làm thì có thể đánh giá năng lực. Nhưng đó là năng lực trong quá khứ. Giữa một người có nhiều thành tích mà đã cạn tiềm năng và một người tuy chưa có thành tích (vì chưa được làm), nhưng có nhiều tiềm năng thì rất nên chọn người có tiềm năng. Ở đây có cái khó là người chưa làm, chưa có thành tích, sao mà biết được họ có tiềm năng (điều này sẽ bàn sau, trong mục 4 và 5).

Nếu cứ phải qua cấp dưới, cứ phải có thành tích thì Lưu Bị không bái Khổng Minh làm quân sư, chúa Nguyễn Phúc Nguyên không phong cho Đào Duy Từ chức Nha úy nội tán, Tề Hoàn Công không phong đại phu cho người chăn trâu Ninh Thich, Những người vừa kể đã làm nên sự nghiệp lẫy lừng trong lịch sử. Và gần đây, nếu theo yêu cầu phải leo trèo dần qua các chức vụ thì dân Mỹ không bầu Trump làm Tổng thống năm 2016. 

Kỳ 2

Dân mình?

 Mạc Văn Trang

Dân mình Chúa, Phật chẳng tin

Tin ông Mác - Lênin

Thờ mấy thần tài, con ma, chó đá

Cúng dường cho đám giả tăng…

Dân mình biết quan nói những điều dối trá

Đạo đức diễn hề

Vẫn tin tưởng, phục tùng

Náo nức đi bầu, 100% phiếu thuận!

Bây giờ ai bị cướp nhà, cướp đất, giải tỏa, thu hồi,

bị bắt, bị tù, bị giết…

Xóm làng sợ vạ lây

“Đỉa cắn chân là ai người đó giãy!”

Chẳng còn “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”

Chẳng còn chuyện một người chết oan cả làng, cả xã kéo đi tranh đấu…