Tâm Don
DIỄN ĐÀN TỰ DO
Ảnh minh họa
Từ lâu, nền báo
chí Việt Nam chỉ được phép sản xuất ra những sản phẩm mà chính
quyền yêu
thích. Nếu một sản phẩm báo chí
nào đó làm chính quyền khó chịu và dị ứng, ngay lập tức, cây búa trừng phạt sẽ lừng lững xuất hiện.
Tâm điểm của đàn áp
Sự kiện báo Tuổi Trẻ
online bị đình bản 3 tháng và báo Tuổi Trẻ bị phạt 220 triệu đồng
không làm nhiều người ngạc nhiên, nhất là đối với các
nhà báo.
Tuổi Trẻ, tờ báo hiếm hoi
ở Việt Nam biết luồn lách để đưa một phần sự thật đến với công chúng, luôn luôn là tâm điểm của đàn
áp.
Vào năm 1992, báo Tuổi Trẻ nhận cú
đàn áp đầu tiên từ chính quyền. Tổng Biên tập báo
Tuổi Trẻ lúc ấy là bà Vũ Kim Hạnh - một nhà
báo tài năng và tâm huyết. Dù giữ chức vụ Tổng Biên tập, nhà báo Vũ Kim Hạnh vẫn đi
nhiều và viết nhiều. Đầu năm 1992, bà có chuyến đi đến đất nước bí ẩn và
khép kín Bắc Triều Tiên, bà đã viết và cho đăng tải một
phóng sự nhiều kỳ về cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân ở đất nước cộng sản Bắc Triều Tiên. Bài phóng sự này
thực sự gây nên một trận bão kinh người
trong nhận thức của người Việt Nam lúc ấy, khiến
hàng ngàn người hoài nghi về các giá trị cộng sản.
Tuy nhiên, bà chỉ bị các cơ quan công quyền nhắc nhở.
Sau đó ít lâu, vào giữa năm
1992, nhà báo Vũ Kim Hạnh cho đăng một số tư liệu chưa được công bố liên
quan đến đời tư của ông Hồ Chí Minh, mà thông tin chấn động nhất là việc ông
Hồ Chí Minh có một người vợ Trung Quốc tên
là Tăng Tuyết Minh. Ngay lập tức, bà Vũ Kim Hạnh bị đình
chỉ chức vụ Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ, và
sức ép chính trị đối với báo Tuổi Trẻ cũng
ngày càng lớn.
Năm 2001, đến lượt một tổng
biên tập khác của Tuổi Trẻ là Lê Văn Nuôi bị kỷ luật. Trong Giai phẩm số Xuân
2001, Tuổi Trẻ cho đăng tải kết quả một điều tra xã hội,
theo đó, thần tượng của giới trẻ Việt Nam chính là tỉ phú công nghệ Bill
Gates chứ không phải là các lãnh tụ Việt
Nam. Với nhà chức trách Việt Nam, kết quả điều tra
này là sự bôi xấu lãnh tụ, và ông Lê Văn Nuôi đã trở thành “nhà báo oan”.
Năm 2005, lần đầu
tiên một phóng viên của báo Tuổi Trẻ - và
cũng là lần đầu tiên một phóng viên trong làng báo chí nhà nước, bị truy
tố vì thông tin báo chí. Đó là phóng viên Lan Anh với loạt bài
điều tra về hãng dược phẩm Zuellig Pharma thao túng thị trường
tân dược nhập khẩu được cơ quan điều tra và tòa án kết luận rằng “chiếm đoạt tài
liệu bí mật Nhà nước”.
Năm 2008, nhà báo Nguyễn Văn
Hải của báo Tuổi Trẻ và nhà báo Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên đã bị công
an bắt giam và phải hầu tòa do thông tin về vụ án
đình đám PMU 18. Chỉ sau đó mấy tháng, vào tháng 01-2009, Tổng
Biên tập báo Tuổi Trẻ là ông Lê Hoàng đã phải rời chức vụ do chịu
trách nhiệm về các thông tin trong vụ PMU 18.
Vào năm 2012, nhà báo Hoàng Khương của báo
Tuổi Trẻ đã phải hầu tòa và nhận bản án 04 năm về tội đưa hối lộ do
thực hiện một loạt bài điều tra về những tiêu cực trong ngành cảnh
sát giao thông.
Liên tiếp gieo sầu
Khi Nhà nước quản lý
chặt chẽ báo chí, Nhà nước liên tục
gieo sầu lên báo
chí. Và, báo Tuổi Trẻ không phải là một biệt lệ nhận ưu sầu.
Trong năm 2017, điệp
khúc “đình bản” do Bộ Thông tin - Truyền thông khởi xướng đã
liên tục vang lên. Nhiều nhà báo, cả nhà
báo lề phải và lề trái, đều nhất trí cho rằng, ông Trương
Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ TT&TT kiêm Phó Ban Tuyên giáo Trung ương là
sát thủ ghê gớm nhất đối với báo
chí từ xưa đến nay.
Vào tháng 11- 2017, Bộ
TT&TT ra quyết định: “Đình bản chuyên trang, phạt 140
triệu đồng báo điện tử Người đưa tin”. Theo đó, Bộ
TT&TT quyết định đình bản tạm thời hoạt động chuyên trang “Phụ nữ và Đời sống” của báo điện tử Người đưa
tin, xử phạt 140 triệu đồng. Theo quyết định
này, báo điện tử Người đưa tin đã thực hiện hành vi vi phạm
hành chính trong bài viết đăng ngày 29/10 trên chuyên trang “Phụ nữ và Đời sống”
(tên miền phununews.vn) của Báo có thông tin vi phạm quy
định tại điểm b, khoản 6, điều 8 Nghị định số 159/NĐ-CP của Chính phủ quy
định về xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Báo điện tử Người đưa tin
bị xử phạt 140 triệu đồng và bị áp dụng
hình phạt bổ sung đình bản tạm thời (tước quyền sử dụng giấy
phép) của chuyên trang “Phụ nữ và Đời sống” (tên miền
phununews.vn) trong thời gian 3 tháng.
Cũng vào tháng 11-2017, Bộ
TT&TT ra quyết định: “Đình bản ba tháng tạp chí
điện tử Nhà quản lý” vì đã đăng bài viết sai sự thật.
Quyết định nêu rõ: Tạp chí điện tử Nhà
quản lý bị đình bản tạm thời hoạt động trong thời gian 3 tháng vì Tạp chí
đã đăng bài viết “Bình Phước: Báo chí đứng
bên lề công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng?” ngày 21/8 có thông
tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng, đã bị xử lý
hành chính. Trước đó, ngày 10-11- 2017, Cục Báo chí đã quyết định xử phạt
hành chính về thông tin sai sự thật bài viết
trên Tạp chí này 40 triệu đồng.
Không chỉ
tháng 11-2017 mà tháng 10-2017 cũng là tháng chết chóc của báo
chí Việt Nam. Vào ngày 27-10, Bộ trưởng
TT&TT Trương Minh Tuấn ký quyết định về việc
đình bản trong 3 tháng đối với báo điện tử Tầm
nhìn vì đã vi phạm quy định trong giấy phép hoạt động
báo chí điện tử; không thực hiện đúng tôn chỉ, mục
đích, mặc dù đã được cơ quan quản lý
nhà nước về báo chí nhắc nhở, yêu cầu khắc phục nhưng
báo tiếp tục vi phạm.
Trước đó nữa,
vào đầu tháng 10-2017, Bộ TT&TT đã quyết định
đình bản tạm thời hoạt động của báo Sức khỏe cộng đồng 3 tháng do nội bộ mất đoàn kết,
không đủ điều kiện hoạt động của cơ quan báo chí theo quy định.
Những uẩn ức lạ lùng
Kể từ ngày Internet và mạng xã hội xuất hiện, báo chí Việt Nam đối diện với hai sức ép khủng khiếp: hoặc tuyên truyền một chiều theo định hướng của chính quyền, hoặc đáp ứng nhu cầu bạn đọc bằng các thông tin trung thực. Rõ ràng, hai sức ép đó hoàn toàn đối chọi lẫn nhau, vì nếu tuyên truyền một chiều sẽ không có bạn đọc, nếu đáp ứng nhu cầu bạn đọc sẽ bị chính quyền thổi còi. Và báo chí Việt Nam đã buộc phải lựa chọn một lối đi lạ đời: đu dây giữa giả dối và le lói sự thật, giữa cái tốt và thấp kém, giữa hư và thực của ma trận thông tin.
Chính quyền Việt Nam
không thích một nền báo chí đang phôi thai khát vọng độc lập, họ chỉ
thích một nền báo chí công cụ. Đối với
chính quyền, phạt tiền, đình bản và kỷ luật các tổng
biên tập là giải pháp hữu hiệu để quản lý báo chí chặt chẽ hơn, để dập tắt trong trứng nước những ước vọng tốt đẹp của người làm
báo.
Trong làng báo nhà nước Việt
Nam, không phải ai cũng hèn. Đối với vài cơ quan
báo chí nhà nước, việc được Bộ TT&TT xử phạt là một chứng chỉ xác
nhận rằng, báo này có dũng khí, trung thực và
tôn trọng bạn đọc. Một số tổng biên tập còn tếu táo
cho rằng, phải có nhiều phúc lắm phước báo họ mới bị/được Bộ TT&TT xử phạt.
Trong thế giới văn
minh và dân chủ, Nhà nước không bao giờ xử phạt báo chí bằng
các quyết định hành chính và quan liêu. Các cơ quan
nhà nước cũng ít khi kiện báo chí ra tòa vì sợ dư luận
đánh giá là hạn chế hoặc đàn áp tự do báo chí. Đặc biệt,
các tổng thống, thủ tướng và các chính trị gia lại
càng không trách cứ và chỉ trích báo chí chứ không nói là kiện báo
chí ra tòa án, vì họ hiểu rằng họ là người của công chúng, vì họ không muốn vô
tình hạn chế tự do báo chí. Các siêu sao nghệ thuật và
thể thao cũng không kiện báo chí ra tòa, trừ khi
báo chí đụng chạm đến những riêng tư thân nhân của họ. Chỉ có
công dân bình thường, các tổ chức kinh tế, các
tổ chức văn hóa và phi lợi nhuận mới kiện báo chí ra tòa án nếu họ thấy báo
chí đơm đặt và thông tin sai sự thật. Ở thế giới văn minh và dân chủ này,
báo chí càng tự do người dân càng nhận thức được nhiều sự thật, qua đó càng tiến bộ và
văn minh.
Từ nhiều năm qua, các tổ chức có
uy tín về xếp hạng chỉ số tự do báo chí như Tổ chức phóng viên không biên giới (
RSF), Freedom House… đều xếp hạng Việt Nam có chỉ số tự do báo chí thứ
175/180 quốc gia được khảo sát và đánh giá. Không có báo chí tư
nhân, không có báo chí độc lập, và có bàn tay lông lá của chính quyền thọc sâu
vào mọi mặt hoạt động báo chí là nguồn gốc sâu xa của thảm họa thứ hạng thấp đau
lòng này. Các sự thật - dù cay
đắng hay ngọt ngào - đã không đến được với người
dân, và khi không được tiếp cận sự thật, khi không có phản biện, tâm trí của người dân
mụ mị đi trong những mớ bòng bong nhận thức.
Qua sự kiện Tuổi Trẻ bị phạt 220
triệu đồng và Tuổi Trẻ online bị đình bản 3
tháng, một số người ở Việt Nam đã đặt ra câu hỏi tưởng chừng
ngây ngô nhưng thực ra rất thú vị và trí tuệ: có nên đình bản tất cả 800
cơ quan báo chí nhà nước Việt Nam hay không? Sẽ có rất nhiều câu
trả lời, trong đó chắc chắn có câu trả lời này: Nếu
đình bản 800 cơ quan báo chí nhà nước thì cũng tốt
thôi, vì nhiều giả dối sẽ không đến được với người dân!
T.D.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét