Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020

SỬ DỤNG VŨ KHÍ MỸ, HỦY DIỆT QUÂN TRUNG QUỐC TẠI CHIẾN TRƯỜNG VỊ XUYÊN ( Phần 1)


Điều tra của Phạm Viết Đào




ĐƯA QUÂN XÂM LƯỢC VỊ XUYÊN-MỘT MŨI TÊN NHẰM 6 MỤC ĐÍCH
Trả lời báo chí trong cuộc trao đổi qua điện thoại ngày 3/6 sau Đối thoại Shangri-La 18 tổ chức tại Singapore, bà Andrea L. Thompson, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ chuyên trách về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế đánh giá: “Việt Nam là một trong những đối tác mạnh của Washington trong khu vực và mong muốn hợp tác để có thể cung cấp cho Hà Nội những thiết bị quân sự tốt nhất trên thế giới…”
https://dantri.com.vn/…/my-muon-cung-cap-cho-viet-nam-cac-t…)
Nhân ý kiến của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ bà Andrea L. Thompson, Phạm Viết Đào xin có bài dạng điều tra độc lập, kiểm chứng thông tin về độ xác tín của việc bộ đội ta sử dụng vũ khí Mỹ trong chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược tại Vị Xuyên. Tại mặt trận Vị Xuyên, ta đã sử dụng lại những vũ khí nào của Mỹ còn lại ở Tổng kho Long Bình; Xác minh về sức mạnh, hiệu lực sát thương của vũ khí Mỹ trong cuộc chiến vệ quốc này.
Tại Mặt trặn Vị Xuyên, bộ đội ta đã kết hợp sử vũ khí của Liên Xô và Mỹ, quân dân ta đã bảo vệ được biên giới Vị Xuyên, đập tan âm mưu, tham vọng điều chỉnh lại biên giới. Sau trận thắng 31/5/1985, huyện Vị Xuyên được phong tặng Đơn vị anh hùng của Lực lượng vũ trang…Đây là một trận thắng mà không một cơ quan ngôn luận nào của ta và Trung Quốc đưa ngay thời điểm nổ ra và sau mấy chục năm trôi qua: Thành tích công trạng nào khiến Vị Xuyên được phong tặng danh hiệu này.
Cuộc chiến Vị Xuyên, 1 mũi tên Trung Quốc nhằm 6 đích
Trung Quốc phát động một cuộc chiến tranh lớn tàn khốc, ác độc tại chiến trường Vị Xuyên, họ mệnh danh “Lưỡng Sơn luân chiến”, ( Lão Sơn-Giả Âm Sơn), tên 2 ngọn núi cạo tại khu vực Vị Xuyên, đó là Cao điểm 1509, ( Lão Sơn-Núi Đất) và Cao điểm 1230 ( Giả Âm Sơn-Núi Bạc) thuộc lãnh thổ Việt Nam, hay còn gọi “Vuốt đuôi hổ” nhằm 6 cái đích sau đây:
1/ Mở mặt trận Vị Xuyên mượn cớ điều chỉnh lại biên giới Việt-Trung, khôi phục lại đường biên giới Việt-Trung khu vực Vị Xuyên theo Hiệp ước Pháp-Thanh ký năm 1889. Trung Quốc cho rằng: Theo hiệp ước này thì phần đất phía đông suối Thanh Thủy thuộc về Trung Quốc, phần đất của Việt Nam thuộc phía tây nam con suối Thanh Thủy.
Sự thật đường biên giới Việt-Trung tại Vị Xuyên và Cao Bằng đều có những zig-zag do lịch sử để lại. Theo nhiều nguồn tư liệu: sau khi ký xong hiệp định Pháp-Thanh, người Pháp với nhãn quan quân sự của các nhà thực dân, họ phát hiện ra các vị trí trọng yếu phía đông bắc suối Thanh Thủy; Đó là những điểm phòng thủ lợi hại, do đó họ đã thương lượng đổi đất với chính quyền Mãn Thanh. Kết quả phía Pháp-Việt Nam đã cắt nhường một số vùng đất, chắc là bằng phẳng có lợi cho canh tác để đổi lại mấy ngọn núi như 1509,772, 685, 1030…
Cái sự thỏa thuận này không có trong Hiệp định Pháp-Thanh chỉ có trong “phụ lục hiệp định”. Trung Quốc đã ma mãnh triệt để lợi dụng cái điểm khuất tất này để tạo thế chính trị mở, phát động một cuộc chiến tranh lớn đánh cướp Vị Xuyên lu loa là Việt Nam chiếm đất của Trung Quốc. Thử hình dung: cuộc chiến xâm lược kéo dài 6 tỉnh biên giới trong thang 2/1979, Trung Quốc đã huy động khoảng 60 vạn quân; Cuộc chiến tại Vị Xuyên, Trung Quốc cũng đã dồn vào đây một lực lượng tươnng tự như vậy…
2/ Dùng yếu tố bất ngờ, tập trung quân đông đánh chiếm Vị Xuyên để tạo đất đứng chân cho Chính phủ Hoàng Văn Hoan, một chính phủ lưu vong giai đoạn đó được thành lập tại Bắc Kinh. Nếu chiếm được Vị Xuyên, chiếm được thị xã Hà Giang thì đây sẽ được dùng làm thủ phủ của chính phủ này. Nếu chiếm được Hà Giang sẽ làm chủ được một giải đất từ Hà Giang lên tận Lũng Cú-Đồng Văn; “Vương quốc” của Vua Mèo Vương Chí Sìn khi xưa… Đây là mảnh đất về mặt quân sự có vị thế hiểm yếu: Tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ; Về mặt kinh tế thì các vùng cao Hà Giang là thủ phủ của cây anh túc…Nếu Trung Quốc lập ra được Chính phủ Hoàng Văn Hoan tại vùng đất Hà Giang thì vô cùng lợi hại…
Trong chuyến thăm Hà Giang đầu 2019 cùng với 200 CCB của Sư đoàn 328, đoàn đã lên thăm cột cờ Lũng Cú, Đồng Văn. Khi đi qua con đèo Mã Pi Lèng, thỉnh thoàng lại thấy một vài CCB bật ra khỏi ghế chí lên các sườn núi dọc đường đèo chỉ trò: Kia, kìa, cây thuốc phiện kia, kia…Tôi nhĩn theo và thấy cả những triền núi rộng dài mọc loại cây mà các CCB có kinh nghiệp cho biết đó là cây anh túc. Mặc dù, cây anh túc được tuyên truyền cấm nhưng với người Mông nó giống như cây lúa nước, cấm làm sao được. Còn cơ quan chức năng thì sức đâu mà leo lên các sườn núi cheo leo kia…Ở miền tây Nghệ An cũng vậy, một chú em cho biết mặc dù thỉnh thoảng bộ đội biên phòng cũng đi phá những đồi cây thuốc phiện nhưng chỉ làm phép để quay phim, chụp ảnh và để lấy tiền tài dự án.
Vùng cao Hà Giang được đánh giá là TAM GIÁC VÀNG của vùng tây bắc...a¹
3/ Đánh vào Vị Xuyên sẽ buộc Việt Nam phải kéo dãn quân đội ra khỏi chiến trường Cămpuchia, giảm cường độ truy sát tàn quân Pol Pot theo chiến thuật “ Vây Ngụy cứu Triệu-Tấn công Vị Xuyên giải vây Pol Pot”…
4/ Trả thù chiến dịch quân sự đại bại tháng 2/1979 và sử dụng chiến trường Vị Xuyên để đánh thức, tôi rèn quân đội Trung Quốc sau nửa thế kỷ không động binh…
Nếu chiến thắng và thu được kết quả mỹ mãn, Trung Quốc sẽ nhân đã đánh chiếm luôn nóc nhà Đông Dương, là địa bàn mà sinh thời Mao Trạch Đông vẫn hằng mơ đưa 500 triệu dân Trung Quốc di dân xuống; một vùng đất trù mật, thưa dân đang cần cho dân Trung Quốc…
5/ Biến Vị Xuyên thành “cối xay thịt”, “lò vôi thế ký”, “thung lũng gọi hồn”…để tiêu hao, đánh sập, quỵ “bộ xe pháo mã” ( những tướng thân cận của Tướng Giáp hiện đang nắm các trọng trách tại Bộ Quốc phòng) đúng dịp Việt Nam kỷ niệm “30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ ( 1954-1984)”.
Không ngẫu nhiên mà Trung Quốc bắt đầu nổ súng, tấn công Vị Xuyên đầu tháng 2/ 4/1984 và chiếm 1509 vào 28/4/1984. Trung Quốc lợi dụng yếu tố bất ngờ, tập trung quân áp đảo và ưu thế về hỏa lực, trang thiết bị quân sự để đánh quỵ, loại bỏ hoàn toàn uy danh, uy tín của Võ Nguyên Giáp ra khỏi chính trường Việt…
Đánh Vị Xuyên vào dịp tháng 4/1984 là đánh sập huyền thoại Võ Nguyên Giáp, dập tắt ý đồ muốn ngả sang phương Tây của Tướng Giáp; Tướng Giáp có chủ trương sau khi đánh tan Pol Pot, trả Cămpuchia cho Liên hiệp quốc để bình thường hóa quan hệ với Mỹ và phương tây. Đây là điều được Tùy viên quân sự Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội giai đoạn đó là Nakamura Masanori, xác nhận trong tài liệu được lưu hành trong trường Quân chính Nhật…
Không ngẫu nhiên trong giai đoạn này, sau thời gian vu cho Tướng Giáp xét lại giai đoạn 1967-1968, một số nhóm lợi ích lại dựng chuyện Tướng Giáp là con nuôi của một quan mật thám Pháp để chặn đứng, phá tan sang kiến chính trị này của Tướng Giáp muốn ngả sang phương tây?
6/ “Giương tây để kích đông”…bất thần đưa quân đánh chiếm một số cao điểm trên tuyến biên giới Việt-Trung tại Vị Xuyên, chiếm xong cho củng cố phòng ngự và dụ quân ta lên tấn công lấy lại để tiêu hao, tiêu diệt, để làm Việt Nam “chảy máu” nộ tạng…Từ cuối năm 1986 cho đến đầu năm 1987, hai bên đã động binh lớn tới chiến trường Vị Xuyên.
Mở chiến dịch quân sự tại Vị Xuyên, Trung Quốc gọi là Lưỡng Sơn luân chiến, phía Trung Quốc tập trung về chiến trường này, chiến tuyến kéo dài quãng 20 km nằm trong địa phận huyện Vị Xuyên của tỉnh Hà Tuyên, 8/10 đại quân khu, với quãng 60 vạn quân, bằng tổng số quân viễn chinh Mỹ đưa vào cả miền nam lúc cao điểm nhất…
Còn Việt Nam tập trung về chiến trường Vị Xuyên quãng 20 vạn quân, đưa 9 sư đoàn vào loại danh tiếng lên đế giáp chiến với quân Trung Quốc.
Sau khi quần nhau với Trung Quốc bảy tám năm trời, đoán biết Việt Nam đã mỏi mệt, Trung Quốc bất thần đánh chiếm Gạc Ma một hòn đảo giữ một vị trí chiến lược, án ngữ trên Biển Đông…Đây thật sự tung con săn sắn để bắt con Cá Kình...
( Còn nữa)
Rút từ Biên khảo gần 1000 trang:" VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"
Bạn đọc có nhu cầu chia sẻ xin liên hệ với tác giả Phạm Viết Đào qua email: Hoanghtham9@gmail.com; ĐT: 0382598746


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét