Thuật ngữ “Bất đồng chính kiến “ được ra đời vào khoảng cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, nó chỉ hiện tượng chỉ có ở các nước sống dưới chế độ toàn trị, khác cơ bản với khái niệm “Đối lập” ở các xã hội dân chủ, cũng như không thể có đối lập ở xã hội độc tài, toàn trị (chỉ cần nhen nhóm là ngay lập tức bị đàn áp khốc liệt)
Ở Việt Nam, gần đây những người này được gọi là “Dân chủ”, chính họ cũng không muốn nhận từ này, đôi lúc khi tự nhận từ này họ cũng có thái độ hài hước, thậm chí còn để nó trong ngoặc kép.Vì vậy khái niệm “Bất đồng chính kiến” dễ được chấp nhận hơn.
Vậy bất đồng chính kiến là gì và họ là ai ?
1- Họ thể hiện quan điểm bất phục
tùng và ý kiến phê phán một cách công khai và có hệ thống, trong những giới hạn
nghiêm ngặt mà chế độ dành cho họ.
2- Mặc dù không được xuất bản trên các phương tiện thông tin “chính thống” và bị chính quyền ngược đãi, họ vẫn có được uy tín nhất định, được kính trọng từ phía công chúng, thậm chí một phần từ phía chính quyền.
3- Họ thể hiện quan điểm của mình bằng những bài viết, tức là phương tiện trực tiếp và gần như duy nhất là ngòi bút.
4- Dù có làm nghề nghiệp gì thì họ được chú ý bởi những hoạt động của mình trong vai trò công dân tận tuỵ, bởi khía cạnh phê phán trong các tác phẩm của mình chứ không phải là các công trình trong lĩnh vực của họ.
5- Phạm vi phê phán của họ đã vượt qua môi trường xung quanh hoặc những lợi ích nhóm, các chủ đề có tính bao quát hơn, do đó thực chất là có tính chính trị.
6- Họ có một quyền lực gián tiếp dù rất hạn chế, nó có thể tránh cho họ những đàn áp, ngược đãi tồi tệ, hoặc ít nhất nếu họ bị bắt thì chính quyền cũng sẽ gặp một số rắc rối về chính trị, không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế.
2- Mặc dù không được xuất bản trên các phương tiện thông tin “chính thống” và bị chính quyền ngược đãi, họ vẫn có được uy tín nhất định, được kính trọng từ phía công chúng, thậm chí một phần từ phía chính quyền.
3- Họ thể hiện quan điểm của mình bằng những bài viết, tức là phương tiện trực tiếp và gần như duy nhất là ngòi bút.
4- Dù có làm nghề nghiệp gì thì họ được chú ý bởi những hoạt động của mình trong vai trò công dân tận tuỵ, bởi khía cạnh phê phán trong các tác phẩm của mình chứ không phải là các công trình trong lĩnh vực của họ.
5- Phạm vi phê phán của họ đã vượt qua môi trường xung quanh hoặc những lợi ích nhóm, các chủ đề có tính bao quát hơn, do đó thực chất là có tính chính trị.
6- Họ có một quyền lực gián tiếp dù rất hạn chế, nó có thể tránh cho họ những đàn áp, ngược đãi tồi tệ, hoặc ít nhất nếu họ bị bắt thì chính quyền cũng sẽ gặp một số rắc rối về chính trị, không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế.
Nhà nước tất nhiên không thích
điều này, họ dùng mọi phương tiện, kể cả truyền thông để vẽ lên một hình ảnh
xấu về những người bất đồng chính kiến, như là một nhóm những người “bất mãn
chuyên nghiệp”, những người coi phản biện như một thứ nghề “hành nghề dân chủ”,
những người háo danh..vv.
Trên thực tế người bất dồng chính
kiến có thể là bất cứ ai, một nhà thơ, một nhà giáo, một nhà khoa học, một công
nhân, một người lao động bình thường... đầy rẫy trên đường phố quanh ta hàng
ngày.Họ xuất phát từ những động cơ khác hẳn với thói háo danh và chức tước, nó
là một thái độ sống, một lựa chọn cách sống.Họ là những người bình thường, với
những lo lắng bình thường, họ chỉ khác người bình thường là dám nói lớn lên
những điều mà người khác không thể nói hoặc vì sợ mà không dám nói.
Những người bất đồng chính kiến không phải là một phe nhóm, tranh luận của họ với các chính sách và sự cai trị của nhà nước không phải là sự đối đầu giữa hai nhóm và không liên quan đến xã hội.
Những người bất đồng chính kiến không phải là một phe nhóm, tranh luận của họ với các chính sách và sự cai trị của nhà nước không phải là sự đối đầu giữa hai nhóm và không liên quan đến xã hội.
Bất đồng chính kiến tức là lo
lắng cho quyền lợi người khác, bức xúc trước những hiện tượng đang làm nhức
nhối xã hội, hay nói một cách cụ thể, tức là lên tiếng cho cả những quyền lợi
của những người chưa dám lên tiếng. Các cuộc diễu hành và lên tiếng về cây xanh
Hà Nội, của đồng bào miền Trung về thảm họa Fomosa là một ví dụ sinh động.
Tách những hoạt động này ra như
là một nhóm người riêng rẽ có nghĩa là phủ nhận giá trị của họ, giá trị về mặt
đạo đức.
Chẳng phải chính họ kể cả những
người nổi tiếng cũng lên tiếng bênh vực những người bình thường như người nông
dân bị mất đất, những người bị tù đày oan sai, những tù nhân lương tâm, hay bất
cứ ai gặp sự ngược đãi của nhà cầm quyền hay sao ?
Lịch sử Việt Nam đầy những trang
đau thương, máu, nước mắt và chia rẽ, nó làm mờ nhạt dần bản sắc của dân
tộc.Những việc dù nhỏ của từng cá nhân với tinh thần trách nhiệm trong mọi lĩnh
vực khác nhau của đời sống bên trong một trật tự khắc nghiệt của chế độ toàn
trị sẽ kích thích trí sáng tạo và lòng tự tin dân tộc.
Các nhóm xã hội dân sự đã và đang
hình thành, đã và đang kiên trì hành động cũng nhằm mục đích tạo ra một cuộc
sống nhân văn hơn, xấu hổ vì vị trí tụt hậu của đất nước, muốn dân tộc được tôn
trọng hơn, nhất là thái độ trước hiểm hoạ xâm lăng đang cận kề.
Suy cho cùng muốn cải tạo địa vị
quốc gia, trước hết phải cải tạo chính con người.
Những nhà văn, nhà thơ, nhà báo
viết ra những tác phẩm của mình không quan tâm đến bộ máy kiểm duyệt, những nhà
giáo dạy cho học sinh, sinh viên những điều bị cấm trong sách giáo khoa. Những
cuộc hội thảo do tư nhân tổ chức, những giáo chức tôn giáo dù bị cấm cản, đàn
áp vẫn thực hành đời sống tôn giáo tự do.Những thanh niên sáng lập các công
đoàn độc lập, các tờ báo “lề trái” phát hành trên không gian rộng lớn là các
mạng xã hội vv... tất cả những con người không sợ hãi đó tìm cách buộc những kẻ
cầm quyền phải lưu tâm đến tới những trường hợp bất công, buộc các cơ quan
“thừa hành luật pháp” phải tôn trọng pháp luật...họ chính là những người bất
đồng chính kiến.
Họ đang trở thành một lực lượng
đáng kể và có những sáng kiến để bảo vệ lẫn nhau trước sự đàn áp. Chia sẻ giúp
đỡ lẫn nhau khi mỗi người bị hoạn nạn.
Không có gì là
quá đáng khi nói : Chúng ta có thể gặp những người bất đồng chính kiến ở bất cứ
một góc phố nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét