MỘT TƯ LIỆU CỰC QUÍ NAY MỚI XUẤT
HIỆN TRÊN MẠNG:ĐẢNG XÃ HỘI VIỆT NAM BỊ XÓA SỔ NHƯ THẾ NÀO TRONG NĂM 1988
( Ông Đỗ Mười thăm gia đình Ông
Nguyễn Xiển, Tết năm 1995-1996 )
Tư liệu cực quý, do gia đình cụ Nguyễn Xiển đưa ra. Có cắt cho ngắn bớt nhưng
ko làm thay đổi nội dung.
Giáo sư Nguyễn Xiển là Phó tổng
thư ký Đảng Xã hội từ năm 1946, Tổng thư ký liên tục từ 1956 đến năm 1988 đó
(và thời điểm này còn đương kiêm Phó chủ tịch Quốc hội). Ông Lê Quang Đạo là
Chủ tịch Quốc hội kiêm Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước – không chỉ một lần đến
tận nhà vận động ông Xiển giải thể Đảng Xã hội với lý do đảng này đã hoàn thành
sứ mệnh lịch sử. Ông Xiển chần chừ thoái thác, bởi là người rất nguyên tắc ông
đòi hỏi “phải họp toàn thể đại biểu Đảng Xã hội để thông qua, vì vấn đề này quá
quan trọng…”.
Thông tin nhanh chóng lọt ra ngoài, rất xôn xao trong số các đảng viên Xã hội đa số lúc đó đều đứng tuổi rồi. Ông Nguyễn Khắc Viện tuy đảng viên Đảng cộng sản Pháp và Đảng cộng sản Việt Nam nhưng tìm bằng được người đàn em bên Paris năm xưa là Lê Tâm – con rể cụ Xiển – để nhắn cụ nên cân nhắc thật kỹ đấy, đừng nên đi ngược lại trào lưu quốc tế…
Thông tin nhanh chóng lọt ra ngoài, rất xôn xao trong số các đảng viên Xã hội đa số lúc đó đều đứng tuổi rồi. Ông Nguyễn Khắc Viện tuy đảng viên Đảng cộng sản Pháp và Đảng cộng sản Việt Nam nhưng tìm bằng được người đàn em bên Paris năm xưa là Lê Tâm – con rể cụ Xiển – để nhắn cụ nên cân nhắc thật kỹ đấy, đừng nên đi ngược lại trào lưu quốc tế…
Ông Xiển còn đang trao đổi với
các đồng chí khác của mình thì nghe tin sửng sốt: ông Nguyễn Lân đã ký quyết
định đồng ý giải thể Đảng Xã hội Việt Nam và “gửi lên trên”?! Đảng Xã hội Việt
Nam được coi là giải thể vào đúng ngày kỷ niệm 40 năm thành lập, tức 22/7/1988.
Các chất vấn của ông Xiển đối với
ông Lân không có lời giải đáp thỏa đáng, rằng trên cơ sở gì và ai cho ông Lân
quyền tự ký một văn bản quan trọng như vậy. Tại sao không phải ông Xiển, hay
ông Giáo sư Hoàng Minh Giám (Phó tổng thư ký) hay Luật sư Phan Anh… mà là ông
giáo Lân?
Và thế là hai cụ già Nguyễn Xiển
và Hoàng Minh Giám cùng nhau viết một lá thư, cho con trai mang đi gửi bảo đảm,
đến địa chỉ Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam, đề nghị không công nhận
nội dung của quyết định giải thể mà ông Nguyễn Lân đã ký kia. Một thời gian sau
ông Xiển nhận được bức thư trả lời từ ông Phạm Thế Duyệt, lúc này là Thường
trực Ban bí thư TW Đảng CS và Bí thư Hà Nội. Nội dung cũng về việc “hoàn thành
sứ mệnh lịch sử”. Sự đã rồi… Sự việc này cũng còn được nhắc lại vài lần những
khi ông Đỗ Mười – tổng bí thư ĐCSVN khóa sau – tới thăm chúc Tết các cụ lão
thành như ông Xiển, hay khi con cháu ông Xiển có dịp trao đổi với ông Phạm Thế
Duyệt sau này.
_________________________________
_________________________________
THƯ GỬI ĐỒNG CHÍ ĐỖ MƯỜI
Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 1994
Kính gửi: Đồng chí Đỗ Mười
Kính gửi: Đồng chí Đỗ Mười
Vậy tôi xin trình bày với anh một
số thắc mắc, băn khoăn của anh em để anh xem xét. Họ nói với tôi nhiều vấn đề
nhưng chủ yếu là hai điều chính sau đây:
Một là mối quan hệ giữa Đảng với
quần chúng.
Hai là quan hệ giữa Đảng với trí
thức. Họ nói: “Đảng luôn tuyên bố là Đảng hoàn toàn vì dân, thậm chí là đầy tớ
trung thành của dân. Nhưng trong thực tế, từ trung ương đến địa phương, người
dân ngoài Đảng hoàn toàn bị lép vế, thậm chí như là thứ dân”.
Họ cho rằng số đảng viên so với
toàn dân chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, nhưng từ ban lãnh đạo xã đến chính phủ trung
ương, rất hiếm có người ngoài Đảng tham gia. Trong hội đồng nhân dân các cấp
cũng như trong Quốc hội, có mấy ai là người ngoài Đảng.
Nhớ lại khi Bác Hồ mới về lãnh
đạo đất nước, họ thấy trong Chính phủ của Bác cũng như ở các cơ sở, đa số là
những người ngoài Đảng tin Bác và tin Đảng, tận tụy công tác đến cuối đời. Nhìn
lại thấy rất ít người mắc khuyết điểm.
Đến nay thì từ chủ tịch xã,
phường đến chánh, phó chủ nhiệm các khoa, trưởng phó phòng hành chính, tuyệt
đại bộ phận đều phải là đảng viên. Mà buồn thay trong cái quốc nạn tham nhũng
hiện nay thì có thể nói thủ phạm phần nhiều là những đảng viên, vì chỉ họ mới
có quyền để mà tham nhũng!
Hôm trước, tôi có báo cáo với anh
Phạm Văn Đồng là nhiều người rất thắc mắc về có ý định đưa ảnh bà Nguyễn Thị
Định vào thờ trong đền Hai Bà Trưng. Anh Đồng đã cho đi điều tra. Tôi mong sẽ
ngăn ngừa được những việc làm thiếu thận trọng như vậy cũng như việc xâm phạm
Tháp Rùa trên Hồ Gươm.
Về vấn đề trí thức, anh chị em có
nhiều thắc mắc. Họ hỏi tôi: Có phải trí thức ngày nay kém các bác ngày xưa mà
trong chính phủ, các cơ quan, kể cả các viện khoa học, hầu như không có một
người lãnh đạo nào là người ngoài Đảng.
…….
…….
Họ nói: Gần đây, Đảng tuyên bố
trí thức là một trong ba thành phần cơ bản của nhân dân, nhưng sao trí thức
ngoài Đảng lại không được Đảng tin tưởng? Trái lại, họ còn bị rẻ rúng nữa. Một
nhà trí thức lớn như Trần Đức Thảo đã từng tranh đấu thắng lợi với một nhà tư
tưởng trứ danh như Jean-Paul-Sartre mà chỉ vì nói thẳng trong vụ Nhân văn –
Giai phẩm mà bị bỏ rơi trong bao nhiêu năm. Đến khi ông ta chết ở Pháp, dược
Pháp trọng thị, thì ta mới đề cao trong báo chí. Anh em cho đó là một việc đáng
buồn! Một trí thức khác như Nguyễn Mạnh Tường, 22 tuổi đỗ hai bằng tiến sĩ ở
Pháp, khi về nước tham gia kháng chiến được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng và
hoàn thành xuất sắc, nhưng chỉ vì phát biểu không đúng theo chủ trương của Đảng
mà bị bắt ngồi xó trong bao nhiêu năm, đến nỗi trở thành một người bất mãn,
khiến gần đây cho xuất bản quyển “Un excomunié” rất tệ hại.
Gần đây, một trí thức lớn là
Nguyễn Khắc Viện đã có công to trong kháng chiến chống Pháp và trong phổ biến
văn hoá Việt Nam, thế mà tuy đã là đảng viên, nhưng chỉ vì nói thẳng mà bị coi
như một kẻ phản động.
Một trí thức lỗi lạc khác là Phan
Đình Diệu, một nhà khoa học được nhiều trường Đại học trên thế giới ca tụng
nhưng chỉ vì trình bày thẳng thắn những ý kiến của mình mà bị hắt hủi, đến nỗi
các báo chí không được đăng những bài đáp lại những lời phê phán của người khác.
Chắc anh còn nhớ lại nội dung câu
chuyện giữa chúng ta trong buổi trao tặng huân chương sao vàng cho Đảng Xã hội
Việt Nam trước khi kết thúc 40 năm hoạt động. Tôi có nói với Anh tại sao tôi
không gia nhập Đảng Cộng sản: “Hồ Chủ tịch đã giao cho tôi làm Phó tổng thư ký
rồi Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam. Bây giờ đã già rồi, tôi vào Đảng Cộng sản
làm gì!”.
Sau khi tuyến bố thôi hoạt động
thì chúng tôi an phận thủ thường. Tuy không nhắc lại chuyện cũ, nhưng cũng thật
khó hiểu vì sao khi đăng tin cáo phó hoặc mừng thọ một số đảng viên Xã hội hay
Dân chủ, kể cả các nguyên ủy viên Ban chấp hành Trung ương, thì báo chí ta
không dám nói đến khía cạnh hoạt động này của họ. Trường hợp đưa tin mừng đại
thọ 90 tuổi của anh Hoàng Minh Giám trên báo Nhân dân (có đăng ảnh anh đến thăm
gia đình) là một ví dụ điển hình. Vì sao lại không dám nhắc đến việc làm Phó
Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam của anh ấy trong mấy chục năm qua, nhưng lại
nêu đã từng làm Phó chủ tịch Quốc hội (một chức
vụ anh Giám chưa bao giờ làm). Tôi đã đích thân yêu cầu Báo Nhân Dân đính chính nhưng đã không được đáp ứng đúng mức. Việc viết lịch sử cách mạng Việt Nam gần đây, trong đó có lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, thường quá chú trọng đến thành tích quy công cho Đảng, nhưng lại chưa nêu đúng mức hoặc bỏ qua những sai lầm, khuyết điểm (thậm chí có lúc nghiêm trọng) cũng như vai trò, đóng góp của quần chúng, những người ngoài đảng. Bản sơ thảo lịch Quốc hội khoá I là một ví dụ. Những bài viết về đăng trên một số báo gần đây không dám đề cập đến 40 năm của tôi trong Đảng Xã hội Việt Nam.
vụ anh Giám chưa bao giờ làm). Tôi đã đích thân yêu cầu Báo Nhân Dân đính chính nhưng đã không được đáp ứng đúng mức. Việc viết lịch sử cách mạng Việt Nam gần đây, trong đó có lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, thường quá chú trọng đến thành tích quy công cho Đảng, nhưng lại chưa nêu đúng mức hoặc bỏ qua những sai lầm, khuyết điểm (thậm chí có lúc nghiêm trọng) cũng như vai trò, đóng góp của quần chúng, những người ngoài đảng. Bản sơ thảo lịch Quốc hội khoá I là một ví dụ. Những bài viết về đăng trên một số báo gần đây không dám đề cập đến 40 năm của tôi trong Đảng Xã hội Việt Nam.
Tôi xin nêu thí dụ gần đây nhất:
Nhà báo Hoàng Phong có viết một bài về sự nghiệp của tôi đăng trên báo Đoàn kết
của Hội Việt kiều tại Pháp. Mặc dù rất thân, song cũng không dám đả động gì đến
40 năm làm Phó rồi Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam của tôi. Một số bạn thân có
đề nghị tôi nhắc lại trong dịp này, những ý kiến mà tôi đã phát biểu ở Mặt trận
và Quốc hội mà không được chấp nhận. Tôi không muốn nhắc lại chuyện cũ, chỉ đề
nghị những việc gì Đảng nhận thấy sai thì phải sửa. Nếu Đảng tiếp tục đối xử
với Anh Nguyễn Khắc Viện, Anh Phan Đình Diệu như hiện nay thì sẽ không được
lòng tin ở trong nước cũng như trí thức Việt kiều ở ngoài nước. Trí thức Việt
Nam khao khát độc lập, tự do, dân chủ, không thể bằng lòng với chế độ chưa có
tự do báo chí – ngôn luận như hiện nay. Xin Đảng phải sáng suốt hơn các Đảng
khác, phải thay chế độ “đảng trị” bằng chế độ “đức trị”.
Xin chân thành cảm ơn.
Kính chúc anh dồi dào sức khoẻ, hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình.
Kính chúc anh dồi dào sức khoẻ, hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình.
Kính thư
Đồng kính gửi:
Đồng kính gửi:
– Các đồng chí ủy viên Bộ Chính
trị.
– Đồng chí Cố vấn Phạm Văn Đồng.”
By facebooker Nam Nguyen
– Đồng chí Cố vấn Phạm Văn Đồng.”
By facebooker Nam Nguyen
Nguồn: Nguyễn
Xuân Diện – TỂU BLOG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét