Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2019

ĐÔI KHI BẠN PHẢI BỎ ĐI


FB : Người Đà Lạt Xưa


Trong vấn đề Bắc Hàn, cách hành xử của ông Trump khác hẳn với các vị tổng thống tiền nhiệm. Ông Trump là tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hoa Kỳ chấp thuận gặp gỡ lãnh tụ Bắc Hàn; đã vậy còn gặp đến hai lần. Nhưng ông Trump sẽ sẵn sàng dứt khoát đạp đổ mà đi nếu lãnh tụ Bắc Hàn muốn giở trò qua mặt trong cuộc đàm phán.
Quyết định "đôi khi bạn phải bỏ đi" (sometimes you have to walk) của ông Trump, không tiếc thêm một giây phút nào nữa, đã được sự đồng thuận từ phía hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ. Nghị sĩ Chuck Schumer (đảng Dân Chủ) nhìn nhận "Tổng thống Trump đã làm rất đúng khi bỏ đi, không cần phải giao dịch thua thiệt chỉ vì cần được chụp hình cho đẹp". Bà Chủ tịch Quốc hội Nancy Pelosi (đảng Dân Chủ) đã nói với phóng viên của CBNC "thật tốt khi tổng thống đã không cho Kim Jong-Un một chút nào cả".
Hãy nhìn lại lịch sử để thấy được ông Trump hành xử khác hẳn với các vị tổng thống tiền nhiệm.

Trước đây, ông Bill Clinton, thuộc đảng Dân Chủ, nắm quyền tổng thống từ 1993 đến 2001, đã không chấp nhận gặp gỡ Kim Jong-il (cha của Kim Jong-Un). Mãi cho đến gần cuối nhiệm kỳ hai, nôn nóng muốn tạo được một thành tích chiến thắng ngoại giao, ông Clinton đã gởi bà Ngoại trưởng Madeleine Albright đến hội đàm với Kim Jong-il vào năm 2000. Cuộc hội đàm đã gặp thất bại bởi vì chính phủ Clinton không có quyết định dứt khoát trong lúc lãnh tụ Bắc Hàn đã bắt đầu tự tin vào vũ khí hạt nhân là một bảo đảm cho sự tồn tại của chế độ.
Khi George W. Bush, đảng Cộng Hòa, nắm quyền tổng thống từ 2001 đến 2009, ông Bush đã ra lệnh ngừng lại tất cả mọi điều đình sẵn có bởi Clinton và Albright. Năm 2002, ông Bush còn gọi Bắc Hàn là một quốc gia nằm trong "trục ma quỷ" (axis of evil). Bốn năm sau đó, tháng Mười năm 2006, Kim Jong-il đã thử nghiệm một thiết bị nguyên tử đầu tiên, khiến cho ông Bush phải viết một bức thư ngắn để hứa hẹn "viễn ảnh bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ nếu Bắc Hàn đưa ra đầy đủ chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân và hủy bỏ việc chế tạo các vũ khí này. Đến năm 2009, ông Bush lấy tên Bắc Hàn ra khỏi danh sách "trục ma quỷ" để giản hồi các tiến trình ngoại giao. Kết quả vẫn không đi đến đâu.
Đến thời Barack Obama, đảng Dân Chủ, nắm quyền từ 2009 đến 2017, ông Obama đã nhanh chóng mở lại đối thoại với Bắc Hàn nhưng không chấp nhận gặp gỡ lãnh tụ Bắc Hàn. Tháng Năm 2009, Bắc Hàn đáp trả bằng một cuộc thử nghiệm nguyên tử lần thứ hai. Chính phủ Obama bèn trở lại chính sách của ông Bush, từ chối mọi đối thoại và phong tỏa kinh tế Bắc Hàn.
Năm 2011, Kim Jong-Un lên nắm quyền sau khi Kim Jong-il qua đời và nạn đói xảy ra ở Bắc Hàn. Chính phủ Obama đã thỏa thuận viện trợ 240.000 tấn thực phẩm cho Bắc Hàn với điều kiện Bắc Hàn đóng băng (freeze) chương trình chế tạo hỏa tiễn liên lục địa và vũ khí hạt nhân. Tháng Hai năm 2013, sau khi được cứu đói, Bắc Hàn đã thử nghiệm nguyên tử lần thứ ba; khiến cho Obama khóa lại các nỗ lực đàm phán ngoại giao.
Đến năm 2015, sau khi đạt được thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Iran, chính phủ Obama đã quay trở lại Bắc Hàn với thái độ mềm dịu để mở lại các cuộc đàm phán. Điều này chẳng đi đến đâu. Tháng Một 2015, Bắc Hàn thử nghiệm nguyên tử lần thứ tư; và từ đó Hoa Kỳ và Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã áp đặt biện pháp chế tài lên Bắc Hàn. Tháng Chín 2016, Bắc Hàn đã cho thử nghiệm lần thứ năm với cường độ địa chấn ghi nhận lên đến 5,3 độ Richter (gấp mười lần hơn cuộc thử nghiệm đầu tiên). Nhiệm kỳ hai của ông Obama đã chấm dứt đầu năm 2017, không làm giảm thiểu, mà còn gia tăng thêm sức công phá của các thiết bị hạt nhân được đem ra thử nghiệm.
Khác với các tổng thống tiền nhiệm, ông Trump đặt quyền lợi an ninh của đất nước hơn là số điểm thắng thua trong ngoại giao. Ông Trump biết rõ Kim Jong-Un là lãnh tụ của một nước độc tài toàn trị với quyền hành tuyệt đối có thể hủy bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Vì thế, ông Trump chấp nhận đi gặp Kim Jong-Un, bất chấp chỉ trích cho rằng ông sẽ bị thua cuộc.
Điểm đáng chú ý khi ông Trump đi gặp Kim Jong-Un, ông vẫn cương quyết phong tỏa và cấm vận Bắc Hàn. Chẳng những cấm vận, mà còn tăng cường hạm đội Hoa Kỳ trên vùng biển Thái Bình Dương để kiểm soát cấm vận được thực thi đúng mức, chấm dứt mọi vi phạm bởi các tàu buôn đa số của Trung Quốc.
Thêm vào đó, khác với các tổng thống tiền nhiệm, ông Trump đã bỏ đi một cách dứt khoát, không cần nhượng bộ để gỡ gạc thể diện ngoại giao. Ông Trump sẵn sàng đột ngột cắt ngang chương trình và quay về lại Hoa Kỳ.
Cách bước đến và cách bỏ đi cho thấy ông Trump sẵn sàng gát bỏ cá nhân và số điểm thắng thua ngoại giao sang một bên, nếu cần phải đối thoại để giải quyết một vấn đề quan trọng cho an ninh và quyền lợi của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu các tập đoàn độc tài cộng sản Trung Quốc, Bắc Hàn và Việt Nam muốn giở trò xảo quyệt, không có thiện chí và thành tín, thì ông Trump sẽ đạp đổ và bước đi ra khỏi bàn hội nghị ngay lập tức.
Tập đoàn Trung Quốc cũng vừa học thêm một bài học tương tự, khi ông Robert Lighthizer, trưởng phái đoàn điều đình thương mại của Hoa Kỳ, đã tuyên bố "đòi giải tán cuộc đàm phán" (read Chinese the riot act) vào mặt của phái đoàn Trung Quốc khiến cho Liu He phải có thái độ đứng đắn hơn trong cuộc đàm phán thương mại giữa hai bên, trong tuần lễ vừa qua.
Hoa Kỳ đang ở thế mạnh. Vì thế, các tập đoàn cầm quyền cộng sản tại Trung Quốc, Bắc Hàn và Việt Nam đừng mang ra các chiêu trò gian xảo để thử thách ông Trump. Những bộ mặt gian trá lật lộng sẽ gặp thất bại ngay lập tức trong các đối thoại với Hoa Kỳ dưới quyền chính phủ Trump.
Top of Form

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét