Trần Phong Vũ
3-12-2016
Nhạc sĩ Tuấn Khanh. Ảnh: internet
Trong
thời gian gần đây, tiếp theo đại hội đảng CSVN thứ 12 với những chuyến đi về
nhịp nhàng giữa trục Bắc Kinh/ Hà Nội của Tập Cận Bình, Nguyễn Phú Trọng… và
những lời đồn đại quanh điều gọi là màn kết của việc ‘thi hành mật ước Thành Đô
đã cận kề’, người ta nhắc tới thời điểm 1990. Từ đấy liên tưởng tới hạn kỳ 30
năm khi ngôi sao vàng nhỏ thứ 5 chính thức xuất hiện quanh ngôi sao vàng lớn
trên quốc kỳ Tàu cộng!
Tính
nhẩm chỉ còn hai năm với bảy trăm ba mươi ngày phù du!
Kẻ
âu lo. Người dửng dưng như chuyện hàng xóm. Cũng có hạng người che giấu nụ cười
nửa miệng trên môi, không ồn ào lộ liễu, nhưng âm thầm “múa tay trong bị”.
Giữa
bối cảnh bi hài ấy, người viết mời độc giả cùng theo chân nhạc sĩ Tuấn Khanh
bắt đầu một cuộc du hành bằng ngôn ngữ, văn tự qua những chặng đường quê hương
hôm nay. Ở đấy, những Chú Chệt ngày nào dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa Miền Nam còn
bị cấm hành nghề trong 11 lãnh vực làm ăn, hôm nay xênh xang mũ áo, ăn to nói
lớn trên khắp ba miền đất nước chúng ta như chính quê hương của họ!!!
Những khách lạ trên
quê hương hôm nay
Trong
một bài viết với tiêu đề “Trở về, đi tới” được loan truyền rộng rãi trên các
trang mạng xã hội, Tuấn Khanh người nhạc sĩ trẻ còn nặng lòng đối với quê
hương, tường thuật lại nhiều điều tai nghe mắt thấy trong chuyến du hành vòng
quanh đất nước gần đây. Anh đã có cơ hội gặp gỡ, chuyện trò, trao đổi với nhiều
người, bao gồm những Chú Ba, không phải những Chú Ba ở Chợ Lớn thời trước mà là
hậu duệ của họ đến từ nước láng giềng bên kia biên giới phía bắc.
Tác
giả viết: “… vô tình đoàn người đang xếp hàng lấy vé ra máy bay bỗng
xuất hiện vài người khách Trung Quốc. Đó là những người khách hết sức ung dung.
Họ ăn nói lớn tiếng, cười to và tự nhiên, không khác gì dân bản xứ.
Hàng
dài người Việt đang xếp hàng im lặng nhìn. Mỗi người một suy nghĩ.
Bất
chợt 2 người khách Việt nói với nhau ‘Không biết mình qua Trung Quốc có tự
nhiên được vậy không?’. Lời tán gẫu nhỏ, nhưng lại đủ cho vài người chung quanh
nghe. Đột nhiên ai nấy đều cười. Những nụ cười không cùng ý nghĩa. ‘Thì tụi nó
qua đây, tự nhiên như nước nó rồi còn gì’. Một người khác nói bâng quơ, nhưng
như muốn tất cả những người Việt còn lại cùng nghe.
Trên
mỗi gương mặt Việt lại có một nụ cười. Cũng thật khó tả.”
Những
nụ cười biểu hiện trong cảnh ngộ éo le như thế chắc chắn không cùng chung một ý
nghĩa và cũng không dễ diễn tả cho ai khác thấy được! Nó được hiểu, được cảm nhận
để dẫn tới phản ứng qua nét mặt, qua giọng nói, nụ cười, tùy theo vị trí, hoàn
cảnh, tư duy, thái độ và quan điểm từng người. Cũng là nụ cười nhưng sẽ rất
khác nhau giữa một Việt kiều từ một đất nước tự do về thăm quê hương, một viên
chức cao cấp trong đảng và giới cầm quyền Hà Nội, hay một công dân bình thường
biết chắc rằng mình sẽ vĩnh viễn bám trụ vào mảnh đất này, cho dù cảnh ngộ dân
tộc ra sao!
Tuấn
Khanh viết tiếp: “Một người đàn ông lớn tuổi, đầu bạc trắng, cắt ngắn,
đi dọc với tôi, kể rằng vừa rồi ông gặp một người khách Trung Quốc. Câu chuyện
về ranh giới quốc gia, khác biệt dân tộc, chiến tranh… lại nổ ra.
Người
Trung Quốc rất tự tin, nói rằng từ nhỏ, ông ta đã được học về lịch sử, nói rằng
Việt Nam thuộc về Trung Quốc từ ngàn năm, nhưng sau đó làm phản và tách ra. Vì
vậy chuyện
phải quay trở về mẫu quốc là điều tất nhiên (!).
‘Tụi
tao có một tỷ người học thuộc điều đó, tụi mày chỉ có một trăm triệu, cãi không
lại tụi tao đâu’, người khách Trung Quốc này cười lớn. Dù không ác ý, nhưng sự
diễn đạt rất thật của ông ta làm tôi lẫn người đàn ông Việt tóc bạc khi kể cho
nhau nghe, đều không khỏi nao lòng.”
Khi Bắc Kinh hết kiên
nhẫn chờ ‘trở về’
Trên
mặt báo chí và qua những trang mạng xã hội vài năm gần đây, người ta đọc được
khá nhiều những bài chia sẻ cảm nghĩ của người viết sau những chuyến thăm nước
Tàu, quê hương của Chủ tịch Tập Cận Bình. Tuồng như mọi người dân trên Hoa Lục
đều có chung một ý nghĩ như cung cách phát biểu đầy tự tin của ông Tàu cộng với
ông bạn người Việt tóc bạc trong chuyến du lịch với nhạc sĩ Tuấn Khanh kể trên.
Điều
này gợi nhớ tới một sự kiện khá lạ xảy ra trong dịp họ Tập viếng thăm Hà Nội
trước ngày ông ta chính thức trở thành lãnh tụ tối cao một đất nước với hơn một
tỷ dân. Trong đoàn thiếu nhi Việt Nam được điều động tới chào mừng ông Tập hôm
ấy, người ta ngỡ ngàng nhìn thấy trên tay các em có những lá cờ đỏ với 5 ngôi
sao nhỏ vây quanh ngôi sao lớn, thay vì 4 ngôi như lá cờ chính thống hiện nay
của chế độ Bắc Kinh[1]. Chưa hết, cũng ngày hôm ấy lá cờ Tàu
cộng cắm bên cạnh người nữ Xướng ngôn viên của đài truyền hình VTV ở Hà Nội
cũng có 5 ngôi sao nhỏ vây quanh ngôi sao lớn!
Các thiếu nhi VN đón Chủ tịch Tập Cận Bình
tại Hà Nội với quốc kỳ Trung Quốc có 5 ngôi sao nhỏ. – Hình của AFP.
Vào
thời gian ấy, dư luận đồng bào thủ đô tỏ ra thắc mắc. Nhiều người còn công khai
nêu lên câu hỏi: phải chăng đây là dấu hiệu người ta muốn biến Việt Nam thành một
thuộc quốc, một bang hội của Tàu cộng? Rồi mọi chuyện chìm vào biển im lặng.
Đảng và nhà nước CSVN hoàn toàn câm nín, không một lời giải thích hay đính
chính! Cách đó không lâu, sau một chuyến viếng thăm Hà Nội, Dương Khiết Trì,
người cầm đầu ngành ngoại giao Tàu cộng, khi được báo chí Hoa Lục hỏi về mục
tiêu chuyến thăm này, họ Dương đã không ngần ngại nói trắng ra là ông muốn giắt
đứa con hoang đàng trở về!
Đề
cập vấn nạn này, nhạc sĩ Tuấn Khanh viết: “Nếu như quả có một cuộc ‘trở
về’ định mệnh như vậy, thật xót xa cho lịch sử hàng ngàn năm của cha ông Việt
đã chống chọi, bứt xiềng gông cho con cháu hôm nay. Một cuộc trở về như vậy, có
lẽ chỉ có một ít người muốn, còn tất cả còn lại đều đau đớn, căm gan. Nhưng hôm
nay, dường như mọi thứ đang “đi tới” chứ không phải “trở về”.
Cuối
tháng 10 vừa qua, ba chiếc tàu chiến Trung Quốc ghé cảng Cam
Ranh. Chính quyền tỉnh Khánh Hòa huy động người dân và đoàn thể ra phất cờ tiếp
đón binh lính Trung Quốc. Chiếc tàu dẫn đầu là Tương Đàm 531, tên gọi của chiếc chiến hạm
đã tấn công Gạc Ma năm 1988, thảm sát 64 binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam khi không
có khả năng kháng cự.
Nhiều
năm sau cuộc chiến Gạc Ma, chiến hạm này đã được bán cho Bangladesh, nhưng vì
cái tên Xiangtan/Tương Đàm gợi nhớ về chiến công hiển hách năm 1988, nên khi
đóng tàu mới, chiến hạm Tương Đàm lại ra đời như niềm kiêu hãnh của ngành hải
quân Trung Quốc. Điều khác nhau duy nhất là chiếc Tương Đàm cũ, có số hiệu 556,
còn chiếc mới có số hiệu 531.”
Nhấn
mạnh tới sự kiện này, nhạc sĩ Tuấn Khanh muốn gián tiếp vạch trần cho người đọc
về ‘cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo!’ nói một đàng làm một nẻo của tập
đoàn cộng sản ở Ba Đình. Kinh nghiệm cho thấy, khi cần lôi kéo, phủ dụ ‘bên
thua cuộc’ họ leo lẻo nói là nên gác lại quá khứ, hướng tới tương lại. Nhưng
trong thực tế chính họ là những kẻ luôn đắm mình trong quá khứ như một thói
kiêu căng, hãnh tiến vốn có của người cộng sản, tương tự căn bệnh tự kỷ để “tự
sướng”, để hả hê khi làm nhục được người khác, cho dẫu đấy là những người cùng
chung huyết thống! Đọc lại lời kể rành rọt trong trích đoạn trên cũng như đoạn
dưới đây của Tuấn Khanh người ta mới vỡ ra cái lẽ “cha nào con ấy” như tiền
nhân đã dạy! Anh viết tiếp.
“Khi
ca sĩ Khánh Ly hát ở Sài Gòn, mọi sự ngăn cấm của các quan chức đều dựa trên ý
rằng ‘không muốn gợi nhớ về một quá khứ không tốt’[2]. Sau năm 1975, hơn 15.000 đầu sách của
hai nền Cộng hòa miền Nam Việt Nam bị đốt, bị cấm và bị truy lùng vì cho là
“gợi lại hình ảnh và văn hóa đồi trụy”. Hàng chục ngàn bài hát cùng các văn
nghệ sĩ miền Nam bị cấm, cô lập như kẻ thù. Thậm chí có người đã phải vào tù vì
có “tội lỗi với nhân dân”… Ấy nhưng Tương Đàm, cái tên đẫm máu người Việt ngang
nhiên mang quá khứ đi vào hiện tại, từ Gạc Ma vào nơi quan yếu của Việt Nam,
Cam Ranh, lại được chính quyền mở champagne chào đón. Chắc những người được
lệnh chào đón ba chiếc tàu chiến Trung Quốc cũng không biết rằng, vào lúc này,
Bắc Kinh đã hoàn thành xong vành đai chiến lược để bao vây đảo Trường Sa của
Việt Nam. Phi đạn và chiến đấu cơ của Trung Quốc tạo nên một vòng hỏa tuyến từ
đảo đá Chữ Thập, Su Bi, Châu Viên, Vành Khăn, Gaven, Tư Nghĩa, nối đến Gạc Ma.”
Không thể kiên nhẫn
Bắc Kinh muốn “đi tới”
Sau
khi nêu lên những bước đi chuẩn bị mang tính chiến lược trên đây, với câu
hỏi “Trở về hay Đi tới?” tác giả tự trả lời: “Người
Trung Quốc chắc không còn nói chuyện Việt Nam trở về, mà hình như họ chọn cách
đi tới, vì mọi thứ tuồng như đều đã thuận lợi.”
Để
minh họa cho dự báo này, Tuấn Khanh đề cập chuyện nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh
đã chính thức đưa ra chính sách mỗi ngày cho 100 xe Trung Quốc lái thẳng vào
Việt Nam.
Theo tác giả, đây là một sự ưu ái khá lạ lùng và sẽ sớm trở thành chuyện của
các cửa khẩu ở những vùng khác noi theo. Vẫn theo suy nghĩ của người nhạc sĩ
trẻ này thì không lâu nữa, ước tính khoảng năm 2018, những ràng buộc bởi Hiệp
định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), một loại thỏa ước thương
mại mà Bắc Kinh lập ra để đối đầu với TPP của Mỹ, từ Trung Quốc, các loại động
vật sống dùng để nhân giống; nhiều loại thịt, nhiều loại thuỷ hải sản đông lạnh
và hoa quả sẽ được miễn thuế 0% khi nhập cảng vào Việt Nam qua nhiều cửa ngõ
khác nhau.
Nhìn
về miền Trung, sau vụ cá chết hàng loạt vì những hóa chất cực độc do tổ hợp gang
thép Formosa xả xuống biển Vũng Áng, tiếp theo vụ lũ lụt, người dân nơi đây
chưa hoàn hồn vì hàng trăm ngàn ngư dân thất nghiệp, ruộng đồng bị úng thủy,
nhà cửa bị cuốn trôi, tác giả ngậm ngùi ví von, chuyện nhập khẩu 0% tử Tàu cộng
có khác gì một cơn đại hồng thủy kinh hoàng từ Trung Quốc ập xuống thân phận
dân ta! Anh viết.
“Cuộc
đi tới này lộng lẫy và man rợ không kém gì các đạo quân của Thành Cát Tư Hãn
tràn tới: cỏ không thể mọc, con người chỉ còn biết quỳ xuống và ngửa mặt khóc
than vì sao đất nước chúng ta lại đến nông nỗi như vầy?!”
Hy vọng vẫn nở hoa
giữa giờ tuyệt vọng
Nhìn
vào tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Liên Bang Xô Viết cuối thập niên 80
thế kỷ trước, mấy ai có thể ngờ rằng chiếc nôi của chủ nghĩa cộng sản quốc tế
này lại tan vỡ bất ngờ như thế? Lịch sử có những cái bí ẩn, những kết thúc lạc
quan bất ngờ của nó. Kể từ khi lật đổ chế độ Nga Hoàng cho đến khi Liên Xô bị
xóa sổ, tuổi thọ chưa đầy ¾ thế kỷ -tính toán chi ly là 73 năm-. Nếu đúng như
suy nghĩ của nhiều người cho rằng hầu hết các chế độ độc tài trên thế giới -dù
độc tài quân phiệt hay độc tài cộng sản-, tuồng như không có chế độ nào tồn tại
được lâu hơn Liên Xô, chúng ta có quyền hy vọng.
Nhẩm
tính tuổi thọ của chế độ chuyên chính cộng sản từ cái gọi là Cách Mạng Mùa Thu
năm 45 thế kỷ trước đến nay đã 71 niên kỷ. Điều này cho chúng ta tin rằng nỗi
khốn cùng của dân tộc ta đang bước vào những tháng ngày cuối.
Phải
chăng chính vì chia chung niềm xác tín ấy, nhạc sĩ Tuấn Khanh đã có những lời
lẽ lạc quan sau đây để kết thúc bài viết của anh.
“Và
tôi nhận thấy mình có một niềm tin mới, rằng sẽ không có một sự “trở về” hay
“đi tới” nào cả. Dân tộc này, đất nước này không thể đi vào khốn khó, nếu người
người cùng nuôi hy vọng và nhìn bằng sự thật về đất nước mình, dân tộc mình, và
cùng nhau leo ra khỏi nắp nồi đóng kín đó, trước khi quá muộn.”
Ngày
đầu tháng 12-2016
____
[1] Theo lối
giải thích lâu nay về quốc kỳ nền đỏ có ngôi sao vàng lớn chỉ Tàu cộng, bốn
ngôi sao vàng nhỏ xoay quanh Tàu cộng là 4 quốc gia: Mãn, Hồi, Mông. Tạng. Từ
đấy, dư luận cho rằng ngôi sao vàng nhỏ thứ năm ám chỉ trong tương lại do mật
ước Thành Đô, Việt Nam
sẽ trở thành nước thứ 5 bị Bắc Kinh thôn tính!
[2]
Chi tiết này gợi nhớ tới nội dung bài chúng tôi viết năm rồi sau khi được nghe
một clip video do người sinh viên 20 tuổi tên Lê Văn Thành ở Hà Nội thực hiện
để bày tỏ cảm nghĩ xót xa của anh khi thấy “bên thắng cuộc” mỗi lần đến ngày 30
tháng Tư –đặc biệt nhân kỷ niệm 50 năm biến cố đau thương này- lại tổ chức diễu
binh ăn mừng hả hê như muốn hạ nhục người dân cùng máu mủ miền Nam. Xin mời đọc
trích đoạn sau đây.
“Đề
cập ngày 30 tháng Tư, với bản thân Lê Văn Thành, anh coi ngày này là ngày Quốc
Tang! Giản dị vì nó là ngày kết của cuộc chiến giữa 2 miền Nam Bắc Việt Nam,
cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử dân tộc và cũng là một trong những cuộc
chiến tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, với một đất nước tan hoang và hàng
triệu người đã ngã xuống trong khi nhiều triệu người khác phải tức tưởi bỏ nước
ra đi.
Anh
ngậm ngùi tự hỏi:
‘Ngày
tàn của một cuộc chiến tang thương nhường ấy có nên cờ hoa rực rỡ, pháo nổ đì
đùng hay không?’
Rồi
anh tự trả lời:
‘Tôi
luôn nghĩ rằng nên nhìn nhận về một cuộc chiến đã qua ở góc độ bi tráng, tang
thương, chứ không phải hào hứng, hừng hực. Chúng ta không thể dạy lớp trẻ cảm
thấy háo hức với những thứ phải trả giá đắt bằng máu và nước mắt, vì như vậy
chỉ tạo ra một thế hệ hiếu chiến, khát máu mà thôi. Phải dạy lớp trẻ cảm thấu
với nỗi đau của cha ông mà e ngại chiến tranh. E ngại không phải để hèn nhát,
mà để cố gắng hết sức không lặp lại những đau thương ấy một lần nào nữa…. Vậy
chúng ta (bên thắng cuộc) đã làm gì với ngày kỉ niệm kết thúc cuộc
chiến để thu phục lòng người trong suốt 40 năm qua?
–
Ăn mừng,
–
Ăn mừng mỗi năm một to hơn. Đem chiến tích thắng cuộc ra để tung hô, tự mãn,
khi cái giá phải trả là hàng triệu sinh mạng và một đất nước hoang tàn; Đem bên
thua cuộc là người anh em máu thịt ra để hạ nhục, xỉ vả, nhiếc móc, trong khi
lúc nào cũng bô bô Hòa Giải, Hòa Hợp. Nói không biết ngượng! Thử hỏi có ai mà
hòa giải cho được với một kẻ ‘miệng nam mô bụng một bồ dao găm’ không cơ chứ?’” (Bài viết
được đăng trên tuần báo Viettide và tạp chí Diễn Đàn Giáo Dân ờ nam California, HK)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét