Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

GS NGÔ BẢO CHÂU CÓ XÚC PHẠM HỒ CHỦ TỊCH KHÔNG?

Trần Đình Sử
GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU
CÓ XÚC PHẠM HỒ CHỦ TỊCH KHÔNG?
Ông Nguyễn Trọng Bình phân tích: "Năm2016, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên trang cá nhân, GS Châu có nói rằng: “Có quý mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.
Bình tĩnh phân tích cặn kẽ từng chữ trong câu nói trên sẽ thấy không có một chi tiết nào, cơ sở nào để nói rằng GS Châu xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh như lời của những kẻ đã cố tình “chụp mũ” cho ông. Câu nói trên chỉ có thể hiểu ở hai tầng nghĩa sau đây nếu người đọc có một sự hiểu biết ở mức trung bình:
Một, câu nói trên trước hết cho thấy quan điểm riêng của GS Ngô Bảo Châu trong vấn đề thể hiện sự tôn kính của cá nhân này với một cá nhân nào đó (mà mình thần tượng). Nói khác đi, kính trọng và nhớ ơn ai đó là một chuyện còn cách thức thể hiện sự kính trọng và nhớ ơn đó ra bên ngoài là một chuyện khác. “Có yêu mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi” – ý này nếu là người có hiểu biết nhất định về tư tưởng và giáo lý nhà Phật sẽ biết con người sau khi mất đi nếu “thoát khỏi vòng luân hồi” cũng đồng nghĩa với việc được “về” với cõi “niết bàn”, hay xứ “tiên cảnh”; và chỉ có những người với phẩm hạnh cao vời - những bậc chân tu đắc đạo mới mong “về” được cõi ấy. Như thế, ý của GS Châu ở đây là nếu chúng ta cầu mong cho thần tượng mình “thoát khỏi vòng luân hồi” chính là chúng ta đang thể hiện lòng tôn kính cao nhất và thánh thiện nhất dành cho họ; còn để họ “sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta” nghĩa là họ mãi mãi không được “siêu thoát”, vẫn trong bể trầm luân của kiếp người.
Hai, đặt trong bối cảnh và thời điểm xuất hiện câu nói trên, cùng với sự liên tưởng với xã hội và đất nước Việt Nam hôm nay, cho phép chúng ta suy luận thêm một tầng nghĩa khác trong câu nói trên của GS Ngô Bảo Châu là: ông muốn ngầm phê phán, đả kích những kẻ nào nhân danh lợi dụng hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh để che đậy những việc làm tệ hại của mình; những kẻ tuy ngoài miệng nói “học tập theo Bác” nhưng thực chất là mang Bác ra làm tấm bình phong và nhất là qua đó phỉnh lừa đám đông dân chúng vốn cuồng tính và mê muội.
Tóm lại, với câu nói trên Ngô Bảo Châu hoàn toàn không có một ý nào xúc phạm mà ngược lại còn rất tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh theo góc nhìn và quan điểm của cá nhân ông trên tinh thần giáo lý nhà Phật" (Bài trên trang Viet -study của THD, xin phép ông Dũng).
.

Trần Đình Sử: Bản thân tôi, tôi vẫn quan niệm rằng người Việt chúng ta từ xưa đã có quan niệm rằng sau khi qua đời phải được mồ yên mả đẹp. Yêu kính ai thì để cho họ được mồ yên mả đẹp, hơn là ngày ngày phải tiếp hàng nghìn vạn người đến viếng. Dù người viếng đều rất thành kính, nhưng người đã khuất không được bình yên, không được vào cõi niết bàn tịch mịch, tuyệt đối yên lặng. Sao lại có thể tước đi cái quyền được mồ yên mả đẹp của Chủ tịch?
Trần Đình Sử: Cần phân biệt ý của GS Châu và ý của tôi. Vấn đề ông Bình nêu là GS Châu có xúc phạm Hồ Chủ tịch không?. Còn ý của tôi, muốn để cho Cụ được mồ yên mả đẹp. Tôi không bàn về sống mãi. Bởi tôi biết đám quan chức ngày nay có ai sống với tư tưởng và đạo đức của Người đâu. Cụ dạy Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, các ông lãnh đạo các cấp, ai cần kiệm liêm chính, ai chí công vô tư? Hay chỉ làm ngược lại. Vậy tư tưởng đạo đức sống mãi ấy là khẩu hiệu thật hay chỉ là lời nói suông? Cụ Hồ chỉ sống trong cái nhà sàn, còn các ông bây giờ thì chỉ mới cái chức trưởng ty mà đã bao nhiêu biệt phủ. Trên thực tế là tư tưởng của Người không sống nổi trong đám quan chức ngày nay vì nó khác nhau như nước với lửa, chứ đừng vội nói sống mãi.
Hoàng Hưng:Tôi dám mạnh dạn nói rằng, theo cái nhìn Phật giáo, việc ko để cho ng đã khuát đc mồ yên mả đẹp là bức hại vô cùng với hồn người đó, nhất là lại với mục đích lợi dụng cho mối lợi nào đó của ng đang sống!
Trần Ngọc Vương: Nếu thực sự kính trọng cụ thì hãy làm theo đúng di chúc của cụ, sau đó tôn vinh giá trị tinh thần là việc của người sống!
Phạm Duy Nghĩa: Bình luận của ông Nguyễn Trọng Bình về câu nói của GS. Ngô Bảo Châu là chính xác và thuyết phục. Không hề có ngụy biện gì ở đây. Bất cứ ai có đầu óc tỉnh táo và am hiểu thời cuộc đểu hiểu câu nói của Ngô Bảo Châu theo nghĩa ấy. Chỉ có các dư luận viên cố tình quy chụp hoặc những kẻ hạn chế về tư duy mới hiểu sai câu nói ấy mà thôi.
Đỗ Minh Tuấn: Ngô Bảo Châu viết:"Có quý mến ai thì mong cho họ thoát khỏi vòng luân hồi. Đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!". Có những kẻ quy chụp câu đó là xúc phạm Cụ Hồ rồi nhân đó mà chửi bới như với thế lực thù địch về chính trị. Thật là ngu xuẩn! Cái này là Ngô Bảo Châu mượn Cụ Hồ để đánh giá chế độ hiện hành thôi! Ý anh ấy là đừng lợi dụng Cụ, mạo danh Cụ, lôi Cụ vào những việc khốn nạn trong sự nghiệp của đám người hôm nay, bắt Cụ sống trong cái sự nghiệp của những người làm trái ý Cụ, thay đổi tên nước Cụ đặt ra, thay đổi Hiến pháp dân chủ Cụ xây dựng, chà đạp nhân dân mà Cụ muốn chính quyền phụng sự, lấy cơ xây tượng đài Cụ để tiêu hàng núi tiền thuế của dân. Hãy để Cụ sống với sự nghiệp của chính Cụ và siêu thoát vào cõi Chư Thiên, chứ đừng bắt Cụ quanh quẩn mãi trong vòng luân hồi của súc sinh ngạ quỷ, bắt Cụ chịu trách nhiệm về sự nghiệp của những người hôm nay - cái sự nghiệp mà toàn dân đang gánh chịu, đang oán thoán, đang nguyền rủa.
__________________
.
PHỤ LỤC
Thi hài cố Chủ tịch Hồ Chí Minh trải đã 48 năm, và đã có đến 41 năm (1976 - 2017) gìn giữ bảo quản trong lăng ở Hà Nội, mở cửa đón tiếp đến gần 50 triệu lượt người đến viếng, mà đến giờ nghe nói vẫn còn tốt, vậy là cán bộ kỹ thuật của ta rất giỏi. Vừa làm, vừa học từ các chuyên gia nước ngoài, cán bộ của ta thông minh, sáng tạo, đã đáp ứng được rất tốt cho yêu cầu nghiêm nhặt và chưa từng có tiền lệ ở VN và rất hiếm hoi trên thế giới.
Tuy nhiên:
- Thời gian gìn giữ thi hài cố Chủ tịch HCM đã tròn 41 năm, đồng bào khắp trong nam ngoài bắc, kiều bào từ nước ngoài và các nguyên thủ trên thế giới đã được chiêm ngưỡng nhiều lần.
- Tiền của để phục vụ cho vận hành lăng rất tốn kém, và nhân lực cần có cả một bộ tư lệnh để phục vụ.
- Giữa thủ đô, để một lăng mộ to lớn cũng không phải là tốt, cả về mặt môi trường lẫn phong thủy. Đặc biệt khu lăng mộ này lại sát Nhà Quốc hội và các cơ quan đầu não của đất nước.
(Xưa kia, các vua chúa cả bên ta, bên tàu, mặc dù uy quyền lớn lao, mặc dù lưu luyến ngôi báu cũng không ai tự để hoặc vua kế vị để lăng tẩm vua cha trong hoàng thành, tử cấm thành. Các vua triều Nguyễn để lăng mộ cách hoàng thành cả chục km. Lăng mộ thường xây ở nơi sơn thủy hội tụ, nên gọi là sơn lăng, lấy núi non làm án, lấy khe ngòi làm long hổ, chứ không để chình ình giữa nơi đô hội).
- HCM đã có để lại di chúc, muốn được hỏa táng rồi an táng tro cốt chứ không muốn tổ chức điếu phúng linh đình, đặc biệt là xây lăng tẩm tốn kém tiền của, lại có cả tiêu binh - tức là người sống bồng súng canh gác suốt đêm ngày, qua năm tháng.
- Quan niệm Phương Đông là khi chết là được an táng mồ yên mả đẹp, chết toàn thây, rất kỵ động mồ động mả, vì vậy, việc không an táng thi hài, lại luôn nâng lên hạ xuống hàng ngày, và nhất là khi mới tạ thế đã phải bị đụng dao kéo xử lý kỹ thuật đối với di hài là rất đau lòng.
Vì thế, đã có đề xuất:
Nhà nước ta nên mở một cuộc trưng cầu ý dân về việc sẽ để lại lâu hơn nữa, hay là thực hiện ngay việc hỏa táng rồi an táng thi hài của cố Chủ tịch HCM theo đúng NGUYỆN VỌNG của Người và TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC. Cuộc trưng cầy ý dân cần nêu hết các ý kiến để dân xem xét, chọn lựa và tiến hành khách quan, minh bạch, khi có kết quả, sẽ lại mở 1 cuộc hội thảo có sự tham gia của các nhân sĩ trí thức, chức sắc tôn giáo, nhà khoa học để đi đến kết luận cuối cùng.
Được đăng bởi Xuân Nguyên vào lúc 08:26
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Twitter
Chia sẻ lên Facebook
Chia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Đỗ Minh Tuấn , Hồ Chí Minh , Ngô Bảo Châu , tranh luận , Trần Đình Sử , Trần Ngọc Vương , trí thức
10 nhận xét :
Nặc danh10:17 20 tháng 7, 2017
Giáo sư Ngô Bảo Châu nói đúng :Nhân sinh thế gian ai cũng muốn được sống hạnh phúc yên bình ,....khi mất xác phàm gửi trả cát bụi,hồn thiêng siêu thoát...SỐNG LÀ GỬI-THÁC LÀ VỀ!
Trả lời
Trả lời
Nặc danh17:56 20 tháng 7, 2017
Vì cái lẽ thương sót những linh hồn không được siêu thoát mà cụ Nguyễn Du mới có làm bài "Văn tế thập loại chúng sinh" Nhằm an ủi phần nào những linh hồn bất hạnh ở cõi Ta bà này! Là người Việt chẳng lẽ không động lòng sao?
Nặc danh17:59 20 tháng 7, 2017
色空
色是空空即色,
空是色色即空。
色空俱不管,
方得契真宗。
Sắc không
Sắc thị không, không tức sắc,
Không thị sắc, sắc tức không.
Sắc, không câu bất quản,
Phương đắc khế chân tông.
Dịch nghĩa
Sắc là không, không tức là sắc,
Không là sắc, sắc tức là không.
Sắc, không đều chẳng vấn vương gì,
Thì mới khế hợp được với chân tông.
Nguồn: Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977
Nặc danh18:04 20 tháng 7, 2017
Hương Hải thiền sư
(1628 - 1715)- Thời Hậu Lê – Việt Nam




HƯƠNG HẢI THIỀN SƯ
(Trích “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn).
+ Dịch nghĩa:
Nhạn bay mãi vượt qua tầng không.
Bóng chìm dưới dòng nước lạnh.
Nhạn không có ý để lại vết tích.
Nước không có lòng lưu ảnh.
HOÀNG NGUYÊN CHƯƠNG dịch
+ Dịch thơ:
- Bản dịch 1:
KHÔNG ĐỀ
Nhạn bay qua mãi tầng không.
Bóng chìm đáy nước một dòng lạnh trôi.
Nhạn không để dấu mình soi.
Nước không lưu ảnh nhạn rơi vào lòng.
HOÀNG NGUYÊN CHƯƠNG dịch.
- Bản dịch 2:
Nhạn bay qua trời không.
Bóng chìm trong nước lạnh.
Nhạn không ý lưu hình.
Nước không lòng lưu ảnh.
HOÀNG NGUYÊN CHƯƠNG dịch.
Trả lời
Nặc danh17:51 20 tháng 7, 2017
Bạn hãy hình dung nếu người cha ruột của mình, khi chết đi không được mồ yên mả đẹp, phần hồn vướng bụi trần gian mà không thể siêu thoát, thì thử hỏi bạn có yên lòng không? Chắc là không, nếu như bạn là người thấm nhuần văn hóa Việt, chứ chưa nói đến bạn có là một Phật tử hay không?
Vậy hãy thực lòng với chính mình, và đừng kéo dài mỗi khổ linh hồn của người Cha đẻ, và nỗi đau tâm linh của bản thân mình!
Trả lời
Nặc danh18:50 20 tháng 7, 2017
Đọc xong rồi mới thấy
Khâm phục giáo sư Châu
Đâu chir mình môn toán
Kho Phật pháp trong đầu
Trả lời
châu trần20:32 20 tháng 7, 2017
Ai đó có tật thì giật mình! Còn đám "dư lợn viên" thì đã lãnh lương rồi thì phải chửi thôi! Riêng tôi rất khâm phục g/s NBC. Anh ấy là trí thức đúng nghĩa: Kiến thức uyên bác, nặng lòng với đất nước,dũng cảm bày tỏ quan điểm riêng ( mang tính xây dựng)của mình!
Trả lời
Nặc danh11:57 21 tháng 7, 2017
"Giữa thủ đô, để một lăng mộ to lớn cũng không phải là tốt, cả về mặt môi trường lẫn phong thủy. Đặc biệt khu lăng mộ này lại sát Nhà Quốc hội và các cơ quan đầu não của đất nước."
Có khi vì thế đất nước mình mới tàn lụy như thế này!
Trả lời
ducquy pham08:53 22 tháng 7, 2017
GS Ngô Bảo Châu nói đúng . Tôi tán thành ý kiến của ông !
Trả lời
Nặc danh11:26 24 tháng 7, 2017
Đề nghị trên mạng hãy trưng cầu dân ý ...có nên làm theo di chúc của ông Nguyễn sinh Cung là hỏa thiêu..
Trả lời


2 nhận xét:

  1. Bài viết rất ý nghĩa, cám ơn bạn đã chia sẻ
    click xem thêm gia sư tại bình dương

    Trả lờiXóa
  2. Chào bạn. Tôi là GV THPT Tô Hiệu ( 1968-1977 ), nghỉ hưu 2006. Tôi có rất nhiều học sinh là Quan lớn của chế độ ( Tòng Thị Phóng, phó VP Quốc Hội, tổng thanh tra Ngân hàng VN....), nhưng thật buồn, 2 năm họp mặt 1 lần với trò tại HN thì thấy đầu óc họ rỗng tuếch, chỉ biết nói theo chỉ đạo của tuyên huấn, vô cảm với thực trạng đất nước. Tôi từng tham gia tất cả các cuộc biểu tình chống Tàu, chặt cây xanh, Formosa gây ô nhiễm nên năm ngoái bị an ninh xịt chất độc làm ngất và ngã xe máy gãy 3 xương sườn , gãy xương gò má, hôm mê 4 ngày và điều trị mất 3 tháng.Hết lòng vì đất nước, giờ mới thấy Đảng và chính quyền đã quay lưng lại với dân vì lợi ích phe nhóm và hèn hạ với giặc tàu. Tô Oanh .

    Trả lờiXóa