Nhà văn Dương
Thu Hương kể lại:
Dẫn nhập: Hẳn các bạn còn nhớ, thời điểm
1998 đến 200x trên sóng truyền hình VTV3 chương trình văn nghệ chủ nhật tràn
ngập bộ phim "Chuyện Làng Nhô", đây là bộ phim định hướng dư
luận của ban tuyên giáo trung ương về sự kiện Thiên An Môn ở Thái Bình... Nghẹn
!
Cuộc đấu tranh của nông dân Thái Bình
chống tham nhũng, chống quan lại trong tỉnh xẩy ra cuối năm 1997.
Lúc xẩy ra cuộc nổi dậy đó, anh Trần Ðộ và tôi đều bị công an giám sát một cách chặt chẽ, vì chúng tôi quê quán ở Thái Bình nên bị nghi là có liên hệ với những nhóm cựu chiến binh ở Thái Bình. Nhưng thật ra anh Trần Ðộ và tôi không hề biết tý gì về cuộc nổi dậy. Mãi sau này chúng tôi mới biết. Vì có một số người lên Hà Nội đi tìm con cái của họ và họ gặp chúng tôi .
Lúc xẩy ra cuộc nổi dậy đó, anh Trần Ðộ và tôi đều bị công an giám sát một cách chặt chẽ, vì chúng tôi quê quán ở Thái Bình nên bị nghi là có liên hệ với những nhóm cựu chiến binh ở Thái Bình. Nhưng thật ra anh Trần Ðộ và tôi không hề biết tý gì về cuộc nổi dậy. Mãi sau này chúng tôi mới biết. Vì có một số người lên Hà Nội đi tìm con cái của họ và họ gặp chúng tôi .
Qua lời kể lại
của những người này, chúng tôi biết được rằng, khi xẩy ra sự việc hàng chục
ngàn nông dân Thái Bình đứng lên đòi lại những khoản tiền bị bọn quan lại địa
phương chấn lột, thì lúc đó các nhà báo ngoại quốc từ Hà Nội đổ về Thái Bình.
Công an đã làm đủ mọi biện pháp để ngăn chặn các nhà báo này. Biện pháp của
công an là tiếp đón các nhà báo rất tử tế; mời các nhà báo nghỉ lại khách sạn,
mời ăn uống rồi đưa các cô gái xinh đẹp ra để chiêu dụ những anh chàng nào thích
của lạ, v.v… và đó là kế hoãn binh của công an. Kế hoãn binh nhằm mục đích mua
thời gian, một tuần hai tuần ba tuần, các nhà báo ngoại quốc bắt đầu nản, họ bỏ
sang Hongkong, sang Bangkok để chờ săn tin tức ở những điểm nóng khác trên thế
giới.
Các nhà báo rời
khỏi Việt Nam, đó là bước thắng lợi đầu tiên của nhà cầm quyền Việt Nam. Khi
các nhà báo đi rồi, dư luận thế giới, những ống kính của giới truyền thông đã
chĩa sang các góc khác của thế giới, Bosnia chẳng hạn, hay Afghanistan (A Phú
Hãn) v.v., thì lúc đó, nhà nước ra lệnh bắt tất cả những người cầm đầu cuộc nổi
dậy. Bởi vì mỗi một xã có một vài người cầm đầu. Những vụ bắt giữ đó được tiến
hành trong bóng tối, không có lệnh lạc gì cả, chỉ có lệnh miệng thôi. Lực lượng
bắt giữ người được điều từ các tỉnh khác về và số người bị bắt lên đến nhiều
ngàn.
Những người bị
bắt bị đưa đến những trại giam nào thì chính gia đình họ cũng không biết đích
xác. Gia đình nộp đơn kiện thì công an chỉ những trại tù rất khác nhau; thí dụ
họ giam con người ta Quảng Ninh thì họ chỉ cho thân nhân vào Nghệ An tìm; họ
giam con người ta ở Thanh Hóa thì họ chỉ thân nhân lên Vĩnh Phú tìm; họ giam
con người ta ở Vĩnh Phú thì họ nói là giam ở tận Ðắc Lắc v.v. Như thế có nghĩa
là để cho những nông dân nghèo khó, ngu ngơ không biết đường biết xá, đi tìm
thân nhân vài lần là hết tiền nên đành phải bỏ cuộc.
Trong các nhà
tù, thì chúng nó ra lệnh cho những thằng tù muốn lập công với công an, là bọn
tù hình sự, những thằng tàn ác nhất, tìm cách gây sự với những nông dân và cựu
chiến binh cầm đầu cuộc nổi dậy; rồi bọn hình sự này thủ tiêu những nạn nhân
bằng cách dùng đũa nhọn đóng vào tai lúc người ta đang ngủ. Nạn nhân chết ngay
tức khắc, không thể kêu một tiếng nào cả. Chính thân nhân những người chết kể
lại cho tôi nghe chuyện đó.
Ðó là cuộc tàn
sát trong bóng tối một cách hèn hạ, cực kỳ khôn khéo, cực kỳ hèn hạ, cực kỳ đểu
cáng và chúng nó là những đao phủ số một nên mới nghĩ ra hình thức thủ tiêu dã
man như thế..
Một vài năm sau
vụ thảm sát này, cha mẹ các nạn nhân từ Thái Bình lên Hà Nội tập trung tại số
15 Trần Bình Trọng (trụ sở Bộ Nội Vụ cũ) để khiếu kiện, nhưng không có người
nào tiếp họ cả. Chúng nó không đàn áp, không làm gì cả. Chúng nó cứ để họ đói
lả ra, và chỉ cho mỗi người một ổ bánh mì giá 1 nghìn Việt Nam (khoảng chưa tới
10 cent Mỹ kim), sau đó xúc họ lên xe quân đội, chở họ đến những cánh đồng rồi
thả họ ở đấy. Người dân phải đi bộ hoặc tìm cách thuê những chiếc xe ở dọc
đường để về nhà.
Chúng nó làm
như thế khiến người nông dân cạn hết tiền, mỏi mệt kiệt sức và rốt cuộc khiếu
kiện của họ không hề được giải quyết. Cuối cùng, dân chúng chỉ còn biết giữ nỗi
căm hờn trong lòng thôi.
Tôi cho rằng,
đó là vụ Thiên An Môn kinh tởm nhất và đó là một trong những lý do khiến tôi
gọi cái lũ cầm quyền là giòi bọ. Chúng nó giòi bọ về mặt nhân cách, chúng nó là
rắn độc, cực kỳ độc ác xảo quyệt. Khi chúng nó làm như thế, chúng nó đã đẩy
người khác vào cái thế bất dung đối với chúng nó. Sau vụ đàn áp đó, tôi nói với
anh Trần Ðộ rằng, nếu trước vụ đó, tôi còn chút gì nghĩ chúng nó là người, thì
sau vụ này, tôi nghĩ chúng nó hoàn toàn là dòi bọ, hoàn toàn là một lũ đao phủ
kinh tởm nhất và không thể nào tôi nhân nhượng với chúng nó được...."
Ảnh: Nhà văn
Dương Thu Hương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét