CÁI
LÒ CÓ MẮT
Nguyễn Anh Tuấn
Vài tháng trước, báo chí đã viết cả trăm bài chứng minh Vũ Nhôm
đáng tội thế nào: Mua hàng chục công sản (nhà/đất) từ chính quyền Đà Nẵng với
giá rẻ mạt không thông qua đấu giá rồi sang tay ăn chênh lệch hoặc giữ lại kinh
doanh, phân lô bán nền. [1]
Lò xuất hiện ngay, Vũ Nhôm cùng nhiều quan chức Đà Nẵng bị đưa
vào lò.
Vài ngày gần đây, báo chí lại dậy sóng vụ Thủ Thiêm. Chỉ đơn cử
một doanh nghiệp - Đại Quang Minh - được giao dự án theo hình thức xây
dựng-chuyển giao (BT): Tự bỏ tiền ra làm 11km đường và 1,5km cầu Thủ Thiêm 2
(với mức giá được duyệt trên trời - 1000tỷ/km đường và hơn 3000tỷ cho cầu) để
đổi lại nhận tới 105ha đất vàng xây khu đô thị (có nơi bán tới 350 triệu/m2).
[2]
Lò đã rục rịch, củi Sài Gòn sắp bị đưa vào lò.
Thế nhưng, cùng lúc đó tại Hà Nội, VinGroup:
Mua lại khu đất 35.075m2 tại 29 Liễu Giai - một vị trí siêu
trung tâm Hà Nội - chỉ với giá 18 triệu/m2 từ SCIC (Tổng Cty Kinh doanh Vốn Nhà
nước), trong khi giá thị trường 200-300 triệu/m2, để rồi triển khai dự án tầm
cỡ số 1 Hà Nội Vinhomes Metropolis với nhiều khối nhà chung cư từ 43-47 tầng có
tổng diện tích sàn 239.330m2 và bán ra với giá 80-100 triệu/m2 sàn (8-10 tỷ/căn
hộ). [3]
Bỏ ra 1500 tỷ thâu tóm 90% cổ phần Cty Triển lãm Giảng Võ thông
qua cổ phần hóa (số tiền này thành vốn điều lệ của chính công ty mà VinGroup
kiểm soát nên nhà nước không thu được đồng nào) để có được gần 68,380m2 tại 148
Giảng Võ - một vị trí siêu trung tâm khác ở Hà Nội, với cam kết ban đầu xây
dựng Khu Triển lãm Quốc gia ở Mễ Trì và Khu Triển lãm Quốc tế ở Đông Anh (một
hình thức BT).
Thế nhưng, sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, 75ha ở Mễ Trì đã
được chuyển đổi công năng để làm khu đô thị, trở thành đất đối ứng để VinGroup
xây cái gọi là Thành phố Triển lãm ở Đông Anh với diện tích 300ha. Chưa biết
bao giờ Thành phố Triễn lãm này (khởi công năm 2016) sẽ hoàn thành, cũng như
chưa có dấu hiệu nào cho thấy khi xây xong sẽ được bàn giao lại cho nhà nước,
chỉ biết là 68,380m2 đất vàng tại Giảng Võ và 75ha tại Mễ Trì đã được VinGroup
lên kế hoạch xây chung cư và khu đô thị cao cấp. [4]
Đặc biệt hơn, sau khi VinGroup có được khu đất số 29 Liễu Giai
và số 148 Giảng Võ, cả hai khu đất này trở thành hai vị trí duy nhất được UBND
Hà Nội “đặc cách” cho phép xây trên 45 tầng ngay trong khu vực nội đô lịch sử -
đi ngược với Quy hoạch Vùng Thủ đô được Thủ tướng phê duyệt trước đó (theo đó,
phải hạn chế xây dựng cao tầng) [5]
Chiêu thức tương tự - thâu tóm đất công KHÔNG THÔNG QUA ĐẤU GIÁ
bằng cách mua giá rẻ, cổ phần hóa hoặc điều chỉnh quy hoạch/công năng sử dụng
đất - song khác với Vũ Nhôm và Thủ Thiêm là những đối tượng mà báo chí tập
trung lên án, VinGroup gần như miễn nhiễm với quyền lực thứ tư. Gần một năm
trước đây, Thời báo Kinh tế Việt Nam đã xóa chi tiết VinGroup bị Bộ Tài chính
phát hiện mua rẻ khu đất 29 Liễu Giai chỉ vài giờ đồng hồ sau khi đăng tải. [6]
Cũng chẳng có tờ báo nào đặt vấn đề vì sao từ UBND Hà Nội cho tới Chính phủ
thường xuyên có những điều chỉnh quy hoạch/công năng sử dụng đất có lợi cho
VinGroup, chẳng bù với Thủ Thiêm khi báo chí phân tích chi tiết từng văn bản
bất hợp lý và bất hợp pháp ra sao.
Tương tự, Văn phòng Chính phủ cũng từng thừa ủy quyền Thủ tướng
giao Thanh tra Chính phủ đưa cả hai khu đất 29 Liễu Giai và 148 Giảng Võ vào
diện thanh tra năm 2017, nhưng tới nay đã hơn 1 năm mà vẫn chưa có kết quả. [7]
Báo chí ngó lơ, thanh tra làm ngơ, thế nên dẫu có cả một Vũ
Nhôm+Thủ Thiêm ngay giữa lòng Hà Nội mà vẫn chẳng thấy cái lò đâu.
Cái lò quả thật có mắt. Chỉ là, như mù.
PS: Giải pháp cho tình trạng tham nhũng chính sách này nhiều
người đã chỉ ra, đó là công sản (đặc biệt đất đai) phải đấu giá công khai.
Chính quyền và nhà đầu tư cũng biết vậy, nhưng một khi thiếu áp lực chính trị
từ người dân thì họ vẫn chọn cách làm có lợi nhất cho cá nhân họ mà thôi. Còn
vì sao áp lực chưa đủ thì người dân chúng ta phải tự hỏi mình.
[3] [7] http://www.asia-pacific.vn/…/loat-sieu-du-an-dia-oc-vao-tam… (Tạp
chí Châu Á-TBD đăng lại bài của TBKTVN - đã sao lưu lại archive.org phòng
báo này chỉnh sửa như TBKTVN)
ĐẤT
CÔNG PHẢI ĐƯỢC ĐẤU GIÁ
Nguyễn Anh Tuấn
Sài Gòn: Tập đoàn Kinh Đô bỏ ra 621 tỷ mua không qua đấu giá
3.433m2 đất trung tâm (đường Lê Duẩn), nghĩa là chỉ 180 triệu/m2 cho một khu
vực có giá thị trường là 400 triệu/m2. Thanh tra Chính phủ vào cuộc, đề nghị
thu hồi bán đấu giá, tránh làm thất thoát ngân sách nhà nước. [1]
Trong khi đó ở Hà Nội, cũng tại một vị trí trung tâm (phố Liễu
Giai - giá thị trường 200-300 triệu/m2), với số tiền tương đương (641 tỷ)
VinGroup đã có được khu đất RỘNG GẤP 10 LẦN (35.075m2) với GIÁ RẺ GẤP 10 LẦN
(18 triệu/m2). Dĩ nhiên là cũng không qua đấu giá. [2]
Đặc biệt hơn, sau khi về tay VinGroup, khu đất này (cùng với khu
148 Giảng Võ rộng gần 70,000m2 cũng của VinGroup) đã được UBND Hà Nội đặc cách
chọn làm hai nơi duy nhất trong vùng nội đô lịch sử được phép xây cao trên 45
tầng (ngược với Quy hoạch Vùng Thủ đô do Thủ tướng phê duyệt). Nhờ đó, VinGroup
đã triển khai ở đây dự án tầm cỡ số 1 Hà Nội Vinhomes Metropolis với nhiều khối
nhà chung cư từ 43-47 tầng, bán ra với giá 80-100 triệu/m2 sàn (8-10 tỷ/căn
hộ). [3]
Thế mà, vẫn chưa thấy Thanh tra Chính phủ đề nghị thu hồi bán
đấu giá, dù Văn phòng Chính phủ hơn một năm trước đã đề nghị cơ quan này vào
cuộc.
Vì sao lại khác biệt như vậy?
---
Có người đặt câu hỏi giải pháp cho vấn đề thất thoát công sản
này là gì.
Về mặt kỹ thuật thì chẳng khó chút nào: Tất cả đất công ở các
thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng phải được:
(1) thống kê đầy đủ;
(2) công bố cho toàn dân biết (trên một website chẳng hạn);
(3) đấu giá công khai kèm giấy phép xây dựng cao tầng (nếu có) cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước;
(2) công bố cho toàn dân biết (trên một website chẳng hạn);
(3) đấu giá công khai kèm giấy phép xây dựng cao tầng (nếu có) cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước;
Làm được vậy thì các dự án phát triển hạ tầng ở các thành phố
chẳng lo thiếu vốn, bớt phụ thuộc vào vốn vay ODA kèm những hệ lụy của nó như
hiện nay.
Nhưng đây không phải là vấn đề kỹ thuật, mà là ý chí chính trị.
Những người nắm quyền chỉ làm điều này khi mà số đông dân chúng gây áp lực với
họ để họ THẤY RÕ RỦI RO NẾU KHÔNG THEO Ý DÂN. Bằng không thì họ sẽ tiếp tục câu
kết với các doanh nghiệp bè phái biến hóa đất công thành đất tư với giá rẻ mạt,
trở thành triệu phú, tỷ phú đô-la nhờ chênh lệch địa tô, trong khi lợi ích công
cộng bị bỏ quên, chênh lệch giàu nghèo/bất bình đẳng xã hội ngày càng thêm trầm
trọng.
PS: Làm việc và học tập ở Hà Nội, tôi luôn ước ao thành phố này
sẽ có một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn, cụ thể như một mạng lưới tàu điện
ngầm, tàu điện trên cao, có thể chưa thể được như Seoul, Taipei nhưng ít nhất
cũng phải như Kuala Lumpur hoặc Bangkok để người dân đi lại dễ dàng hơn, hít
bầu không khí trong lành hơn, đời sống trở nên văn minh hơn. Tuy nhiên, cái mà
tôi thấy chỉ là hai tuyến đường sắt đô thị nham nhở, một trong số đó vay vốn từ
Trung Quốc luôn chậm trễ trong giải ngân, tiến độ thực hiện rùa bò hành hạ
người dân ngày qua ngày. Trong lúc đó thì người đứng đầu thành phố chỉ biết bất
lực than vãn rằng thấy trước thảm họa mà không biết làm gì vì không có tiền. Sự
thât không phải vậy! Nếu các khu đất vàng của thành phố cùng giấy phép xây cao
tầng được bán đấu giá công khai cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, hoàn toàn
không thiếu tiền cho một cơ sở hạ tầng hiện đại như thế cho Hà Nội.
---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét