Thứ Ba, 21 tháng 5, 2024

Một Đôi Dòng vè Chữ Việt trong Tiếng Việt.

FB Nhật Nguyệt Minh

  · 


Có lần mình hỏi một anh bạn, vốn là người có thâm niên sống và làm việc bên Trung Quốc đã lâu, cái tên Việt Nam trong tiếng Trung nghĩa là gì? Anh ấy giải thích, ở Quảng Đông người ta vẫn dùng chữ Việt () để nói về cư dân ở đấy, vì họ cho rằng ngày xưa họ là người Bách Việt (百粵), nhưng chữ Việt () này hoàn toàn khác với chữ Việt () của Đại Việt ( ) và chữ Việt của Việt Nam ( ). Chữ Việt () trong Bách Việt là chỉ nói đến cư dân sinh sống ở vùng Lưỡng Quảng, còn chữ Việt () trong Việt Nam là nói về sự vượt qua một giới hạn nào đó, ở đây đó là quá trình vượt qua, hay vượt lên trong hành trình về phương Nam, có nghĩa là không có liên quan gì đến Trung Quốc cả.

Theo logic đó, căn cứ trên nguyên gốc của chữ Hán thì đúng là các cụ ngày xưa dùng chữ Việt trong tên gọi Việt Nam, hay chữ Việt trong tên gọi Đại Việt, đều là chung một chữ, đó là chữ Việt này (), chứ không dùng chữ Việt kia () của Bách Việt. Vậy mà, không biết từ bao giờ, rất nhiều người vẫn nghĩ Việt Nam nghĩa là nước Nam của người Việt, hoặc là nước Việt nằm về phương Nam so với Trung Quốc.

Tự nghĩ, tại sao một vùng cương thổ độc lập đã nghìn năm mà tên gọi lại phải đi lấy tên của một quốc gia khác làm hệ quy chiếu, như ngày nay mạng xã hội vẫn hay dùng chữ Đông Lào để nói về nước mình là ví dụ, tất nhiên là có ý đùa cợt, nhưng các vua của ta ngày xưa thì không đùa. Ý nghĩa của hai chữ Việt Nam bấy lâu nay thường được diễn giải theo chủ quan của hậu thế, nhưng đừng quên rằng tên nước Việt Nam là do vua Gia Long chính thức định danh vào năm 1804, vậy nên, để hiểu cái tên này ý nghĩa như thế nào thì chúng ta cần phải tìm hiểu lại các văn bản, hoàn cảnh và sự kiện của nhà Nguyễn có liên quan, chứ không nên nhồi nhét cách nghĩ của đời sau vào miệng của tiền nhân một cách thô thiển như thế.

Chúng ta đều biết, năm 1802, sau khi bình định được nhà Tây Sơn, Gia Long lên ngôi và đặt tên nước là Nam Việt ( ). Nhưng khi sứ thần nước ta sang nhà Thanh để thông báo về quốc hiệu này, thì gặp phải sự e ngại của chính nhà Thanh, khi cho rằng đấy là sự lặp lại quốc danh Nam Việt mà Triệu Võ Đế (Triệu Đà) đã dặt ra từ trước, có lãnh thổ không chỉ là vùng Bắc Trung Bộ và đồng bằng Sông Hồng của nước ta, mà còn bao trùm luôn cả vùng Lưỡng Quảng của bên Trung Quốc; dẫu rằng, ở đây chữ Việt () này với chữ Việt () kia hoàn toàn khác hẳn nhau. Giờ nghĩ lại mà cũng thấy hài!

Có lẽ để tránh sự phiền toái từ nhà Thanh, đầu năm 1804, vua Gia Long đã cho đổi cái tên Nam Việt ( ) thành VIỆT NAM ( ), vì cho rằng nó chẳng thay đổi gì về cơ bản, Nam Việt hoặc Việt Nam thì cũng đều có chung một ý nghĩa theo cách nghĩ của mình.

Để rõ hơn về quan điểm này, ở đây cần phải dẫn lại lời của Trịnh Hoài Đức, người có mặt trong đoàn sứ thần qua đàm phán với nhà Thanh năm đó, sau này cho biết: Việt Nam là quốc danh để chỉ một lãnh thổ hợp nhất giữa Đàng Trong với Đàng Ngoài; nhà Nguyễn trước đó đã sở hữu vùng đất của Việt Thường ( ), còn vùng đất của An Nam ( ) là được thêm vào sau đó.

Như vậy là đã rõ, hai chữ VIỆT NAM là sự kết hợp giữa hai cái tên VIỆT THƯỜNG với AN NAM mà có.

Vấn đề ở đây, vùng đất An Nam thì ta đã biết rồi, đó là mảnh ghép từ thời Bắc Thuộc còn lưu lại đến sau này, còn vùng đất Việt Thường thì ở đâu?

Thật may mắn, theo tất cả những nguồn thư tịch cổ như: Hậu Hán Thư, Thượng Thư Đại Truyện, Tư Trị Thông Giám Cương Mục... đều chỉ rất rõ vùng đất Việt Thường là địa danh được xác định nằm về phía nam của xứ Giao Chỉ. Cũng có một ý nữa, trong Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện Sơ Tập, tên gọi Việt Thường chính là là tên cổ của xứ Chăm Pa, bao gồm cả vùng đất của xứ Phù Nam (còn gọi là Thủy Chân Lạp) ngày trước.

Cần ngược lại dòng lịch sử một chút, trải các đời Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê... mặc dù tự xưng quốc danh là Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu... hay là gì đi nữa, nhưng các triều đình Trung Quốc đều không ghi nhận, mà họ cứ gọi ta là An Nam và phong cho vua ta là An Nam Quốc Vương.

Đến thời vua Gia Long, ban đầu nhà Thanh vẫn theo thói cũ dùng quốc danh An Nam để xác lập quan hệ với nước ta, chứ không chịu là Việt Nam, nhưng vua Gia Long kiên quyết không đồng ý, sau này lâu rồi thì nhà Thanh cũng quen nên không còn í ới gì nữa. Khi đã ổn định về mặt ngoại giao rồi, năm 1808, vua Gia Long đã tiến hành phân chia địa giới khu vực trong cả nước, đi kèm với đó là phân bổ quan lại cai trị, từng bước xây dựng bộ máy quản lý từ triều đình xuống đến các địa phương. Việt Nam nhờ đó mà từng bước phát triển, trở thành một cường quốc có thế lực đáng gờm, được nể vì của các nước trong khu vực.

Như vây, với quốc danh Việt Nam của vua Gia Long, đây là lần đầu tiên trong suốt lịch sử cả ngàn năm, Trung Quốc đã phải từ bỏ cách gọi mang tính miệt thị truyền kiếp là An Nam đối với đất nước chúng ta, không chỉ dùng lại ở đấy, tên gọi này còn mang ý nghĩa mở mang bờ cõi và con đường thoát Trung của ông cha. Ở đây, nó chính là ý chí, là tinh thần độc lập của dân tộc được hun đúc qua rất nhiều thế hệ mà có được.

Tóm lại, chữ Việt () trong Bách Việt là nói về cư dân ở đất Lưỡng Quảng bên Trung Quốc, còn chữ Việt () trong tên gọi Đại Việt là để chỉ tộc Việt, bên cạnh đó, cũng chữ Việt đấy () trong tên gọi Việt Nam thì được lấy từ danh từ Việt Thường là một định danh về địa lý. Ghép chữ VIỆT trong "Việt Thường" với chữ NAM trong "An Nam" thành VIỆT NAM, là một sự ghi nhận đàng hoàng về nguồn gốc của từng vùng lãnh thổ trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Vậy nên, mỗi khi nhắc đến hai chữ Việt Nam thì cũng nên nhắc đến cả cái công mở mang bờ cõi và thống nhất sơn hà của tiền nhân, nhờ đó mà ngày nay chúng ta mới có được một dải non sông gấm vóc từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài Biển Đông đang nằm trong âm mưu chiếm đoạt của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

------------------------------

( Ảnh minh họa: Đám mây tạo hình bản đồ Việt Nam - AI - Nguồn Internet)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét