Ngô Nhật Đăng
Khi bị đi đầy ở Yên Bái năm 1960, Nguyễn Hữu Đang viết
bài thơ gửi bạn mình là Vũ Hoàng Chương đã di cư vào Nam :
Anh
“đến nhân gian lạc bến bờ
Tìm sông lưu lạc, núi bơ vơ ” *
Biết chăng sầu oán vùi tâm thức
Máu đẫm tay người ngập phím tơ
Tìm sông lưu lạc, núi bơ vơ ” *
Biết chăng sầu oán vùi tâm thức
Máu đẫm tay người ngập phím tơ
Bước
chân lịch sử đi không vội
Tơ nhện thiên đường dệt giấc mơ
Ngày đêm vô vạn hành tinh vỡ
Lặng ngắt thinh không vũ trụ mờ
Tơ nhện thiên đường dệt giấc mơ
Ngày đêm vô vạn hành tinh vỡ
Lặng ngắt thinh không vũ trụ mờ
NHĐ
*“Ta
đến nhân gian lạc bến bờ
Tìm sông lưu lạc, núi bơ vơ”- Thơ Vũ Hoàng Chương.
Tìm sông lưu lạc, núi bơ vơ”- Thơ Vũ Hoàng Chương.
Mãi đến khoảng năm
90, khi Nguyễn Hữu Đang được xóa lệnh quản chế về Hà Nội thì tôi
mới được gặp ông. Từ đó mỗi khi rảnh tôi lại đến, 2 bác cháu thường
ngồi ở cái “lều ngắm sóng” ven Hồ Tây của nhà văn Phùng Quán, phần
nhiều là ông nói, tôi ngồi nghe, giọng ông vẫn sang sảng, đôi khi hơi
lớn giọng. Mỗi lần như thế ông lại cười : “Bác mắc một thói quen
trong tù là nói to, giờ vẫn chưa sửa được, Đăng đừng buồn bác nhé”.
Quái lạ, mỗi lần ông nói câu này là tôi lại thấy mắt mình rưng rưng,
lần nào cũng thế, lần nào cũng thấy hình ảnh một người, một mình
trong ngục tối, thèm tiếng người nên phải nói thật to một mình cho
mình nghe.
Hồ Tây thỉnh thoảng lại có những cơn sóng ngầm rất dữ,
rất lạ khởi tự giữa hồ, phải là người quan sát kỹ mới nhận ra,
thời còn là học sinh mỗi lần đi bơi thuyền périssoire khi gần ra đến
giữa hồ thì bọn tôi lại bị những người bảo vệ bắt quay lại. Nhưng
đó là Hồ Tây xưa, hồ bây giờ nhỏ hơn, bị vây giữa vô vàn các biệt
thự của quan chức, các khách sạn sang trọng và sóng cũng không còn.
Ngồi nhìn bác Đang trầm mặc, tôi lại nhớ đến một người khác, chỉ được đọc ông chứ không biết mặt, đó là nhà văn Doãn Quốc Sỹ, nhà văn kể về những người bạn của mình, những “người ở lại” :
Ngồi nhìn bác Đang trầm mặc, tôi lại nhớ đến một người khác, chỉ được đọc ông chứ không biết mặt, đó là nhà văn Doãn Quốc Sỹ, nhà văn kể về những người bạn của mình, những “người ở lại” :
“Người bạn thứ nhất, anh Lâm theo Đảng, tin Đảng thuần bằng tình
cảm, có công cướp chính quyền ở Hải Phòng năm 1945, được Đảng đặt vào làm nhân
trong Dân Chủ Đảng, từng là ủy viên trong ủy Ban Hành Chính Hải Phòng. Kháng
chiến, được ủy vào làm trong cơ quan văn hóa của công an Liên Khu III. Chứng
kiến một người bạn thân trong Dân Chủ Đảng bị thủ tiêu giữa sông, kế tiếp đó
còn được chứng kiến bao hành vi bạo tàn khác, vỡ mộng, chán chường, vì quá tin
tưởng mà thành chán chường, cái chỗ mình tin là sán lạn nhất lại hóa ra tăm tối
nhất. Con người tình cảm đó đã trót cho hết, cho hết tuổi hoa niên đẹp nhất,
cho hết niềm tin tưởng nồng nhiệt nhất, cho đến khi nào thành chỉ còn là con
người trống rỗng, ghê tởm chính giới, thây kệ những danh từ Tự Do Độc Lập giả
trá, mình tự cho mình chút ít sinh thú nhỏ mọn: làm một chân thư ký quèn, ăn
một miếng cơm, yêu một người bạn, ở độc thân, nuôi thằng cháu nhỏ mồ côi cho đi
học, đầu tháng mà dư tiền thì mua chai vang nhắm với thịt lợn sữa quay, cuối
tháng hụt tiền thì mua một cút rượu ngang với mấy đồng bạc tai heo. Không xét
mình mà cũng chẳng xét người. Giờ đây Cộng sản sắp về thì về, biết rằng bão sắp
đến thì ngồi chờ bão. Muốn tránh bão tất phải chạy - thiết gì chạy ! Kẻ ra đi
là để tiếp tục tìm kiếm, mà đổi mới, xây dựng, mình thì còn gì nữa đâu mà tìm
kiếm, mà đổi mới, mà xây dựng ? Và Lâm nói với tôi: “Nếu không sống được thì
anh cứ tin rằng tôi tự tử, cái quyền đó chúng không lấy được của tôi !”.
……
Người thứ ba là Hữu. Tôi quý Hữu vô cùng, Hữu tin là dân tộc mình không những có khả năng mà còn có Thiên mệnh mang lại cho nhân loại một nền văn minh mới quân bình Tình với Lý, hòa hợp Người với Thiên Nhiên... Anh vẫn nói dân tộc mình đau khổ mấy ngàn năm rồi mà vẫn trường tồn tất phải có Thiên mệnh nào chứ ? Anh bị Cộng sản bắt giữ ngay từ đầu kháng chiến, di chuyển hết trại giam này sang trại giam khác, cứ trơ trơ như vậy. Nhốt chán họ thả anh ra, thì thấy trong tù hay ngoài tù anh cũng cứ tỉnh bơ như vậy, sau cùng họ không buồn kiểm soát nữa, liệt anh vào hạng cuồng chữ, học giỏi biết nhiều, mở miệng bàn toàn những Hà Đồ, Lạc Thư, Thiên Cơ, Bát Quái... Khi vào Thành gặp bạn nào anh cũng nói bằng tiếng Pháp: "Tao đã lăn lóc hết các nhà tù của chúng nó mà tao không chết !” Bây giờ thì Hữu cương quyết ở lại, tuyên bố thẳng với các bạn bè thân tình: "Tớ đã có nhiều kinh nghiệm với chúng nó, ngày nào chúng nó mang cái mất độc lập về, ai cũng đi cả thì ai ở lại kháng chiến ? Tớ ở lại, chúng không giết đâu. Các cậu cứ vào Nam, ai làm được cái gì thì làm, nhưng tớ ở lại, giờ phút này mới là bắt đầu kháng chiến”. Trích “Rừng lau”- Doãn Quốc Sỹ
……
Người thứ ba là Hữu. Tôi quý Hữu vô cùng, Hữu tin là dân tộc mình không những có khả năng mà còn có Thiên mệnh mang lại cho nhân loại một nền văn minh mới quân bình Tình với Lý, hòa hợp Người với Thiên Nhiên... Anh vẫn nói dân tộc mình đau khổ mấy ngàn năm rồi mà vẫn trường tồn tất phải có Thiên mệnh nào chứ ? Anh bị Cộng sản bắt giữ ngay từ đầu kháng chiến, di chuyển hết trại giam này sang trại giam khác, cứ trơ trơ như vậy. Nhốt chán họ thả anh ra, thì thấy trong tù hay ngoài tù anh cũng cứ tỉnh bơ như vậy, sau cùng họ không buồn kiểm soát nữa, liệt anh vào hạng cuồng chữ, học giỏi biết nhiều, mở miệng bàn toàn những Hà Đồ, Lạc Thư, Thiên Cơ, Bát Quái... Khi vào Thành gặp bạn nào anh cũng nói bằng tiếng Pháp: "Tao đã lăn lóc hết các nhà tù của chúng nó mà tao không chết !” Bây giờ thì Hữu cương quyết ở lại, tuyên bố thẳng với các bạn bè thân tình: "Tớ đã có nhiều kinh nghiệm với chúng nó, ngày nào chúng nó mang cái mất độc lập về, ai cũng đi cả thì ai ở lại kháng chiến ? Tớ ở lại, chúng không giết đâu. Các cậu cứ vào Nam, ai làm được cái gì thì làm, nhưng tớ ở lại, giờ phút này mới là bắt đầu kháng chiến”. Trích “Rừng lau”- Doãn Quốc Sỹ
Thế hệ tôi được chứng kiến gần như toàn bộ cuộc đời của những
“loại” người này, số phận của họ trong cơn bão cộng sản ở miền Bắc. Kiên quyết
chống lại “nắng được thì cứ nắng” như Phan Khôi, vỡ mộng, chán nản, rồi
chấp nhận hoặc tìm cách tự sát như như nhạc sỹ Văn Cao, hoặc qua “lò luyện
ngục” nhưng vẫn kiên gan, bền chí tin tưởng một ngày đất nước sẽ thay đổi như
Nguyễn Hữu Đang vv…cho đến 1975, một thất vọng lớn lao và cũng là một thử
thách lớn hơn nữa.
Đã hơn 40 năm, thế
hệ kế tiếp cũng đã già nhưng càng ngày cái khí tiết của “những
người ở lại” của thế hệ trước lại cùn lại nhụt hơn. Cũng đúng thôi
bây giờ là thời của lớp trẻ, chỉ mong các “cụ” hãy mang tâm thế của
người mang viên gạch đến, nếu không chịu để lót đường thì cũng là
để xây tường. Đừng nghĩ mình là bức tường. Tôi cũng vào hàng các
cụ rồi và vì thế lại thấy buồn khi mà vẫn còn nắng được mà không
chịu nắng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét