Khi “cái tổ con chuồn chuồn” bị báo chí lần đến thì thế nào cũng
xảy ra nhiều cú phản đòn kinh tởm. Huống chi đây lại là Yên Bái, nơi những phát
súng thanh lý nội bộ đã chát chúa nổ ra từ một năm trước. Và ngay khi tiếng
súng chưa kịp lắng thì một cái rễ hư hỏng của loại Trà nhồi nhiều phân bón màu
mỡ lại đã phát tác, bốc lên mùi thối hoăng, nó là thứ mùi tiết lộ ruột gan CS
nên dân chúng cả nước phải bịt mũi bịt mồm.
Sẽ còn những vụ việc động trời ghê gớm hơn đối với làng báo cũng
như đối với bất kỳ ai muốn để mắt vào cái lỗ nhòm có thể từ đấy mà soi thấu ít
nhiều sự thật ghê tởm của ổ nhóm CS Yên Bái. Bởi lẽ cái lũ CA Chiêu trẻ ranh
được ngồi lên ghế tướng cũng chỉ là để cho chúng phải đem hết sức khuyển mã ra
đền đáp ân sủng của bề trên. Mà ông/bà chủ của chúng thì lại đang vô cùng sốt
ruột trong việc hốt cú chót, nên cũng rất cần đến chúng hộ vệ – có thể nói là
hai bên đều là tầm gửi của nhau trong chuyện xoay xở làm ăn ở cái đận “nước
rút” này trước lúc hạ hay là xệ cánh, chưa biết thế nào.
Trước sau gì thì báo chí, thứ quyền lực thứ tư, cũng không thể
bị độc tài bôi đen làm thui chột hết được. Những chiếc mầm khỏe mạnh của nó cứ
âm thầm tồn tại và đâm nhánh, rồi nở hoa một lúc nào đấy. Và ở đấy, vào đúng
thời điểm ấy, những “chiếc kim trong bọc” trước hay sau cũng sẽ được lôi ra ánh
sáng. Chúng ta tin như vậy.
Bauxite Việt Nam
1. Báo Giáo dục Việt Nam lên tiếng về việc bắt nhà báo Lê Duy
Phong
N.Quyết
(NLĐO)- Theo Tổng biên tập Báo Giáo dục Việt Nam Nguyễn Tiến
Bình, việc bắt giữ nhà báo Lê Duy Phong nhận tiền của doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Yên Bái có những bất thường cần được làm rõ.
Theo thông tin Công an TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) cung cấp cho
báo chí, vào 12 giờ 45 ngày 22-6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Yên Bái
đã bắt quả tang ông Lê Duy Phong nhận tiền của một doanh nghiệp. Ông Lê Duy
Phong (32 tuổi), vào thời điểm đó là trưởng Ban bạn đọc báo điện tử Giáo dục
Việt Nam.
Cơ quan công an cho biết sự việc xảy ra tại nhà hàng ăn uống
Oanh Hiện ở tổ 66, phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái. Tại đây, khi ông Lê Duy
Phong nhận tiền của doanh nghiệp thì bị cơ quan công an bắt quả tang, lập biên
bản và tạm giữ ông Phong để điều tra.
clip_image001
Hình ảnh về vụ bắt giữ ông Lê Duy Phong những thứ vật chứng được
coi là tang vật của vụ việc - Ảnh Công an Yên Bái cung cấp
Theo cơ quan công an, việc bắt giữ ông Phong vì việc trên có dấu
hiệu hành vi lợi dụng hoạt động báo chí để chiếm đoạt tài sản.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động sáng 24-6, ông Nguyễn
Tiến Bình, Tổng biên tập báo điện tử Giáo dục Việt Nam, cho biết Ban biên tập
báo chưa nhận được thông báo chính thức nào từ phía Công an TP Yên Bái về việc
nhà báo Lê Duy Phong bị bắt.
"Chúng tôi đã liên lạc với Bí thư tỉnh uỷ Yên Bái, đề nghị
có một cuộc làm việc chính thức giữa báo và phía Công an tỉnh Yên Bái để làm rõ
anh Lê Duy Phong bị bắt vì lý do gì để báo có những động thái chính thức về mặt
hành chính" - ông Tiến Bình cho hay.
Theo thông tin ông Bình nắm được tới thời điểm sáng 24-6 qua
nhân chứng, có doanh nghiệp gọi điện thoại mời ông Phong lên tư vấn giúp. Ông
Phong không có thoả thuận hay vòi vĩnh gì về tiền bạc. Khi doanh nghiệp đưa
tiền ra bàn thì công an ập vào luôn. Ngoài ra, số tiền doanh nghiệp đưa ra là
50 triệu chứ không phải 250 triệu đồng. Việc nhận 50 triệu đồng là quá bất thường
với tính cách của ông Lê Duy Phong.
Ông Bình cũng đề nghị chuyển hồ sơ về Bộ Công an để điều tra
nhằm đảm bảo khách quan. Ai sai đến đâu sẽ phải chịu đến đấy, báo cũng không
dung túng bao che.
"Anh Lê Duy Phong đang điều tra nhiều vụ việc tại Yên Bái,
trong đó có vụ việc liên quan đến giám đốc Công an tỉnh mà công an tỉnh lại
trực tiếp bắt giữ, điều tra thì tôi cho rằng, sẽ không đảm bảo khách quan"
- ông Tiến Bình nhấn mạnh.
Tổng biên tập Báo Giáo dục Việt Nam cho hay, thực tế ông Lê Duy
Phong là người trực tiếp điều tra, viết bài rất nhiều vụ việc về Bí thư và lãnh
đạo tỉnh Yên Bái. Những việc này đều có các căn cứ và báo sẽ không gỡ bài.
Sau khi đăng tải những bài viết như vậy, báo chịu rất nhiều áp
lực. Có nhiều người đến gặp và điện thoại đề nghị gỡ những bài viết này và dừng
các hoạt động điều tra. "Tuy nhiên, báo không đồng ý và tiếp tục làm"
- ông Bình nói.
Ông Nguyễn Tiến Bình cũng nêu ra một điều mà ông cho là bất
thường khác là doanh nghiệp đưa tiền cho ông Lê Duy Phong đang hoạt động trên
địa bàn tỉnh Yên Bái nhưng không liên quan tới bất kỳ vụ việc nào mà Báo Giáo
dục Việt Nam đang thực hiện. "Tôi muốn đặt câu hỏi doanh nghiệp này là
doanh nghiệp nào? Tại sao lại đưa tiền khi không có gì liên quan tới tờ báo?
Tôi cho rằng đây là một bất thường cần được làm rõ" - ông Nguyễn Tiến Bình
nói.
Vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra, làm rõ.
N.Q.
2. “Hiền lành như tôi cũng phải gầm lên”
Nguyễn Huy Toàn – Nhà báo, Truyền hình CAND
CHƯA RÕ THỰC HƯ VỀ VỤ NÀY...
TÔI ĐÃ TỪNG LÀ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA CỦA CÔNG AN YÊN BÁI VÀ ... TÔI
ĐÃ CHỬI ẦM LÊN.
Chuyện xảy ra đã lâu lắm rồi, nhưng hôm nay nhân chuyện Nhà báo
Lê Duy Phong bị Công an Yên Bái bắt, nên xin kể để các bạn thấy tài chỉ đạo
điều tra của Giám đốc Công an tỉnh Đặng Trần Chiêu.
Ngày 18 tháng 5 năm 2013, đoàn công tác của Bộ Công an do Thượng
tướng Đặng Văn Hiếu dẫn đầu ra thăm quân dân huyện đảo Trường Sa. Tham gia đoàn
có lãnh đạo Công an nhiều tỉnh thành trong cả nước, trong đó có Đại tá Đặng
Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái (lúc đó chưa lên Thiếu tướng).
Hôm đó tôi cùng quay phim Nông Văn Phòng và lái xe Nguyễn Quốc
Khánh đi làm ghi nhanh hoạt động này. Sau khi ghi hình các hoạt động tại bến
cảng, thu phát biểu của Thượng tướng Đặng Văn Hiếu và một số thành viên, tàu
nổi còi rời cảng thì chúng tôi cũng thu xếp ra về.
Vừa viết xong ghi nhanh, chuyển cho bộ phận kỹ thuật để dựng
hình thì bỗng nhận được điện thoại một thành viên trên chuyến tàu đi Trường Sa
gọi cho tôi (vì trên tàu rất nhiều tướng tá không chỉ biết tôi mà còn cả số
điện thoại của tôi) tự giới thiệu là Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an Yên Bái
và hỏi một số câu vu vơ đại ý: Có phải các anh về sau cùng không? Có ai trong
tổ công tác nhặt được cái cặp màu đen không? Sau đó anh ta còn khẳng định các
đồng chí Hải quân cho biết ngoài thành viên đi trên tàu thì chỉ có các anh được
vào bến cảng vào thời điểm đó, và khi rời khỏi có mang theo cặp màu đen. Tôi
trả lời ngắn gọn mà nóng ran hai mang tai - Tôi không để ý. Tôi chỉ tập trung
công việc và xong việc thì ra về.
Tiếp sau đó Đại tá Huỳnh Ngọc Phương - Cục phó Cục xây dựng
phong trào cũng là thành viên đi trên tàu gọi điện cho tôi nói chuyện từ tốn,
có đầu có đuôi, anh Phương cho biết: - Anh Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an
tỉnh Yên Bái có bỏ quên cái cặp màu đen trên bến cảng, bên trong có nhiều tài
liệu quan trọng. Anh có thông tin gì thì giúp anh ấy. Tôi cũng trả lời không
quan tâm.
Chuyện tưởng dừng lại ở đó, nhưng sau đó ít phút lại có cuộc
điện thoại của Đại tá Nguyễn Đắc Thế, (lúc đó là Cục phó Cục quản trị) giở
giọng vừa đe dọa, vừa bắt nọn: - Trên tàu nhiều anh em quay phim chụp ảnh có
thấy mấy anh có xách cái túi màu đen, anh đừng để nội bộ với nhau mà có chuyện
nọ chuyện kia. Trên tàu có Phó giám đốc CA TP. HCM đã gọi về chỉ đạo anh em hình
sự Quận 2 điều tra... Hiền lành như tôi cũng phải gầm lên vì cú điện thoại của
Nguyễn Đắc Thế (bây giờ là Thiếu tướng) - Này anh nghĩ tôi là người thế nào mà
nói vậy. Nhờ tôi hỏi giúp thì tôi giúp còn đe dọa tôi thì mặc các anh.
Mấy hôm sau, Công an Yên Bái cử hai sỹ quan hình sự vào phối hợp
với Cục hình sự phía Nam để mời tôi làm việc, nhưng Cục CSHS chẳng lạ gì con
người và bản tính của tôi, nên không hợp tác. Hai cậu này tự tìm đến đơn vị tôi
xin gặp lãnh đạo đơn vị để yêu cầu tôi làm việc và cũng được đồng chí Tạ Quốc
Việt khuyên "các anh nên trao đổi trực tiếp với anh Toàn xem sao chứ theo
chúng tôi nếu anh ấy nhặt được thì anh ấy nói liền, hơn nữa hôm đó đi có cả mấy
anh em"... Tôi cũng không chấp nhận kiểu làm việc đưa tôi trở thành đối
tượng điều tra như vậy. Hai cậu ấy đành dò xét những chiến sỹ trẻ của tôi, thậm
chí quay phim Nông Văn Phòng đang đi công tác miền Trung phải dùng điện thoại
chụp ảnh cái túi màu đen đựng máy gửi về cho mấy cậu ấy.
May sao trong chiếc Samsonai màu đen của Đại tá Đặng Trần Chiêu
có để chiếc IPad, nên các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an tại TP HCM đã định vị
được chiếc cặp đang di chuyển về phía Nam. Lại một cuộc điện thoại từ Trường Sa
gọi về cho tôi hỏi thăm có đi công tác miền Tây không?... Mấy ngày sau được một
đơn vị nghiệp vụ cho biết chiếc Samsonai đang trên chiếc tàu Bệnh viện của Hải
quân cũng xuất phát sau chuyến tàu đi Trường Sa ít phút và đi về hướng đảo Thổ
Chu, Kiên Giang.
Hóa ra, do mải mê chụp ảnh, ông Đặng Trần Chiêu đã bỏ lại chiếc
Samsonai trên ghế đá ở bến cảng. Chiếc cặp đã được một thành viên trên tàu Bệnh
viện nhặt lên và được bảo vệ nguyên trạng. Cục phó Nguyễn Đắc Thế điện thoại về
điều động một chiếc xe xuống Kiên Giang mang cái cặp ấy về cho Đặng Trần Chiêu.
Hóa ra anh chàng Đặng Trần Chiêu quýnh lên không phải vì tài
liệu mà vì số tiền khá lớn trong cái cặp ấy.
Ngày đoàn trở về đến Nhà khách Phương Nam, Đại tá Đặng Trần
Chiêu và Nguyễn Đắc Thế mời tôi qua uống bia để xin lỗi, tôi không những không
thèm gặp mà còn chửi xối xả ... vì cái năng lực và kiểu cách điều tra của ông
ta.
Đại tá Huỳnh Ngọc Phương vừa cười vừa cản tôi: - Thôi anh bớt
nóng đi, dẫu sao anh ấy cũng là Giám đốc,... đi trên tàu cũng thấy vui vẻ lắm.
- Tôi sợ gì mà không chửi, nó Giám đốc nhưng cũng ít tuổi hơn
tôi, hơn nữa cái kiểu làm việc lếu láo vậy phải chửi cho nó biết (tức quá gọi
nó luôn). Tôi nói.
Đại tá Phương không cản thì tôi còn chửi nữa mới hả giận. Nhưng
cũng thông cảm phần nào cho Đặng Trần Chiêu, vì con đường đi lên Giám đốc được
xuất phát từ Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông nên nghiệp vụ hơi...
Theo thời gian tôi cũng quên chuyện cũ, nhưng đến khi báo chí,
truyền hình đưa tin Yên Bái xảy ra vụ bắn chết hai lãnh đạo trong phòng làm
việc mới nhìn thấy Đặng Trần Chiêu đã mang hàm Thiếu tướng.
Cho dù bây giờ Đặng Trần Chiêu là Thiếu tướng - Giám đốc Công an
tỉnh nhưng không đủ tầm để tôi kính trọng.
Nhà báo Lê Duy Phong cũng vừa mới có chuyến đi Trường Sa trở về
và quay lại Yên Bái thì... được Doanh nghiệp mời đi ăn và được dâng tiền lên
bàn…
Trước đó, trên báo Giáo dục ông Đặng Trần Chiêu cũng là đối
tượng điều tra tra về biệt phủ của các quan chức Yên Bái.
Mình cũng không bênh vực Lê Duy Phong khi sự việc chưa rõ ràng
và cũng không đi quá xa vấn đề đối với Công an thành phố Yên Bái. Tuy nhiên,
bắt phóng viên một tờ báo vừa đưa loạt bài về những dấu hiệu tham nhũng ở Yên
Bái sẽ dễ làm mọi người hiểu rằng đây là chiêu "phản đòn"... Mình nêu
vài nét về việc của mình cũng phần nào các bạn hiểu được chân dung Thiếu tướng
Phạm Trần Chiêu. Nêu sự việc cũng để bớt đi sự ấu trĩ trong điều tra vụ việc.
N.H.T.
3. Cảnh giác khi "chơi" với Công an
Nguyễn Hoài Nam – cựu phóng viên báo Thanh niên
Nhân chuyện nhà báo Nguyễn Huy Toàn kể chuyện Thiếu tướng Đặng
Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho lính hình sự vào Nam điều tra chỉ
vì chiếc cặp bỏ quên ở cảng. Không chỉ lính hình sự từ Yên Bái vào TPHCM mà có
hàng loạt lãnh đạo công an điện thoại cho nhà báo Huy Toàn để điều tra về chiếc
cặp. Họ còn vu khống cho anh lấy chiếc cặp trong đó có 200 triệu đồng.
Về chuyện nhà báo Phong bị bắt tôi không bình luận gì. Nhân
chuyện này, tôi xin kể: Năm 2012, từ loạt bài điều tra của tôi, 15 công an
TPHCM phơi áo, trong đó có 2 trưởng quận, 2 phó quận, 2 đội trưởng bị kỷ luật,
còn lại 7 bị tước quân tịch khai trừ đảng, 1 bị hạ 2 cấp (1 đội trưởng 1 đội
phó), 1 đi tù. Thì năm 2013 tôi được nhiều người lạ mặt gọi điện thoại thiết
tha nhờ giúp. Cảnh giác không gặp ở bất cứ đâu, tôi mời về tòa soạn tiếp trịnh
trọng.
Trong lúc nói chuyện, người này nói là Giám đốc DN muốn nhờ vụ
việc và sẽ bồi dưỡng không để tôi thiệt thòi. Tôi từ chối ngay và không hợp tác
nếu nói đến tiền.
Khoảng tháng sau lại 1 người lạ mặt điện thoại và xin gặp nhờ vả
y chang người cũ.
Tuy nhiên, 2 người lạ mặt này có một điểm giống nhau là dù được học nghiệp vụ điều tra có cặp mắt tinh, diễn khá nhập vai nhưng không cài được tôi.
Tuy nhiên, 2 người lạ mặt này có một điểm giống nhau là dù được học nghiệp vụ điều tra có cặp mắt tinh, diễn khá nhập vai nhưng không cài được tôi.
Cuối cùng, cuối năm 2014, tôi bị Công an TPHCM cho là đã cài bẫy
công an trong loạt phóng sự điều tra "CSTTCĐ làm luật".
Và sau đó tôi bị báo Thanh niên bỏ rơi, không như Tổng Biên tập
báo GDVN đã bảo vệ nhà báo Phong bị Công an bắt vừa qua.
N.H.N.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét