Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018
“GIẤY TRIỆU TẬP” KHÔNG THỂ GHI và KÝ TÙY TIỆN!
Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018
Chuyện Vũ Nhôm - đại gia Phan Anh Vũ bây giờ mới dám kể
Vợ ông Lô, tức mẹ của Thu Hiền, lại là chị em bà con xa gần với vợ của một cán bộ cấp cao.
Vì vậy, cuộc đời của Vũ đã rẽ sang "đường hoa danh vọng".
Đầu tiên, qua các mối quan hệ của bố vợ, Vũ "bắc cầu" quan hệ với các "tai to mặt bự" của Đà nẵng. Từ năm 2002 đến 2015, khi tp ĐN thanh lý hàng loạt công sản, vốn là trụ sở các công ty nhà nước thời bao cấp, trụ sở của các cơ quan đơn vị thuê, nhà ở trưng dụng của chế độ VNCH và trong quá trình "cải tạo công thương nghiệp", Vũ Nhôm đã nhanh chân thành lập hàng chục công ty "quân xanh quân đỏ", được sự tiếp tay của các quan chức, thâu tóm toàn bộ các công sản là nhà mặt tiền, ngã ba ngã tư, đất vàng trung tâm thành phố.
Có hàng trăm lô đất lớn cả chục ngàn mét vuông, từ ven sông ven biển, lên đến bán đảo Sơn Trà.
Vũ là người duy nhất sở hữu 2 "du thuyền" bê tông trên sông Hàn.
Từ một gã thợ nhôm, năm 2008 Vũ đã được mệnh danh "người giàu nhất ĐN" và có một thế lực quyền uy vô song.
HIẾN KẾ CHO TỔNG BÍ THƯ
1-Giới thiệu vấn đề
Đầu năm 2018, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật phát hành bộ sách 2 tập: “VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nó được đánh giá theo 2 luồng khác nhau. Thông tin lề phải ca ngợi hết lời, cho rằng: “Bộ sách thể hiện quan điểm chỉ đạo, những trăn trở, tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo cao nhất của Đảng đối với những vấn đề quan trọng của đất nước, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần định hướng cho cán bộ, đảng viên tiếp tục rèn luyện bản lĩnh chính trị, trí tuệ, phẩm chất đạo đức, kiên định vững vàng đường lối đổi mới.
Thông tin lề trái đưa ra những nhận định ngược lại, cho rằng: “Đó là tư duy cực kỳ bảo thủ, giáo điều thâm căn cố đế, là sự kiên định những thứ đã tỏ ra quá lạc hậu và phản tiến bộ, là tư duy cứng nhắc, đóng cửa mọi sự thay đổi. Đổi mới chỉ là giả vờ, là lừa bịp để ngăn cản những cải cách dân chủ hóa. Đổi mới sao được khi ôm chặt chủ nghĩa Mác – Lê (CNML) đã bị Liên Xô và các nước Đông Âu vứt bỏ , khi chế độ độc đảng toàn trị là trái ngược với nền dân chủ của thời đại văn minh, khi phủ nhận quyền tư hữu về ruộng đất, về tài sản, về quyền tự do và bình đẳng trong kinh doanh v.v…”.
2-Đoán ý của ông Trọng
Thứ Ba, 20 tháng 2, 2018
HẬU THANH TRA ĐẤT ĐỒNG TÂM: Bài 3- TRÁI LUẬT và VƯỢT THẨM QUYỀN!
Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018
Sao lại làm ngơ cuộc chiến 1979 trong sách giáo khoa?
NHƯ THƯỜNG LỆ, HÔM NAY HÀ NỘI LẠI THẢ RA MỘT ĐÀN NGỢM
CẢM THẤY TỨC & KHINH BỈ
Một lần nữa, tôi xin nhắc lại cho các lũ NGỢM được biết, ĐÀI TƯỞNG NIỆM là nơi TRANG NGHIÊM, là nơi để mọi người tựu tập về DÂNG HOA và THẮP NÉN NHANG trong các đợt tưởng niệm những người đã mất do chiến tranh, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn .... chứ không phải là nơi để lũ NGỢM tập trung MỞ NHẠC , NHẢY MÚA ỒN ÀO, làm mất đi nét thuần phong, mỹ tục nơi trang nghiêm đâu nhé.
Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2018
Cải cách giáo dục không tốn một xu
Chúng ta có hàng chục vạn thầy cô giáo, hàng chục ngàn người là giáo sư tiến sĩ, đang giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, PTTH, ở các viện nghiên cứu, được nhà nước trả lương, sao lại không giao được nhiệm vụ viết sách giáo khoa cho họ?
Thứ Năm, 15 tháng 2, 2018
TIẾNG SÓNG - YÊU ĐƯƠNG ( 1934 ) - Huy Thông
Tiếng sóng - Yêu đương (1934) -
Phạm Huy Thông
Phạm
Huy Thông (1916-1988) học sử, học văn, học luật tại Pháp, có bằng thạc sĩ, tiến
sĩ. Trước cách mạng tháng Tám 1945, được học hành sang trọng như vậy hiếm lắm.
Phạm Huy Thông lại làm thơ khá sớm, năm 15 tuổi đã có thơ in: Yêu đương, Anh Nga, Tiếng địch sông Ô... Sự nổi tiếng về thơ còn vang rộng hơn sự nổi
tiếng về học. Ấy vậy mà sau này ông chuyển hẳn sang làm sử, nhiều năm làm hiệu
trưởng Đại học sư phạm rồi Viện trưởng Viện khảo cổ. Với thơ, có lúc ông quay
lại (hồi kháng chiến chống Mỹ) nhưng không còn gây được chú ý trong bạn đọc. Có
thể coi thành công thơ ông nằm trọn trong giai đoạn đầu của Thơ Mới, trước năm
1940. Thơ Phạm Huy Thông chủ yếu là thơ tình yêu. Ông say đắm và lắm lời. Thơ
tình của ông thiên về ca ngợi sắc đẹp và giãi bày nỗi si tình. Ông ít khám phá
tâm trạng, ít sáng tạo tình cảm nên mạch thơ cứ đều đều bằng phẳng. Giọng thơ
khi ấy, trước Xuân Diệu có dăm năm, còn nhiều kiểu cách, ước lệ, xa ngôn ngữ
của đời sống thật, các người yêu nói với nhau như trên sâu khấu ca kịch lủng
củng, những tình lang, tình nương, tiên nữ, tiên nga, mặt hoa, tiếng vàng...
Lời thơ còn cổ hơn thơ của Tú Xương, Nguyễn Khuyến. Nhưng cũng phải thấy đó là
dấu vết văn chương lãng mạn của một thời, nó giàu mộng mị và xa đời, thi sĩ
ngồi trong tháp đúc bằng ngà và chỉ thấy có “ái tình” là điều quan trọng. Họ
sướt mướt nhớ nhung và lê thê than vãn. Ngày nay đọc lại có hơi sốt ruột và đôi
lúc buồn cười vì sự dư dả nước mắt của các bậc nam nhi, kể cả ông tướng Tàu
Hạng Võ (trong Tiếng địch sông Ô).
Nhưng vào thập niên ba mươi, thơ Phạm Huy Thông lại được lớp thanh niên thành
phố ưa thích.
Ông là một trong những người tiên phong thổi
ngọn gió lãng mạn cá nhân vào tâm hồn họ, đánh thức những tình cảm bắt đầu manh
nha trong lòng họ: tự do yêu đương, tận hưởng ái tình. Phạm Huy Thông đưa họ
vào miền đất mới nhiều đắm say, nhiều lạc thú của tình yêu mà trước đó trong
thơ tình cổ điển, như của Phạm Thái, không hề có, dù tác giả cũng đầy lòng say
đắm. Giọng thơ ẻo lả, rề rà ấy trong một thời gian ngắn, khi Xuân Diệu, Huy
Cận, Chế Lan Viên xuất hiện, đã được khắc phục và tạo nên một thời đại mới
trong thơ ca - thời đại những tình cảm riêng tư ẩn giấu trong lòng mỗi người,
thường là tình yêu, được bộc lộ, được xã hội chia sẻ cảm thông và... ca ngợi.
Đó là một đóng góp nhân đạo của thơ cho đời sống.
Phạm Huy Thông còn có một thành tựu khá riêng
biệt là giọng anh hùng ca trong các bài thơ dài lấy điển tích lịch sử như Hạng
Tịch biệt Ngu Cơ thời Hán Sở bên Trung Hoa, hoặc Huyền Trân công chúa từ giã
người yêu theo lệnh vua Trần về làm vợ vua Chiêm... Sức bút Phạm Huy Thông trở
nên lôi cuốn với nhiều khí vị bi hùng khi miêu tả không gian lớn, tình cảm bi
thương, hành động cao cả. Kiến thức sử học đã thành men xúc tác cho trí tưởng
tượng của lãng mạn. Tiếng than của Hạng Võ khi vận trời đã tận nghe như tiếng
vang của sông núi, của thời gian, trời đất: “Ôi những võ công oanh liệt chốn sa
trường! Những buổi tung hoành, lăn lộn trong rừng thương/ Những dũng tướng bị
đầu văng trước trận...! Nhưng than ôi! Vận trời khi đã tận/ “Sức lay thành nhổ
núi” mà làm chi?”
Không gian kịch tính của các bài thơ lịch sử
Phạm Huy Thông thường được đẩy lên cao trào có tính bi tráng nơi ý chí, nghị
lực và lòng son sắt tình yêu bị thực tế đời sống bẻ gãy: Ngu Cơ tự sát để Hạng
Võ tiếp tục sự nghiệp võ công. Vị dũng tướng trăm trận trăm thắng bị sa cơ, sụp
đổ bao khát vọng chỉ vì trái tim yêu đằm thắm. Trần Khắc Chung nén lòng yêu để
làm kẻ trung thần, công chúa Huyền Trân lại vì lòng yêu mà quyết cắt tình yêu.
Cuối bài thơ cả hai cõi lòng đều tan nát và không gian bao quanh họ như cũng
bước vào cơn huỷ diệt: “Còn đợi chờ chi nữa, cảnh mênh mông.../ Mà chưa tan.../
Mà chưa tan.../ Mà chưa biến ra hư không”. Hình ảnh Lê Hoàn, Phan Bội Châu có
một kích tấc kỳ vĩ kể cả trong thất bại. Cái chết của Phan Bội Châu là cái chết
của con voi già mà tiếng gầm từ giã lay chuyển cả rừng xanh trời rộng và gọi
linh hồn hùng vĩ của loài voi. Cảm hứng lãng mạn đã chắp cánh cho lịch sử, khôi
phục sự kiện nhưng lại sáng tạo tâm trạng. Lịch sử hiện diện theo yêu cầu của
cảm xúc, tâm lý người đương thời. Giọng thơ thi sĩ Phạm trở nên mạnh mẽ đầy
sinh khí. Sự kiện lịch sử và các diễn biến tâm lý nhân vật đầy bi tráng làm
Phạm Huy Thông thoát khỏi giọng cái tôi ẻo lả của các bài thơ ngắn mấy năm đầu,
tạo nên giọng ca thơ bi tráng hiếm có của thời ấy và còn lôi cuốn đến hôm nay.
Ông qua đời trong một vụ án mạng khá bí ẩn vào
tháng 6 năm 1988 tại nhà riêng.
Tác phẩm:
- Tiếng sóng - Yêu
đương (thơ, 1934)
- Anh Nga (thơ, 1936)
- Tiếng địch sông Ô (thơ,
1936)
- Lòng hối hận (kịch thơ,
đăng dở trên Hà Nội báo, 1936)
- Tần Ngọc (thơ, 1937)
- Tây Thi (thơ, 1937)
- Cái én (kịch thơ, 1966)
Amicvs Amicae
Tôi yêu! lần đầu
tiên, hoa Tình Ái
Trong tim tôi như hé môi mời hái
Cúng lần đầu tiên tôi nghe tiếng Ly Tao
Vẳng ca ái ân với tiếng trúc xạc xào
H.T
Nguồn: Phạm Huy Thông - thơ, NXB Lao động, 2011
TIẾNG SÓNG
J'aime à faire vibrer
sans fin ma lyre d'or
Aux multiples accents de ta voix innombrable.
H.T.
(Sourvenirs)
Có nhiều sáng, gió mơ mòng dìu dặt,
Ánh bình minh vàng dịu dãi màu tươi,
Trên bể xanh, những đợt sóng tuyệt vời.
Như một bọn nhạc công miền tiên giới,
Du dương gẩy những nhịp đàn êm ái,
Sóng khoan thai vui gợn tới chân trời!
Ta ước ao, những sáng đó, có giọng ngươi.
Để thì thầm lời nước mây kiều diễm,
Bên tai người ta đắm say âu yếm.
Có nhiều trưa gay gắt, nắng tưng bừng,
Đỉnh chói loà ánh sáng như kim cương,
Những lớp sóng vang lừng và chậm chạp,
Bình tĩnh reo từng khúc hồi dồn dập.
Ta ước ao, những trưa đó, có giọng ngươi,
Để ta ca, hỡi sóng! tính khinh người,
Lòng kiêu căng không bến bờ, không giới hạn,
Với nỗi buồn gớm ghê, niềm ngao ngán
Của một trái tim đau đớn bởi điên cuồng.
Có nhiều chiều đẫm tắm bóng thê lương,
Cùng gió thảm từng hơi dài tấm tức,
Sóng rền rĩ và âm thầm thổn thức,
Tiếng buồn rầu thấm đượm cả bầu trời.
Ta ước ao, những chiều đó, có giọng ngươi.
Sóng, hỡi sóng nặng nề chiều thu tạ!
Để nắn phím lòng thiết tha, ta sẽ hoạ
Nỗi nhớ chung thường réo rắt bên tai
Với niềm tiếc thương những ngày thắm đã phai.
Có nhiều đêm đen tối như địa phủ,
Sóng dữ dội như ma thiêng kêu rú,
Đương khi trong đám tối chớp bập bùng.
Và giông gào và sấm sét đùng đùng
Hỡi sóng đêm hỗn độn lôi đình quát tháo
Cả vũ trụ như toan vùi trong trận bão!
Ta ước ao những đêm đó có giọng ngươi
Để lòng hờn căm ồ phá ra ngoài
Bằng những lời nghiến đay thần Số mệnh,
Trong vòng đau tự ngàn xưa nhất định
Bắt loài người phải lăn lộn, quay cuồng.
Không bao giờ, không bao giờ ngớt tiếng du dương,
Hỡi sóng! Đàn thần tiên muôn thu réo rắt!
Sóng lòng ta cũng không bao giờ ngớt
Tiếng mơ mòng ca nhịp buồn vui.
Cho nên ta ao ước có giọng ngươi.
Để man mác gợi khêu hồn nghệ sĩ,
Ta hoạ lại tiếng đàn tâm huyền bí.
Nguồn: Huy Thông, NXB Hội nhà văn, 1994
ĐƯỜNG TÌNH ÁI
"Tu es encore un
enfant : oui, un enfant! cé st-à-dire que tu ne connais pas encore la douleur.
I'auxiété d'aimer et d'attendre I'écho de l'appel"
Sourvenirs
Ta không còn là đứa trẻ ngây thơ,
Không biết gì, ngoài sách vở, thuở xưa.
Không! Tim ta đã bắt đầu rung động,
Và, sáng vắng, canh tàn, đã mơ mộng
Những phút thần tiên chan chứa nỗi yêu đương.
Con đường tình chói lọi ánh hào quang,
Như giục giã thi nhân mau đặt gót.
Lòng say sưa, ta vừa toan dấn bước,
Bỗng bao người đường nọ đã từng qua,
Níu áo ta và lên tiếng thiết tha:
- Kẻ niên thiếu điên cuồng, dại dột!
Chân chúng ta còn rành rành in lốt.
Ngươi há không trông thấy rõ ràng ghi
Mau dừng chân! Đứng lại! Đừng đi!
Vì muốn đổi, ôi! lấy một giây ân ái,
Phải bao ngày lòng xót xa tê tái,
Và phải, suốt đời, ôm hận trong lòng đau!
Ta trả lời những kẻ ấy:
-
Mặc dầu!
Ta quyết sẽ xông pha đường tình ái,
Sẽ dấn bước mà đi, đi mãi mãi,
Dù lối đi, than ôi! là một lối đoạn trường!
Thà một giây say đắm bến yêu đương,
Rồi, trọn đời, trong lòng đau thương tiếc
Những ngày thắm đã trôi đi biền biệt,
Còn hơn là phải sống, kiếp cỏ cây!
Một cuộc đời trưởng giả, không đắm say!
Ngàn liễu, nơi xa, trong sương hồng chìm đắm.
Ta đứng yên, thả tầm đôi mắt ngắm
Con đường dài, sực nức hương hồng tươi,
Quanh co đi và lẩn khúc cuối trời.
Lòng ngây ngất ta lên đường sán lạn,
Tìm tri âm trong khoảng trời vô hạn.
Nhưng đường không vẫn yên lặng như tờ.
Ta vẫn đi, vẫn dạo gót giang hồ:
Trời tình ái vẫn âm thầm hiu quạnh
Và đường thẳm, ta xa trông, buồn lạnh.
Thân trơ vơ, kinh hãi, ta quay đầu...
Nhưng mịt mùng, lối cũ nay còn đâu?
Nguồn: Huy Thông, NXB Hội nhà văn, 1994
HƯƠNG XUAN
Thứ Tư, 14 tháng 2, 2018
Thơ Thái Bá tân !
Vào những năm sáu mươi,
Khi Ngô Đình Diệm chết,
Người ta lục trong người
Nửa bao Bastos Xanh.
Loại thuốc rẻ tiền nhất
Của người nghèo Sài Thành.
Soi tài khoản của ông,
Cả trong và ngoài nước,
Xem có nhiều tiền không.
Thông báo với đồng bào:
Tài khoản của ông Diệm
Không có đồng tiền nào.
Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2018
Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018
Bài viết của Facebooker Nguyen Dat An. ( Khó đọc và không vui nhưng phải đọc, nên đọc để thấy "Vận nước" nó lên ghê lắm )
Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018
HỊCH TƯỚNG SĨ thế kỷ 21.
Sinh ra phải thời bao cấp
Lớn lên gặp buổi thị trường.
Trông thấy:
Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người
Scôtlen dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo.
Thật khác nào:
Đem cổ tích mà biến thành hiện thực
Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng la đét.
Hai ý kiến sóng đối
Chuyển nghĩa trang cho cán bộ cao cấp thành nghĩa trang liệt sĩ 17/2/1979
Kính thưa các vị Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ,
Đúng dịp Kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng CSVN thì báo chí đưa tin “Sáng 1/2, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức lễ công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nghĩa trang Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội”...
“Chính phủ chi 1.400 tỷ đồng xây nghĩa trang quốc gia dành cho cán bộ cao cấp”, tức là bằng tiền thuế của Dân...