Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2019

Nói về Tết truyền thống và ăn Tết ngày nào cho đúng ?


       GS Võ Tòng Xuân nói nên từ bỏ Tết Âm Lịch, và chuyển về ăn Tết Dương Lịch tôi thấy đúng. Bài viết của GS khá bị nhiều người ném đá, vì họ cho rằng Tết Âm Lịch là Tết Cổ Truyền..??
     Nhưng họ đâu có biết Tết Âm Lịch chính là Tết của Trung Quốc, được bắt nguồn từ Hán Vũ Đế kẻ đã xâm lược rồi đô hộ nước ta 1.000 năm.
      Như trước tôi có nói về Tết Cổ Truyền của chúng ta, đấy chính là Tết Bách Chưng- Tết Lang Liêu. Nhưng do Hán Vũ Đế đô hộ đã ép DÂn Việt ta, phải bỏ Tết Cổ Truyền để ăn theo Tết Tàu Âm Lịch....
     Mời xem bài viết của Chí Khiếu dưới đây :
Mấy ngày nay nhiều người lại khui cái vụ ăn tết dương lịch với âm lịch ra bàn cãi như lệ thường mỗi năm. Dương lịch thì dựa vào vị trí của Trái Đất đối với Mặt Trời còn âm lịch thì dựa vào vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất, cái này ai cũng biết, nhưng ít người biết dương lịch và âm lịch liên hệ với nhau thế nào. Trong âm lịch, tháng là thời gian từ một ngày không trăng (ngày sóc) tới trước ngày không trăng kế tiếp, còn năm thì có hai khái niệm:
- năm Mặt Trời, gọi là "tuế", là thời gian từ ngày đông chí (winter solstice-ngày mà ánh nắng giữa trưa xiên nhất trong năm ở bán cầu bắc, thường là ngày 21 hay 22 tháng 12 dương lịch) tới trước ngày đông chí kế tiếp, hay nói đơn giản là thời gian Trái đất quay quanh mặt trời đúng một vòng, một "tuế" luôn dài 365 ngày 5 giờ 48 phút 45,51 giây,
- năm Mặt Trăng, gọi là "niên", là thời gian từ đầu tháng âm lịch chứa ngày đông chí (tháng Tý) tới trước ngày đầu tháng chứa ngày đông chí kế tiếp, một "niên" có thể có từ 12 đến 13 tháng âm lịch, tức là từ 353 tới 383 ngày.
Liên hệ giữa âm và dương lịch như vậy là: tháng âm lịch chứa ngày đông chí luôn luôn là tháng Tý hay còn gọi là tháng mười một. Tại sao như vậy? Vì ngày đông chí là ngày khí dương yếu nhất trong năm, sau ngày này khí dương mạnh dần lên, cho nên tháng chứa ngày đông chí là tháng "chí âm sinh dương", thời gian luôn luôn được xem như bắt đầu một chu kỳ. Cũng như một ngày thì bắt đầu bằng giờ Tý là khoảng thời gian giữa đêm, chí âm sinh dương, tháng chứa ngày đông chí cũng là tháng được người xưa chọn làm tháng đầu năm, tên là Tý, con giáp đầu tiên. Vì thế, trong tiếng Việt xưa, tháng Tý được gọi là "tháng một", ngày nay một số người Việt vẫn gọi như thế. Theo lệ xưa, cứ qua tháng Tý thì mỗi người được tính thêm một tuổi chứ không phải qua sinh nhật, bởi vì qua tháng Tý thì thêm một "tuế", mà chữ "tuế" người Tàu đọc là "suẩy" còn ta thì đọc trại thành "tuổi".

Thế thì do đâu mà bây giờ năm âm lịch lại bắt đầu từ tháng Dần (hay tháng giêng) chứ không bắt đầu từ tháng Tý? Đó là vì vua Hán Vũ Đế ra lệnh như thế để kỷ niệm ngày ông ta lên ngôi. Hán Vũ Đế, tên tục là Lưu Triệt, chính là người đã xâm lược Nam Việt, diệt Triệu Đà, khởi đầu một ngàn năm đô hộ nước ta. Trong 1000 năm bắc thuộc này, tất nhiên người Tàu bắt buộc dân ta phải BỎ CÁI TẾT CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI VIỆT, CHUYỂN SANG ĂN TẾT NGUYÊN ĐÁN CỦA TÀU.
Người Việt có tết cổ truyền không? Có! Từ thời Hùng Vương đã có tết, Lang Liêu sống trước Lưu Triệt cả nghìn năm đã chế ra bánh chưng bánh dầy để dâng cúng tổ tiên dịp tết. Và tất nhiên Lang Liêu chẳng biết Lưu Triệt là đứa nào, nên dân ta không ăn tết vào tháng Dần như sau này bị Lưu Triệt ép buộc, mà ăn tết vào tháng Tý, theo đúng quy luật vận hành của trời đất (Xem Nguyễn Ngọc Thơ: Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam trong quan hệ với văn hóa truyền thống Việt Nam, luận án Tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM, 2011
http://14.176.231.50/…/Van_hoa_bach_Viet_vung_Linh_Nam_tron…
Trang 87,113 )
Dân ta sau 1000 năm nô lệ giặc Tàu, 100 năm nô lệ giặc Tây, 20 năm nội chiến từng ngày và 40 năm ngồi ngó nhau nghi ngờ nhau khích bác nhau cho cay cho sâu cho thật đau thì trở nên kỳ quặc lắm. Mới đây Fidel Castro chết, bảo làm quốc tang thì chửi um sùm, vì "tại sao lại phải tưởng nhớ một người nước ngoài chả liên quan gì tới ta?" Đúng là như thế, nhưng cớ gì lại phải trung thành cẩn cẩn với Hán Vũ Đế Lưu Triệt bằng cách ăn tết Nguyên Đán, gọi cái tết này là "tết của ông cha ta", Lưu Triệt không phải là "ông cha ta" mà là kẻ cướp nước ta.
Nếu bỏ tết Nguyên Đán, chuyển hết phong tục tốt đẹp ngày tết sang khoảng thời gian từ đông chí tới đầu năm dương lịch tức là ăn tết từ ngày 21/12 đến 1/1 dương lịch thì chắc chắn là gần với tết thật sự của ông cha ta hơn, vì đó là vào tháng Tý.
Người Nhật KHÔNG BỎ TẾT CỔ TRUYỀN ĐỂ ĂN TẾT TÂY, HỌ CHỈ DỜI TẾT CỔ TRUYỀN SANG ĐẦU NĂM DƯƠNG LỊCH, bởi vì nhiều lẽ: họ chả việc gì ăn tết của Tàu, một nước đã phải làm nô lệ cho họ, họ ăn tết theo Mặt Trời vì họ xưng là con cháu thần Mặt Trời, họ hội nhập với thế giới mà vẫn giữ bản sắc dân tộc của họ.
Còn dân Việt ta bao giờ thôi nhận giặc làm cha, quay về với tổ tiên đây? Dẫu sao thì bỏ một thói quen hàng nghìn năm cũng không dễ, nhưng cũng nên bắt đầu từ từ bằng cách ăn tết Nguyên Đán ít lại (và ăn tết Tây dài ra, vì thời gian Noel, tết Tây ta có đi làm người các nước cũng nghỉ, chả giao dịch gì mấy.)
Cứ mỗi năm, số người chuyển sang chán ngán cái tết Tàu lại càng đông, rồi chắc cũng đến lúc thoát Trung thôi.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét