LÒNG DÂN ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN KIẾN QUỐC QUA VĂN THƯ CỦA BÍ THƯ CHỦ TỊCH NƯỚC VŨ ĐÌNH HUỲNH TRONG NĂM 1950
KHỔNG ĐỨC THIÊM
( Nguyên Trưởng Phòng Tư liệu
Văn phòng Chính phủ )
Vũ Đình Huỳnh (1905-1990),
quê Nam Định, Bí thư riêng của Hồ Chủ tịch từ trước Cách mạng tháng 8, có một
thời gian được cử làm Đặc phái viên Chính phủ, tiếp tục nhiệm vụ từ năm 1948
đến 1954. Để hiểu một phần nhiệm vụ của ông , xin giới thiệu một vài văn thư
trao đổi với các nơi và qua đó để các bạn thấy được tình cảm của người dân đối
với lãnh tụ và sự nghiệp kháng chiến:
• Công văn 24-1-1950 gửi Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, Văn phòng Chủ tịch nước thừa lệnh Hồ Chủ Tịch
chuyển 17.400 đ của các ông bà Phan Văn Hệ (Vinh Quang ,Tam Dương -Vĩnh Phúc ),
Lê Thị Thanh (Vinh Quang ,Bất Bạt -Sơn Tây), Hoàng Văn Tuấn và Trần Văn Tiệp
(Chấn Hưng ,Nghĩa Hưng -Nam Định), họ Lại ( Phù Vân ,Kim Bảng -Hà Nam) và CĐ (
chỉ đạo ) báo CQ ( cơ quan )...để Bộ đặt làm giải thưởng cho bộ đội.
•Thư 3-6-1950 gửi CTUBKCHCLKVB ( Chủ tịch ủy ban khánh chiến hành chính khu Việt Bắc ) đề nghị xác thực tin ông Nguyễn Như Tuyên, điền chủ ở Hiệp Hòa -Bắc Giang dâng lên Hồ Chủ tịch 300 mẫu ruộng, 1560 mẫu đất đăng trên báo Cứu Quốc ngày 30-5-1950.
•Văn thư 11-7-1950 gửi
CTUBKCHCLK4 ( Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu 4 ) truyền đạt ý
kiến của Hồ Chủ Tịch về việc gửi lại địa phương tấm lụa của Chi hội LV ( liên
Việt ) xã Mỹ Lộc ( Thừa Thiên) và tấm vải của bà Lò Thị Liễu (Nghệ An) LK nên
giữ lại làm giải thưởng.
•Văn thư 11-8-1950 gửi Quân Y
viện Đại Đồng (Phú Thọ) thông báo ý kiến của Hồ Chủ Tịch chuyển con bò và tạ
gạo do bà Nguyễn Thị Nghĩa (Việt Cường ,Lâm Thao -Phú Thọ) để bồi dưỡng cho
thương binh đang điều trị tại đây.
•Văn thư 13-8-1950 gửi BCHTĐ
15 ( Ban chỉ huy Trung đoàn 15 )cho biết một số xã và gia đình ở Phú Bình -
Thái Nguyên chúc thọ Hồ Chủ Tịch bằng 1.800đ, 40 nồi thóc, 1 con bò. Cụ Hồ Chí
Minh chuyển số quà trên cho Trung đoàn .
•Văn thư 5-12-1950 trao đổi
với UBKCHC (Ủy ban kháng chiến hành chính ) tỉnh Vĩnh Phúc về việc xác thực tin
đăng trên báo Cứu Quốc nơi 4 điền chủ là Nguyễn Khắc Khoan, Phạm Trác Đồng
,Nguyễn Quang Tạo , Nguyễn Ngọc Anh hiến Chính phủ 1054 mẫu ruộng đất.
•Văn thư 29-12-1950 gửi Bộ
TBCB ( Thương binh Cán bộ )chuyển số tặng phẩm gồm 13 áo và 8 quần ta ,1 áo tây
trắng ,1 quần tây ,1 bộ quần áo xanh,1đôi tất để tặng các thương binh kiểu
mẫu...
Còn hàng trăm văn thư khác của
Bí thư Chủ Tịch Nước trao đổi với các địa phương về nghĩa tình của đồng bào sẽ
được công bố sau.
Hai bức ảnh kèm theo, bức thứ
nhất là thông báo của Chánh văn phòng Phan Mỹ về việc ông Vũ Đình Huỳnh trở lại
cương vị BTCTN ( Bí thư Chủ tịch nước ) và mẫu chữ ký của ông. Bức thứ 2 chụp
ông lúc là Đại tá Cận vệ trong thời gian Hồ Chủ Tịch ở Pháp năm 1946 (người đội
mũ chào mào ngoài cùng).
K.Đ.T
THÔNG TIN THÊM VỀ CỤ VŨ ĐÌNH
HUỲNH TRÊN WIKIPEDIA:
Vũ Đình Huỳnh (1905–1990) là
một cựu chính trị gia Việt Nam. Ông là người đầu tiên được phong quân hàm sĩ
quan và là Đại tá đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - được Chủ tịch Hồ Chí
Minh phong Đại tá cận vệ trong phái đoàn dự Hội nghị Fontainebleau 1946 ở Pháp.
Ông có bí danh là Hoàng Tư.
Ông nguyên là Bí thư cho Chủ
tịch Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc công thương Liên khu 3-4; sau làm Vụ trưởng
Vụ Lễ Tân Bộ Ngoại giao, Vụ trưởng trong Ban Thanh tra Chính phủ. Ông là một
trong những nhân vật của Vụ án Xét lại Chống Đảng.
Tiểu sử
Ông Vũ Đình Huỳnh sinh năm
1905 trong một gia đình Công giáo nhiều đời tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Ông tham gia tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (1925), tiền
thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Huỳnh lập nghiệp tại Hà Nội, trở thành một
nhân sĩ có tiếng, quảng giao với nhiều chí sĩ, thân hào, các chức sắc tôn giáo,
công chức có tinh thần yêu nước.
Trước năm 1945, ông Huỳnh có
bí danh “Triệu Vân”, là chữ kí xuất hiện trên các tờ tín phiếu Việt Minh do các
tầng lớp nhân sĩ, thương nhân đóng góp tiền bạc cho Việt Minh hoạt động.
Trong thời gian hoạt động
Cách mạng tại Hà Nội, Gia đình ông Vũ Đình Huỳnh và vợ là bà Phạm Thị Tề còn là
cơ sở nuôi giấu, tá túc bí mật cho nhiều lãnh đạo Cộng sản. Những nhân vật như
Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Hoàng Quốc
Việt, Bùi Lâm, Nguyễn Khang, vân vân... từng tá túc trong gia đình ông bà ở Vũ
Đình Huỳnh ở nhà số 27bis và số 65 phố Nhà Rượu (tên thời Pháp thuộc là Sergent
Larrivet).
Ông Huỳnh là một trong những
người lo toan hậu cần cho “Đại hội quốc dân” của Việt Minh diễn ra vào ngày 16
tháng 8 năm 1945 tại Tân Trào. Chính tại Đại hội này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
tâm đắc chọn ông Huỳnh làm người tâm phúc, bí thư riêng trong các việc đại sự,
đặc biệt là quan hệ vói các nhân sĩ, trí thức, phú hào, các tầng lớp còn đang
băn khoăn, đắn đo chuyển sang ủng hộ Việt Minh. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân
Trào trở về Hà Nội, cũng chính ông Huỳnh là người đích thân đón Chủ tịch Hồ Chí
Minh từ Bắc Giang về Hà Nội. Cũng chính ông Huỳnh là người chịu trách nhiệm lo
toan chỗ trú ẩn, an ninh và ăn uống trong những ngày đầu tiên của Chủ tịch Hồ
Chí Minh ở Hà Nội. Sau khi Việt Minh giành được chính quyền, ông Huỳnh và gia
đình tiếp tục trợ giúp cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính quyền mới thành lập.
Ông Huỳnh là một trong những người tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt
những ngày sang Pháp tham dự Hội nghị Fontainebleau. Theo các hồi ức, ông là
người đầu tiên được phong quân hàm sĩ quan và Đại tá đầu tiên của Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa.
Thời kỳ toàn quốc kháng
chiến, ông vẫn làm bí thư cho chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch trong An
Toàn Khu tại Thác Dẫng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang... Ngày 7/2/1947 ông
được cử làm Đặc phái viên của chính phủ đi công cán tại miền duyên hải Bắc bộ
để dàn xếp những mâu thuẫn giữa Thiên Chúa giáo và chính quyền.[1]
Sau 1954, ông đảm nhận chức
vụ Vụ trưởng vụ Lễ tân bộ Ngoại giao, rồi sau đó làm Vụ trưởng Ban thanh tra
Chính phủ.
Do bất đồng với ban lãnh đạo
đảng về các vấn đề: 1/ dân chủ trong đảng và trong xã hội; 2/ chủ trương dùng
bạo lực thống nhất đất nước; 3/ đi theo đường lối Trung Quốc trong quản trị xã
hội và quan hệ quốc tế, ông bị bắt giam không xét xử (18.10.1967) và chỉ được
thả 5 năm sau đó cộng với 2 năm phát vãng ở thành phố Nam Định.
Vụ án xét lại chống Đảng
Trong Vụ án Xét lại Chống
Đảng, ông bị chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bí mật bắt và biệt giam vào
tháng 10/1967 đến 1972 sau đó bị quản chế ở quê nhà Nam Định đến năm 1975 mới
được trở về gia đình ở Hà Nội. Con trai ông là nhà văn Vũ Thư Hiên cũng bị bắt giữ
cùng năm 1967 (2 tháng sau đó). Ông bị giam giữ và chuyển qua các nhà tù, trại
giam từ nhà tù Hỏa Lò, Bất Bạt (Sơn Tây) và Tân Lập (Phú Thọ).... Chính quyền
bắt giam và thả ông không án cũng như không xét xử.
Trong thời gian ông Huỳnh và
người con trai cả bị bắt giam, Cụ bà Phạm Thị Tề đã đi liên hệ, phản đối khắp
nơi hòng tìm cách cứu chồng, cứu con. Nhưng đặc biệt, cụ bà đã không bao giờ
liên hệ, kêu cầu hay đề đạt thỉnh nguyện tới Chủ tịch Hồ Chí Minh – người mà
hai vợ chồng bà và gia đình đã từng chăm sóc, cưu mang.
Ảnh 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại chiến khu Việt Bắc
Pháp, trên cương vị là tùy
viên quân sự...
Ảnh 2 : Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Đại tá Vũ Đình Huỳnh tạo Pháp năm 1946
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét