1. Dự báo của Trần Đình Hiến
Gần đây tôi được gặp Cụ Trần Đình
Hiến (1933), một trong những dịch giả tiếng Trung giàu kinh nghiệm nhất hiện nay,
một người đã sống liên tục ở Trung Quốc mấy chục năm với nhiệm vụ làm phiên
dịch chính trị cho các lãnh đạo cao cấp Việt nam mỗi khi sang TQ. Cụ có hiểu
biết sâu sắc về con người, văn hóa và đất nước TQ. Trong lúc uống trà chúng tôi
nhờ Cụ dự đoán xem TQ sẽ đi về đâu trong bối cảnh chiến tranh thương mại
Mỹ-Trung hiện nay.
Cụ xoay xoay chén trà nóng trong
tay, ngắm nhìn làn hơi nước đang nhẹ nhàng bốc lên, nâng chén trà lên ngang
miệng thoáng ngửi, định uống rồi lại đặt xuống, rồi cụ chậm rãi nói từng từ một
cách dứt khoát rằng: “Nhất đinh nền kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ”. Cụ không
giải thích thêm vì sao. Cụ chỉ khẳng định vậy.
2. Mô hình Trung Hoa
Ý kiến của Cụ Trần Đình Hiến liên
quan đến một câu hỏi lớn hơn “Tại sao đế chế Trung Hoa có thể tồn tại mấy ngàn
năm, từ thời Tần Thủy Hoàng đến nay, nhiều triều đại đã hình thành và sụp đổ,
nhưng đất nước ấy ngày càng to thêm, bành trướng ngày càng rộng ra, đôi khi có
tỏa sáng văn hóa như là một trung tâm văn minh mang tính khu vực?”.
Thực vậy, trên thế giới có nhiều
đế chế. Thời cổ thì có Hy Lạp, La Mã, Ai Cập, Babylon, …Thời hiện đại thì có
Tây ban Nha, Bồ Đào Nha, Ottoman, thực dân Anh Pháp … Các đế chế ấy đều đã sụp
đổ hoặc cải biến hết. Riêng nước TQ đã tồn tại và phát triển với tư cách một đế
quốc kéo dài từ cổ đại hơn 22 thế kỷ đến ngày hôm nay.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng sở
dĩ đế chế TQ tồn tại lâu dài vì nó được xây dựng trên mô hình Hoàng đế. Hoàng
đế có “thiên mệnh” quản trị thiên hạ. Thiên mệnh là một thuật ngữ được sáng tạo
bởi người TQ. Sự sáng tạo ra thuật ngữ ấy để biện minh cho tính chính danh của
các triều đại. Thiên mệnh cũng biện minh cho khái niệm thinh suy trị loạn đắp
đổi. Khái niệm thịnh suy trị loạn đắp đổi giải thích cho sự sụp đổ của một
triều đại thối nát, được thay thế bởi một triều đại mới, với một Hoàng đế mới
có thiên mệnh thay thế Hoàng đế cũ. Sự giải thích ấy mơ hồ và mê tín, thực ra
thịnh suy là do mâu thuẫn giữa kẻ thống trị và kẻ bị trị đã lên đến đỉnh điểm.
Thay thế khái niệm “thiên mệnh”
bởi khái niệm “mâu thuẫn” thì ta thấy đế chế TQ đã kéo dài hai mấy thế kỷ những
gồm những giai đoạn thịnh suy khác nhau. Thịnh suy trị loạn là do mâu thuẫn ở
bên trong cái thực thể TQ đó. Sau khi hết loạn thì Hoàng đế mới lại dùng lại cơ
chế quản trị và văn hóa của xã hội cũ để duy trì sự truyền ngôi trong dòng tộc
mình.
Như vậy, cơ chế quản trị xã hội
và văn hóa TQ có một sự bền vững nhất định nào đó. Cơ chế quản trị xã hội và
văn hóa TQ đã được gợi ý bởi Khổng tử. Ông cho rằng Vua là bậc chí tôn, nghĩa
vụ của dân là tuân thủ mọi mệnh lệnh của Vua, dù cho mệnh lệnh ấy đi ngược lại
quyền sống của dân (Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung). Theo lý thuyết Nho
Giáo thì tự do của bậc Vua chúa là không giới hạn. Vạn vật trong trời đất đều
thuộc về quyền định đoạt của Vua. Còn tự do của dân là tự do hạn chế. Người
dân, đặc biệt các bậc hiền tài có quyền tự do tích lũy tri thức và năng lực của
mình để thi thố với Vua. Nhờ quyền tự do hạn chế ấy một người bất kỳ có thể leo
đến vị trí cao nào đó trong cơ cấu quản trị xã hội, vị trí ấy được định danh là
“dưới một người trên vạn người”. Đó là vị trí của các quan. Dòng dõi của quan
(ADN của người ấy) không có tính chất “thiên mệnh”.
Tóm lại xã hội TQ là một xã hội “tự do sơ khai”, trong đó quyền tự do của Vua là vô hạn, quyền tự do của dân là hữu hạn. Sự hài hòa giữa tự do hữu hạn và tự do vô hạn là cơ sở của một giai đoạn thịnh trị. Sự hài hòa ấy thường xuất hiện khi có một vị Vua hiểu biết, thường gọi là Minh Quân, biết tự hạn chế cái vô hạn của mình. Ngược lại, khi cường độ của mâu thuẫn giữa tự do vô hạn và tự do hữu hạn đạt đến một mức nào đó thì xã hội bắt đầu loạn lạc, và triều đại đó dần dần suy tàn. Lịch sử mấy ngàn năm qua của TQ là lịch sử của các giai đoạn thịnh trị và loạn lạc kế tiếp nhau. Mỗi khi triều đại mới thay thế triều đại cũ thì các vị mua mới lại tái sử dụng cơ chế quản trị xã hội cũ, cơ chế “tự do sơ khai”.
Tóm lại xã hội TQ là một xã hội “tự do sơ khai”, trong đó quyền tự do của Vua là vô hạn, quyền tự do của dân là hữu hạn. Sự hài hòa giữa tự do hữu hạn và tự do vô hạn là cơ sở của một giai đoạn thịnh trị. Sự hài hòa ấy thường xuất hiện khi có một vị Vua hiểu biết, thường gọi là Minh Quân, biết tự hạn chế cái vô hạn của mình. Ngược lại, khi cường độ của mâu thuẫn giữa tự do vô hạn và tự do hữu hạn đạt đến một mức nào đó thì xã hội bắt đầu loạn lạc, và triều đại đó dần dần suy tàn. Lịch sử mấy ngàn năm qua của TQ là lịch sử của các giai đoạn thịnh trị và loạn lạc kế tiếp nhau. Mỗi khi triều đại mới thay thế triều đại cũ thì các vị mua mới lại tái sử dụng cơ chế quản trị xã hội cũ, cơ chế “tự do sơ khai”.
Việc tái sử dụng cơ chế “tự do sơ
khai” của các triều đại đã kéo dài hơn hai ngàn năm từ thời Tần Thủy Hoàng đến
nay. Người nghiên cứu cho rằng sự kéo dài ấy có nguyên nhân văn hóa. Rằng cái
hay cái đẹp của văn hóa TQ làm cho các vị vua luôn thích tái sử dụng cơ chế “tự
do sơ khai”.
Cơ chế “tự do sơ khai” cũng có
thể ví như cái lồng (bu gà) mà Hoàng đế chụp lên toàn bộ xã hội, chụp lên mọi
thân phận, mọi cuộc đời, mọi quan hệ. Người dân chỉ có quyền tự do leo lên từng
nấc bậc nào đó trong những mắt lưới của cái lồng ấy, và có thể bị hất xuống bất
kỳ lúc nào.
Theo các thuật ngữ hiện đại,
nguyên nhân của việc tái sử dụng cơ chế tự do sơ khai, hay tái sử dụng bu gà,
nằm ở tính hiệu quả cái bu gà. Thứ nhất ý chí tự do của Vua cũng không lớn lắm.
Ông ta cũng chỉ dùng quyền tự do vô hạn của mình vào các mục đích cá nhân như
thể hiện uy quyền, yến tiệc, săn bắn, làm thơ, chơi gái... Sản vật thu được
trong vương quốc đủ để thỏa mãn các nhu cầu của Vua. Mặt khác, quyền tự do vô
hạn của Vua luôn bị thu hẹp bởi các quan hệ phức tạp giữa các quan, các thế lực
cung đình, các bà vợ Vua, các Hoàng tử…Còn dân thì sử dụng quyền tự do hạn chế
của mình vào việc mưu cầu sống. Người dân nếu đủ khôn khéo thì cũng tạm sống.
Thứ hai, chi phí bảo vệ quyền tự do không quá lớn. Vua cần một hệ thống quan
lại và quân đội “vừa phải” là giữ được ngai, tức giữ được tự do (giữ được vị
trí độc tài của mình). Còn “thiên mệnh” thì được bảo vệ bởi lý thuyết Nho Giáo.
Thực tế, để bảo vệ tự do của mình, Vua ít khi phải dùng con bài phủ quyết là
thu hẹp tối đa tự do của dân, vốn đã rất hạn chế.
Như vậy, việc tái sử dụng cơ chế
“tự do sơ khai” chỉ chứng minh rằng cơ chế ấy có tính hiệu quả khá cao trong
điều kiện dân trí thấp.
Tuy vậy, nhận định này chỉ đúng
trong nửa đầu của lịch sử đế chế TQ từ Tần Thủy Hoàng đến năm 1127 (Năm nhà Bắc
Tống mất).
Từ đời Nam Tống (sau năm 1127),
cơ chế “tự do sơ khai” luôn luôn bị thách thức bởi các mâu thuẫn mang tính toàn
cầu, chứ không chỉ riêng bởi các mâu thuẫn nội tại nữa.
Thực vây, cơ chế “tư do sơ khai”
đã bị đạp đổ (hay cái bu gà đã bị hất tung) nhiều lần trong nửa sau của đế chế:
-Lần thứ nhất bởi sức mạnh cơ bắp
của vó ngựa Mông Cổ (năm 1279, nhà Nam Tống mất). Người sáng lập ra đế quốc
Mông Cổ là Thành Cát Tư Hãn. Ông là người có ý chí cao và có những đội kỵ binh
vô cùng mạnh mẽ. Vó ngựa của quân Mông Cổ đã tràn khắp lục địa Á-Âu, và đã đạp
đổ đế chế “tự do sơ khai” của Trung Quốc.
-Lần thứ hai bởi sức mạnh tổ chức
của Mãn Thanh. Nhà Thanh khởi đầu là một dân tộc thiểu số ở Đông Bắc Trung
quốc, thuộc về tộc người Nữ Chân. Họ giỏi chịu rét, rất có kỷ luật. Vua của họ
chia tất cả các người dân thuộc vào một trong tám đội quân. Mỗi đội quân mang
một loại cờ có mầu khác nhau. Có tất cả tám mầu cờ. Cả nước bao gồm tám binh
đoàn thiện chiến, gọi là Bát Kỳ. Tổ chức chặt chẽ ấy đã đánh bại nhà Minh và
lập ra nhà Thanh, đế chế cuối cùng và là đế chế rộng lớn nhất trên đất Trung
Hoa.
-Lần thứ ba bởi sức mạnh hơi nước
của liệt cường vào nửa sau thế kỷ 19 và những năm đầu thế kỷ 20. Sức mạnh hơi
nước là cách nói tắt về cuộc cách mạng công nghiệp của phương Tây. Khi đó, Phương
Tây đã trải qua mấy cuộc cách mạng xã hội ở Pháp, ở Anh. Các cuộc cách mạng ấy
đã tạo ra các nước tư bản có trình độ tự do cao hơn “tự do sơ khai” rất nhiều.
Các nhà tư bản tổ chức sản xuất hàng hóa ở quy mô công nghiệp ngày càng lớn. Họ
luôn luôn cần thị trường, tức luôn cần bán hàng. Họ dùng các đội thuyền buôn
chay bằng tàu hơi nước để bán hàng, họ đàm phán thương mại để bán hàng, họ xâm
chiếm thuộc địa để bán hàng. Lúc đó nhà Thanh không mở cửa và đã bị sức mạnh
hơi nước đánh sập.
3. Sự thu hẹp tự do ở Trung Quốc
hiện đại
Ba lần sập đổ của cơ chế “tự do
sơ khai” kể trên chứng tỏ rằng cơ chế ấy không có sức bền vĩnh viễn. Hay nói
khác đi mô hình Hoàng đế của Trung Hoa không còn có thể tái sử dụng trong thời
đại mới. Hơn nữa thời đại mới, thời đại của công nghệ, chính là thời đại có tự
do lớn nhất trong lịch sử nhân loại, trong đó mọi người đều có quyền tự do sáng
tạo tối đa, không bị hạn chế bởi bất cứ cái gì, thậm chí quyền tự do sáng tạo
của một người bình thường còn lớn hơn quyền tự do giết người của các vị Hoàng
đế Trung Hoa cổ đại.
Trong khi đó, sau khi thành lập
nước Công Hòa nhân dân Trung Hoa năm 1949, ĐCS đã tái sử dụng lại cơ chế “tự do
sơ khai” để quản trị đất nước. Bây giờ Hoàng đế không còn là một người duy
nhất, nhưng lại là một tập thể bộ Chính trị với hạt nhân là Tổng bí thư. Tuy
vậy, có những sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, tự do cá nhân của chủ tịch Mao còn
lớn hơn tự do của các vị Hoàng đế. Mặt khác, tự do hạn chế của nhân dân còn bị
cắt xén mạnh hơn thời vua chúa. Dưới thời Mao, nhân dân không những không thể
tích lũy tài năng và kiến thức để vươn lên các vị trí cao trong xã hội, mà họ
còn bị tước đoạt quyền sống cơ bản là quyền tự do kinh doanh (kinh doanh theo
nghĩa cơ bản nhất là tìm cái cho vào miệng, nên người ta gọi kinh doanh là làm
ăn). Nhân dân chỉ còn có thể kiếm sống trong các HTX và các xí nghiệp nhà nước.
Sau khi Mao chết, nước Trung Quốc
có sự thay đổi về tự do cho nhân dân đôi chút. Người dân đã có thể được tự do
kinh doanh để sống no đủ hơn. Ngược lại, giới tư bản thân hữu có tự do nhiều
hơn dân thường và họ nhanh chóng giàu lên. Tài lực quốc gia của TQ vì vậy tăng
nhanh chóng. TQ đã trở thành nước giàu thứ hai trên thế giới về kinh tế. Cùng
lúc đó, chi phí để bảo vệ tự do của ĐCS tăng cao. Họ đã phải giết người để bảo vệ
tự do của ĐCS (như ở Thiên An Môn, ở Tân Cương, ở Tây Tạng, hoặc giết mổ nội
tạng của học viên Pháp Luân Công.). Họ đã phải ăn cắp tự do vốn rất hạn chế của
nhân dân để tăng tự do của ĐCS bằng cách thu hẹp tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tự do xuất bản. Cho nên, mặc dù tái sử dụng mô hình bu gà, tái sử dụng cơ
chế “tự do sơ khai”, ĐCS đã tái sử dụng phiên bản kém nhất của các Hoàng đế,
phiên bản nô lệ. Để duy trì chế độ tự do cho riêng mình, ĐCS đã phải sử dụng
một lực lượng lớn nhân viên an ninh, cảnh sát, quân đội, các hội đoàn thân
đảng….
Trong khi đó, ở các nước dân chủ
tiến bộ, tự do đang được phổ cập cho mọi thành viên. Nếu muốn làm chính trị, ai
cũng có thể tự do phấn đấu để trở thành Tổng Thống, thậm chí là người da mầu
như Obama. Nếu muốn làm giầu, ai cũng có tự do để trở thành người giàu nhất
hành tinh như Bill Gate, Steve Jobs… Nếu muốn đi vào vũ trụ, ai cũng có tự do
phóng tên lửa như Elon Musk. …. Quyền tự do của một vị tổng thống và một người
dân thương thực tế là bằng nhau. Lực lượng bảo vệ tự do là tất cả mọi người
dân, thông qua lá phiếu của mình, chứ không phải đơn giản là các lực lượng cầm
súng.
Ngược lại, ở TQ chênh lệch tự do
ngày càng lớn. Sự chênh lệch ấy, trong điều kiện tức thời, là đòn bẩy độc tài
làm cho kinh tế TQ giàu lên. Nhưng khi đã giàu lên, thì Hoàng đế Trung Hoa hiện
đại Tập Cận Bình lại muốn áp dụng mô hình ấy ra toàn thế giới bằng “ước mơ
Trung Hoa”, bằng sáng kiến “một vành đai, một con đường”. Nhưng thưa ông Tập
Cận Bình, không thể áp dụng mô hình tự do thấp cho một thế giới tự do cao.
Chính vì vậy, theo cụ Trần Đình Hiến, kinh tế Trung Quốc nhất định sụp đổ. Nó
sẽ sụp đổ không phải vì Tổng Thống Mỹ Donald Trump, mà vì chính ý chí muốn áp
đặt tự do thấp cho một hệ tự do cao. Cuộc chiến thương mại mà Mỹ đang tiến hành
chỉ là phản ứng của hệ tự do cao đối với ý đồ của Trung Quốc.
NGUYỄN THẾ HÙNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét