Đó
là câu lấy từ bài thơ "Nhân dân" của Nguyễn Khoa Điềm. Ai cũng biết,
ông từng là Ủy viên bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng-
văn hóa, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin... Nhưng với tôi hơn tất cả ông là
một thi sĩ có nhiều bài thơ hay. Thơ ông đã vào nhà trường từ lâu với các bài
“Mẹ và quả”, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”; “Đất nước” trích từ
trường ca “Mặt đường khát vọng”…
Bảy
năm trước ông viết bài “Nhân dân”. Sáng nay, một
sáng thu Hà Nội, bên ngắt xanh cây lá; trong rực rỡ nắng vàng, tôi ngồi đọc lại
vẫn thấy cay cay nơi sống mũi.
NHÂN DÂN
Cúi mình trên đồng lúa
Lao lên các hoả điểm chiến tranh
Lăn mình trong các cuộc xuống đường
Cặm cụi với sách vở
Họ là nhân dân thứ thiệt
Lao lên các hoả điểm chiến tranh
Lăn mình trong các cuộc xuống đường
Cặm cụi với sách vở
Họ là nhân dân thứ thiệt
Nhưng trên diễn đàn cao nhất nước
Có người nói nhân dân chưa đủ trí tuệ
Để hưởng luật biểu tình!
Có người nói nhân dân chưa đủ trí tuệ
Để hưởng luật biểu tình!
Tôi nghĩ mãi
Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ?
Sao lại sợ nhân dân biểu tình?
Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ?
Sao lại sợ nhân dân biểu tình?
Không!
Sự sợ hãi không cứu được chúng ta
Mà chính là sự can đảm
Đi tới dân chủ.
Sự sợ hãi không cứu được chúng ta
Mà chính là sự can đảm
Đi tới dân chủ.
(Nguồn: Nguyệt san Văn chương ngày nay, số 5, Chào xuân Nhâm
Thìn, 12-1-2012).
Nhiều người nhắc chuyện, trước khi chết vua Phổ cầm tay Mozart
nói:“Ta tiêu biểu cho trật tự, ngươi tiêu biểu cho cái đẹp. Biết đâu hậu thế sẽ
quên ta mà nhớ đến ngươi”.Tôi thì thích câu thơ Lý Bạch:“Khuất Bình từ phú
huyền nhật nguyệt/ Sở vương đài tạ không sơn khâu”(Tạm dịch: Thơ phú Khuất
Nguyên sáng mãi cùng đất trời/ Lâu đài vua Sở chỉ còn là gò núi). Và nghĩ, hậu
thế nếu nhớ sẽ chỉ nhớ Nguyễn Khoa Điềm - một nhà thơ.
Đỗ Ngọc Thống
HN 6-09-2019
HN 6-09-2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét