Phần I
Để có được cách nhìn tổng thể nhất, tác giả xin nhắc lại một
luận điểm của người sáng lập ra Chủ nghĩa cộng sản: Karl Marx viết trong cuốn Tư
bản như sau: Chủ nghĩa tư bản tìm mọi cách tạo giá trị lợi nhuận
thặng dư, chúng không trừ thủ đoạn gì để đạt được giá trị thặng dư cao nhất.
Khi giá trị thặng dư lên tới 70, 80, 100% thì chúng sẽ có những tâm
lý điên loạn đến mức chúng có thể tự treo cổ!! Rất tiếc rằng những người tự nhận
là đệ tử trung thành của chủ nghĩa Marx còn lại trong đội ngũ lãnh đạo của
môt số quốc gia xã hội chủ nghĩa ít ỏi còn sót lại đã tạo ra một thế hệ lãnh đạo
mới, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử nhân loại, đó là tầng lớp tư bản đỏ.
Tầng lớp những người lãnh đạo này mặc dù luôn khoác áo cộng sản hay xã hội chủ
nghĩa nhưng thực chất họ lại có ham muốn làm giàu cho bản thân một cách cuồng
nhiệt nhất. Họ bất chấp những chuẩn mực về đạo đức, sẵn sàng thực hiện những thủ
đoạn từ trắng trợn đến tinh vi để kiếm tiền. Phương tiện kiếm tiền của họ là
“quyền lực”, sự ranh ma tinh quái và cả sự tàn bạo... Lợi nhuận họ thu về luôn
tỉ lệ thuận với những “phẩm chất” này. Hiện tượng tham nhũng trở nên phổ biến
và dần trở thành xu thế, có tính chất nguyên lý tất yếu của việc hình thành bộ
máy cai trị do họ lập ra mặc dù họ luôn khẳng định “quyết tâm xây dựng một nhà
nước của dân, do dân và vì dân”.
Thực tế đã chứng minh rằng đội ngũ lãnh đạo tại các nước xã
hội chủ nghĩa này đã trở thành những kẻ giàu có nhất trong xã hội. Bọn họ giàu
có hơn hẳn bất cứ một đội ngũ lãnh đạo nào của các nước tư bản phát triển. Nhóm
người này có tâm lý làm giàu như các nhà tư bản chó sói thời hoang dại. Họ
núp dưới bóng của chủ nghĩa vô sản nhưng lại hành động như
những kẻ điên rồ tham lam tàn bạo nhất. Họ đã tự đặt mình lên trên pháp luật,
lũng đoạn pháp luật. Đội ngũ lãnh đạo tại các nước này theo thời gian đã được
phân hóa thành nhiều nhóm lợi ích... Các nhóm lợi ích tranh giành
xâu xé thậm chí triệt tiêu nhau để vơ vét tiền bạc của cải của đất nước mà
chính họ là những người đang giữ cương vị lãnh đạo. Các
nhóm lợi ích tại các quốc gia này trong đó có Việt Nam đang có xu hướng phát
triển không có giới hạn. Các nhóm lợi ích dùng quyền lực chính trị, tư pháp,
hành pháp và cả lập pháp để tranh giành biển thủ, tước đoạt những gì có thể,
cho phe nhóm của mình, họ sẵn sàng dùng hàng tỷ đô la ngân sách nhà nước để phục
vụ cho các dự án bình phong mà những nhóm lợi ích của họ dựng lên với chiêu bài
phát triển kinh tế, phục vụ dân sinh, phục vụ an ninh quốc phòng để
thực hiện các hành vi tham ô, tham nhũng. Trên thực tế sự tha hóa này phát triển
rất nhanh từ thế hệ lãnh đạo này sang thế hệ lãnh đạo kế tiếp. Thế hệ sau tham
lam tàn bạo, táo tợn và tinh vi hơn thế hệ trước. Đây là một thực tế mà tất cả
mọi người đều nhận ra. Mọi người trong đó có cả những kẻ tham nhũng đều nhận thức
được rằng sự suy thoái này chắc chắn sẽ dẫn tới sự đổ vỡ diệt vong nhanh chóng
cho đất nước của họ nhưng lại không ai có đủ dũng khí và khả năng để tìm cách
ngăn chặn dòng thác tham nhũng đang cuốn phăng đi tất cả thậm trí cả lương
tâm, lương tri… Dòng thác này được hình thành một cách tự phát như một xu thế
và là hệ quả tất yếu trong quá trình chuyển đổi từ việc quản lý kinh tế quan
liêu bao cấp theo mô hình xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế thị trường.
Bài viết này không có ý định đi sâu vào việc phân tích các
nguyên nhân cội rễ cũng như các biến cố lịch sử đã hình thành nên “dòng nước lũ
tham nhũng” có tính đặc thù này mà chỉ định nêu ra một vài nhận định cơ bản để
làm cơ sở nền tảng giúp bạn đọc hiểu thêm những phân tích về diễn biến trên
chính trường tại Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.
Sự hình thành các nhóm lợi ích đã làm thay đổi đời sống
chính trị tại Việt Nam ngay từ khi bắt đầu thực hiện quá trình “đổi mới”. Các
nhóm lợi ích luôn tìm cách tranh giành “ hơn thua” với nhau trên chính trường.
Quá trinh “đổi mới” tại Việt Nam tất yếu đã đưa tới sự gắn kết chặt chẽ giữa
quyền lực chính trị với quyền lực kinh tế. Tuy rằng mặt tích cực do sự nghiêp đổi
mới mang lại đối với Việt Nam là rõ ràng thậm chí đôi khi là kỳ diệu không thể
phủ nhận được, cụ thể: sức sản xuất được cởi trói một phần, sức sáng tạo trong
xã hội được phát huy, nền kinh tế không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu, cơ sở hạ tầng, mức sốngcủa người dân trong xã hội không ngừng được
nâng cao, bộ mặt đất nước được thay đổi toàn diện, vị thế của đất nước được
nâng cao trên trường quốc tế v.v… Song những thành tựu do công cuộc đổi mới
mang lại ngày càng bị hạn chế và dần bị triệt tiêu bởi mặt trái của nó là tệ nạn
tham những.
Trước hết trong lĩnh vực chính trị sự tranh giành giữa những
nhóm lợi ích đã tạo ra một đặc thù trong việc hình thành bộ máy lãnh đạo đất nước
mà trước đây chưa từng xẩy ra là vị trí số 1, vị trí của Tổng Bí thư Đảng Cộng
sản thay vì phải là những cá nhân xuất sắc nhất, mạnh mẽ nhất nhưng trên thực tế
lại ngược lại. Tại Việt Nam gần hai thập kỷ trở lại đây vị trí Tổng Bí Thư lại
giành cho những người có hình ảnh: nhu mỳ, ba phải, dĩ hòa vi quý, ít góc cạnh...
Rõ ràng đây là những giải pháp tình thế để tạo sự hòa hoãn mà các nhóm lợi ích
đã đi đến thỏa hiệp. Hai nhiệm kỳ làm tổng bí thư của Nông Đức Mạnh là cơ hội
vàng cho các nhóm lợi ích tại Việt Nam kiếm chác và ăn chia. Sang đến thời của
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng khi các mặt trái của sự lũng đoạn của các nhóm lợi
ích tham nhũng đã bi phơi bầy không thể che giấu nổi, nhưng trong nhiệm kỳ đầu
làm Tổng Bí Thư với phương pháp tư duy và hành động mang nặng tính lý thuyết
giáo điều, cộng với sự hạn chế về sức mạnh quyền lực cả trên lĩnh vực tài chính
lẫn bạo lực cũng như không có phe cánh, nên Nguyễn Phú Trọng ngoài việc chỉ đưa
ra hết nghị quyết này đến nghị quyết khác, trên thực tế hầu như không làm được
gì cụ thể đáng kể nào. Trên chính trường Nguyễn Phú Trọng trở thành một anh “hề
cung đình” bất đắc dĩ. Thực tế “tập thể” ban lãnh đạo Đảng của ông ta luôn làm
vô hiệu hóa các nghị quyết của đảng và làm ngược với mong muốn của ông ta về
các vấn đề mà đặc biệt là vấn đề nhân sự cốt lõi của đảng. Thực tế này sẽ dẫn tới
sự cáo chung rất nhanh chóng theo cách thức xấu nhất đối với chế độ cộng sản: Sự
việc lên tới đỉnh điểm là tại hội nghị TƯ 6 khóa 11, ông trùm của những ông
trùm tham nhũng và lợi ích nhóm Nguyễn Tấn Dũng đã bi phơi bầy quá nhiều sai phạm
trên rất nhiều phương diện, việc trừng phạt con người này đã trở thành đòi hỏi
của công lý và người dân Việt Nam. Nhưng đến giờ chót Nguyễn Phú Trọng cùng với
“tập thể” Đảng Cộng sản không làm nổi cái điều tưởng như đương nhiên này, Nguyễn
Tấn Dũng vẫn tại vị và ngạo nghễ thách thức quyền lực của Nguyễn Phú Trọng và đặc
biệt thách thức những nỗ lực chống tham nhũng của Đảng. Thực tế này lần đầu
tiên tại Việt Nam Tổng Bí Thư đã trở thành một anh hề cung đình.
Có lẽ sự kiện này đã làm cho Nguyễn Phú Trọng phải tự lột
xác, vì chỉ có như vậy thì mới có cơ may cứu Đảng Cộng sản và chế độ do Đảng Cộng
sản lập ra khỏi sụp đổ một cách nhục nhã. Đến nay trên thực tế đã ghi nhận một
số thành công bước đầu trong quá trình tự lột xác này của Nguyễn Phú Trọng. Bề
ngoài ông ta không tỏ ra có bất kỳ một thay đổi đáng kể nào, vẫn phát ngôn giáo
điều, lạc lõng, thái độ lời nói vẫn nhỏ nhẹ nhu mỳ đến buồn ngủ, nhưng bên
trong ông ta cùng một số đội ngũ thân tín của mình chuẩn bị cho việc loại bỏ
con “sâu chúa” bằng “mọi giá” trong đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12. Cái chữ MỌI
GIÁ ở đây được thể hiện là ông ta đã chấp nhận mọi sự nhân nhượng kể cả việc để
cho các đệ tử thân tín nhất của sâu chúa Nguyễn Tấn Dũng, những trùm tham
nhũng được ở lại và lên chức cao hơn, mặt khác lại để cho môt số người
tâm phúc của ông ta phải về vườn. Tất cả chỉ nhằm tới mục đích loại được “con
sâu chúa” Nguyễn Tấn Dũng. Người ta nhìn thấy ông ta đã trả một cái giá rất đắt
để đạt được muc tiêu này. Một trong những cái giá phải trả là chấp nhận cho những
đệ tử ruột nhất, trung thành nhất của sâu chúa và Bộ Chính trị và hơn thế nữa
còn được đưa vào những vị trí sống còn của bộ máy cầm quyền. Một thành công nhất
cho đến nay trong quá trình “lột xác” của Nguyễn Phú Trọng là ông ta hành động
rất “quyền biến” và khôn ngoan, biết mình biết ta, trái ngược phong cách giáo
điều cứng nhắc, quan liêu như ông ta vẫn thể hiện. Mặt khác ông ta luôn giữ được
bí mật tuyệt đối phương án hành động của mình, biết đánh hỏa mù, biết dàn trận
giả để làm lạc hướng đối thủ. Để làm được những việc này chắc chắn Nguyễn Phú
Trọng cũng đã thành công bước đầu trong việc xây dựng cho mình một “team hành động
đủ mạnh” Nhưng cần nhận định rằng sẽ là quá sớm nói đến một sự
thành công chắc chắn, bền vững để ít nhất là đẩy lùi được sự đổ vỡ, hỗn loạn của
chế độ hiện hành trong tương lai gần. Nguyễn Phú Trọng và đồng chí của ông ta
phải hóa giải được các nguy cơ to lớn sau:
1. Mọi sự thanh trừng, tiễu phạt chỉ
thành công khi Nguyễn Phú Trọng đảm bảo được sự ổn định và phát triển kinh tế
vĩ mô, an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ gìn. Đây là một thực tế rất
mong manh tại Việt Nam hiện nay: đa số các nhân vật có kinh nghiệm trong chính
phủ hiện nay đều đã từng là những đệ tử thân thiết của Nguyễn Tấn Dũng. Chính họ
là những kẻ gây ra các ung nhọt trong nền kinh tế nhưng đồng thời cũng là những
nhà ảo thuật bậc thầy về sự che đậy, biến báo cho những ung nhọt này. Đinh
La Thăng là một trong những nhân vật sáng giá hàng đầu như vậy. Chỉ cần chính
những nhân vật này không tiếp tục che đậy nữa thì cũng đủ để đất nước rơi vào
khủng hoảng về tâm lý, sau đó là vỡ bung những ung nhọt trong nền kinh tế ở những
nơi yếu nhất và nhạy cảm nhất, rồi lan sang các lĩnh vực khác về kinh tế, tài
chính và xã hội. Tất nhiên khi còn chức quyền hoặc ít ra được hạ cánh an toàn
thì những kẻ tham nhũng còn “ vun đắp” cho chế độ, nhưng khi bị lao lý và truy
thu của cải, tài sản thì tình hình sẽ khác, rất khác. Liệu Nguyễn Phú Trọng đã
chuẩn bị các biện pháp để đối phó hay chưa?
2. Mục tiêu lớn nhất của chống tham
nhũng là lấy lại uy tín cho Đảng Cộng sản, khôi phục lại lòng tin cho nhân dân
là Đảng thực sự tôn trọng sự công bằng và công lý. Nhưng tại Việt Nam tham
nhũng đã quá trầm trọng, diễn ra ở mọi nơi mọi cấp mọi lĩnh vực, vậy nếu chống
tham nhũng không đúng cách thì sẽ phơi bầy sự mọt rỗng của chế độ qua nhiều thời
kỳ lãnh đạo. Mặt khác chính việc chống tham nhũng sẽ gây ra sự bất công giữa
các phe nhóm, giữa các cá nhân. Liệu những kẻ bị đưa vào tù có chấp nhận, những
kẻ giống mình nhưng chưa bị lộ vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật thậm
trí còn đang giao giảng về đạo đức ?
3. Các cơ quan sức mạnh của nhà nước
Việt Nam hiện nay lại chính là nhưng cơ quan có tham nhũng nhiều nhất, trầm trọng
nhất trong đó đặc biệt là cơ quan Công An, vây khi “đánh”
vào các nhân vật chủ chốt của các cơ quan này thì liệu có đảm bảo được An ninh,
Quốc phòng cho đất nước hay không?
4. Liệu Nguyễn Phú Trọng và các
đồng chí của ông ta có chứng minh được sự trong sạch của lực lượng chống tham
nhũng hiện nay trước tin đồn cho rằng họ nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của
Trung Quốc, cả về kinh tế, tài chính, an ninh, quốc phòng, hay không ? Cần hiểu
rằng đây cũng là một tử huyệt về chính trị khi mà lòng dân Việt Nam đang có một
sự mặc cảm rất lớn về chính sách bành trướng và bá quyền Trung Quốc. Rõ
ràng rằng yếu tố Trung Quốc có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự thắng hay thua của
chiến dịch chống tham nhũng tại Việt Nam, nếu không nói là sự ảnh hưởng này có
tính quyết định trong tình thế hiện nay tại Việt Nam. Nhưng lịch sử cận đại đã
dạy cho Việt Nam những bài học quá đắt giá của việc lệ thuộc vào Trung Quốc. Chỉ
cần Trung Quốc của Tập Cận Bình “VÔ TÌNH” đối với cuộc chiến chống tham nhũng tại
Việt Nam hiện nay mà tổ chức một vài sự kiện giống như dàn khoan 981 hay
Formosa hay tấn công ngư dân Việt Nam trên Biển Đông... thì cũng đủ để đẩy Nguyễn
Phú Trọng và đồng chí vào chân tường. Nhưng nếu Tập Cận Bình mà ủng hộ Nguyễn
Phú Trọng không đủ độ KÍN ĐÁO,TẾ NHỊ thì Trung Quốc sẽ biến
lực lượng chống tham nhũng do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu trở thành tay sai của
Trung Quốc. Người dân Việt Nam lại không bao giờ chấp nhận lãnh đạo của đất nước
là tay sai của TRUNG QUỐC.
5. Thái độ của Mỹ và phương Tây cũng ảnh
hưởng nhiều tới cuộc chiến này. Tuy không mạnh mẽ, trực tiếp bằng sự ảnh hưởng
của Trung Quốc nhưng xã hội Việt Nam và tâm lý của người dân Việt Nam đang hướng
tới một xã hội dân chủ công bằng và văn minh. Khi nói đến khái niệm này thì tuyệt
đại đa số người Việt Nam đều nghĩ tới Mỹ và phương Tây.
Trở lại một chút về thái độ của chính phủ Đức trong vụ Trịnh
Xuân Thanh. tác giả bài viết này không cho rằng phản ứng mạnh mẽ của chính
phủ Đức đối với chính phủ Việt Nam chỉ xuất phát từ những nguyên nhân bề nổi
như báo chí đã nói. Ngược lại tác giả cũng không cho rằng lực lượng
chống tham nhũng của nhà cầm quyền Việt Nam lại có hiểu biết và hành động thô
thiển, vụng về nhưng những gì đã diễn ra công khai đã được công luận tường thuật.
Ngay từ khi Trịnh Xuân Thanh được đưa về Việt Nam các cơ quan an ninh và chuyên
gia trong và ngoài nước đã có những tư vấn kịp thời với lực lượng chống tham
nhũng tại Việt Nam nhằm tránh đi những tổn hại đáng tiếc về ngoại giao và bang
giao kinh tế nhưng dường như chẳng ai trong lực lượng chống tham nhũng tại Việt
Nam quan tâm đến những lời tư vấn này và đã không làm những việc cực kỳ đơn giản
để không làm trầm trọng hóa vấn đề này. Nhưng khi sự việc đã tiến triển theo
chiều hướng xấu vượt mức bình thường thì phía Nguyễn Phú Trọng lại
quy trách nhiêm cho Phạm Bình Minh? Môt số dấu hiệu này đã nói lên
rõ ràng rằng cuộc chiến chống tham nhũng đã vượt qua phạm vi biên giới của Việt
Nam mà sẽ là cuộc chiến giành ảnh hưởng giữa phương Tây và Trung Quốc đối với
Việt Nam. Liệu Nguyễn Phú Trọng còn giữ được đường lối “đa phương hóa ,đa dạng
hóa với các nước” được hay không, hay lại theo chân Malaysia, Thái
Lan, Philippin thậm chí là Campuchia trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc?
Chắc chắn câu trả lời cho câu hỏi này không chỉ là ở phía Việt Nam mà còn ở
Trung Quốc và các nước phương Tây và Mỹ.
Tóm lại Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của ông đã chọn
một con đường khác hẳn với con đường mà người tiền nhiệm của ông là Nông Đức Mạnh
đã lựa chọn. Cứ giả thiết, như nhiều lời đồn đoán dù thiện ý hay ác ý, cho rằng
cuộc chiến chống tham nhũng này chỉ là một cuộc tranh giành quyền lực
giữa các phe phái thì một thực tế không thể phủ nhân là:
1. Việt Nam không thể không chống tham nhũng và càng
không thể chống tham nhũng bằng cách đưa những kẻ tham nhũng lên làm lãnh đạo đất
nước .
2. Cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam sẽ không phải
chỉ là câu chuyện nội bộ của Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét