Trang Nguyen
Nhân trị và Pháp trị là những điều kiện cần có hình thành nên một chính trị gia. Nhân trị là khả năng quy tụ quần hùng, xây dựng phe cánh, thế lực. Pháp trị là kĩ năng trị quốc, phát triển đất nước lớn mạnh.
Bỏ qua cảnh khóc lóc trước Trung Ương Đảng vì không kỉ luật được Nguyễn Tấn Dũng, nhìn từ việc “trường kì bám ghế” của Nguyễn Phú Trọng thì ông ta khá thành công ở phần nhân trị. Dù vậy, thành tựu Pháp trị của Sĩ phu Bắc hà là mờ nhạt.
- Nguyễn Phú Trọng là Tiến sĩ xây dựng đảng, nhưng cái đảng của ông đang xây dựng toàn quy tụ các thành phần xôi thịt, vào đảng chăm chăm vì lợi ích, vinh thân phì gia, tham quyền đoạt vị. Nếu vào đảng không đi kèm với lợi lộc, thăng quan phát tài thì chắc chẳng có ai thèm vào làm gì cho tốn thời gian lẫn đảng phí. Nhà bao việc.
- Nguyễn Phú Trọng hô hào chỉnh đốn đảng, nhưng càng chỉnh đốn thì càng hư đốn. Quan chức nhũng nhiễu từ trung ương xuống địa phương, ra tận kênh mương ruộng đồng. Nạn quan liêu chưa từng giảm và bất chấp những lời nói của Nguyễn Phú Trọng về đảng viên học tập đạo đức, rèn luyện tư cách. Thực tế, kể từ khi Nguyễn Phú Trọng lên nắm quyền, nhân dân chưa bao giờ dễ thở hơn.
- Nguyễn Phú Trọng chưa từng ghi nhận về thành tựu hay khả năng phát triển kinh tế quốc gia. Ông ta kêu gọi trung thành với chủ thuyết cộng sản, chửi bới những ai không tin vào cộng sản là “thế lực thù địch”, “diễn biến hoà bình”, “suy thoái tư tưởng”. Nhưng rồi cũng chính ông ta ngậm ngùi “không biết đến hết thế kỷ này có xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội hay không”.
- Suốt 10 năm qua Nguyễn Phú Trọng liên tục nhắc nhở cần tập trung vào công tác nhân sự. Dù vậy, đến hôm nay ông ta nói không có nhân sự kế cận và rồi lấy lí do đó để ngồi lại làm trường hợp đặc biệt của đặc biệt, chiếm ghế Tổng Bí thư nhiệm kì 3. Nếu không phải ông Trọng tham quyền cố vị thì cần phải xem lại tư duy chiến lược của một người đứng đầu tổ chức đảng. Ông quản lý thế nào mà đảng của ông không có người đủ đức, đủ tài, xứng tầm làm lãnh đạo, để ông già 80 tuổi bệnh tật đầy mình, đi đứng không phải gánh vác trọng trách chăm lo cho 100 triệu dân đang thời kì dân số vàng?
Ngoài ra, một vấn đề nữa đó là những nhân sự do chính tay Nguyễn Phú Trọng chọn lựa lại liên tục dính kỉ luật hoặc rơi vào vòng lao lý. Thậm chí, sự tệ hại này lại diễn ra ở cấp cao nghiêm ngặt nhất là Trung Ương Đảng và Bộ Chính Trị.
Đơn cử như các trường hợp: Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình, Hoàng Trung Hải, Trương Minh Tuấn, Nguyễn Đức Chung, Tất Thành Cang, Triệu Tài Vinh,... Toàn là những người do đích thân Nguyễn Phú Trọng chọn lựa khi còn làm Trưởng Tiểu ban nhân sự tại Đại hội 12.
- Trong nhiều năm qua Nguyễn Phú Trọng xây dựng hình ảnh của vị minh quân chống tham nhũng, nhưng chỉ có kẻ ngây thơ chính trị mới tin ông ta chống tham nhũng thật. Gốc rễ của vấn đề tham nhũng tại Việt Nam nằm ở cơ chế. Bộ máy nhà nước độc tài này sinh ra và nuôi dưỡng tham nhũng. Không dân chủ hoá đất nước, không để các tổ chức xã hội dân sự hoạt động, không gia tăng sự giám sát của nhân dân thì không bao giờ chống được tham nhũng.
Nguyễn Phú Trọng sử dụng chiêu bài chống tham nhũng để thoả mãn thủ đoạn thanh trừng phe phái đối thủ. Bằng chứng là ông ta xử hàng loạt các thanh “củi rừng” của phe đối thủ như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Anh, Vũ Nhôm, Tất Thành Cang... nhưng các thanh “củi nhà” như Trà - Quý ở Yên Bái, Nguyễn Nhân Chính ở Bắc Ninh, Võ Kim Cự ở Hà Tĩnh, Triệu Tài Vinh ở Hà Giang, Trịnh Văn Chiến ở Thanh Hoá,... thì miễn nhiễm. Họ nghiễm nhiên đứng cạnh “chủ lò” dù cho những sai phạm đã rõ ràng.
Bên cạnh đó, cuộc chiến chống tham nhũng “không có vùng cấm” của Nguyễn Phú Trọng lại tuỳ loại củi. Đụng đối thủ phe cánh không mạnh thì ông ta hùng hổ “lò nóng rồi thì củi tươi hay củi khô vào cũng cháy”, nhưng đối với phe cánh mạnh thì ông ta nhẹ nhàng “chống tham nhũng cũng phải nhân văn”, “đập chuột nhưng không được làm vỡ bình”. Và đến nay những con hổ lớn như Lê Thanh Hải, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Văn Bình vẫn bình an vô sự dù tàn phá khánh kiệt đất nước.
Thực tế, thành tích chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng không làm cho xã hội Việt Nam trong sạch hơn, nó chỉ giúp cái ghế ông ta thêm vững vàng và phe cánh đàn em nắm nhiều trách vụ quan trọng hơn để sau này về vườn rồi, ông vẫn có thể thao túng, buông rèm nhiếp chính như thái thượng hoàng.
Ở cái độ tuổi xưa nay hiếm, lại tuổi cao sức yếu, lẽ ra Nguyễn Phú Trọng nên chọn nghỉ ngơi, sum vầy cùng con cháu. Cuối cùng, hạnh phúc của một đời người nên nằm ở những điều giản dị như vậy. Bám ghế, tham quyền cố vị để làm gì ở cái thời điểm gần đất xa trời!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét