Thật bất ngờ, qua cuộc nói chuyện với GS Trần Kinh Điền (cháu ruột của GS Trần Kinh Hòa) ở Đại học Cao Hùng mà tôi biết thêm về nguồn gốc của Hoàng Trung Hải.
Ông cố của Hoàng Trung Hải tên là Hoàng Lâm (Fòng Lỉn), người xã Đông Nguyên, huyện Long Khê, phủ Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, Thanh Quốc; nay là thị trấn Đông Nguyên, thành phố (cấp quận) Long Hải, địa cấp thị Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ông Hoàng Lâm sinh ra hai người con trai, Hoàng Mậu (Fòng Mào - ông nội Hoàng Trung Hải) và Hoàng Tân (Fòng Xin - cha Hoàng Tranh).
Đầu thế kỷ XX, ông nội Hoàng Trung Hải đến Hải Phòng làm ăn. Hoàng Mậu có bốn con trai, Hoàng Quốc Anh (Coọc Dzếnh), Hoàng Tài (Sì Sói, cha Hoàng Trung Hải), Hoàng Quốc Khánh và Hoàng Quốc Chi.
Năm 1945, cả nhà Hoàng Mậu đi theo Việt Minh. Năm 1950, Hồ Chí Minh xin Mao Trạch Đông cử đoàn cố vấn Tàu sang Việt Nam. Trong đoàn cố vấn có Hoàng Tranh (Fòng Chèn), giữ chức Tổ trưởng Tổ phiên dịch (Hình 1). Hoàng Tranh là con trai trưởng của Hoàng Tân. Hoàng Tranh gọi Hoàng Mậu là bác ruột, nên cũng là anh em chú bác ruột với Hoàng Tài (cha Hoàng Trung Hải). Nhờ thông thạo tiếng Tàu và tiếng Việt nên Hoàng Tài được Hoàng Tranh giới thiệu vào Tổ phiên dịch Đoàn cố vấn Trung cộng. Đích thân Cố vấn trưởng La Quý Ba giới thiệu Hoàng Tài vào đảng Lao động Việt Nam.
Hồi cải cách ruộng đất, Hoàng Tài cướp được một cuộc đất tốt, thế phát vương, ở làng Đồng Sơn, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình để làm nghĩa trang gia tộc. Bên trái khu lăng mộ Hoàng Mậu có dựng cột vàng, đề chữ Tàu: Hoa Kiều Tiên Hữu Tổng Mộ (Hình 2). Năm 1958, Hoàng Tài được phong quân hàm Đại úy, phó Ban Văn thư, Văn phòng Tổng cục Chính trị. Năm 1959, gia đình Hoàng Tài có thêm một cậu con trai, Tài đặt tên con là Hoàng Trung Hải, ngụ ý họ Hoàng luôn trung thành với Trung Nam Hải.
Hoàng Trung Hải tốt nghiệp Kỹ sư Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, vào năm 1981, nhưng mãi đến năm 1990, khi quan hệ ngoại giao Trung-Việt nồng ấm hơn, Hải mới được kết nạp Đảng. Năm 1995, Hoàng Trung Hải bắt liên lạc được với người chú họ Hoàng Tranh (lúc đó đang giữ chức Viện phó Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây kiêm Cục phó Cục Tình báo Hoa Nam). Kể từ đó quan lộ của Hoàng Trung Hải rộng mở. Dưới sự bảo kê của Trung Nam Hải, Hoàng Trung Hải nhanh chóng được cơ cấu vào Trung ương.
Đại hội 9, Hoàng Trung Hải trúng Ủy viên Trung ương. Nhiều cán bộ lão thành ở Thái Bình và Hải Phòng tố cáo Hoàng Trung Hải khai man là dân tộc Kinh. Vụ việc lên đến Ủy ban Kiểm tra TW. Tháng 4/2002, Ban Bảo vệ nội bộ Trung ương đã có Báo cáo số 03 BC/BVTW báo cáo Bộ Chính trị về kết quả đã thẩm tra, xác minh. Trong đó có ghi rõ: "Căn cứ vào tài liệu xác minh ở Thái Bình, Hải Phòng và ở Cục cán bộ, Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thì vấn đề thành phần dân tộc, quê quán của đ/c Hoàng Trung Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp là hoàn toàn không đúng như đ/c Hải đã tự khai trong các bản lý lịch từ khi vào Đảng (năm 1990) đến nay. Cụ thể là ông nội và bố đẻ đ/c Hải không phải là người dân tộc Kinh, quê quán không phải ở Quỳnh Giao, Quỳnh Phụ, Thái Bình mà là người Việt gốc Hoa nguyên quán ở Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Các đ/c Lãnh đạo Ban đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xử lý, yêu cầu ông Hải phải khai lại lý lịch. Đồng thời đề xuất không bố trí ông Hải làm Bộ trưởng Công nghiệp để đảm bảo sự nghiêm minh của Đảng và bảo vệ An ninh quốc gia, chống tình báo, cơ quan đặc biệt nước ngoài cài cắm vào nội bộ ta."
Trước nguy cơ bị kỷ luật Đảng, Hoàng Trung Hải bèn dùng mỹ nhân kế. Vợ của Hải, Phan Thị Hương, chơi thân với Đỗ Thị Huyền Tâm. Tâm đang nhờ Hải (lúc đó còn là Thứ trưởng Bộ Công nghiệp) giúp mở công ty làm thức ăn gia súc ở Bắc Ninh. Hải liền bảo Tâm sang gạ cha con nhà Nông Đức Mạnh, đổi lại, Hải giúp Tâm mở công ty. Ban đầu Huyền Tâm cặp với Nông Quốc Tuấn (con trai Mạnh). Nhưng sau đó Huyền Tâm dụ Mạnh, thế là Mạnh mượt trúng chiêu, lệnh cho Phan Diễn ếm hồ sơ. Hải thoát nạn. Về phần Nông Quốc Tuấn, bị cha cướp mất bồ nên giận quá, tuyên bố từ cha luôn!
Đỗ Thị Huyền Tâm, sinh năm 1966, nguyên chủ cửa hàng bán kem dưỡng da, nên có hiệu Tâm kem. Chồng đầu của Tâm kem tên Phạm Tuấn Linh. Hồi 2000, Linh chỉ là một thiếu úy quèn ở Kho 205, về sau, nhờ hưởng phước vợ, leo lên tới Đại tá, Phó Phòng Kế hoạch, Cục Quân nhu – Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng. Năm 2010, Tâm kem làm ăn thua lỗ, Hải đã cho thị 2 dự án BOT để cứu tập đoàn Minh Tâm. Năm 2012, vợ Mạnh mượt chết, Tâm kem chính thức thành thứ phi của Mạnh.
Nhờ mưu mô và nhờ ô dù Trung Nam Hải nên Hoàng Trung Hải vào được Bộ Chính trị và nay là Bí thư Hà Nội.
Hoàng Tranh (chú họ Hoàng Trung Hải), tác giả cuốn Hồ Chí Minh với Trung Quốc (Nhà xuất bản Tân Tinh, Nam Ninh 1990), có một người con khá thành đạt ở Trung Quốc là GS Hoàng Du Sinh, rất sõi tiếng Việt, hiện là giáo sư triết học trường ĐH Thanh Hoa, Tổng thư ký Hội đồng lý luận TW Trung quốc.
Hoàng Trung Hải và Hoàng Du Sinh là anh em "chú bác lại", cựu kỳ thân nhau. Có thể nói Hoàng Du Sinh chính là cái cầu nối giữa Tập Cận Bình và Hoàng Trung Hải, Thủ tướng tương lai của VN trong kỳ Đại hội Đảng sắp tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét