Phạm Chí Dũng
Từ năm tài khóa
2016, Chính phủ và Bộ Tài chính đã quyết định “ém” mà không
đưa phần chi trả nợ gốc vào mục bội chi ngân sách,
cố ép tỷ lệ bội chi/GDP giảm xuống để làm đẹp báo cáo.
Thành tích mới thời ‘cướp đường đoạt ghế’
Chính phủ của Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ và ‘mỗi tỉnh là một đầu tàu kinh tế’ lại vừa đạt được một thắng lợi chính trị trong nội bộ Đảng đang cướp đường đoạt ghế đến Đại hội 13: kết thúc quý 1, chi
ngân sách quốc gia thấp hơn thu ngân sách
quốc gia 6.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 250 triệu USD.
Nếu những con số trên được phản ánh trung thực và có thể tin cậy được, đây là quý hiếm hoi mà ngân
sách Việt Nam không những không bị bội chi mà còn có được một chút dôi dư - điều trở nên kỳ diệu khi so sánh với mức bội chi ngân sách
thời sếp của Nguyễn Xuân Phúc là
Nguyễn Tấn Dũng, bình quân
5 - 6% GDP, tức luôn vượt hơn mức 5% mà Liên Hiệp Quốc quy định là ‘mức nguy hiểm’. Nạn tham nhũng và
chi xài lãng phí vô giới hạn là hai đặc trưng trên bản mặt của thủ tướng thời đó.
Nguyễn Xuân Phúc có những quyết tâm riêng của ông ta. Sau khi chính thức thay thế ‘anh Ba X’ bị rớt đài với một trong những nguyên do
chính là thành tích điều hành kinh tế vừa yếu kém vừa ‘chẳng biết gì’ về tài chính khiến bội chi ngân sách
năm nào cũng như năm nào đều đội mồ sống dậy, thời của Phúc đã siết lại được phần nào kỷ luật thu chi ngân
sách bằng chủ trương tiết kiệm chi thường xuyên (phần chi lương và phụ cấp cho đội ngũ công chức gần 3 triệu người), tiết giảm chi đầu tư phát triển, giảm biên chế…
Mức bội chi ngân sách được ‘quyết tâm’ kéo giảm’ xuống còn dưới 5% GDP, thậm chí lạc quan hơn thì dưới 3% GDP, tức vào khoảng 200.000 tỷ đồng.
Nhưng làm thế nào để kéo giảm tỷ lệ bội chi trong khi tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách
vẫn chiếm đến 70 - 80 % mà
không hề thuyên
giảm, bất kể số thu ngân sách
đang có chiều hướng đụng trần và sụt giảm mà đã khiến Đảng cầm quyền lẫn Chính phủ cuống quýt tìm cách
đè đầu dân tăng nhiều loại thuế như VAT (giá trị gia tăng), thuế sử dụng đất và đủ các sắc thuế mang tính ‘kiến tạo’ khác mà
bị người dân chửi rủa ‘chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy’…?
Trong khi đó, đội ngũ công chức không những không giảm mà còn phình to hơn đến gần 100 ngàn người từ thời ông Phúc trở thành Thủ tướng. Còn phần chi đầu tư phát triển, mà về thực chất là chi
cho các công trình hạ tầng cơ sở như giao thông, xây
dựng cơ bản, trụ sở hành chính, bảo tàng, tượng đài… có bị cắt giảm phần nào, nhưng không phải là do “thành ý”
của Chính phủ mà bởi ngân sách đã khốn đốn đến mức chính giới quan chức Chính phủ và Quốc hội đã phải thừa nhận không còn biết tìm đâu ra tiền cho đầu tư phát triển nữa, hoặc do thực tế chậm giải ngân vốn đầu tư phát triển.
Vậy là như dân gian đương đại truyền khẩu ‘trong cái khó
ló cái… khôn vặt’. Một trong những đặc trưng nổi bật của Thủ tướng Phúc mà đã
không có ở thủ tướng Dũng là thiên
bẩm về… số học.
Từ năm 2016, Nguyễn Xuân Phúc đã bắt đầu quan tâm đến GDP và cách làm
sao để chỉ số giá trị tổng sản lượng quốc gia này chỉ có tăng khá đến tăng mạnh mà không thể tụt dốc. Hẳn đó là nguồn cơn vì sao trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, theo nhiều đánh giá độc lập, vẫn ậm ạch và thực chất đã lao vào chu
kỳ suy thoái kinh tế năm thứ 11 liên tiếp kể từ năm 2008, GDP vẫn được báo cáo quá sức hồng hào với tỷ lệ gần 7% và trên cả 7%. Tổng cục Thống kê đã trở thành một công cụ đầu sai ‘ngoan hiền dễ bảo’ cho những tính toán số học quá khó tin như thế.
Sau đó, thậm chí Thủ tướng Phúc còn manh
dạn yêu cầu Tổng cục Thống kê ‘đưa kinh tế ngầm vào GDP’. Nguyên tắc là quá đơn giản của học sinh cấp 1: chỉ cần ước tính ‘kinh tế ngầm’ (nền kinh tế phi chính thức, bao gồm cả buôn lậu) khoảng 20- 30% GDP hiện hữu là sẽ có GDP tương lai vọt đến gần 300 tỷ USD, thừa sức đưa việt Nam trở thành ‘một trong những trung tâm
kinh tế mới nổi trên thế giới’.
Cũng từ năm 2016, Thủ tướng Phúc đã quan
tâm và chỉ đạo một vấn đề mà có lẽ vào thời Nguyễn Tấn Dũng đã chẳng nghĩ ra: không
tính chi trả nợ gốc vào bội chi ngân sách
nhà nước từ năm tài khóa
2016.
Đó là lý do tại sao từ năm tài khóa 2016, Chính phủ và Bộ Tài chính đã quyết định “ém” mà không
đưa phần chi trả nợ gốc vào mục bội chi ngân sách,
cố ép tỷ lệ bội chi/GDP giảm xuống để làm đẹp báo cáo, cùng với sự toa rập của một Quốc hội mà chắc chắn thừa biết cái nguyên tắc đương nhiên phải tính nợ gốc vào cơ cấu bội chi, nhưng chỉ biết ‘gật’. Đó cũng là một bí mật riêng có của một chính thể độc đảng và độc quyền về công bố báo cáo thu chi
ngân sách, bất chấp yêu cầu về minh bạch tài chính ngân
sách của Liên Hiệp Quốc và các tiêu
chuẩn hướng tới một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa -
điều mà chính thể này đang rất thèm muốn có được để được vay các nguồn tài chính ưu đãi từ quốc tế.
Đến năm tiếp theo - 2017, tỷ lệ bội chi ngân sách lập tức được kéo giảm đầy bất ngờ và kỳ lạ.
Cần nhắc lại, kế hoạch của Chính phủ chi trả nợ gốc và lãi năm 2017
là khoảng 260 ngàn tỷ đồng, trong đó phần nợ gốc có thể chiếm khoảng 2/3 trong số đó, tức khoảng 170 ngàn tỷ đồng.
Với dự toán bội chi ngân sách
năm 2017 là khoảng 250 ngàn tỷ đồng, nếu tính cả phần chi trả nợ gốc vào bội chi ngân sách
năm 2017, con số bội chi thực sự sẽ lên đến khoảng 420 ngàn tỷ đồng, chiếm đến khoảng 8-9% GDP (so với GDP năm 2017
khoảng 210 - 220 tỷ USD) tức còn cao hơn hẳn mức bội chi kỷ lục “thời Nguyễn Tấn Dũng” vào năm 2013
là 6,6% GDP.
Cũng với thủ thuật ‘ém nợ gốc’như thế, năm 2018 đã được hệ thống tuyên giáo và
báo Đảng tung hô ‘lần đầu tiên sau 13
năm, ngân sách thặng dư 400 tỷ đồng’.
Còn năm 2019 thì sao?
Vẫn trên 5%?
2019 lại là năm ‘bản lề’ của công cuộc ‘xác định cán bộ cấp chiến lược cho đại hội 13’ - một đại hội của đảng cầm quyền mà nếu còn xảy ra thì sẽ vào năm 2021. Cuộc đua đến đại hội này ngày càng
trở nên quyết liệt và sắc máu, mà ngoài
truyền thống tung hê đơn thư tố cáo nội bộ trên mạng xã hội cùng hiệu ứng đáng sợ của chiến dịch ‘đốt lò’, thì bất cứ kết quả nào được xem là khả quan về thành tích điều hành kinh tế - ngân sách cũng
ghi điểm cho quan chức cao nhất trong Bộ Chính trị có cơ hội điều hành kinh tế là
Nguyễn Xuân Phúc.
Nhưng vào quý 1 năm 2019, ngân sách Việt Nam phải trả nợ 4 tỷ USD, tương đương khoảng hơn 90.000 tỷ đồng. Nếu tỷ lệ nợ gốc/tổng nợ phải trả vẫn khoảng 2/3, con số nợ gốc mà ngân sách Việt Nam phải trả vào quý 1 năm
2019 là 60.000 tỷ đồng. Mà như vậy, không thể có chuyện ngân sách ‘có
thặng dư 6.000 tỷ đồng’, mà đã bội chi gấp 10 lần con số đó trong quý 1
năm 2019, biến ‘thành tích’ của Thủ tướng Phúc thành nỗi bất hạnh cho cá nhân
ông ta, nhưng trên hết là cả một dân tộc bị đè đầu bóp họng để có tiền trả nợ.
Để nếu mức bội chi ngân sách
60.000 tỷ đồng của quý 1 được mặc định cho nguyên năm
2019, tỷ lệ bội chi ngân sách
2019 sẽ vẫn là một bản sao trung thành
của thời Nguyễn Tấn Dũng: trên 5%.
P.C.D.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét