Hà Nội, ngày 26 tháng
4 năm 2017
Kính gửi:
- Toàn thể Nhân dân Việt Nam
- Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
- Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
- Bộ Chính trị Đảng CSVN
- Các tổ chức nhân quyền trong nước và quốc tế
- Các cơ quan truyền thông
Thực tế nhiều thập kỷ qua, chính sách đất đai của Nhà nước
CHXHCNVN đã bộc lộ sự lạc hậu, bất cập, xa lạ với hầu hết các quốc gia văn
minh, tiên tiến và hùng cường trên thế giới, là lực cản lớn trong phát triển
kinh tế - xã hội, gây bức xúc lớn trong Nhân dân, tạo ra tầng lớp “dân oan”
ngày càng đông đảo ở mọi miền đất nước, gây bất ổn an sinh xã hội, gia tăng bất
công, chênh lệch giàu - nghèo quá phi lý, xuất hiện nguy cơ bùng nổ xung đột, bạo
lực xã hội không thể kiểm soát.
Chính sách “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (điều 53 - Hiến pháp 2013), Luật Đất đai
và các quy định liên quan không những không tạo điều kiện sử dụng hiệu quả đất
đai, phát triển kinh tế bền vững, mà lại là tấm bình phong, là cơ hội vàng cho
giới chức quan liêu, tiêu cực, tham nhũng, vô cảm đi đêm với chủ dự án tước đoạt
tàn bạo nhà ở, trang trại, ruộng đất - tư liệu sản xuất và là nguồn sống duy nhất
của hàng chục triệu hộ nông dân trong một quốc gia đất hẹp, dân đông, nông nghiệp
chiếm tỷ lệ quan trọng trong nền kinh tế.
Chính sách ấy có nguồn gốc từ học thuyết đấu tranh giai cấp
của Chủ nghĩa Mác và thực tiễn CNXH ở Liên Xô, Trung Quốc: xóa bỏ sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất quan trọng nông nghiệp cũng như mọi ngành nghề, lĩnh vực,
mọi hoạt động và cơ sở kinh tế xã hội khác, áp đặt cơ chế kinh tế chỉ huy, duy
ý chí, tập trung, quan liêu, bao cấp.
Từ giữa thập niên 1980, Đảng CS và Nhà nước Việt Nam nhận ra
nhiều sai lầm căn bản và trầm trọng trong cơ chế kinh tế, nên đã dần tháo gỡ,
xác định kinh tế thị trường. Do đó, đất nước phần nào thoát khỏi khủng hoảng
toàn diện và sâu sắc, kinh tế có phần chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, chủ
trương kinh tế thị trường buộc phải “định hướng XHCN” vốn tự mâu thuẫn, cùng
duy trì công hữu toàn bộ đất đai dẫn đến khủng hoảng đất đai sâu rộng, kìm hãm
đà phát triển kinh tế - xã hội, làm Việt Nam ngày càng tụt hậu so với khu vực
và thế giới. Càng tụt hậu, càng bất lợi, thua thiệt trong buôn bán giao thương
quốc tế. Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành sai lầm trong chính sách
kinh tế là chính sách quản lý đất đai hiện hành.
Nhiều năm qua, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể
bởi Nhà nước thu hồi tùy tiện, đền bù rẻ mạt để lấy đất cho sân golf, du lịch
sinh thái, dự án kinh doanh bất động sản, khu quy hoạch treo, các khu, dự án
công nghiệp - kinh tế bỏ hoang, đình đốn… Hàng trăm nghìn nông hộ và dân thành
thị mất nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả… lâm hoàn cảnh bi đát khốn cùng, màn trời
chiếu đất, không tấc đất cắm dùi. Điều đó đi ngược với chính sách thuở ban đầu:
“người cày có ruộng”, trái tinh thần Hiến pháp 2013 (Điều 14: “Ở nhà nước
CHXHCNVN, các quyền con người, quyền công dân về kinh tế được công nhận, tôn trọng,
bảo vệ, bảo đảm”, “quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo
quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh…”. Điều
15: “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích
quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Điều 16: “Mọi người
đều bình đẳng trước pháp luật”, “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống
chính trị, dân sự, kinh tế…”. Điều 22: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về
chỗ ở”), trái tinh thần Công ước Liên Hiệp Quốc về các quyền dân sự và chính trị
(Điều 17: “Không ai bị can thiệp tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng
tư, gia đình, nhà ở…”. Điều 26: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có
quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt
đối xử nào…”), mà Việt Nam là một quốc gia thành viên, và đặc biệt, đi ngược
lòng dân, gây bất ổn xã hội, thêm khó khăn cho chính Nhà nước trong thực hiện
chức năng quản lý xã hội. Những bất ổn, xáo trộn xã hội và hệ lụy trong thời kỳ
hợp tác hóa nông nghiệp, và gần đây là những Tiên Lãng, Thái Bình, Văn Giang,
Dương Nội, Vụ Bản, Kỳ Anh, Lai Châu, Phú Quốc, Đồng Tâm, Bắc Ninh… cho nhiều
bài học đau xót.
Chính sách đất đai hiện hành gây bao tai ương cho Nhân dân,
kìm hãm phát triển kinh tế - xã hội đất nước, và có lẽ Nhà nước cũng không mong
muốn.
Vì những lẽ trên, chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự và cá
nhân đứng tên trong bản yêu sách này, ở vị thế Nhân dân - chủ thể cao nhất của
xã hội, chủ nhân đất nước (Điều 2 - Hiến pháp 2013: “Nhà nước CHXHCNVN là nhà
nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”; “Nước CHXHCNVN do
Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”), mạnh mẽ và khẩn
cấp yêu cầu Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và Đảng CSVN:
1. Khẩn cấp cải cách chính sách đất đai. Công nhận và bảo hộ
quyền tư hữu đất đai, nhà ở như mọi tài sản, tư liệu sản xuất - sinh hoạt khác.
2. Việc lấy đất để xây dựng các cơ sở an ninh, quốc phòng, hạ
tầng công cộng quan trọng, phải bồi thường đúng giá trị. Mọi tranh chấp, nếu
không thỏa hiệp được, phải giải quyết bởi giám định độc lập, tòa án.
3. Các dự án vì mục đích sinh lợi của bất kỳ doanh doanh
nghiệp trong hay ngoài nước, thuộc mọi thành phần, đều phải thoả thuận với người
dân có đất.
4. Các dự án kinh tế xã hội vì lợi ích công cộng như trường
học, bệnh viện, chợ, công viên, truyền tải điện, nước… phải thiết thực, cân nhắc
lợi ích mang lại có đủ lớn hơn mức bù thỏa đáng cho dân phải di dời? Phải công
khai minh bạch và được đa số dân đồng thuận.
5. Thu hồi khẩn trương đất đã giao cho các dự án quá thời hạn
ấn định, chưa hoặc chậm triển khai, bỏ hoang hóa.
6. Nghiêm cấm các lực lượng vũ trang nhân dân tham gia thu hồi
đất.
7. Xử lý nghiêm minh công chức vi phạm chính sách đất đai.
Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi mọi tổ chức xã hội dân sự, mọi
người dân ủng hộ bản yêu sách này bằng việc ký tên tiếp theo và các hoạt động
phong phú khác.
Chúng tôi kêu gọi dư luận quốc tế và Chính phủ các nước, các
tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng và có biện pháp hữu hiệu hậu thuẫn yêu
sách chính đáng này của người dân Việt Nam.
Trân trọng!
Các tổ chức, cá
nhân đứng tên (đợt 1):
A. Tổ chức
1. Diễn đàn Xã hội dân sự, TS Nguyễn Quang A đại diện.
2. CLB Lê Hiếu Đằng, ông Lê Thân đại diện.
3. Ban Vận động Văn đoàn độc lập, nhà văn Nguyên Ngọc đại diện.
4. CLB Phan Tây Hồ (Đoàn Nhật Hồng, Hà Sĩ Phu, Mai Thái
Lĩnh, Trần Minh Thảo, Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn, Nguyễn Quang Nhàn).
5. Diễn đàn Bauxite Việt Nam, GS Phạm Xuân Yêm và GS Nguyễn
Huệ Chi đại diện.
6. Dân oan Dương Nội, Trịnh Bá Phương đại diện.
7. Giáo xứ Phú Yên (Giáo phận Vinh), Lm Đặng Hữu Nam đại diện.
8. Người bảo vệ nhân quyền, ThS Vũ Quốc Ngữ đại diện.
9. Hội cựu Tù nhân lương tâm, BS Nguyễn Đan Quế và linh mục
Phan Văn Lợi đại diện.
10. Hội Dân oan 3 miền, bà Trần Thị Hài và ông Nguyễn Trường
Chinh đại diện.
11. Sài Gòn Báo, linh mục Lê Ngọc Thanh đại diện.
B. Cá nhân:
1. Nguyên Ngọc, nhà văn, Quảng Nam.
2. Lê Xuân Khoa, cựu GS thỉnh giảng Đại học JHU Hoa Kỳ.
3. Nguyễn Quang A, TS, Hà Nội.
4. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang.
5. Nguyễn Sĩ Phương, TS, CHLB Đức.
6. Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự Đại học Liège (Bỉ), TP HCM.
7. Phạm Xuân Yêm, GS, Paris.
8. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân
vận Trung ương, Hà Nội
9. Nguyễn Huệ Chi, GS, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Kim Chi, đạo diễn, NSƯT, CLB Lê Hiếu Đằng,
Sài Gòn.
11. Trần Văn Thủy, đạo diễn, NSND, Hà Nội.
12. Tống Văn Công, cựu TBT báo Lao Động, TP HCM.
13. Chu Hảo, TS, cựu Thứ trưởng Bộ KHCN, Đà Nẵng.
14. Tuấn Khanh, nhạc sĩ, Sài Gòn.
15. Nguyễn Đan Quế, BS, Chủ tịch Hội Cựu tù nhân lương tâm,
Sài Gòn.
16. Phan Văn Lợi, linh mục, Chủ tịch Hội Cựu tù nhân lương
tâm, Huế.
17. Nguyễn Gia Kiểng, thường trực Tập hợp dân chủ đa nguyên,
Paris.
18. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, Quảng Nam
19. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội.
20. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nhà báo, Đà Lạt.
21. Nguyễn Xuân Diện, TS Hán Nôm, Hà Nội.
22. Linh mục Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên (Giáo phận Vinh),
Quỳnh Lưu, Nghệ An.
23. Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài
Gòn.
24. Kha Lương Ngãi, cựu Ơhó TBT Báo SGGP, CLB Lê Hiếu Đằng,
Sài Gòn.
25. Võ Văn Thôn, cựu GĐ Sở Tư Pháp TP HCM, cựu tù chính trị
Côn Đảo, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
26. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo, CLB Lê Hiếu Đằng,
Sài Gòn.
27. Lê Phú Khải, nhà báo, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
28. Tô Lê Sơn, Kỹ sư, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
29. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
30. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, CB Bộ C.A hưu trí, Hà Nội.
31. Hà Sĩ Phu, TS, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.
32. Đoàn Nhật Hồng, cựu GĐ Sở GDĐT Lâm Đồng, CLB Phan Tây Hồ,
Đà Lạt.
33. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu độc lập, CLB Phan Tây Hồ,
Đà Lạt.
34. Huỳnh Nhật Hải, cựu PCT UBND TP Đà Lạt, CLB Phan Tây Hồ,
Đà Lạt.
35. Huỳnh Nhật Tấn, cựu PGĐ Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, CLB
Phan Tây Hồ, Đà Lạt.
36. Nguyễn Quang Nhàn, nhà báo, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.
37. Lê Công Định, LS, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
38. Phạm Đình Trọng, nhà văn, Sài Gòn.
39. Hoàng Hưng, nhà thơ, Sài Gòn.
40. Nguyễn Thế Hùng, GS, PCT Hội Cơ học thủy - khí VN, Đà Nẵng
41. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo, Paris.
42. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo, Paris.
43. Nguyễn Thu Giang, LS, cựu phó GĐ Sở Tư Pháp TP HCM, Sài
Gòn.
44. Trần Tiến Đức, đạo diễn, nhà báo độc lập, Hà Nội.
45. Phạm Nguyên Trường (Phạm Duy Hiển), dịch giả, Vũng Tàu.
46. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội.
47. Hoàng Dũng, PGS.TS, TP HCM.
48. Song Chi, nhà báo độc lập, Oslo, Na Uy.
49. Doãn Mạnh Dũng, Kỹ sư, Sài Gòn.
50. Đặng Thị Hảo, TS, Hà Nội.
51. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Úc.
52. Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp.
53. Nguyễn Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp.
54. Lã Việt Dũng, kỹ sư, CLB NoU Hà Nội.
55. Vũ Quốc Ngữ, ThS, Hà Nội.
56. Trần Đức Quế, chuyên viên, hưu trí, Hà Nội.
57. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt.
58. Bùi Hiền, nhà thơ, Canada.
59. Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội.
60. Trần Minh Thảo, viết văn, Lâm Đồng.
61. Nguyễn Phương Chi, biên tập viên chính, hưu trí, Hà Nội.
62. Trần Bang, kỹ sư, Sài Gòn.
63. Khổng Hy Thiêm, kỹ sư, Khánh Hòa.
64. Nguyễn Thị Khánh Trâm, CB hưu trí, TP HCM.
65. Phạm Văn Hải, Biên kịch/Đạo diễn (tự do), TT đô thị Chí
Linh, F.10, Tp. Vũng Tàu.
66. Lê Ngọc Thanh, linh mục DCCT, Sài Gòn.
67. Nguyễn Tuấn Hiệp, lao động tự do, Tp. Vinh, Nghệ An
68. Hà Quang Vinh, cán bộ hưu trí, ngụ tại Quận 11, Tp. HCM.
69. Ngô Minh Hiệp, nông dân, Cam Hải Đông, Cam Lâm, Khánh
Hòa.
70. Đặng Đăng Phước, giáo viên, Đak Lak.
71. Pham Terry The, KCI-medical, Canada.
72. Bùi Văn Bồng, Đại tá, nhà báo, nhà thơ, đang ở Thanh
Hóa.
73. Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo, Dân biểu đối lập thời VNCH, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
của Tp. Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
74. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
Danh sách tiếp tục cập nhật. Kính mời quý vị tiếp tục đứng
tên ủng hộ Bản Yêu sách theo cách gửi email về hộp thư điện tử:
sualuatdatdai@gmail.com
Xin ghi rõ danh tính, nghề nghiệp, học hàm, học vị, danh vị
xã hội (nếu có) và nơi cư trú.
Trân trọng cảm ơn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét