chumonglong
Chu Mộng
Long – Độc tài không chắc
sinh ra từ thể chế chính trị mà có nguồn gốc sâu xa từ nhu cầu và nhận thức xã
hội.
Theo
Engels, nhu cầu tranh chấp quyền lực bằng sức mạnh cơ bắp đã sinh ra các cá
nhân độc tài. Nó bắt đầu từ thời đại phụ quyền, khi người dân đang cần những
người đàn ông dũng mãnh để bảo vệ đất đai, tài sản và đàn bà của cộng đồng
mình; kể cả lấn chiếm, thôn tính đất đai, tài sản và đàn bà của cộng đồng khác.
Đó là thời đại mà các bản anh hùng ca ra đời, người ta tôn vinh đến mức đồng
bóng các nhân vật anh hùng; và chính sự tôn vinh quá mức này làm nên tính chất
độc tài của các cá nhân đang nắm vai trò thống trị.
Cả kẻ
nắm quyền thống trị lẫn những người bị trị đều bị mắc chứng bệnh kinh niên sau
những chiến công: Kẻ thống trị rơi vào hoang tưởng “con trời”, còn kẻ bị trị bị
mặc cảm thân phận “giun dế” hèn mạt.
Căn
bệnh này di truyền mạnh hơn mọi thứ bệnh di truyền. Đến mức kẻ ngu xuẩn khi kế
vị quyền lực cũng hoang tưởng về sự vĩ đại của mình; và nhân dân, những người
bị trị, cũng luôn bị mặc cảm mình yếu đuối rất đáng bị trị. Từ mặc cảm bị trị
dịch chuyển sang niềm tự hào và hạnh phúc được làm nô lệ mới đáng sợ!
Chính
sự tôn vinh quyền lực quá mức và sự mặc cảm bị trị cũng quá mức đã sinh ra các
nhà độc tài. Dân càng hèn, kẻ độc tài càng có lí do tồn tại, ngay cả khi quyền
bình đẳng đã được hiến định, bởi vì người ta không độc tài ở cấp trung ương thì
cũng độc tài ở cấp địa phương, không độc tài ở xã hội và nhà trường thì cũng
độc tài ở gia đình. Khi xung quanh toàn kẻ sống quỳ, kẻ ngồi trên không cảm
thấy mình to lớn, vĩ đại mới là chuyện lạ!
Hình
ảnh những ông vua ngày xưa ngự triều được tung hô vạn tuế, các ông quan ngày
nay đi đâu cũng được che ô, trải thảm và được vỗ tay hoan hô muôn năm là sản
phẩm điển hình của căn bệnh tự tôn lẫn tự ti. Goethe nói, chỉ có kẻ
mang bản chất ti tiện mới tự ti! Nhưng Goethe không thấy rằng, chính kẻ tự
ti quá đông đã tự tôn và nuôi dưỡng kẻ độc tài!
Lỗi
nhận thức có tính nhân loại ấy đã nâng lên thành ý thức hệ dai dẳng trong mọi
cộng đồng. Ở phương Tây là ý thức hệ Thiên chúa giáo, Trung Đông là Hồi giáo và
phương Đông chúng ta là Nho giáo. Các học thuyết toàn trị này đã góp phần củng
cố quyền lực kẻ độc tài bằng mọi thứ tôn ti, trật tự mà người ta tin là hợp lí,
tự nhiên.
Lí luận
nhà nước pháp quyền của Hegel dựa trên ý thức hệ Thiên Chúa giáo, một mặt có
chỉ ra được biện chứng giữa chủ nô và nô lệ, nhưng mặt khác đã nhà nước hóa cái
quan hệ được cho là tất yếu ấy, nên đã vô tình cổ súy cho kẻ độc tài thành
những tên quân phiệt, phát xít.
May mà
phương Tây, từ cuộc cách mạng Phục Hưng và liên tục nhiều cuộc cách mạng sau đó
đã phản biện mạnh mẽ những học thuyết toàn trị này. Bằng nỗ lực khai phóng trí
tuệ, người ta đã làm thay đổi nhận thức cả cộng đồng Âu – Mỹ để vươn đến một
nền dân chủ thực sự. Dân chủ gắn liền với tự do – bình đẳng.
Các dân
tộc Nhật, Hàn cũng sớm thức tỉnh, thoát ra khỏi Nho giáo để có được một nền dân
chủ đúng nghĩa. Bề ngoài tưởng Nho giáo vẫn thịnh trị trên 2 đất nước này nhưng
thực chất phép tắc lễ nghĩa trong cư xử hàng ngày đã được đảo lộn. Quan chức
biết lễ phép với dân, cúi đầu xin lỗi trước dân như thể họ là con của dân thực
sự.
Việt
Nam gắn nhãn chủ nghĩa Marx, nhưng ý thức hệ đặc sệt Nho giáo trong tư duy của
mỗi con người, mặc dù từ khi tiếp thu chủ nghĩa Marx đã có những cuộc tẩy não
bằng các cuộc phản phong. Tất nhiên là Tống Nho, thứ Nho chỉ khư khư xác lập
tôn ti bảo vệ quyền lợi của kẻ thống trị, từ trong gia đình, đến nhà trường và
xã hội. Tôi chưa hề tìm thấy trang nào trong trước tác của Marx, Engels cổ vũ
sự độc tài, nếu không nói, các ông tổ của chủ nghĩa Marx đã lên tiếng chống đối
quyết liệt. Marx cực lực phê phán nhà nước pháp quyền của Hegel là một bằng
chứng hùng hồn.
Có lẽ
đó là lí do, ở xứ sở này, những kẻ độc tài ngày càng không thèm đọc Marx mà
quay lại cổ súy sự phục hưng Nho giáo. Họ thấy Nho giáo có ý nghĩa hơn trong
việc bảo vệ và duy trì chiếc ghế quyền lực vạn tuế của họ nên họ lo thành lập
các Viện, các đền thờ Khổng Tử như là để thiên hạ tôn thờ chính họ hơn là để
tôn thờ cái ông được cho là Vạn thế sự biểu kia.
Tôi
thật ngạc nhiên là nhiều “nhà dân chủ” một mặt ra sức bài xích chủ nghĩa Marx,
quy tội cho chủ nghĩa Marx độc tài toàn trị, mặt khác lại công khai ủng hộ sự
phục hưng Nho giáo. Phải chăng, những người này chỉ vì không thích nhiều ông
vua như hiện tại mà muốn tập trung quyền lực vào một ông vua như thời kì quân
chủ tập quyền. Họ đang âm mưu làm một cuộc cách mạng ngược để
họ trở thành chủ nhân của thiên hạ?
Và cũng
thật ngạc nhiên là rất đông người thiếu hiểu biết cũng hùa theo bảo vệ Nho
giáo, vì theo họ, ít nhất cũng duy trì được quan hệ tôn ti trong gia đình,
trong nhà trường (vì lo “cương thường lộn ngược”?) để họ mãi mãi là chủ gia.
Chủ gia và chủ nô có khác gì nhau khi người cha, người thầy đóng vai trò bạo
chúa và kẻ khác luôn là thân phận nô lệ thấp hèn?
Máu độc
tài tiềm ẩn trong mỗi con người từ khi nó bị tiêm nhiễm bởi ý thức hệ Nho giáo.
Người ta mặc cảm nô lệ khi bị làm nô lệ, nhưng lập tức thành độc tài khi có
chút quyền lực trong tay. Thì đấy, chính thành phần bần cố nông khi nắm quyền
đã thành những nhà độc tài hạng nặng chứ không phải giai cấp thống trị nào, mặc
cho lãnh tụ Hồ Chí Minh đã bằng mọi nỗ lực xây dựng một nhà nước dân chủ cộng
hòa. Thứ máu độc tài chảy suốt qua mấy nghìn năm lịch sử trong sự sống dân Việt
của ta đến mức phải chờ 3 thế kỉ nữa mới thay được nếu không quyết liệt bài trừ
Nho giáo và cổ động cho một nền giáo dục khai phóng!
Không
giải thiêng, xóa bỏ những ảo tưởng đồng bóng của căn bệnh sùng bái cá nhân;
không giải mặc cảm, xóa bỏ ám ảnh đen tối của căn bệnh tự ti trong mỗi con
người khó có thể hiện thực hóa một nền dân chủ đúng nghĩa!
—————
Phụ chú 1:
DẠY CON KIỂU VIỆT
Độc tài
ở Việt Nam bắt đầu từ gia đình và nhà trường.
Kỷ luật
và hình phạt là cách dạy trẻ phổ biến.
Thành
tích cuối cùng mà người lớn muốn ở các bé có được là phiếu bé ngoan = bé ngu.
Tức trẻ em sinh ra và lớn lên chỉ biết ngoan ngoãn học tập và làm theo người
lớn!
Từ gia
đình độc tài, nhà trường độc tài đến xã hội độc tài là lẽ hiển nhiên. Người
Việt khi lớn lên ai cũng muốn làm bạo chúa, biến những kẻ yếu thế thành kẻ bạc
nhược để mãi mãi làm nô lệ cho mình.
Với
thói quen ấy, dân chủ bao giờ có được?
Kẻ có quyền
thường biện bạch đó là truyền thống văn hóa tôn ti, “trọng tĩnh”, “trọng tình”,
“trọng đạo” (đủ các loại “trọng” giả dối), nên không thể tiếp thu dân chủ văn
minh của phương Tây. Nhà văn hóa học, thành viên Ban lí luận Trung ương Trần
Ngọc Thêm là một điển hình của cách ngụy biện ấy!
Ngay cả
một số người đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam cũng rất đáng ngờ. Trong cách đấu
tranh của họ, họ luôn muốn mình là chủ, thậm chí là bá chủ, hơn là vươn đến dân
chủ trong ý nghĩa cao cả là thực hiện quyền bình đẳng cho mọi người. Bằng
chứng, họ luôn muốn trấn áp kẻ khác bằng đủ các trò đe dọa, kích động bạo lực.
Tranh
nhau làm chủ chỉ có thể là hình thái dân chủ chủ nô, nếu có thay đổi thì chỉ có
thể thay ông chủ này thành ông chủ khác. Còn những người dân thấp cổ bé họng
mãi mãi là người nô lệ.
————–
Tuyển
tập dạy con của người Việt:
https://www.youtube.com/watch?v=aXoKc_G9lcY
https://www.youtube.com/watch?v=ToW_Ph–orc
https://www.youtube.com/watch?v=YWXw4wh0z4k
https://www.youtube.com/watch?v=LKC-8Ff2zcc
https://www.youtube.com/watch?v=5mtYl5bNZgI
https://www.youtube.com/watch?v=37iHc1K1ns8
https://www.youtube.com/watch?v=ToW_Ph–orc
https://www.youtube.com/watch?v=YWXw4wh0z4k
https://www.youtube.com/watch?v=LKC-8Ff2zcc
https://www.youtube.com/watch?v=5mtYl5bNZgI
https://www.youtube.com/watch?v=37iHc1K1ns8
———————-
Phụ chú
2: Ý THỨC DÂN CHỦ KIỂU VIỆT
Chiều
nay, một giáo viên ở một trường THPT sau khi tham dự Đại hội công chức – viên
chức trù bị của trường về hỏi tôi:
– Ban
Chấp hành công đoàn có phải bầu không anh?
Tôi
nói:
– Sao
lại không? Không chỉ BCH Công đoàn mà mọi tổ chức đoàn thể đều phải do đại biểu
bầu tại đại hội.
Giáo
viên ấy nói:
– Vậy
mà chiều nay Hiệu trưởng tuyên bố BCH Công đoàn do Đảng ủy và Ban Giám hiệu chỉ
định rồi hiệp thương biểu quyết là xong. Hiệu trưởng đề xuất 3 người và tất cả
giơ tay biểu quyết cái rẹt luôn.
Tôi
nói:
– Giời
ạ. Cả trường em không ai đọc Điều lệ Công đoàn hay sao vậy?
Giáo
viên ấy cười:
– Ai
rảnh đi đọc cái thứ ấy như anh. Em có hỏi sao không để ra đại hội chính thức
bầu, nhưng Hiệu trưởng bảo, do thay giữa nhiệm kì nên Đảng ủy và Ban Giám hiệu
quyết luôn rồi thông qua mọi người là xong.
Tôi
nhăn mặt:
– Dân
không biết luật lệ gì nên bị xỏ mũi là phải. Đây, Điều 13, khoản 3a Điều lệ
Công đoàn quy định:
3. Số
lượng Ủy viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội Công đoàn cấp đó quyết định và
không vượt quá số lượng quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam.
a. Khi
khuyết Ủy viên Ban Chấp hành ở cấp nào, thì Hội nghị đại biểu, Hội nghị toàn
thể hoặc Ban Chấp hành cấp đó bầu bổ sung. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành bầu
bổ sung trong nhiệm kỳ Đại hội đối với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên
không vượt quá một phần ba (1/3) và Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn không vượt quá
một phần hai (1/2) số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định.
Phải
nói là Hiệu trưởng nhà em ăn gan báo. Chuyện của Công Đoàn là do Công đoàn
quyết chứ sao lại Hiệu trưởng quyết? Nếu có người tố, bà ta rõ ràng vi phạm
nguyên tắc dân chủ ở cơ sở.
Vị giáo
viên này lại cười:
– Thế
a? Giữa nhiệm kì này Hiệu trưởng đề nghị thay đến 2/3 lận anh. Mà theo quy định
ấy, muốn thay gần như toàn bộ như thế thì phải tổ chức đại hội và bầu lại chứ
nhỉ. Nhưng chắc không ai tố đâu anh, vì chiều nay, sau khi Hiệu trưởng đưa danh
sách chỉ định ra, mọi người giơ tay cả rồi.
Tôi lắc
đầu:
– Có
mỗi tổ chức của mình được Luật pháp cho phép dân tự quyết mà cũng không ý thức
làm chủ được. Vậy mà dân ta mở mồm ra là bảo do thể chế không dân chủ.
Nói
thật, các nhà dân chủ đừng chửi đổng: Khi dân trí còn ở mức thiếu hiểu biết tối
thiểu về luật thì hãy đừng trách người ta độc tài. Bởi vì Luật có những chỗ cho
không quyền dân chủ, nhưng nhiều người dân, kể cả trí thức có biết gì đâu mà
làm chủ!!!
Dân
ngoan ngoãn làm nô lệ thì cứ để họ làm nô lệ đã chứ ta thán nỗi gì?
———————————–
Phụ chú
3: ĐỘC TÀI VÀ DÂN CHỦ: Ai thắng ai?
Tôi cá
chắc, nếu có cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu một chức vụ nào đó tại Việt Nam
vào thời điểm này, kẻ độc tài (trong nghĩa cá nhân mang máu độc tài chứ không
nói thể chế nhé!) luôn chiến thắng vượt trội với số phiếu 90%.
Vì lẽ
đơn giản, kẻ độc tài luôn biểu dương sức mạnh quyền lực, mà dân Việt rất sợ
quyền lực nên lo bỏ phiếu… hùa cho an thân!
Ai có
tinh thần dân chủ ra ứng cử sẽ bị thất bại thảm hại!
Cho
nên, nói chuyện dân chủ ở xứ Việt với trình độ dân trí bầy đàn thế này là điều
hoang tưởng. Kể cả khi điều ấy đã thành Hiến pháp hay Nghị quyết.
Dân chủ
là mang lại hạnh phúc cho mọi người ư? Chưa hẳn. Người ta không hiểu một điều
giản dị rằng, kẻ hèn luôn tìm thấy hạnh phúc khi được làm nô lệ! Hạnh phúc khi
được bưng bô hay đánh giày cho kẻ khác chẳng hạn!
Mà số
lượng kẻ hèn ấy (chưa tính đến bọn cơ hội đông hơn quân Nguyên) hiện đang chiếm
bao nhiêu phần trăm dân số?
Tóm
lại, dân chủ không tự nhiên mà có, cũng không ai cho không, thậm chí cho không
chưa hẳn người ta đã nhận. Dân chủ bắt đầu từ nhận thức của mỗi người vì nó gắn
liền với dân trí, kể cả dân khí. Cho nên, phải có lộ trình khai dân trí, chấn
hưng dân khí. Việt Nam phải mất 3 thế kỉ nữa, ai sốt ruột, tôi trừ cho 3 ngày!
—————
P/s: Bài
này bắt đúng bệnh của đám đông nên chắc chắn ít người like.
Họ thích chửi một chiều hơn là phân tích biện chứng hai chiều.
Họ thích chửi một chiều hơn là phân tích biện chứng hai chiều.
———————
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét