Sáu vấn
đề luật sư Lê Luân đặt ra không được tranh luận tại tòa vì không thể tranh
luận. Nghĩa là luật sư nói gì nói, Mẹ Nấm nhất định phải chịu án tù 10 năm!
Phẫn nộ chăng? Có! Nhưng nếu có điều gì như là niềm hy vọng, thì là đây: Sống
trong thời đại dân chủ, con sói quyền lực cũng buộc phải giả vờ cư xử như con
người văn minh, cũng có tòa án, cũng có luật sư. Mà một khi buộc phải giả vờ,
thì cái ngày nó buộc phải trút cái hình hài sói để trở thành con người văn
minh thực sự sẽ nhất định tới và tới nhanh.
|
Ban đầu là luật sư Võ An
Đôn và tiếp đến là luật sư Nguyễn Khả Thành. Tôi là người cuối cùng đối tụng
với kiểm sát viên.
Sáu vấn đề chủ yếu tôi đặt
ra:
Một. Kết luận điều tra và
Cáo trạng viện kiệm sát buộc tội bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hoàn toàn dựa vào bốn
bản kết luận giám định của 03 (ba) vị giám định viên khác nhau về lĩnh vực
thông tin và văn hoá. Tuy nhiên, Luật Giám định tư pháp, Luật Công nghệ thông
tin, Luật Viễn thông và Nghị định 132/2013 không quy định thẩm quyền về giám
định tư pháp của Bộ Thông tin truyền thông và cấp địa phương là Sở TTTT. Nên
nếu không có thẩm quyền giám định thì việc giám định có giá trị pháp lý hay
không?
Hai. Tôi phát biểu - tôi
chỉ thấy có giám định tâm thần chứ không khi nào thấy giám định tư tưởng. Vì
như thế là lấy một ý chí chủ quan của một người để đánh giá và áp đặt lên tư
tưởng của một người khác. Việc kết luận giám định dùng một loạt các từ ngữ phân
tích mang tính bình luận và suy diễn không có bất kỳ quy chuẩn nào để kết luận
mà đưa ra các nhận định bằng các từ như: các bài viết “ám chỉ”, “sử dụng thủ
pháp hoán dụ”, “sử dụng cách ví von”, “bằng cách ẩn dụ”, “bài viết mang tính
gợi mở, định hướng”, “tuy không nói trực tiếp nhưng ẩn chứa là mưu đồ”…, tôi đọc
các bản kết luận giám định mà như đọc một bài phân tích văn chương và ngữ học
vậy. Và dùng các suy luận của bản thân để áp đặt và suy diễn tư tưởng của người
khác. Hơn nữa, trong những bản kết luận này thì chính những người giám định lại
thường mâu thuẫn với chính mình, khi có giám định thì vừa câu trước nói “Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh vận động một số người Việt ở nước ngoài cùng tham gia ký tên…”,
nhưng sau đó bên dưới lại khẳng định “họ ở nước ngoài thì không liên quan gì
đến chế độ chính trị ở Việt Nam” - sự phủ nhận vai trò công dân là người Việt
Nam ở nước ngoài. Hay đoạn trên thì vừa phủ nhận bà Quỳnh không đủ tài liệu,
chuyên môn để đánh giá về trình độ dân trí (là ngu). Nhưng ở một đoạn khác lại
chính mình khẳng định rằng, việc tam quyền phân lập, tư tưởng đa nguyên, đa
đảng chỉ phù hợp với các nước có trình độ phát triển cao. Tức là nước ta không
đủ trình độ để áp dụng tư tưởng đó, ngĩa là nhận định của bà Quỳnh lúc trước về
trình độ dân trí (thấp) là đúng. Rồi có vị giám định thì cho rằng khơi gợi quá khứ,
kích động biểu tình chống Trung Quốc là có tư tưởng bài Tàu. Còn một vị giám
định khác thì coi Mỹ là một thế lực âm mưu chính trị đen tối, với ngôn từ coi
Hoa Kỳ như kẻ thù, trong khi chính giám định của vị này đã khẳng định Việt Nam
đã bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ năm 1995. Hay chính Hiến pháp năm 1980
còn ghi rõ Trung Quốc là kẻ thù. Vậy những tư tưởng ấy mới đúng là cực đoan hay
không? Vậy làm sao có thể coi họ là người giám định để giám định tư tưởng của
người khác.
Ba. Kết luận giám định đã
kết luận hành vi cấu thành mặt khách quan của tội phạm tại Điều 88 BLHS và đã
làm thay chức năng chứng minh tội phạm của tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng
gồm cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án (Hội đồng xét xử). Không thể dùng
kết luận giám định để kết tội hành vi đó về mặt khách quan, mà giám định chỉ
được kết luận đối tượng bị xâm hại và mức thiệt hại. Và càng không thể dùng
những kết luận bằng ngôn từ phân tích suy diễn như “ám chỉ”, “ví von”, “phải
hiểu rằng bài này hàm ý muốn nói đến”… một cách văn chương mà không có bất cứ
quy chuẩn hay cơ sở pháp lý nào như thế.
Bốn. Bà Quỳnh đấu tranh cho
tư tưởng đa nguyên, đa đảng nhưng không có nghĩa phủ nhận vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì ngay bản Hiến pháp năm 1946 cũng không hề có quy định
nào về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản nhưng Đảng có mất đi vai trò lãnh đạo
trong suốt thời gian từ đó đến nay hay không? Không. Nếu có đa đảng thì các
đảng thay nhau lãnh đạo nếu dân tin tưởng chứ không có nghĩa phải xoá bỏ vai
trò của một đảng nào. Bà Quỳnh đấu tranh để yêu cầu xoá bỏ điều 258, điều 88
BLHS là điều bình thường vì đó là quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp
đã ấn định, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã ghi rõ quyền kiến nghị
lập pháp của người dân. Và hệ thống pháp luật của ta thay đổi rất nhiều lần,
mỗi lần thay đổi đều kéo theo việc bãi bỏ, sửa đổi hay thêm vào những điều luật
mới. Vậy đấu tranh xoá bỏ một điều luật cũng là điều tất nhiên của một công
dân.
Năm. Về mặt cấu thành của
Điều 88 thì đây là tội xâm hại lợi ích của Nhà nước CHXHCNVN chứ không có liên
quan đến Đảng hay cá nhân cán bộ, lãnh đạo nào ở tội này. Việc kết luận những
bài viết gây hoang mang dư luận và làm ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào
sự lãnh đạo của Đảng là không có cơ sở. Vì mới đây chính ông Tổng Bí thư còn
phát biểu rằng hơn 90% cử tri tin tuyệt đối vào Đảng. Và mời kiểm sát viên tra
cứu thông tin này để thấy rằng cáo buộc như trên là vô lý, không có cơ sở pháp
lý nào. Không thể cho rằng việc phân tích và nhận định những sự kiện lịch sử là
xuyên tạc, bởi trong các bản kết luận giám định cũng nói rõ về việc bối cảnh
lịch sử lúc đó là chiến tranh với ai, như thế nào, với quốc gia nào, và tôi
nhắc lại lời ông Chủ toạ lúc sáng phần thẩm vấn có nhắc tới là “chiến tranh của
VNDCH lúc đó là chống Mỹ với âm mưu Việt Nam hoá chiến tranh, tức dùng người
Việt giết người Việt”. Vậy thì đúng là cuộc chiến tang thương, tương tàn theo
nhận định của bà Quỳnh rồi. Ông cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng thừa nhận rằng đó
là ngày “triệu người vui nhưng cũng triệu người buồn”. Hơn nữa, tại sao bà
Quỳnh không dùng từ giải phóng cho sự kiện đó, vì chính trong bản kết luận giám
định cũng nêu rõ sau 1954 thì Hiệp định Geneva đã phân định Việt Nam thành hai
quốc gia bởi vĩ tuyến 17, nên nếu có hai quốc gia độc lập tồn tại thì sao gọi
là giải phóng? Theo tôi bà Quỳnh không gọi như vậy cũng là điều dễ hiểu và có
căn cứ theo nhận thức của bà Quỳnh.
Sáu. Việc bà Quỳnh nhận
giải thưởng của tổ chức Civil Rights Defenders của Thuỵ Điển là hành vi dân sự
thông thường, được ký hợp đồng trao thưởng năm 2015, mà những bài viết được đem
ra xem xét là từ năm 2012 đến 2016. Và chính kết luận điều tra đã nêu rõ số
tiền bà Quỳnh nhận được đã tiêu dùng vào việc cá nhân. Nên không có căn cứ gì
để nại ra hợp đồng này là hợp đồng liên quan đến các hành vi mà toà đang xem
xét.
Còn vài quan điểm nữa tôi
đưa ra tranh luận nhưng không thể diễn tả lại ở bài viết này.
Đến lượt vị đại diện viện
kiểm sát đối đáp. Vị kiểm sát viên liền khẳng định luôn với tôi: tôi không
tranh luận bất kỳ vấn đề gì liên quan đến bốn bản giám định mà luật sư Lê Văn
Luân vừa nêu” - tôi thảng thốt về điều này vì có lẽ đây là tiền lệ chưa từng có
về một tuyên bố như vậy. Và kiểm sát viên đối đáp với luật sư An Đôn và Khả
Thành.
Lời cuối cùng chị Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh đã nói trước toà:
Con xin cảm ơn mẹ và các
con, các luật sư đã cố gắng bảo vệ cho tôi. Mỗi người chỉ có một cuộc đời nhưng
dù được làm lại con vẫn sẽ làm như vậy và con tin mẹ và các con sẽ không bao
giờ phải hối hận mà sẽ tự hào vì con. Tôi mong muốn xây dựng một xã hội và đất
nước tốt đẹp. Một quốc gia chỉ tự cường khi nó luôn gắn liền với nền tảng một
xã hội mà người dân có tự do và hạnh phúc. Người dân chỉ có tự do và hạnh phúc
khi có tự do ngôn luận và quyền tự do biểu đạt những điều mình mong muốn. Tôi
mong rằng mọi người sẽ lên tiếng và đấu tranh, vượt qua nỗi sợ hãi của chính
bản thân mình để xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn.
Chị bị tuyên án 10 năm tù
giam.
Chị, trước khi rời đi với
chiếc còng khoá trên đôi tay, đã giơ lên vẫy chào tôi cùng ánh mắt đặt niềm tin
trong sự cảm ơn và mỉm cười rất tươi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét