I Tình
hình
Đầu
tháng 07 năm 2019, nhà cầm quyền Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 08 và các tàu hộ
tống ra vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như vào nơi vô chủ. Mới đây nhà
cầm quyền Trung Quốc lại đưa tàu cần cẩu Lam Kinh vào vùng đặc quyền kinh tế
Việt Nam, có lúc chỉ cách bờ biển Việt Nam 90 km. Cho đến nay những tàu ấy vẫn
còn quấy phá vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là lúc thuận lợi nhất để
kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế. Vậy mà, trong những phản ứng yếu ớt không
xứng tầm của một dân tộc từng được coi là tấm gương bất khuất cho các nước nhỏ
yếu, chính quyền Việt Nam không hề nhắc đến tên kẻ đang xâm phạm chủ quyền quốc
gia, và vẫn tỏ ra quá dè dặt trong việc kiện Trung Quốc. Thái độ ấy của chính
quyền gây ra sự nghi hoặc và bất bình rất lớn trong nhân dân và khiến các nước
hữu hảo không thể tích cực giúp đỡ Việt Nam bảo vệ chủ quyền.
Một
sự thật không thể phủ nhận là từ ngàn đời nhà cầm quyền Trung Quốc luôn có chủ
trương nhất quán không bao giờ từ bỏ tham vọng xâm lấn xâm chiếm Việt Nam.
Trong tình thế hiện nay, Trung Quốc có lực lượng quân sự, kinh tế mạnh hơn Việt
Nam rất nhiều lần và đang từng ngày, từng giờ ngang nhiên thách thức chủ quyền
của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước thuận lợi chưa từng có: nhiều
nước lớn như Úc, Cộng Đồng Châu Âu,… đặc biệt là Hoa Kỳ, đã mạnh mẽ lên án nhà
cầm quyền Trung Quốc gây bất ổn và nguy hiểm trên biển Đông, hăm doạ các nước
khác trong khu vực.
Đã
đến lúc nhà nước Việt Nam phải chủ động liên thủ với các nước có cùng quyền lợi
trên biển Đông, bằng mọi biện pháp mạnh mẽ và chính đáng tự bảo vệ trước mọi
hành động và tham vọng xâm lấn của Trung Quốc trước mắt và lâu dài.
Đã
đến lúc phải chấm dứt ứng xử “đu dây” đã kéo dài quá lâu. Đã đến lúc không thể
chấp nhận sự thách thức hết mức của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với chủ quyền
quốc gia. Chấm dứt “đu dây” để dứt khoát gia nhập cộng đồng các nước dân chủ,
văn minh, con đường duy nhất đảm bảo cho sự phát triển giàu mạnh, cơ sở vững
vàng để bảo vệ độc lập, chủ quyền.
II. Kêu
gọi nhà cầm quyền Việt Nam:
Vì
những lẽ trên, chúng tôi, các cá nhân, các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi nhà
cầm quyền Việt Nam:
1.
KIỆN NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC về việc xâm phạm quyền lợi kinh tế biển của Việt
Nam ở Biển Đông và kiện đòi nhà cầm quyền Trung Quốc trả lại các đảo của Việt
Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm bằng vũ
lực.
2.
Nâng Hiệp định đối tác toàn diện với Mỹ thành ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN. Đẩy
mạnh HỢP TÁC QUỐC PHÒNG với Mỹ và các nước có chung quyền lợi trên biển Đông.
Đây
là những động thái mà nhà cầm quyền không thể chần chờ và nhân dân không thể
kiên nhẫn chờ đợi trước hiểm hoạ xâm lăng ngày càng không tránh khỏi.
Ngày
10 tháng 9 năm 2019
Các
tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/
Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở
nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email:tuyenbobiendong5@gmail.com
DANH
SÁCH KÝ TÊN
1.
Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Nhà hoạt động xã hội Lê Thân
2. Nhóm Lập Dân Quyền. Đại diện: Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai
3. Diễn đàn Xã hội dân sự. Đại diện: TS Nguyễn Quang A
4. Ban vận động Văn đoàn Độc lập. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc
5. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện GS Phạm Xuân Yêm.
2. Nhóm Lập Dân Quyền. Đại diện: Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai
3. Diễn đàn Xã hội dân sự. Đại diện: TS Nguyễn Quang A
4. Ban vận động Văn đoàn Độc lập. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc
5. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện GS Phạm Xuân Yêm.
CÁ
NHÂN:
1.
Nguyễn Khắc Mai, Nhà nghiên cứu, Hà Nội
2.
Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TPHCM
3.
Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Khoa học, Hà Nội
4.
Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
5.
Lê Xuân Khoa, Giáo sư hồi hưu, Đại học Johns Hopkins, Washington, DC, USA
6.
Chu Hảo, Tiến sĩ Vật lý, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường
7.
Lê Thân, CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM
8.
Hoàng Hưng, Nhà thơ – Dịch giả, Sài Gòn
9.
Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ Ưu tú, Sài Gòn
10.
Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn - Dịch gỉa, Hà Nội
11.
Kha Lương Ngãi, nguyên Phó TBT báo Sài Gòn Giải phóng
12.
Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM
13.
Vũ Trọng Khải, PGS TS, Nhà nghiên cứu kinh tế, TPHCM
14.
Phạm Anh Tuấn, Dịch giả, Hà Nội
15.
Tô Lê Sơn, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
16.
Nguyễn Ngọc Lanh, nguyên GS Y khoa, Nhà giáo nhân dân, Hà Nội
17.
Nguyễn Ngọc Giao, cựu Giáo chức, Paris
18.
Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ Hán Nôm, Hà Nội
19.
Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà văn, Đà Lạt
20.
J.B Nguyễn Hữu Vinh, Nhà báo tự do, Hà Nội
21. Lê Mai Đậu, Kỹ sư, Hưu trí, Hà Nội
21. Lê Mai Đậu, Kỹ sư, Hưu trí, Hà Nội
22.
Ngô Thị Kim Cúc, Nhà văn - Nhà báo, Sài Gòn
23.
Tống Văn Công, nguyên TBT báo Lao Động
24.
Hoàng Dũng, PGS TS Ngữ học, TP HCM
25.
Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhà văn, Virginia, Mỹ,
26.
Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, Nhà văn, Nguyên GS Kinh Tế, Canada
27.
Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn
28.
Hà Dương Tường, Nhà giáo về hưu, Pháp
29.
Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư danh dự ĐH Liege, Bỉ, sống ở Sài Gòn
30.
Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo Tự do, Sài Gòn
31.
Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, Sài Gòn
32.
Nguyễn Thanh Hằng, Dược sĩ, Pháp
33.
Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư, Pháp
34.
Bùi Minh Quốc, Nhà thơ - Nhà báo, Đà Lạt
35.
Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, Đà Lạt
36.
Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, Sài Gòn
37.
Hoàng Minh Tường, Nhà văn, Hà Nội
38.
Bùi Hiền, Hưu trí, Canada
39.
Hồ Hiếu, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
40.
Hồ Ngọc Nhuận, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
41.
Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang
42.
Nguyễn Thị Thanh Bình, Nhà văn, Hoa Kỳ
43
Vũ Thư Hiên, Hưu trí, Paris Pháp
44.
Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập, Đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội
45.
Vũ Linh Huy, Bác sĩ y khoa, Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ.
46.
Phạm Xuân Thu, Luật gia, DN - Berlin, CHLB Đức
47.
Trần Bang, Kỹ sư, CCB chống TQ xâm lược, TV CLB LHĐ, SG
48.
Nguyễn Hồng Hiệp, Hưu trí, Quận 2, Sài Gòn
49.
Nguyễn Phú Yên, Hưu trí, Sài Gòn.
50.
Nguyễn Hữu Liêm, California.
51.
Nguyễn Giáng Vân, Nhà thơ, Hà Nội
52.
Nguyễn Đức Tùng, Canada
53.
Đỗ Quyên, Nhà thơ, Canada
54.
Huỳnh Sơn Phước, Nhà báo, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ, Hội An
55.
Cù Huy Hà Vũ, TS Luật, tạm trú tại Hoa Kỳ
56.
Nguyễn Thị Dương Hà, Luật sư, tạm trú tại Hoa Kỳ
57.
Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội.
58.
Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
59.
Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
60.
Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hóa học, Sài Gòn
61.
Nguyễn Mai Oanh, ThS Kinh tế phát triển, Sài Gòn
62.
Trần Đức Quế, Chuyên viên hưu trí, Hà Nội
63.
Nguyễn Quốc Quân, Bộ đội hưu trí
64.
Thuỳ Linh, nhà văn, Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét