Võ Văn Quản
Là chính đảng thường xuyên sử dụng thuật ngữ “phát-xít” để
công kích những thế lực đối lập, có lẽ đảng Cộng sản nước này cũng đã chuẩn bị
sẵn tinh thần với việc mình bị sỉ nhục là một đảng phát-xít trong một tương lai
gần. Song, nếu xét lại quá trình phát triển của các chính đảng Cộng sản trên
toàn thế giới, các đảng phái phát-xít luôn là một trong những đối thủ hết sức
cơ bản của họ. Mặt khác, theo nhiều nhà nghiên cứu, chủ nghĩa phát-xít nằm ở
phía cực hữu của phổ chính trị, trong khi chủ nghĩa cộng sản lại nằm ở phía cực
tả.
Vậy điều gì khiến cho người ta có thể cáo buộc, hoặc bản thân chính các đảng cộng sản cáo buộc nhau rằng họ có tư tưởng phát-xít?
Theo quan điểm của người viết, vấn đề trước tiên nằm ở chỗ bản thân chủ nghĩa phát-xít và chủ nghĩa cộng sản có quá nhiều điểm chung, hoặc gần như tương đồng, và có thể chuyển hóa qua lại cho nhau ở bất kỳ thời điểm nào. Họ đều hướng đến xây dựng một chính phủ toàn trị với vai trò chính trị độc quyền của duy nhất một đảng phái, họ đều có xu hướng ca tụng lực lượng sử dụng vũ lực và nhu cầu xây dựng những “con người” đặc trưng cho chủ nghĩa của họ.
Điểm khác biệt căn bản nhất giữa chủ nghĩa phát-xít và chủ nghĩa cộng sản, có lẽ là cách mà hai phe tiếp cận cách tổ chức và quản lý nền kinh tế. Phe cộng sản tin vào nền kinh tế tập thể và sở hữu cộng sản, trong khi phe phát-xít lấy các tập đoàn – công ty khổng lồ và sự kiểm soát hành chính từ phía nhà nước làm xương sống cho quản trị xã hội quốc gia. Thêm vào đó, phe cộng sản có phần quốc tế hóa hơn và xem trọng bình ổn xung đột sắc tộc; trong khi phe phát-xít đề cao chủ nghĩa dân tộc thượng đẳng.
Những khác biệt này, tuy nhiên, có vẻ như đã không còn tồn tại ở Trung Quốc hiện đại.
C
hủ nghĩa “Dĩ Hoa vi Trung” (khá gần với chủ nghĩa Đại Hán ngày nay, mang hàm ý
Trung Quốc là cái nôi, là trung tâm của thiên hạ) luôn nằm trong nền nếp tư duy
của đại bộ phận người Trung Quốc, và lại ngày càng được tăng cường như một
chiêu bài hiệu quả của chính quyền Bắc Kinh. Kinh tế tập thể cũng đã không còn
bất kỳ vai trò gì trong nền kinh tế đương đại của Trung Hoa.Vậy điều gì khiến cho người ta có thể cáo buộc, hoặc bản thân chính các đảng cộng sản cáo buộc nhau rằng họ có tư tưởng phát-xít?
Theo quan điểm của người viết, vấn đề trước tiên nằm ở chỗ bản thân chủ nghĩa phát-xít và chủ nghĩa cộng sản có quá nhiều điểm chung, hoặc gần như tương đồng, và có thể chuyển hóa qua lại cho nhau ở bất kỳ thời điểm nào. Họ đều hướng đến xây dựng một chính phủ toàn trị với vai trò chính trị độc quyền của duy nhất một đảng phái, họ đều có xu hướng ca tụng lực lượng sử dụng vũ lực và nhu cầu xây dựng những “con người” đặc trưng cho chủ nghĩa của họ.
Điểm khác biệt căn bản nhất giữa chủ nghĩa phát-xít và chủ nghĩa cộng sản, có lẽ là cách mà hai phe tiếp cận cách tổ chức và quản lý nền kinh tế. Phe cộng sản tin vào nền kinh tế tập thể và sở hữu cộng sản, trong khi phe phát-xít lấy các tập đoàn – công ty khổng lồ và sự kiểm soát hành chính từ phía nhà nước làm xương sống cho quản trị xã hội quốc gia. Thêm vào đó, phe cộng sản có phần quốc tế hóa hơn và xem trọng bình ổn xung đột sắc tộc; trong khi phe phát-xít đề cao chủ nghĩa dân tộc thượng đẳng.
Những khác biệt này, tuy nhiên, có vẻ như đã không còn tồn tại ở Trung Quốc hiện đại.
C
Thêm vào đó, theo quan sát và tính toán của Jonathan Manthorpe, một cây bút có 40 năm kinh nghiệm về Trung Quốc, Tập Cận Bình từ năm 2012 đã hoàn thành việc thanh trừng gần như toàn bộ đảng Cộng sản Trung Quốc với chiêu bài chống tham nhũng. Tổng quan, đã có hơn 750.000 đảng viên bị giáng cấp, bị khai trừ hay bị hạ nhục; trong đó là 35.600 người bị khởi tố và bỏ tù. Ngay trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan mang bản chất tập trung dân chủ quyền lực nhất của đảng này, có hơn 205 năm thành viên đã bị Tập sờ gáy, và cụ thể bằng 17 thành viên bị bắt và bỏ tù.
Với tất cả những sự kiện trên, cùng với một số đặc điểm khá tương đồng sẵn có giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát-xít mà chúng ta nhắc đến ở trên, như việc đảng Cộng sản Trung Quốc đang nắm độc quyền lãnh đạo xã hội Trung Quốc và bóp chết toàn bộ cơ sở xã hội dân sự tương tự như cách Hitler đã làm tại Đức, hay việc “lãnh tụ” Tập đã trở thành gương mặt duy nhất đại diện cho toàn Nam Trung Hải, cũng như phong trào chạy đua vũ trang đi cùng với những sản phẩm tuyên truyền về một đội quân Trung Quốc hùng mạnh nhưng chính nghĩa, Manthorpe cho rằng mọi dấu hiệu của một xã hội phát-xít đều đã tồn tại ở Trung Hoa.
Điều này có vẻ cũng được một học giả Trung Quốc nổi tiếng khác Vương Lực Hùng (Wang Lixiong) tán đồng. Ông này nhận định rằng thật ra các dấu hiệu cơ bản về một nhà nước phát-xít dưới vỏ bọc cộng sản luôn tồn tại ngay từ sau thời kỳ chuyển tiếp từ Mao Trạch Đông sang các cá nhân quyền lực khác trong nội bộ Đảng.
Điều đáng lo nhất so với xu thế phát-xít hóa của Quốc Dân Đảng ngày xưa, là chủ nghĩa phát-xít không còn là một dạng học thuyết mới ra đời được nhiều người tìm hiểu với kỳ vọng nó có thể giải quyết được các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội cấp bách. Chủ nghĩa phát-xít đã được chứng minh luôn có khả năng dẫn đến các xung đột vũ trang lớn để tranh giành tài lực với các quốc gia khác, luôn có khả năng dẫn đến các hành vi bạo lực và diệt chủng đối với các sắc tộc và những cộng đồng có nhu cầu, nguyện vọng và nền tảng chính trị khác biệt. Từ những câu chuyện về người Duy Ngô Nhĩ đang được cộng đồng thế giới vạch trần đến điểm nóng Hong Kong, có thể khẳng định rằng chủ nghĩa phát-xít tại Trung Hoa đang chực chờ bùng nổ như nước Đức ngày xưa.
V.V.Q
(Luật Khoa)
Rút từ Biên khảo gần 1000 trang:" VỊ XUYÊN & THẾ SỰ
VIỆT-TRUNG"
Bạn đọc có nhu cầu chia sẻ, xin liên hệ với Chủ biên-Fbker Phạm Viết Đào
Email: Hoanghtham9@gmail.com
ĐT: 0382598746
Bạn đọc có nhu cầu chia sẻ, xin liên hệ với Chủ biên-Fbker Phạm Viết Đào
Email: Hoanghtham9@gmail.com
ĐT: 0382598746
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét