Phạm Chí Dũng
“Đến lúc này, mọi
chuyện đã quá muộn đối với chính thể. Quá muộn để “lấy lại lòng tin của nhân
dân” – vậy nghĩa là thế nào thưa anh Phạm Chí Dũng? Chúng tôi thì nghĩ, CS
vẫn chưa hết phép đâu. Dù họ có thể phải lùi vài bước trước món lợi lớn được
gia nhập vào Hiệp ước EVFTA thì những nhân nhượng của họ về nhân quyền cũng
chỉ là sách lược “lùi để tiến” vốn xưa nay vẫn là ngón sành sỏi của họ kia
mà. Họ nói đấy và phủi lời ngay đấy. Mà họ lại đang tự nguyện làm ông em “4
tốt chiến lược” của lão bạn vàng phương Bắc, thà để cho bạn vàng ngoạm hết
biển đảo và có thể cả lãnh thổ nữa chứ đâu có chịu mất đảng. Bởi thế, bao giờ
con sói họ Tập sức cùng lực kiệt thì họ mới chịu bó tay vì không còn đường
bấu víu nào nữa chứ trước mắt thì chưa. Còn nói đến sự cạn kiệt lòng tin của
dân ư? Họ có cần gì thứ đó. Báo chí, loa phường, băng rôn, khẩu hiệu… truyền
đi những lời thật kêu, thế là đủ lắm.
Bauxite
Việt Nam
|
Quyền biểu tình của người dân Việt Nam đang
mang trên mình một món nợ thời gian khủng khiếp: hơn một phần tư thế kỷ ma mị kể từ Hiến pháp 1992
mà không trôi dạt một ảo ảnh thiện tâm nào.
Kỳ họp quốc hội tháng Năm năm 2018 đã tiếp biến thái độ ma mị bằng động tác ‘lùi Luật Biểu tình’, một lần nữa trong quá nhiều lần bộ luật quyền dân này bị chính phủ từ thời ‘nắm chắc ngọn cờ dân chủ’ của Nguyễn Tấn Dũng đến ‘liêm chính, kiến tạo, hành động’ của Nguyễn Xuân Phúc, cùng ‘cơ quan dân cử tối cao’ là Quốc hội lợi dụng như một thứ mồi nhử nhân quyền để mặc cả thương mại với Hoa Kỳ và Liên minh
châu Âu.
“Ủy Ban Pháp Luật của Quốc Hội cho biết đến nay, Chính phủ vẫn chưa chuẩn bị xong để báo cáo Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh về Luật Biểu Tình” – báo chí nhà nước đưa tin, cũng theo
cách đưa tin của rất nhiều lần trong ít nhất 5 năm qua.
Vậy ‘Chính phủ’ là cơ quan nào?
Một sự thật hết sức trớ trêu ở Việt Nam là vào năm 2011,
Thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng đã giao
cho Bộ Công an – một cơ quan bị xem là ‘công an
trị’ và chuyên trấn áp, đàn áp những cuộc xuống đường vì môi sinh
môi trường của người dân, ‘chịu trách nhiệm soạn thảo Luật Biểu tình’.
Kể từ đó đến nay, đã quá nhiều lần Bộ Công an
thập thò bộ luật này. Và cũng quá nhiều lần cơ quan bộ này yêu cầu hoãn Luật Biểu tình khi
nại ra lý do: “Trong
quá trình soạn thảo có một số nội dung phát sinh
cần tiếp tục đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, khảo sát thực tiễn và tham
khảo kinh
nghiệm quốc tế như khái niệm “biểu tình,” “quyền tự do biểu tình,” “nơi công cộng,” “tụ tập đông người”…; phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật (có bao gồm cả việc tổ chức mít-tinh,
biểu tình do Đảng, Nhà Nước, các tổ chức chính trị xã hội tổ chức; việc khiếu kiện đông người, đình công, bãi công, bãi thị, bãi khóa hay
không); vấn đề áp dụng các biện pháp trấn áp tương xứng, có hiệu quả đối với hành vi lợi dụng biểu tình vi
phạm pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan liên quan
trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh
trong quá trình biểu tình…”.
Một luật gia cho rằng đã có đủ căn cứ để thấy rằng việc cố tình kéo dài thời gian soạn thảo dự luật biểu tình của Bộ Công an là hành vi tắc trách công vụ, vi phạm vào Điều 4 của nghị quyết điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015
Chủ tịch Quốc hội ký ban hành tại kỳ họp thứ 7, tháng Sáu,
2014.
Trong thực tế và chẳng cần đến luật biểu tình chưa biết khi nào mới được 500 đại biểu Quốc hội đồng gật, từ năm 2007 đã diễn ra nhiều cuộc tuần hành và tọa kháng của dân oan đất đai. Năm 2011 đã làm nên dấu mốc lịch sử bởi hàng ngàn trí thức, nhân sĩ và người dân đã tổ chức hàng chục cuộc xuống đường để phản đối Trung Quốc, cùng truy
vấn thái độ im lặng đầy khuất tất của đảng cầm quyền và chính phủ trước một bí mật bắt đầu bị hé lộ: Hội nghị Thành Đô năm 1990.
Ở Sài Gòn, cuộc biểu tình mang
tính “kinh điển” vào tháng Năm 2014
phản đối giàn khoan
Hải Dương 981 của Trung Quốc đã lên đến hàng chục ngàn người khiến toàn bộ lực lượng công an,
dân phòng, quân đội bất động.
Những năm gần đây,
phong trào bất tuân dân sự đang lớn mạnh và khởi sắc hẳn. Cuộc trước là nguồn cảm hứng cho cuộc sau. Từ các cuộc biểu tình phản đối chặt hạ cây xanh
và tổng đình công của công nhân một số tỉnh Nam Bộ vào năm
2015 đến phong
trào biểu tình phản đối Formosa của người dân miền Trung vào năm 2016
và 2017,
cánh lái xe phản đối các trạm BOT thu phí và phản kháng dân sự đối với chính quyền.
Người dân Việt Nam xuống đường biểu tình vụ cá chết tại Hà Nội, ngày
1/5/2016.
Ảnh: VOA.
Ảnh: VOA.
Đến lúc này, công an
chẳng biết phải làm gì để “siết” nữa. Từ lâu, những đòn phép đối phó với phong trào biểu tình dân oan từ năm 2007
và biểu tình chính trị từ năm 2011 đã được tung ra hết: trên hết là thói trấn áp và “biện pháp nghiệp vụ” của ngành công an,
sau đó là luật Giao
thông đường bộ, luật Hình sự về “gây rối trật tự công cộng”, kể cả những điều luật khắc nghiệt chính trị như “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” (258), “tuyên truyền chống nhà nước” (88), “lật đổ chính quyền nhân dân” (79) đã từ lâu được dùng để áp chế giới bất đồng chính kiến nhưng chỉ khiến nảy sinh “bắt một sinh mười”.
Đói quá lâu sẽ hết đói. Cuối cùng, bánh vẽ Luật Biểu tình đã công nhiên trở thành một thứ phế thải. Cuối cùng, người dân Việt Nam đã tự động xuống đường mà bất cần một khung luật nào cho
phép. Trong cơn phẫn nộ và bế tắc tận cùng,
trong nỗi thất vọng vượt quá giới hạn trước một chế độ đặc trưng quá tham
nhũng, độc đoán và khiến phát sinh đủ thứ hậu quả xã hội trầm kha, ngày càng có thêm nhiều người dân vượt qua nỗi sợ của mình để bước ra đường, mở miệng và thét to những gì họ muốn.
Đến lúc này, mọi chuyện đã quá muộn đối với chính thể. Quá muộn để “lấy lại lòng tin
của nhân dân”. Cũng quá muộn để ban hành Luật Biểu tình.
P.C.D.
Tác giả gửi BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét