Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019

TUYÊN BỐ VỀ VIỆC LÀM ĐƯỜNG SẮT LÀO CAI – HÀ NỘI – HẢI PHÒNG


Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email: tuyenboduongsatcaotoclaocai@gmail.com
I. TÌNH HÌNH
Báo chí ngày 25/11/2019 cho biết Bộ GTVT thông tin: “Viện khảo sát thiết kế số 5 đường sắt Trung Quốc đã lập quy hoạch xây dựng tuyến đường sắt chạy qua 8 tỉnh thành của Việt Nam: Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng. Tổng chiều dài 392 km, với 38 ga, 73 cầu dài hơn 130 km, 25 hầm dài 25 km; dự kiến kinh phí xây dựng hết 100.000 tỷ đồng. Dự báo năng lực vận tải hàng hóa trên tuyến là 10 triệu tấn, với 15 đôi tàu. Kinh phí khảo sát, lập quy hoạch là 10 triệu nhân dân tệ (32 tỷ đồng Việt Nam) được Chính phủ Trung Quốc cấp viện trợ không hoàn lại”.
Tuyến đường sắt này sẽ nối với thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Tây Nam của Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) nằm trong Đại dự án chiến lược kinh tế-chính trị-quốc phòng mang tính toàn cầu của Tập Cận Bình
1. Về mặt an ninh quốc phòng

Theo Sách trắng Quốc phòng 2019 Việt Nam công bố 25/11/2019, có thể suy ra rằng, Trung Quốc là “đối tượng” phải vừa “hợp tác vừa đấu tranh” của Việt Nam. Rõ ràng mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hiện nay đang luôn luôn “vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh”, “vừa là bạn vừa là thù”.
Trong cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam 1979-1989, Trung Quốc bất ngờ tiến nhanh và vào sâu Việt Nam (30 km ở hướng Lào Cai; ở Cao Bằng, chỉ trong một ngày, quân Trung Quốc đã tiến đến 30-40 km.
Trong cuộc chiến này Trung Quốc tàn phá triệt để hạ tầng kinh tế trong đó có giao thông cầu đường, hệ thống điện nước… ở các thành phố, thị xã Việt Nam (Thị xã Lạng Sơn, Thị xã Cao Bằng, Thị xã Lào Cai, Thị xã Cam Đường, Thị xã Hà Giang…), chúng bắn giết chết hàng chục vạn bộ đội và người dân Việt Nam, trong đó có hàng ngàn người Việt Nam chết oan một phần do phía Trung Quốc nắm vững chi tiết địa hình sông núi, thung thổ của Việt Nam, và yếu tố bất ngờ do Trung Quốc đã chuẩn bị xây dựng sẵn những công trình quân sự (như đường, hầm bí mật…) hoặc trá hình là dân sự khi Trung Quốc giúp Việt Nam (dù là gián tiếp, và nguy hiểm nhất khi người Trung Quốc trực tiếp thực hiện) làm cầu đường, nhà máy, hầm mỏ, khảo sát đo vẽ bản đồ Việt Nam từ sau 1954 đến 1974.
Với kinh nghiệm xương máu vụ thảm sát Gạc Ma 14/3/1988, chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979-1989… và lịch sử hơn hai ngàn năm chống giặc ngoại xâm đến từ Phương Bắc, thì việc cho phép đơn vị tư vấn của Trung Quốc đo vẽ, khảo sát, lập quy hoạch đường sắt qua 8 tỉnh và đô thị trọng yếu của Việt Nam là vô cùng mất cảnh giác, nguy hiểm đến An ninh, Quốc phòng của Việt Nam.
2. Về mặt Kinh Tế
Đường sắt Cát Linh- Hà Đông, dài chỉ 13 km giữa lòng Thủ đô văn hiến của Việt Nam còn như một đống xương Trung Quốc mang tới, đã tăng vốn gần 200% để lại núi nợ công cho Dân, và nhà thầu Trung Quốc đã thi công chậm, vượt thời gian gần 200% chưa xong, vẫn nằm chình ình chưa vận hành, vẫn đang thách thức sự chịu đựng của người Việt Nam mà chưa được giải quyết.
Tuyến đường sắt 392 km Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có công suất 10 triệu tấn hàng/năm, rõ ràng chỉ đáp ứng nhu cầu vận tải từ các tỉnh Tây Nam của Trung Quốc, với Việt Nam thì công suất vận tải hướng tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng về đường sắt, đường bộ hiện tại đã dư thừa. Nếu Trung Quốc nóng lạnh trong “hợp tác, đấu tranh”, bất ngờ không dùng dịch vụ vận tải ở tuyến này vì Trung Quốc đã có tuyến Côn Minh - Phòng Thành và Côn Minh – Lào - Mê Kong -Thái Lan, thì 100.000 tỷ đồng xây dựng sẽ lãi mẹ đẻ lãi con, ai sẽ gánh cho Dân Việt Nam?
Mặt khác mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ Nam Bộ - Tứ giác kinh tế (Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Vũng Tàu - Bình Dương), Tây Nguyên, Trung Bộ còn chưa có vốn đầu tư đúng tầm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa đang tăng, đang bị ùn ứ.
Dự án đường sắt nói trên được trình ra Quốc hội Việt Nam ngay sau khi công luận dấy lên quan ngại về việc Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, trong đó qui định miễn thị thực với những người nước ngoài khi "vào khu kinh tế ven biển, càng khiến người dân bất bình và lo âu. Rõ ràng hai sự kiện kết hợp lại sẽ tạo ra nguy cơ rất lớn về an ninh chính trị, kinh tế và quốc phòng cho Việt Nam.
II. TUYÊN BỐ
Vì các lý do trên, các tổ chức Xã hội dân sự, các cá nhân ký tên dưới đây tuyên bố:
1. Yêu cầu nhà nước không xây dựng đường sắt mới Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào lúc này vì nó chủ yếu phục vụ mục đích chính trị-kinh tế-quân sự của Trung Quốc. Tập trung lo đường cao tốc Bắc Nam và giao thông đồng bằng sông Cửu Long.
2. Yêu cầu nhà nước xem xét lại toàn bộ chiến lược hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc, sớm loại bỏ những chương trình hợp tác ảnh hưởng đến an ninh kinh tế quốc phòng văn hóa giáo dục.
3. Yêu cầu nhà nước ngưng ngay việc nhận viện trợ, vốn vay từ Trung Quốc để khảo sát, quy hoạch, xây dựng hạ tầng ở Việt Nam, vì đó là thòng lọng, là bẫy nợ của Trung Quốc.
4. Không thuê nhà thầu Trung Quốc làm tư vấn khảo sát, lập quy hoạch, thiết kế, xây dựng các công trình cầu đường giao thông trên lãnh thổ Việt Nam (bao gồm cả đất liền và hải đảo).
5. Không đưa những nội dung bất lợi cho Việt Nam đã bị phản đối trong “Dự luật Đặc khu Kinh tế năm 2018” vào những dự luật mới có thể có.
Lập ngày 1/12/2019
----
DANH SÁCH KÝ TÊN ĐỢT 1
TỔ CHỨC:
1. Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Lê Thân, nhà Hoạt động Xã hội
2. Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: TS Tin học Nguyễn Quang A
3. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc
4. Nhóm Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Văn Yêm
5. Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Đại diện: Nhà báo Nguyễn Tường Thụy
6. Nhóm Tuổi trẻ Yêu Nước. Đại diện: Nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình.
7. Nhóm Vì Môi Trường. Đại diện: Nguyễn Thị Bích Ngà, Nhà báo tự do.
8. Hội Dân Oan Ba Miền. Đại diện: Nguyễn Trường Chinh, Phó Chủ tịch
9. Hội Giáo chức Chu Văn An. Đại diện: Vũ Mạnh Hùng, Nhà giáo hưu trí
10. Hội Bầu Bí Tương Thân. Đại diện: Nguyễn Lê Hùng
CÁ NHÂN:
1. Đào Công Tiến, Nhà giáo ưu tú, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế, Sài Gòn
2. Nguyễn Quang A, Tiến sỹ Tin học, Hà Nội
3. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An
4. Phạm Xuân Yêm, GS Vật Lý, Pháp
5. Hoàng Hưng, Nhà thơ-Dịch giả, Sài Gòn
6. Hoàng Dũng, PGS TS, Tp HCM
7. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư Pháp, Tp HCM
8. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư Pháp, Tp HCM
9. Trần Minh Quốc, Nhà giáo về hưu, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
10. Lê Thân, Nhà hoạt động Xã hội, Sài Gòn
11. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ Ưu tú, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
12. Trần Bang, Kỹ sư, Cựu chiến binh, CLB LHĐ, Sài Gòn
13. Lê Phú Khải, Nhà báo, CLB LHĐ, Sài Gòn
14. Kha Lương Ngãi, Nhà báo hưu trí, Sài Gòn
15. Kha Lương Liệt, Sài Gòn.
16. Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, Thành viên CLB LHĐ Sài Gòn
17. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
18. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Tp Nha Trang, Khánh Hoà
19. Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư Danh dự Bỉ quốc, Hưu trí, Sài Gòn
20. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy, Tp Đà Lạt, Lâm Đồng
21. Huỳnh Sơn Phước, Nhà báo, nguyên PTBT Báo Tuổi trẻ, sống ở Hội An
22. Nguyễn Thị Bích Ngà, Nhà báo, Sài Gòn
23. Lê Bảo Nhi, Nhà báo tự do, Sài Gòn
24. Trần Vũ Anh Bình, Nhạc sĩ, Cựu Tù nhân lương tâm, Sài Gòn
25. Nguyễn Thanh Loan, Giáo viên tự do, Sài Gòn
26. Nguyễn Trường Chinh, Dân oan, Kim Thành, Hải Dương
27. Vũ Mạnh Hùng, Nhà giáo về hưu, Hà Nội
28. Võ Xuân Tòng, Nhà văn (hội viên HNV) Hà Nội.
29. Trần Đức Tiến, Nhà báo độc lập, Đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội
30. Tô Lê Sơn, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
31. Nguyễn Viện, Nhà văn, Sài Gòn
32. Đặng Bích Phượng, Hưu trí, Hà Nội
33. Nguyễn Quang Vinh, Sỹ quan Quân đội nghỉ hưu, Hà Nội
34. Đỗ Như Ly, Kỹ sư, hưu trí, Quận 10, TP HCM
35. Đoàn Huy Chương, Phó CT Phong trào Lao động Việt
36. Trần Thanh Thuý, May mặc, Gò vấp, Sài Gòn
37. Lê Thị Tuý Linh, Thiết kế may mặc, Hóc Môn, Sài Gòn
38. Phùng Thị Xuân, Quận Phú Nhuận, Tp HCM
39. Nguyễn Ngọc Ánh, Kỹ sư Thuỷ sản, TNLT, Bình Đại, Bến Tre
40. Nguyễn thị Châu, Buôn bán, Bình Đại, Bến Tre
41. Hồ Ngọc Yến, Hưu trí, Bình Thạnh, Sài Gòn
42. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
43. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
44. Phan Hoàng Oanh, TS Hoá học, Sài Gòn
45. Nguyễn Mai Oanh, ThS Kinh tế phát triển, Sài Gòn
46. Trần Đức Quế, Chuyên Viên, hưu trí, Hà Nội
47. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sỹ, Sài Gòn
48. Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội
49. Nguyễn Lê Hùng, Hà Nội
50. Lê Minh Hiền, California, USA
51. Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, Nhà giáo, Sài Gòn
52. Ngô Thị Kim Cúc, Nhà văn-Nhà báo, Sài Gòn
53. Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư, Pháp
54. Nguyễn Thanh Hằng, Dược sỹ, Pháp
55. Ngô Lê Trung, Xây dựng, Nhà Bè, Tp HCM
56. Phan Văn Phong, Hoàn Kiếm, Hà Nội
57. Nguyễn Trọng Chức, Nhà báo độc lập, Sài Gòn
58. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo tự do, Sài Gòn
59. Vũ Linh Huy, Bác sỹ Y khoa, Sarasota, Hoa Kỳ
60. Nguyễn Tuấn Khanh, Nhạc sỹ, Sài Gòn
61. Phạm Văn Luyện, Giảng viên, Đại học Ngoại ngữ ĐHQG, Hà Nội
62. Nguyễn Trung Dân, Nhà báo, Sài Gòn
63. Phạm Nguyên Trường, Dịch giả, Vũng Tàu
64. André Menras-Hồ Cương Quyết, Nhà giáo Pháp-Việt, sống ở Pháp.
65. Vinh Lê, Chuyên gia Công nghệ Thông tin, Alberta, Canada.
66. Nguyễn Văn Thọ, Nhà văn, Cựu Chuẩn uý QĐND Việt Nam, Hà Nội.
67. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Nghiên cứu viên, hưu trí, Sài Gòn.
68. Nguyễn Thế Hùng, Giáo sư Đại học, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thuỷ Khí Việt Nam, Đà Nẵng
69. Bo Nguyen, Kỹ sư Đường bộ, Canada
70. Đoàn Công Nghị, Nha Trang
71. Võ Quang Thái, Kỹ sư Cầu đường, hưu trí, Sài Gòn
72. Huỳnh Quang Minh, Cử nhân Kinh tế, Quảng Nam
73. Đặng Minh Tuấn, Kinh doanh, Vũng Tàu
74. Nguyễn Khắc Bình, Kỹ sư, Tp HCM
75. Phạm Công Nhiệm, Bác sỹ, nghỉ hưu, Đống Đa, Hà Nội
76. Nguyễn Văn Lịch, Kỹ sư Cơ khí, Đống Đa, Hà Nội
77. Nguyễn Khắc Mai, nhóm Lập Quyền Dân, Hà Nội
78. PGS TS Trần thị Băng Thanh, Hà Nội
79. Trần Vân Thanh, Cử nhân Kinh tế, Cán bộ hưu trí, Vũng Tàu
80. Nguyễn Đức Quỳ, cựu Giáo chức, Hà Nội
81. Nguyễn Tuệ Hải, Canberra-Australia
82. Nguyễn Đình Cống, cựu GS Đại học Xây dựng, Hà Nội
83. Đỗ Trung Quân, Nhà thơ, Sài Gòn
84. Mai Thái Lĩnh, Nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt
85. Vũ Trọng Khải, Chuyên gia độc lập về Chính sách Nông nghiệp, Sài Gòn
86. Hoàng Vũ, cư trú ở Columbia-USA
87. Hà Quang Vinh, Hưu trí, Quận 11, Sài Gòn
88. Nguyễn Kế Quang, KSXD, Quy Nhơn-Bình Định
89. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên Cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
90. Trương Lê Khanh, Tiểu thương, Tân Phú, TP HCM
91. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt
92. Nguyễn Văn Muôn, nguyên Phóng viên Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam 2
93. Đặng Đoan, Kinh doanh, Gia Nghĩa, Đak Nông
94. Thái Kế Toại, Đại tá, Nhà văn, Hà Nội
95. Vũ Thư Hiên, Nhà văn, Paris, Cộng hòa Pháp
96. Nguyễn Quang Nhàn, CBHT, Đà Lạt
97. Hồ Bích Đào, Hưu trí, Sài Gòn
98. Võ Thị Hảo, Nhà văn-Nhà báo, Germany
99. Trần Ngọc Bình, Hưu trí, Sài Gòn
100. Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn
101. Dạ Ngân, Nhà văn, Sài Gòn
102. Dương Thuấn, Nhà thơ-Nhà nghiên cứu Văn hoá, Hà Nội
103. Phạm Minh Hoàng, cựu Giảng viên Đại học, hưu trí, Pháp
104. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư, Sài Gòn
105. Đàm Ngọc Tuyên, Người đưa tin độc lập, Quảng Ngãi
106. Phạm Kỳ Đăng, Làm thơ-viết báo-dịch thuật, CHLB Đức
107. Bùi Thị Diệu Huyền, cựu Giáo chức, Sài Gòn
108. Tiết Hùng Thái, Dịch giả, Vũng Tàu
109. Bùi Nghệ, hưu trí, Sài gòn
110. Đào Tuấn Ảnh, Nghiên cứu Văn học, Hội viên HNV, Hà Nội
111. Nguyễn Đắc Diên, BS Nha khoa, Tp HCM
112. Vũ Ngọc Tiến, Viết văn, Hà Nội
113. Từ Sâm, Nhà thơ, Nha Trang
114. Nguyễn Viết Dũng, Hưu trí, Hà Nội
115. Lê Vinh Quốc, TS Giáo dục, Sài Gòn
116. Mai Thanh Sơn, Nhà nghiên cứu Khoa học Xã hội, Hà Nội
117. Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên GS Kinh tế, Nhà văn, Quebec-Canada
118. Trịnh Bá Khiêm, Hà Nội
119. Chu Anh Tuấn, Vũng Tàu


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét