Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Thư ngỏ gửi anh Nguyễn Đình Cống

Ngụy Hữu Tâm
Lá thư này được tác giả gửi đến BVN nhằm muốn qua diễn đàn của chúng tôi bộc lộ một vài kỷ niệm mà tác giả đã sống, đã chứng kiến, trong một thời có thể gọi là đã qua nhưng vẫn còn để lại nỗi sợ, nỗi phấp phỏng cho những gì đang diễn ra trước mắt. Vì thế xin đăng lên kính trình GS Nguyễn Đình Cống, cộng tác viên thân thuộc, cùng bạn đọc xa gần. Ngôn từ và phong cách diễn đạt trong thư là thuộc về người viết.
Bauxite Việt Nam
Hà Nội, ngày 25.9.2017
Thưa Anh Nguyễn Đình Cống
Ngày 1.4.2016 em viết lá thư ngỏ đầu tiên cho Anh. Sau thế là đến cả năm rưỡi nay rồi, đất nước có biết bao sự kiện diễn ra, cũng là lúc em muốn trình bày đôi lời với Anh, qua trang mạng này của trí thức, cũng là xin để nhiều vị dũng cảm lên, đừng “ngủ nữa.
Thời gian gấp rút lắm rồi! Thế giới thời gian vừa qua đổi thay đến chóng mặt mà nhiều vị cứ “mũ ni che tai mãi thật chán quá!
Em cứ nhớ tùy bút Nam Cao trong Kháng chiến I, có vị “trí thức mà cứ ngủ, chỉ nằm dài trong màn, xem Tam quốc rồi chửi đổng “Tiên sư Anh Tào Tháo!. Em cay cú lắm vì mang họ Ngụy mà. Tàu chính hiệu vì dẫu chẳng thèm phải họ Tập, thậm chí còn là họ Ngụy cơ mà!
Con cháu Tào Tháo đây nhé! Họ Tập mà sang đây lần nữa sẽ phải tấn phong cho chức UV TW Đ+SVN! Hay UV BTC cho nó “oai!
Trong bài rồi, Anh có nhắc tới GS. Tương Lai. GS. Tương Lai tuyên bố từ bỏ Đ+S của Nguyễn Phú Trọng và “tiếp tục chiến đấu với tư cách một đảng viên Đảng Lao động Việt Nam như ngày tuyên thệ đứng vào hàng ngũ Đảng của Hồ Chí Minh”. Điều này tạo ra dư luận ủng hộ và phản bác. Em xin có ý kiến ở dưới, nhưng trước hết:
Chỉ xin thuật tại đây những gì vừa diễn ra rất gần đây đã.

Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong ngày thứ hai chuyến công du hai ngày nói với Thủ tướng nước chủ nhà Nguyễn Xuân Phúc rằng hai đảng “tạo thành một cộng đồng có chung vận mệnh, em càng thấy cái tội của Đ+SVN lớn đến thế nào.
Trung Quốc là nước lớn, từ xưa đến nay vẫn muốn thôn tính Việt Nam, nhưng nay nó trịch thượng với Việt Nam đến thế, thì cái tội lại là từ thời Ông Hồ cơ, khi vào năm 1951, trong thế kẹt đã dâng nước ta cho Nga - Tàu qua mối liên kết +S mà 1990 tan rã thì Việt Nam quá đơn độc nên yếu hèn, lại phải quay ra ôm chân Tàu, chuyện ấy là hiển nhiên!
Thật là hết nói, những người lãnh đạo sao mà ngu dại vậy, có lẽ họ tham quá nên mất khôn chăng, mà nếu “khôn thì chắc cũng chỉ khôn lỏi mà thôi!
Lại có bài “Tản mạn chuyện người già: Suy ngẫm về một lời khuyên”. Thật là hết nói, những người lãnh đạo Đ+SVN, mà người đứng đầu là TBT, khi vị này cứ tưởng mình đã thâu tóm được toàn bộ quyền lực nên hết sức tự mãn, nên thật sự là họ coi thường tất cả mọi người tới mức quá đáng, chứ không chỉ riêng người già mà anh em chúng mình không chỉ già, rất già mà... quá già nữa kia! Nhưng đến mức coi thường cả các nước khác mà đến nước hùng mạnh, nhiều tiền của như CHLB Đức mà lại dại dột vi phạm luật nước họ thì... em xin miễn bàn.
Em yêu mến, kính phục và ủng hộ GS Tương Lai làm việc đó, cũng như Anh đã từ bỏ Đ+S vậy. Em chưa từng được đứng trong hàng ngũ đó. Như bài rồi anh đã phân tích kỹ về những cái nhầm, đến tận ba điểm, nay em xin phép không nhắc lại nữa. Anh có đến tận ba điểm nhầm với vấn đề này, nên nhân nói về +S em chỉ xin nhắc lại ba kỷ niệm lớn trong đời em về nó, nay bởi vì già rồi, bệnh Alzheimer nó chẳng kiêng ai đâu!
Thế cho nên theo thứ tự thời gian em xin kể lại như sau:
- Kỷ niệm thứ nhất là: Đấy là vảo năm 1951 khi gia đình em do ba em được nhà nước cử sang xây dựng Trường Khoa học Cơ bản tại thành phố Nam Ninh, Trung Quốc, nên được đi theo. Khi ấy thành phố mới xây dựng, khu trường này cũng vậy, em nhớ chỉ một thời gian dài sau mới chuyển về khu mới xây dựng trong thành phố đó. Còn trước thì ở trong những nhà xây tạm hoàn toàn trong khu dân cư làng Tâm Hư, nhà cửa hoàn toàn như ở Việt Nam ta thời ấy, có khá hơn là xây gạch mà thôi. Nhưng điều đáng nói chẳng phải chỗ ấy, mà là: họ bắt đầu Cải cách ruộng đất, mà họ cũng bắt ta học theo. Em khi ấy 7 tuổi, học lớp 1, một buổi đi học ngang qua sân Ủy ban như ta, họ dùng làm chỗ họp công cộng, bình thường cũng chẳng có gì đáng nói, vì tiếng Trung bọn em có hiểu đâu. Nhưng vì CCRĐ mà, bên ta cũng vậy, ngoài đấu tố còn xử án, và họ dùng ngay chỗ đó làm nơi xử án, chẳng cần đi đâu xa. Mà thế có khi cũng hiệu quả hơn nhiều, bởi vì CN+S, hay bất cứ chế độ độc tài nào cũng thế thôi, không chỉ thành công vì lừa bịp giỏi, mà trước tiên là làm cho người ta sợ hãi. Xin Anh cứ tưởng tượng khi một cậu bé được chứng kiến vụ xử bắn, máu trên ngực người bị hành quyết phọt tung tóe thì liệu nó phản ứng thế nào. Em cho đến tận bây giờ vẫn còn nhớ, sau đó hàng tuần lễ, em không ngủ được! Màu đỏ của máu trên cờ ba nước +S là Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam, em không thể không liên tưởng đến cái bạo lực ghê gớm hết cỡ này!
- Kỷ niệm thứ hai là: Đấy là vảo những năm 1955-56, khi Hiệp định Genève vừa ký năm trước, hòa bình vừa lập lại mà những người lãnh đạo +S đã cho tiến hành cuộc đánh Nhân văn-Giai phẩm. Em khi đó mới học lớp 5 Phổ thông 3 Hà Nội, nhưng cũng đã lờ mờ nhận thức được những điều vô lý, nhất là khi xử tù những Giáo sư văn học, triết học lỗi lạc, những văn nghệ sĩ tài ba nhất của đất nước, và phải xử tù cả nữ sĩ Thụy An khi quy bà làm gián điệp thì em cũng xin mạn phép được miễn bàn!
- Kỷ niệm thứ ba là: Đấy là vào những năm đầu thập niên 80. Em đã tốt nghiệp PTS Đại học Humboldt Berlin về mấy năm, rồi còn đi postdoc. một năm ở Đại học Paris Sud về được ít lâu, lai làm Phó phòng cũng lâu lâu rồi. Ở đây em cũng xin được mở ngoặc, lãnh đạo +S họ “khôn ghê, một phòng nghiên cứu mà to như một trung tâm bây giờ, 30 người, 1/3 PTS mà chỉ Phó phòng, quyền Trưởng phòng thôi. QTP thôi. Phải được kết nạp Đảng (Dĩ nhiên Đ+SVN chứ Đảng Dân chủ với Đảng Xã hội làm “chân gỗ thì nói làm gì cho mệt!) đã cơ! Khi đó thấy “đồng chí bí thư chi bộ thỉnh thoảng gợi ý khéo: “Anh H. nhận xét cậu tốt lắm đấy!. Nhưng em mải chơi nào có để ý gì đâu! Sau này với cô vợ em bây giờ, cũng cấp ủy Đảng cơ đấy, cứ cười hoài khi thấy em khoe: “Chi bộ khi ấy cũng muốn kết nạp nhưng anh chẳng thèm vào!. Cô ấy cười thì cũng đúng thôi. Bố em tuy có vẻ cũng “to đấy nhưng ngặt nỗi chẳng phải “quan to. Trí thức nhất lại là trí thức do “Tây đào tạo, lại thật sự có tài, mà các cụ vốn nói “Tài với tai một vần mà! Thế nên may quá em không thuộc diện “thái tử đảng của Đ+SVN! Chưa nói em còn ba ông cậu cấp kha khá “phía bên kia, một ông thậm chí sau 75 còn được đi “cải tạo cả gần chục năm! Và chứng cứ sờ sờ: cậu em ruột em, N.H.C. dịp 30.4. vào “giải phóng Miền Nam, rồi được đơn vị tin cậy chuẩn bị cho đi học tiếp sĩ quan, sau khi “kiểm tra lý lịch thì... trượt! Bản thân em thì tuy chưa bao giờ “phấn đấu được đến giai đoạn đó nhưng cũng có chứng cớ hiển nhiên: Năm 1968 sau khi tốt nghiệp Lý Đại học Tổng hợp Hà Nội, như mọi người, em cũng viết đơn xin phục vụ trong Quân đội. Thế là em cầm quyết định của nhà trường đến Bộ Công an nhận công tác thì “đồng chí tổ chức ở Cục Cán bộ tươi cười bảo: “Bên Tổ chức Trường ĐHTH họ nhầm đấy, xin đồng chí về lại trường cho!.
Cũng xin phải nói thêm, em ham chơi không chịu phấn đấu đã đành, nhưng cũng phải nói có “lý gio lý trấu đường hoàng đấy nhé! Số là vì‚ thứ nhất thủ tục kết nạp có đoạn, trước khi kết nạp ngoài nhận xét của chi bộ còn có nhận xét của “quần chúng ngoài Đảng. Em dự buổi họp thấy mấy “nữ đồng chí lao công mà lên phát biểu nhận xét Anh Đ.V.Đ. là nhà vật lý mà em từng mến mộ, đại loại rằng: “Anh ấy có những ảnh hưởng gì đến cơ quan, đóng góp gì cho đất nước, nào chúng tôi có biết đâu!, thì em thật sự sợ hãi.
Đấy là chưa nói đến khi kết nạp, phải đứng nghiêm giơ tay thề trước ảnh Bác, cờ Đảng: “Xin trung thành với chủ nghĩa cộng sản. Em hốt thật lực: “Đến vợ mình là một thực thể vật chất mình hết sức yêu quý mà mình còn chẳng dám thề thốt như thế, huống chi là một cái lý tưởng viển vông hết cỡ như cái chủ nghĩa cộng sản!
Nói thế để Anh và nhất là các bạn trẻ hiện nay thông cảm, cũng như biết tất cả các ngóc ngách cuộc đời, nhất là mỗi người mỗi số phân, như người Đức họ nói tuyệt hay: “Jedem das Seine-mỗi người được nhận số phân của mình.
Xin gửi Anh lời chào thân mến!
Ngụy Hữu Tâm

Tác giả gửi BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét