Tờ The Inquirer (Philippines) mới có loạt không ảnh rõ ràng đến
mức không thể ngờ được về những đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông, đặc
biệt là ba khu vực Đá Chử Bích (Subi Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và
Đá Vành Khăn (Mischief Reef).
Sự có mặt của các tàu tuần dương, tàu khu trục tên lửa TYPE 056
(lớp Jiangdao), tàu đổ bộ lục quân và khí tài quân sự, các đài radar, tháp
thông tin liên lạc và hải đăng, cho thấy Bắc Kinh đang dần dần xây dựng hoàn
hảo các căn cứ của mình tại Biển Đông.
Tổ chức Phát kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á của Hoa Kỳ (Asia
Maritime Transparency Initiative - AMTI) đã gọi năm 2017 là "năm xây dựng
các căn cứ của Trung Quốc tại Biển Đông), với Đá Kagitingan được mở rộng nhanh
nhất và nhiều nhất - đến 110,000 m2.
Trong khi cả thế giới chăm chú theo dõi các cuộc cãi nhau hạt
nhân nảy lửa ở Bắc Triều Tiên giữa Kim Jong-un và Donald Trump, thì chính quyền
của Tập Cận Bình đã nhúng tay vào thao túng chính quyền Duterte (Philippines),
tìm cớ hòa hoãn nhượng bộ kinh tế và đầu tư tài chính để bịt miệng Campuchia và
khối ASEAN, và đã xây dựng thành công hàng loạt căn cứ tại Biển Đông.
Đấy là chiêu "Dương Đông Kích Tây" của người Hoa Đại
Lục, mà gần như ngay cả dân Việt Nam cũng đang nếm mùi - qua các chiến thắng
của U23 trên đất Thường Châu (Trung Quốc).
Quan tòa Antonio Carpio thuộc Tòa Án Tối Cao Philippines - một
trong những thành viên đâm đơn kiện Trung Quốc ra Tòa Án Quốc Tế The Hague (La
Haye) hồi năm 2016-2017 nói:
“Bạn đừng bao giờ đặt niềm tin vào một tên ăn trộm [kẻ đang cố
xâm nhập vào nhà của bạn]. Nếu bạn có tâm lý như thế, tin vào một ai đó đang cố
phá vỡ nhà của bạn để xâm lấn, thì có nghĩa là bạn không thực tế tí nào. Bạn
đang ảo tưởng. Đó không phải là cách xây dựng thế giới. Đó không phải là chính
trị thực sự.
Vấn đề an ninh lớn nhất của chúng ta chính là Trung Quốc. Nếu
chúng ta đánh mất [vùng lãnh hải ở Biển Tây Philippine], chúng ta sẽ mất nó mãi
mãi. Và khu vực mất mát đó rất rộng lớn - như toàn bộ vùng đất liền của
Philippines, khoảng 300.000 km2”.
Thật vậy, nếu người Phi không nắm lấy chiến thắng của họ về mặt
pháp lý từ phiên tòa The Hague, thì chính họ sẽ đánh mất 80% vùng Kinh tế Đặc
quyền (EEZ) ở Biển Nam Trung Hoa (hay Biển Đông, Biển Tây Philippines), bao gồm
381.000 km2 lãnh hải, toàn bộ khu vực Recto Bank, hay Reed Bank, và một phần
của vùng khai thái khí đốt Malampaya phía ngoài khơi đảo Palawan, cũng như thủy
hải sản, dầu, khoáng sản và khí đốt tại đây.
Còn Việt Nam thì sao? Dám chắc chúng ta sẽ mất gấp ba lần dân
Philippines nếu Trung Quốc thành công trong việc xâm chiếm Biển Đông. Đế quốc
Đỏ này đang âm mưu ủng hộ Kênh đào Kra xuyên qua Thái Lan, nối Ấn Độ Dương với
Thái Bình Dương, với cảng Sihanoukville (Campuchia) được dự tính sẽ thay thế
hoàn toàn Singapore (ở eo biển Malacca). Chuỗi kết nối hàng hải này chắc chắn
sẽ rất phù hợp với các đảo nhân tạo của Trung Quốc đang nằm trên Biển Đông, để
tạo thành một "con đường, vành đai", giúp Bắc Kinh kiểm soát hoàn
toàn 1/3 lượng hàng hóa của thế giới di chuyển qua khu vực này và 50%-60% tiềm
lực kinh tế của thế giới.
Tháng 9/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong một diễn đàn về
các nguy cơ của Biến đối Khí hậu đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long đã rất tự tin
và lạc quan khi phát biểu: "Khu vực này sẽ trở thành vùng kinh tế trọng
điểm của cả nước". Với mực nước biển dâng ít nhất 2 mét trong 20-30 năm kế
tiếp và nhiều yếu tố đe dọa khác về mặt khí hậu, liệu ĐBSCL có thể sống sót
nổi? Tuy nhiên, với bàn tay giúp đỡ của Trung Quốc, liệu Mũi Cà Mau sẽ thay thế
Sihanoukville (Campuchia) trên bàn giấy hoạch định, và thay thế luôn cả
Singapore trong tương lai?
Hay Việt Nam sẽ đánh đổi Đồng bằng Sông Cửu Long giữa Định mệnh
của Biến đổi Khí hậu với Mưu đồ của Bắc Kinh?
Nhưng khi đó, chắc chắn Việt Nam sẽ không còn tên trên bản đồ
thế giới nữa - dù về mặt chính thức hay hàm ý.
- Bài có trích tư liệu từ The Inquirer:
http://www.inquirer.net/…/exclusive-china-militarization-so…
http://www.inquirer.net/…/exclusive-china-militarization-so…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét