2-12-2016
Cục
Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (thuộc Bộ Tư pháp) vừa có kết luận việc
kiểm tra Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải là
“không có cơ sở pháp lý”. Thông tư này quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy
phép lái xe cơ giới đường bộ, buộc người dân chuyển đổi giấy phép lái xe (không
thời hạn hoặc còn thời hạn sử dụng) từ mẫu giấy bìa đang lưu hành nhiều năm qua
sang mẫu mới dùng vật liệu PET.
Ta
cần đặt câu hỏi: Thông tư 58 sai ở đâu? Xin thưa: Thông tư này bắt buộc người
dân phải đổi giấy phép lái xe sang vật liệu PET trong thời hạn nhất định, nếu
không sẽ phải thi lại phần lý thuyết. Quan trọng hơn: có thu phí 135.000
đồng/giấy phép lái xe.
Thám
tử Sherlock Holmes huấn luyện tôi truy tìm dấu vết để nhận ra Thông tư này gây
thiệt hại kinh khủng cho người dân Việt Nam đến độ nào. Xin hãy theo dõi
chi tiết:
A) CẦN BIẾT SỐ XE MÁY,
SỐ Ô TÔ, SỐ GIẤY PHÉP LÁI XE MỖI LOẠI ĐÃ CẤP, MỨC LỆ PHÍ:
–
Số lượng xe máy (motorbike) đang lưu hành (đã đăng ký biển số): trên 32 triệu xe
gắn máy.
–
Số lượng ô tô (auto) đang lưu hành: khoảng 1.25
triệu ô tô đang lưu hành.
–
Lệ phí cấp đổi Giấp phép lái xe (GPLX): Theo Thông tư số 73 năm 2012 của Bộ Tài
Chính hướng dẫn về phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì mức lệ phí cấp GPLX bằng vật liệu PET là 135 nghìn đồng/GPLX.
B) SỐ LƯỢNG GIẤY PHÉP
LÁI XE ĐÃ ĐỔI XONG SANG VẬT LIỆU PET:
–
Số lượng ước tính GPLX ô tô đã đổi sang mẫu mới vật liệu PET: “Theo ông Nguyễn
Thắng Quân, Vụ trưởng Phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ), hiện số lượng giấy phép lái xe ôtô giấy bìa đã đổi đạt khoảng 90% trong cả
nước“.
Nhưng
hãy tỉnh táo vì số lượng xe ô tô không đồng nghĩa với số giấy phép lái xe ô tô
vì có rất nhiều tài xế lái thuê nhưng không là chủ xe. Hiện cả nước có khoảng
trên dưới 5,3 triệu GPLX ôtô.
Con
số đáng tin cậy phải là: 5.299.604 GPLX. Đến nay đã đổi sang vật liệu PET là
4.996.540 GPLX. (“Theo ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ
Việt Nam, tính đến ngày 31.8.2016, đối với ôtô trên toàn quốc đã cấp là
5.299.604 GPLX. Đến nay đã đổi sang vật liệu PET là 4.996.540 GPLX, tính đến
thời điểm này, chỉ còn khoảng 300.000 chiếc GPLX ôtô chưa đổi sang vật liệu PET“.
– Số lượng GPLX xe gắn máy đã đổi sang vật liệu PET được trên 40%,
tức khoảng 13.000.000 GLPX gắn máy.
*
Vậy:
a)
Số lượng GPLX ô tô (auto) đã đổi sang mẫu PET: 4.996.540 giấy phép.
b) Số lượng GPLX gắn máy (motor) đã đổi sang mẫu PET: 13.000.000 giấy phép.
b) Số lượng GPLX gắn máy (motor) đã đổi sang mẫu PET: 13.000.000 giấy phép.
C) KẾT QUẢ TÍNH TOÁN:
+
Lý thuyết: (đã giả định số giấy phép lái xe gắn máy bằng số xe máy với ý nghĩ
mỗi người chỉ đi 1 xe máy, thực tế có thể một người sở hữu đến 2 hoặc 3 chiếc):
Nếu
cú này trót lọt, tổng số tiền người dân SẼ PHẢI BỎ RA để đổi toàn bộ GPLX là:
(32.000.000 GPLX xe máy + 5.300.000 GPLX ô tô) x 135.000 (đồng lệ phí đổi) = 5.035.500.000.000 (đồng).
(32.000.000 GPLX xe máy + 5.300.000 GPLX ô tô) x 135.000 (đồng lệ phí đổi) = 5.035.500.000.000 (đồng).
Đánh
vần bằng chữ: Năm nghìn ba mươi lăm tỷ đồng, tương đương 222.809.734 USD – trên
hai trăm hai mươi triệu đô la Mỹ!
+ Thực tiễn:
Giờ
chuyện thông tư 58 bị “đổ bể” do Bộ Tư Pháp “tuýt còi”, số tiền dân chúng ĐÃ
PHẢI BỎ RA để đổi GPLX qua vật liệu PET là: (4.996.540 GPLX ô tô + 13.000.000
GPLX xe máy) x 135.000 đồng lệ phí đổi) = 2.429.532.900.000 (đồng).
Đánh
vần bằng chữ: Hai nghìn bốn trăm hai mươi chín tỷ năm trăm ba mươi hai triệu
chín trăm nghìn đồng, tương đương 107.501.455 USD – Một trăm lẻ bảy triệu năm
trăm lẻ một nghìn đô la Mỹ!
D) THIỆT HẠI KHÔNG
ĐÁNG CÓ NGƯỜI DÂN ĐÃ PHẢI GÁNH CHỊU:
–
Thiệt hại do đã trả 135.000 đồng/giấy phép lái xe: 2.429.532.900.000 (đồng).
Quy đổi ra đô la Mỹ theo tỷ giá chuyển khoản của ngân hàng Vietcombank (USD/VND
= 22.600): 107.501.455 USD.
–
Thiệt hại ước tính mất thu nhập do phải nghỉ làm để đi xếp hàng rồng rắn trong
cái nắng nóng điên đầu mấy tháng trước hoặc cái ướt lạnh cắt da mùa đông gần
đây:
Tính trung bình mỗi người bỏ 1 ngày làm việc với mức lương tính theo lương tối thiểu Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng, tức khoảng trên 130.000 đồng/ngày công, theo Nghị Định 122/2015/NĐ-CP. (4.996.540 GPLX ô tô + 13.000.000 GPLX xe máy) x 130.000 đồng ngày công) = 2.339.550.200.000 (đồng), tương đương 103.519.920 USD!
Tính trung bình mỗi người bỏ 1 ngày làm việc với mức lương tính theo lương tối thiểu Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng, tức khoảng trên 130.000 đồng/ngày công, theo Nghị Định 122/2015/NĐ-CP. (4.996.540 GPLX ô tô + 13.000.000 GPLX xe máy) x 130.000 đồng ngày công) = 2.339.550.200.000 (đồng), tương đương 103.519.920 USD!
–
Như vậy, TỔNG THIỆT HẠI ĐẾN NAY NGƯỜI DÂN PHẢI CHỊU là:
2.429.532.900.000 (đồng) + 2.339.550.200.000 (đồng) = 4.769.083.100.000 (đồng), đánh vần bằng chữ: Bốn nghìn bảy trăm sáu mươi chín tỷ tám mươi ba triệu Việt Nam Đồng, tương đương 211021376 USD – Hơn Hai trăm mười một triệu đô ma Mỹ!
2.429.532.900.000 (đồng) + 2.339.550.200.000 (đồng) = 4.769.083.100.000 (đồng), đánh vần bằng chữ: Bốn nghìn bảy trăm sáu mươi chín tỷ tám mươi ba triệu Việt Nam Đồng, tương đương 211021376 USD – Hơn Hai trăm mười một triệu đô ma Mỹ!
E) NGƯỜI DÂN CÓ THỂ
KIỆN HÀNH CHÍNH ĐÒI HỦY THÔNG TƯ 58 và BỒI THƯỜNG ĐƯỢC KHÔNG?
–
Trả lời: Không! Không ăn thua đủ với nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được. Giống
như mua vé số hàng ngày chủ yếu giúp là người nghèo bán dạo vé số phải nai lưng
mưa nắng mưu sinh chứ đừng mưu tính ăn thua với nhà nước này làm gì vì phần
thua ai nắm đã biết trước rồi.
–
Vì sao không kiện được? Con kiến kiện củ khoai cũng không được à? Trả lời luôn:
Ừ, không kiện được đâu vì theo quy định của Luật Tố Tụng Hành Chính 2015 cũng
của nhà nước Việt Nam thì cái Thông tư 58 kia là văn bản quy phạm pháp luật mà
không phải là quyết định hành chính hay hành vi hành hành chính, nên không
thuộc đối tượng bị khởi kiện hành chính. Cùng lắm thì “Tòa án chỉ có quyền kiến
nghị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung, hoặc bãi bỏ văn
bản quy phạm pháp luật nếu phát hiện văn bản đó có dấu hiệu trái với Hiến pháp,
luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên…” (Khoản 2 Điều
6 Luật Tố Tụng Hành Chính Việt Nam
2015. Ai rảnh có thể tải về đọc chơi cái luật này tại đây).
Đ.M
(Đỗ Mười)! Dù ngu dốt không biết, hay do bọn tham mưu qua mặt, hay thậm chí
chính người ký biết rõ và có chủ đích ban hành thông tư này nhằm tận thu tiền
từ dân để “cải thiện” ngân sách nhà nước đã thâm thủng nhiều năm qua, thì chỉ
cần cá nhân ông Đinh La Thăng đặt bút ký một cái thông tư đã đủ gây hệ lụy cho
biết bao người dân, làm họ thiệt hại hàng mấy nghìn tỷ đồng.
Nhưng
oái ăm là ông Đinh La Thăng không những chả bị trừng trị, chẳng phải chịu trách
nhiệm cho chữ ký sai trái của mình mà giờ còn thăng tiến từ vị trí Bộ trưởng Bộ
GTVT lên ủy viên Bộ Chính Trị, về nắm chức vụ Bí thư Thành Ủy thành phố Hồ Chí
Minh – một đầu tàu kinh tế cả nước!
Điều
bất công nữa khiến niềm tin dân chúng vào pháp luật và thể chế nhà nước này
thêm xói mòn là người dân không được quyền kiện để đòi lại công bằng đối với
những văn bản quy phạm pháp luật nhưng có sai sót, thậm chí không có công lý
cùng những kẻ có liên quan đã soạn thảo và ban hành những văn bản ấy! Một khi
dân không thể đưa những tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật nhưng lại làm sai ra Tòa thì thử hỏi có khác gì vạch rõ kẽ hở
thấy trước cho những văn bản trái luật – biểu hiện lợi ích nhóm cấu kết giữa
quan chức & những tên mafia giấu mặt, đè nén bức hại bóc lột làm kiệt quệ
sức dân – có điều kiện tiếp tục lặp lại hay thậm chí nở rộ trong tương lai? Và
như thế, Công Lý ở đâu? Lẽ nào pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa, pháp chế Xã Hội Chủ
Nghĩa là thế này ư?
Viết
đến đây, người giận sôi lên cho thói vô cảm và tham tàn của quan chức, xót thương
mà không biết làm gì cho phận dân nước Việt. Lẽ nào người Việt Nam bây giờ cần
phải làm theo lời dạy của ông Thomas Jefferson – tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ?
–
“If a law is unjust, a man is not only right to disobey it, he is obligated to
do so”! Tức: “Nếu có một đạo luật bất công thì người dân không chỉ có quyền mà
phải có nghĩa vụ không tuân thủ nó”.
–
“Khi bất công trở thành pháp luật, chống đối trở thành nhiệm vụ”.
“Suy
cho cùng, nếu không có Công Lý, Nhà nước sẽ là gì nếu không phải là Băng Cướp Có
Tổ chức?” (St. Augustine).
____
1)
Bộ Tư pháp “tuýt còi” quy định buộc đổi giấy phép lái xe của Bộ Giao Thông Vận
Tải: http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161130/bo-tu-phap-tuyt-coi-quy-dinh-buoc-doi-giay-phep-lai-xe/1228156.html
2)
Thông tư Số: 58/2015/TT-BGTVT, ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT: http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=30628
3)
Buộc người dân đổi giấy phép lái xe còn thời hạn là “không có cơ sở pháp lý”: http://danviet.vn/tin-tuc/buoc-nguoi-dan-doi-giay-phep-lai-xe-con-thoi-han-la-khong-co-co-so-phap-ly-726948.html
4)
Phải đổi bằng lái xe máy trước tháng 12.2014 không thì phải thi lại: http://danviet.vn/tin-tuc/phai-doi-bang-lai-xe-may-truoc-thang-122014-khong-thi-phai-thi-lai-501469.html
5)
Ảnh: Hàng trăm người dân xếp hàng từ mờ sáng đổi giấy phép lái xe: http://danviet.vn/tin-tuc/anh-hang-tram-nguoi-dan-xep-hang-tu-mo-sang-doi-giay-phep-lai-xe-727193.html
6)
Bộ GTVT vẫn không nhận sai về Thông tư cấp giấy phép lái xe! http://danviet.vn/xa-hoi/bo-gtvt-khong-nhan-sai-ve-thong-tu-cap-giay-phep-lai-xe-727339.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét